Những tồn tại, hạn ch ế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 59 - 63)

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, song thực tế xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế:

Quy mô xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 8% thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.

Chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam khá đa dạng và phong phú nên chúng ta chưa chú ý tập trung vào chất lượng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng bình dân, còn hàng chất lượng cao rất ít, như vậy sẽ không thu được lợi nhuận nhiều. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng chất lượng trung bình, phục vụ tầng khách hàng trung lưu và thấp hơn như: đồ lót, áo sơ mi, áo tắm ... Khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu, chưa chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng Mỹ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ nghĩ tới việc thay đổi mẫu mã sản phẩm khi chu kỳ sống của sản phẩm đó đã bước sang giai đoạn thoái trào, hàng không bán được nữa. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài luôn thay đổi mẫu mã khi sản phẩm vẫn còn đang ăn khách. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố thương hiệu đến những mặt hàng cao cấp. Như vậy vừa tạo ra khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn, vừa tránh được nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với hàng dệt may.

Chất lượng lao động dệt may còn nhiều hạn chế: Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghề nhưng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cao còn thiếu. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11

trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng; năng suất lao động quá thấp, đứng thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ, sau cả Indonesia, Philippine và Thái Lan. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không “dám” sử dụng lao động Việt Nam cho những vị trí cần kiến thức và tay nghề cao nên sẽ có lúc chúng ta phải nhập khẩu lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những quy định pháp luật khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Mỹ có hệ thống pháp luật rất phức tạp, quy định an toàn hàng hóa, hệ thống phân phối và kiểm định sản phẩm cũng như quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc loại “khắt khe” nhất. Việc tuân thủ các quy định có tính chặt chẽ, nghiêm ngặt đó sẽ đặt ra nhiều thách thức cho nhà xuất khẩu, nhất là khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng. Hệ thống luật pháp của Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ hàng hoá nhập khẩu, cho phép phản ứng nhanh chóng nếu thấy ngành hàng của mình bị phương hại. Những rào cản nguy hiểm đối với hàng dệt may Việt Nam hiện tại và trong tương lai tập trung chủ yếu ở tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với các sản phẩm dệt may và các nguy cơ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ. Vì vậy, một vấn đề cần giải quyết trong thời điểm hiện tại là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ lưỡng luật pháp Mỹ để tránh được những vụ kiện có thể xảy ra, từng bước tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp của Mỹ.

Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ phần lớn là hàng gia công. Nguyên nhân và cũng chính là khó khăn, áp lực lớn nhất của ngành dệt may chính là sự phụ thuộc nguyên liệu cho sản xuất gần như hoàn toàn vào nước ngoài. Mặc dù đạt doanh thu lớn nhưng giá trị gia tăng ngàn h dệt may thấp do lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nặng về phương thức gia công. Nguồn nguyên liệu bông trong nước hiện nay mới chỉ

đáp ứng nhu cầu từ 1-3% cho sản xuất sợi, còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được chưa đến 20% cho ngành may nội địa và xuất khẩu. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cả nước hiện có 5,1 triệu cọc sợi và sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên liệu hàng năm, gồm bông tự nhiên chiếm 420.000 tấn và xơ các loại chiếm 400.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2012, lượng bông nhập khẩu lên tới 415.000 tấn (chiếm 99%). Như vậy, lượng bông trồng trong nước chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu, tương đương 5.000 tấn. Đối với xơ các loại, tổng nhập khẩu năm 2012 là 220.000 tấn, chiếm 54%. Tương tự, năm 2012, ngành may Việt Nam có nhu cầu sử dụng khoảng 6,8 tỷ mét vải, trong khi tổng lượng vải sản xuất trong nước chỉ đạt con số vô cùng “khiêm tốn” với 0,8 tỷ mét, nhập khẩu là chủ yếu với 6 tỷ mét, tương đương 88%. Để có thể sản xuất ổn định các công ty ngành dệt may hầu như đều phải chấp nhận gia công cho các đối tác nước ngoài dù lợi nhuận thu được không cao. Bởi khi có hợp đồng gia công, phía đối tác sẽ cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn nếu sản xuất theo dạng FOB, tuy lợi nhuận có cao hơn nhưng bù lại phải tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu và đảm bảo rằng nguồn đó ổn định. Việc ngành dệt may Việt Nam phần lớn vẫn phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài dẫn tới chi phí đầu vào cao, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm. Theo Bộ Công thương, giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ vẫn ở mức cao (cao hơn 5-7% thậm chí 10% so với các đối thủ Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia).

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được kênh phân phối hàng dệt may trực tiếp vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có nhiều cơ hội tham gia xúc tiến, quảng bá. Đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp tại các hội chợ chuyên ngành lớn tổ chức ở Mỹ hay ở các thị trường khác. Xưa nay, chi phí xúc tiến, quảng bá, giới thiệu ở nước ngoài chủ yếu tự thân doanh

nghiệp lo.Và với khoản chi phí khá lớn trong mỗi lần xúc tiến, tham gia hội chợ thì chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đủ điều kiện tham gia.

Từ những điểm trên, trong thời gian sắp tới Việt Nam phải đưa ra những giải pháp hợp lý thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng chứa đựng vô vàn khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.

C H Ư Ơ N G 3: G IẢ I P H Á P Đ Ẩ Y M Ạ N H X U Ấ T K H Ẩ U H À N G D Ệ T M A Y V IỆ T N A M SA N G T H Ị T R Ư Ờ N G M Ỹ.

3.1. Đ ịnh hư ớn g xu ất khẩu hàn g dệt m ay V iệt N am san g thị trư ờ n gM ỹ th ờ i gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)