Thị trường Mỹ và chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 32)

2.1.1. Khái quát về thị trường M ỹ

Với dân số hơn ba trăm triệu dân, Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, đa sắc tộc nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ rất đa dạng và phong phú. Từ các mặt hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ được tại thị trường này. Hàng dệt may cũng không phải là ngoại lệ.

Thị trường Mỹ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành công nghiệp dệt may đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp tại Mỹ. Mặt khác, Mỹ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo.

• Đặc điểm tiêu dùng

Thị trường Mỹ hội tụ khá đầy đủ các tiêu chuẩn lý tưởng đối với ngành dệt may: dân số cao thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Ân Độ), tỷ lệ dân số sống ở thành thị cao (75%), thu nhập quốc dân tính trên đầu người khoảng 50.000 USD/người/năm, đã tạo điều kiện cho sự tiêu thụ hàng dệt may ở mức độ cao.

Người Mỹ rất thường xuyên mua sắm quần áo. Hàng năm, người Mỹ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường tiêu dùng hàng dệt may thứ hai thế giới. Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình thường. Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là

phong cách ăn mặc đặc trưng nhất. ở mọi nơi trên đất Mỹ, bạn cũng có thể bắt gặp phong cách ăn mặc này.

Người dân Mỹ cũng rất thực tế trong tiêu dùng. Họ luôn cân nhắc và tính toán để chi tiêu một cách hiệu quả nhất. Điều đó có thể nhìn thấy sự tằn tiện trong chi tiêu của người Mỹ khi nền kinh tế gặp khó khăn. Nói riêng về thị trường dệt may, dù coi trọng vấn đề thương hiệu (đặc biệt là giới trẻ rất sính “hàng hiệu”) song người Mỹ vẫn ko đi chệch quỹ đạo “kinh tế” của họ. Do đó, chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố mà người Mỹ đặc biệt quan tâm.

• Phân đoạn thị trường

Sự phân hóa nhu cầu thành những phân đoạn thị trường đặc trưng cũng giúp cho các nhà sản xuất định hướng để tập trung phát huy ưu thế của mình. Thị trường dệt may của Mỹ có thể được chia theo 3 phân khúc chính:

- Hàng cao cấp: dành cho giới thượng lưu ở Mỹ tiêu dùng, đó thường là những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, giá rất đắt và chất lượng rất cao (thông thường là những sản phẩm có xuất xứ từ Đức, Pháp, Ý ...)

- Hàng trung: dành cho những người Mỹ trung lưu có phần dễ hơn trong sở thích cá nhân, nhưng yếu tố mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả chấp nhận được vẫn là những yêu cầu hàng đầu.

- Hàng bình dân: đây là những sản phẩm có yếu tố giá rẻ được đặt lên trên hết và có tính quyết định tiêu dùng đối với người dân Mỹ nghèo.

Phân khúc hàng trung và bình dân chính là đối tượng tiêu dùng mà ngành dệt may Việt Nam nên hướng tới khi xuất khẩu sang Mỹ.

• Hệ thống phân phối

Mỹ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ, các công ty này có các kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự chịu trách nhiệm từ khâu nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Còn các công ty vừa và nhỏ thì chỉ chịu trách nhiệm ở các giai

đoạn nhỏ trong chuỗi giá trị. Các công ty, cửa hàng bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Mỹ.

Với hàng dệt may, Mỹ nhập khẩu chủ yếu qua các nhà bán buôn với những đơn hàng lớn từ 50- 100 có khi đến cả triệu lô ( mỗi lô có 12 sản phẩm). Sau đó, các nhà bán buôn sẽ phân phối đến các nhà bán lẻ khác. Các cửa hàng, siêu thị là phổ biến nhất trong hệ thống phân phối hàng hoá của Mỹ. Trong hệ thống siêu thị lại được phân ra các siêu thị cao cấp phục vụ các mặt hàng chất lượng cao, giá cả cao và các siêu thị bình dân có đủ các loại mặt hàng với số lượng lớn, doanh thu lớn do phục vụ được nhiều tầng lớp.

Bên cạnh đó các Công ty bán hàng giảm giá cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng bằng yếu tố giá cả (rẻ hơn rất nhiều so với các siêu thị bình dân). Tại đây, sản phẩm thường là những hàng hoá không có nhãn hiệu nổi tiếng hay nhập khẩu thẳng từ các nước giá rẻ ở Châu Á, Nam Mỹ.

