Triển vọng của thị trường Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 40 - 47)

Như đã nói, Mỹ là quốc gia nhập khẩu lớn nhất và luôn giữ vị trí đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc. Kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ trong những năm gần đây đạt khoảng 100 tỷ USD/năm:

Đ ơn vị: Tỷ U SD

B iểu 2.2: T rị giá nhập khẩu hàn g dệt m ay của M ỹ giai đoạn 2005-2012

Nguồn: Văn phòng Dệt M ay (OTEXA) - Bộ Thương mại Mỹ, 2013.

Với dân số hơn ba trăm triệu người, thu nhập bình quân đầu người gần 50.000 USD, tốc độ tăng trưởng năm 2010 xấp xỉ 4% (đạt khoảng 14.200 tỷ USD), Mỹ được coi là thị trường tiêu dùng khổng lồ. Mức sống của người dân Mỹ cũng rất đa dạng nên tiêu dùng hàng dệt may cũng có nhiều loại khác nhau từ hàng chất lượng cao với những hãng nổi tiếng đến hàng bình dân. Sức tiêu dùng hàng dệt may của dân Mỹ cũng dẫn đầu thế giới và gấp 1,5 lần EU - thị trường tiêu dùng hàng dệt may lớn thứ hai thế giới. Theo điều tra cho thấy, một người phụ nữ Mỹ hàng năm mua trung bình 54 bộ quần áo. Có đến 49% người Mỹ sẵn sàng chi tiêu tăng thêm cho nhu cầu về quần áo, giày dép thời trang. Do đó, thị trường Mỹ mở ra cơ hội cho tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may, trong đó có Việt Nam.

Việc thu hẹp sản xuất tại Mỹ đang gia tăng (cơ cấu thương mại dịch vụ chiếm hơn 70%) đồng nghĩa với việc nước này phải tăng cường nhập khẩu.

Hơn nữa, Mỹ có xu hướng đa dạng nguồn cung nhằm phòng tránh rủi ro, tạo cơ hội cho Việt Nam có thể là thị trường được nhắm đến. Mặt khác, ngành dệt may Mỹ chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng cao cấp với công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có mức thu nhập cao nên một đoạn thị trường rộng lớn là hàng dệt may bình dân bị bỏ ngỏ. Khoảng trống của đoạn thị trường này được bù đắp bởi hàng gia công, sản xuất từ các nước đang phát triển như Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ.

Việc gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội, triển vọng rất lớn cho dệt may Việt Nam do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lý được tốt hơn. Thực tế đã chứng minh kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu mặt hàng quần áo và giày dép vào Mỹ chỉ sau Trung Quốc. Việc gia nhập WTO cũng là nền tảng để Việt Nam chủ động tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, tích cực đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA quan trọng mà trong đó dệt may là một ưu tiên cốt lõi của Việt Nam: có thể kể đến FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Nhật B ản...và hiện nay đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện nay, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may vào Mỹ của Việt Nam ở khoảng 17%, mức thuế cao trên 30%. Gia nhập TTP mở ra cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam được giảm, miễn thuế còn 0%, khi đó hàng dệt may Việt Nam sẽ có lợi tranh rất lớn trước các nước xuất khẩu khác trong khu vực. Hiện tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Mỹ đạt khoảng 7%/năm, khi Việt Nam đang tiến hành đàm phán thì triển vọng tăng trưởng tăng lên 10%. Dự kiến, đến năm 2015, khi TPP có hiệu lực thì mức tăng trưởng sẽ đạt 15% trở lên. Năm 2012, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt 7,6 tỷ USD,

đến năm 2015 dự kiến tăng lên 13 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ là 22 tỷ USD. Do đó, tiềm năng của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là rất lớn.

2.2. K im ngạch xu ất khẩu hàn g dệt m ay V iệt N am sang th ị trư ờn g M ỹ tron g thời gian qua.

2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Như đã phân tích, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (giai đoạn 2005-2008 mỗi năm Mỹ nhập khẩu khoảng 100 tỷ USD). Đây thực sự là thị trường cực kỳ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ.

