Mục tiêu chiến lược của ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 63 - 67)

năm tới

Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh và mạnh như hiện nay, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam xác định quan điểm chiến lược là lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

Được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn

quốc tế. Mục tiêu là trong giai đoạn từ nay đến 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015, 25 tỷ USD vào năm 2020.

Sau 5 năm thực hiện theo chiến lược được đề ra, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 9,1 tỷ USD trong năm 2008, 11,2 tỷ USD vào năm 2010 và đến năm 2012 đã tăng lên hơn 15 tỷ USD, dự báo có thể đạt 19 tỷ USD trong năm 2013. Tuy nhiên, do bị động về nguyên liệu nên ngành dệt may Việt Nam vẫn mang tính chất gia công; giá trị gia tăng và lợi nhuận của ngành còn thấp.

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 6,377 tỷ USD là tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu của ngành dệt may trong nửa đầu năm 2013. Mức nhập khẩu này tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó riêng nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu là 4,765 tỷ USD, tăng 17,6%.

B ản g 3.1: C ân đối X u ất N hập khẩu hàn g dệt m ay của V iệt Nam 6 th án g năm 2013 STT C h ủ n g loại 6 thán g/2013 (triệu U SD ) So 6 thán g năm 2012 (% ) 1

Xuất khẩu Dệt May 7.887 15,4%

Xuất khẩu Xơ Sợi 976 11,3%

Tổng 8.863 15,0% 2 Nhập khẩu 6.377 16,0% Bông 577 29,6% X ơ sợi các loại 724 5,7% Vải 3.941 16,3% NPL D M 1.136 16,2%

3 Nhập khẩu cho xuất khẩu 4.765 17,6%

4 Cân đối xuất - nhập khẩu (1-3) 4.098 12,1%

5 Tỷ lệ GTGT (4/1) 46,2% -1,2%

--- \ --- / 1---1---

Nguồn: Thông kê ngành ngày 31/7/2013, H iệp hội dệt m ay Việt Nam

Cụ thể, Việt Nam đã nhập khẩu vải: 3,941 tỷ USD, tăng 16,3%; nguyên phụ liệu: 1,136 tỷ USD, tăng 16,2%; xơ, sợi: 724 triệu USD, tăng 5,7%; bông: 577 triệu USD, tăng 29,6% Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng năm 2013 đạt 7,887 tỷ USD, tăng 15,4%. Cân đối giữa xuất và nhập khẩu của ngành dệt may thông qua những số liệu kể trên cho thấy, dù xuất khẩu tăng trưởng cao, nhưng khoảng cách giữa nhập và xuất khẩu vẫn khá sít sao.

Thực tế, nguyên phụ liệu chính phục vụ làm hàng may mặc xuất khẩu lẫn nội địa (bông, xơ sợi, vải, cúc, chỉ m ay...) được nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoại trừ bông, nhập khẩu từ các thị trường Mỹ, Ân Độ, Australia, hầu hết các mặt hàng còn lại (xơ sợi, vải, nguyên phụ liệu các loại) đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan. Do chi phí đầu tư cao, thời

gian thu hồi vốn lâu cùng các tiên lượng khó khăn về tiêu thụ sản phẩm khi phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường có ngành dệt nhuộm phát triển lâu đời như Trung Quốc, Hàn Q uốc..., nên bất chấp những mời gọi, những năm qua, có rất ít nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các ngành sợi, dệt, nhuộm. Đầu tư vào dệt nhuộm, vì vậy tỏ ra kém hấp dẫn so với đầu tư vào sản xuất hàng may mặc. Hầu hết doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công thành phẩm tại Việt Nam, chứ không đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành may.

Nếu tình trạng bị động về nguyên phụ liệu, phụ thuộc vào một số thị trường cung cấp chủ lực kéo dài, thì ngành dệt may Việt Nam sẽ dần đuối sức cạnh tranh.

Từ những tồn tại này, Bộ Công thương đã dự thảo và đang hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn 2030, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự thảo này được Bộ Công thương đưa ra khi Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã thực hiện được 5 năm. Bản quy hoạch mới được phát triển dựa trên tầm nhìn tiếp thu của các quy hoạch cũ, đồng thời có một số điều chỉnh đáp ứng tình hình mới, từ đó có những định hướng rõ ràng trong thời gian tới. Theo dự thảo Quy hoạch, ngành đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 31 - 32 tỷ USD vào năm 2020 và nâng lên 60 - 65 tỷ USD năm 2030, tương ứng nội địa hóa đạt 60% và 80%. Các mặt hàng chủ lực sẽ là nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim, sản phẩm kỹ thuật, sản phẩm may mặc. Đặc biệt, đến năm 2020, ngành phấn đấu xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập với thị trường thế giới.

3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thịtrường M ỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)