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua bưu điện, qua ti vi, qua mạng internet hay bán hàng theo catologue, qua các hội chợ, triển lãm đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Đặc biệt là phương thức bán hàng qua mạng internet. Phương thức này không đòi hỏi công ty phân phối phải có cửa hàng hay siêu thị mà chỉ cần có kho chứa hàng và một website. Cuộc sống bận rộn khiến người Mỹ ngày càng có ít thời gian để đi mua sắm, chính vì thế hình thức mua hàng này đã giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian để phục vụ cho các công việc khác.

• Tình hình nhập khẩu

Mỹ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên thế giới (đạt 47.200 USD/người năm 2010) và đặc biệt người dân ở Mỹ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đạt khoảng 2.329,6 tỷ USD,

tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Ngành dệt may của Mỹ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Là quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển song Mỹ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ trong những năm gần đây đạt khoảng 100 tỷ USD/năm.

Những mặt hàng nhập khẩu chính vào Mỹ là quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải sợi. Về chất liệu, cotton hiện vẫn rất được ưa chuộng tại Mỹ. Năm 2007, số lượng nhập khẩu mặt hàng quần áo chất liệu cotton chiếm 60,2% tổng số lượng hàng dệt may của Mỹ.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

B iểu 2.1: T hị phần hàng dệt m ay nhập khẩu tại M ỹ

Nguồn: Văn phòng D ệt may và M ay mặc thuộc Cục thương mại quốc tế, Bộ thương mại Mỹ, 2013. Năm 2013 được tính trên số liệu 12 tháng (từ tháng 7/2012 - 6/2013.

Có thể thấy các nước xuất khẩu hàng dệt may chính sang Mỹ là Trung Quốc, Mexico, Ân Độ, Banglades, Việt Nam, Indonesia, Pakistan,

Thị phần hàng dệt may nhập khầu tại Hoa Kỳ

N2003 N 2012 ■ Khác ■ Pakisữan ■ Mexico * Banglades ' Indonesia * Ấn Độ ’ Việt Nam ' Trung Quỏc

Campuchia, Honduras. Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Mỹ cả về số lượng lẫn kim ngạch. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ thương mại Mỹ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Mỹ đang có xu hướng giảm, thị phần của Trung Quốc đang thu hẹp, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may xếp vị trí số 2, với tỷ trọng khoảng 8%, sau Trung Quốc. Trong 10 năm, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đã tăng từ 3% lên 8% tại thị trường Mỹ. Đó là một sự nỗ lực không hề nhỏ đối với ngành công nghiệp dệt may nói chung và xuất khẩu dệt may của nước ta nói riêng.

2.1.2. Chính sách thương mại của M ỹ đối với nhập khẩu hàng dệtmay may

Chính sách thương mại được xác định là thành phần chính có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách ngoại giao và kinh tế Mỹ. Mọi quyết định tăng hay giảm thuế quan, áp đặt hạn ngạch nhập khẩu hoặc các quyết định khác của chính sách thương mại đều tác động trực tiếp tới lợi ích của Mỹ. Do nhiều nước xuất khẩu ồ ạt hàng dệt may vào thị trường Mỹ, để bảo vệ ngành công nghiệp dệt may của mình, Chính phủ Mỹ đã đặt ra các chính sách thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ.

Điều tiết nhập khẩu qua tác động tới lượng và giá là hai đặc điểm chính dễ nhận thấy nhất trong chính sách của Mỹ. Chúng sẽ được áp dụng một cách linh hoạt theo từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại dệt may và xu thế phân công lao động quốc tế. Dưới góc độ quan hệ thương mại quốc tế, chính sách cho hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ mang hai nội dung chiến lược:

Thứ nhất: Kiềm chế các nước xuất khẩu thông qua các Hiệp định dệt may song phương hay các thỏa thuận khống chế số lượng.

Trước 1/1/2005, Mỹ có tới 46 Hiệp định khác nhau để khống chế lượng hàng dệt và may mặc mà các đối tác thương mại của Mỹ có thể xuất vào thị trường này. Sau 1/1/2005, thời điểm hạn ngạch được bãi bỏ đối với các nước thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), biện pháp kiềm chế chỉ còn được Mỹ áp dụng đối với Việt Nam (đến năm 2007), Trung Quốc (do Mỹ áp dụng chế độ hạn ngạch tạm thời để kiềm chế sự tăng nhập khẩu hàng dệt từ quốc gia này ở mức 7,5%) và các nước không phải là thành viên WTO.

Thứ hai: Sử dụng những ưu đãi về hàng dệt may để mặc cả trong các thỏa thuận ưu đãi thương mại, các Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực. Mỹ chủ trương liên minh với các quốc gia trong khu vực châu Mỹ thông qua các chương trình ưu đãi thương mại và một số đối tác ngoài châu Mỹ thông qua các Hiệp định tự do thương mại (FTA), trong đó có các ưu đãi về hàng dệt may. Theo quan điểm này, ưu đãi của Mỹ đối với sản phẩm dệt may của các quốc gia khác sẽ được đổi lại bằng ưu đãi của các quốc gia đó đối với những sản phẩm xuất khẩu sở trường của Mỹ.