Sau khi Mỹ thực hiện bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào ngày 3/2/1994, mặc dù chưa được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường nhưng một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến thị trường này. Tuy nhiên trong thời kỳ này do thuế suất còn cao nên các mặt hàng dệt may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước đã kí hiệp định thương mại với Mỹ. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ thời kỳ này rất thấp. Mỹ lúc bấy giờ chưa phải là một thị trường lớn đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí kết và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 11/12/2001 đã mở ra quan hệ mới giữa hai nước.

Hiệp định thương mại được ký kết đã cho phép hai nước dành quy chế tối huệ quốc cho nhau, quan trọng hơn là hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng dễ dàng xâm nhập vào thị trường Mỹ hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh với mức thuế suất chỉ còn trên 3%, trong khi trước khi ký kết Hiệp định thương mại thuế suất từ 40% - 80%.

Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có tác động rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này. Bởi sau khi ký kết hiệp định thương mại, Việt Nam có vị trí ngang bằng với các nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi có hiệp định thương mại tăng lên mạnh mẽ.

Đơn vị: triệu USD

B iểu đồ 2.3: K im ngạch xu ất khẩu hàng dệt m ay V iệt N am sang thị trư ờn g M ỹ giai đoạn 2000-2012

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu thống kê hàng năm của Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Từ biểu đồ trên ta thấy, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường chỉ là 50 triệu USD, năm 2001 tăng trưởng âm với kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 45 triệu USD (do sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ). Hiệp định thương mại song phương được thực hiện, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng vọt lên đến 951 triệu USD, đánh dấu sự tăng trưởng

vượt bậc của kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ với tốc độ tăng trưởng lên đến 2113,33%. Trong các năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này tương đối cao và ổn định . Trong năm 2005, tổng kim ngạch dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt tương ưng 2,608 tỷ USD thì đên năm 2008, tổng trị giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã đạt 5,106 tỷ USD, tăng gấp đổi chỉ trong vòng ba năm. Năm 2009, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Mỹ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ vẫn đạt 4,955 tỷ USD, giảm nhe 2,96% so với kêt quả thực hiện của một năm trước đó . Có thể nhận thấy, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu mặt hàng dệt may là khổng lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này thay đổi khổng đáng kể. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đạt 6118 triệu USD, tăng 23,5% so với năm 2009. Bước sang năm 2012, trong khi thị trường Mỹ giảm 5% nhập khẩu dệt may thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn đạt 7,46 tỷ USD, tăng gần 9,2% so với cùng kỳ. Năm 2013 tình hình kinh tế Mỹ được dự báo có triển vọng hơn. Do vậy, tổng xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ dự kiến sẽ tăng khoảng 3% so với năm 2012.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua cũng cho thấy, Mỹ luổn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ luổn chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

Bảng 2.1 : Số liệu xuất khẩu hàng dệt m ay sang M ỹ giai đoạn 2005 - 2012 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 KNXK hàng dệt may sang Mỹ (triệu USD) 2608 3045 4465 5106 4955 6118 6882 7460 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước(%) 4838 5827 7780 9130 9108 11172 14043 15092 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước (%) 53,80 54,63 56,56 55,86 53,80 54,76 49 49,5 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (triệu USD) 5905 7829 10089 11869 11356 12145 16932 19672 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước sang Mỹ (%) 44,08 40,66 43,61 42,97 43,15 50,37 40,7 37,9 > 9 r _

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Hiệp hội D ệt may Việt Nam và Tống cục Hải quan Việt Nam

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rõ được tầm quan trọng đặc biệt của thị trường Mỹ với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Cụ thể:

• Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ liên tục tăng cùng nhịp với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước (năm 2005: 53,8%; năm 2006: 54,63% ;...; năm 2012: 49,5%)

• Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước sang Mỹ chiếm tỷ trọng tương đối cao và tương đối ổn định (năm 2005: 44,08%; năm 2006: 4 0 ,6 6 % ;.; năm 2010: 37,9%)

Nhìn một cách tổng thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng đáng kể và tương đối ổn định. Sau khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may và nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO thì thị trường Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu dệt may Việt Nam nói riêng và cho hàng hóa Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)