Mỹ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu dệt may là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Mỹ. Các qui định của Mỹ về hàng dệt may nhập khẩu rất nghiêm ngặt nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng cũng như bảo hộ nền sản xuất trong nước. Những qui định này khá chặt chẽ, do đó các nhà xuất khẩu phải chủ động liên hệ với người mua để biết những thông tin cần thiết, tránh những chi phí phát sinh và thiệt hại do hiểu sai và không đầy đủ những qui định của Mỹ về hàng dệt may.

> Quy định về Hạn ngạch nhập khẩu và Visa hàng dệt m ay Hạn ngạch nhập khẩu

Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất hàng sang Mỹ, nhất là các sản phẩm dệt may, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là hàng của mình

có bị hạn chế không cho nhập hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thôi.

Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của Chính phủ nhằm kiểm soát và giới hạn số lượng hay giá trị một loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và hạn ngạch thuế quan (tariff - rate quota).

- Hạn ngạch tuyệt đối giới hạn số lượng một loại hàng hóa nhất định được phép nhập khẩu hàng năm. Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu cho phép thì số hàng hóa vượt quá chỉ tiêu hạn ngạch sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ cho đến hết thời hạn của hạn ngạch đó (số hàng này phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ đến khi có hạn ngạch trở lại)

- Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng hàng hóa nhất định nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nào đó với một thuế suất thấp. Ở đây không có sự hạn chế về số lượng nhập khẩu như hạn ngạch tuyệt đối nhưng số lượng hàng hóa vượt quá chỉ tiêu trên sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.

• Quy định về Visa

Hàng dệt may cũng cần có “visa” mới được xuất vào Mỹ. Visa là một loại dấu chứng thực xác nhận trên hóa đơn hoặc trên “Giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do cơ quan trực thuộc Chính phủ của nước có sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Mỹ cấp.

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa ghi trong visa thì hàng sẽ không được phép nhập khẩu.

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trong visa thì hàng vẫn được phép nhập khẩu và số lượng hàng nhập khẩu thực tế sẽ được trừ và o hạn ngạch áp dụng. Số lượng chênh lệch không được tính cho lô hàng khác.

Hàng hóa sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Mỹ nếu: số hiệu visa, chủng loại hàng, số lượng hàng hóa, đơn vị tính, chữ ký, ngày cấp visa không đầy đủ, bị thay đổi, không hợp lệ hoặc thiếu chính xác.

> Quy định về thuế quan

Khi xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, một trong những điều kiện tiên quyết là phải nắm rõ hệ thống thuế nhập khẩu của họ. Các mức thuế áp dụng cho từng loại hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ được quy định trong Danh mục điều hòa thuế quan Mỹ (HTS). HTS quy định chi tiết danh pháp quốc tế về thuế suất và phân chia hàng hóa thành 21 nhóm và 97 chương, bao gồm hơn 8000 mức thuế với mức độ ưu đãi khác nhau. Hàng dệt may được phân loại rất chi tiết và cụ thể trong HTS từ chương 50 đến chương 63.

> Các quy định đối với sản phẩm dệt may:

Quy định về xuất xứ hàng hoá

Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về kê khai nguồn gốc xuất xứ. Có hai loại tờ khai xuất xứ: tờ khai xuất xứ đơn và tờ khai xuất xứ kép. Tờ khai xuất xứ đơn được dùng khi nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Mỹ hoặc từ quốc gia khác mà nó được sản xuất. Còn tờ khai xuất xứ kép sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may mà được sản xuất hay gia công và/hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nước khác.

• Quy định về nhãn mác

Ở Mỹ, luật áp dụng chủ yếu về nhãn mác hàng dệt may là luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len năm 1939. Hầu hết các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn. Nhãn mác phải được ghi rõ ràng, không tẩy xoá và ghi đầy đủ các thông tin theo quy định.

Ngoài ra, từ 5/6/2010, tất cả các hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải có mã số của nhà sản xuất (MID).Theo đó, mã số của nhà sản xuất bao gồm các ký tự thể hiện tên nước, địa chỉ của nhà sản xuất và sẽ là cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp. Hàng dệt may điền sai mã số sản xuất sẽ không hợp lệ và Hải quan Mỹ sẽ từ chối nhập cảng.

• Quy định an toàn sản phẩm tiêu dùng

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)