Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên. Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị, chi phí nhân công thấp, ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên toàn thế giới và những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Cũng từ đó, xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Như đã phân tích, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức gần 3,6 tỷ USD vào năm 2003 lên đến hơn 15 tỷ
USD vào năm 2012, với mức tăng trung bình khoảng hơn 20%/năm. Xét về thị phần, tính đến nay, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và chinh phục được những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trước năm 2003, Việt Nam chưa có tên trên bản đồ dệt may toàn cầu thì ngày nay Việt Nam duy trì trong Top 5 các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may Mỹ đứng đầu với kim ngạch chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối (khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam) so với các thị trường nhập khẩu dệt may lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ của nước ta có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, đặc biệt là kể từ năm 2002 trở lại đây khi Hiệp định Thương mại song phương Việt N am - Mỹ có hiệu lực. Giá trị kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng trưởng nhanh và bền vững riêng. Trong năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đã tăng hơn 21 lần lên hơn 950 triệu USD, so với mức 45 triệu USD của năm 2001. Kể từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu của hàng dệt may vào thị trường Mỹ cũng luôn tăng trưởng nhanh, đạt mức gần 6,9 tỷ USD vào năm 2011 và 7,5 tỷ USD vào năm 2012.
Năng lực xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ dần được nâng cao và hàng dệt may Việt Nam đang có vị trí trong thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nhiều công nghệ mới đã được các doanh nghiệp sử dụng, nhờ đó năng suất lao động cũng được tăng lên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ngày càng được cải thiện, năng lực quản lý của cán bộ được nâng cao rõ rệt. Hàng dệt may Việt Nam đang nỗ lực cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài các sản phẩm truyền thống như: áo sơ mi, áo
thun, áo len, đồ ló t... đến nay đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao như: comple, veston, áo jacket theo hướng chuyên môn hoá c a o . Nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã có nhiều sản phẩm nổi tiếng mang thương hiệu của mình xuất khẩu ra nước ngoài như San Sciaro, Mahatan, GrusZ Eternity; do đó trong 3 năm gần đây giá trị gia tăng và hiệu quả của ngành đã có những bước tiến đáng kể. Các công ty Dệt May cổ phần trong tập đoàn thường chia cổ tức bình quân trên 25%, nhiều doanh nghiệp chia trên 50%, ngay cả trong điều kiện năm 2011 và năm 2012 rất khó khăn của thị trường. Hiệu quả đó chắc là khó có doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, vật liệu nào theo được.
Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đã góp phần ổn định và phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho công nhân và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong năm 2012, thành công lớn nhất của ngành dệt may đó là duy trì được việc làm cho 2,2 triệu lao động trong cả nước với mức thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng, cải thiện 14% mức lương, góp phần nâng cao thu nhập cho đời sống công nhân. Đây chính là bài toán an sinh lớn nhất mà ngành dệt may đã làm được trong năm 2012.
Trong giai đoạn khủng hoảng, thị phần hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng vẫn được duy trì, thậm chí vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Việt Nam cách Mỹ nửa vòng trái dất nhưng hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua các quốc gia lớn như Mexico, Hàn Quốc, Ân Độ xuất khẩu vào Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi các thị trường lớn đều giảm nhập khẩu nhưng xuất khẩu của Việt Nam lại tăng. Số liệu thống kê của Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA)
cho thấy năm 2012, hàng dệt may Việt Nam chiếm khoảng 7,6% thị trường này và dù Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ tất cả các nước giảm 0,4% nhưng riêng nhập khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang bứt phá mạnh. Theo Thông tin thương mại Việt Nam, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam trong quý I/2013 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 944 ngàn m2 quy đổi. Và theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Thương mại Mỹ, riêng hai tháng đầu năm nay, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam tăng 29% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,43 tỷ USD, tương đương với 624 ngàn m2 quy đổi.
B ản g 2.5: N hập khẩu hàn g dệt m ay vào M ỹ từ m ột số quốc gia tron g Q uý I năm 2013
N hà cung cấp T ăn g trư ở n g so 2012 (% )
Tổng 10,06 Trung Quốc 15,18 Việt Nam 29,09 Ấn Độ -1,83 Pakistan 7,07 Mexico -1,72 Băngladesh 11,88 Indonesia 6,51 Hàn Quốc -1,91 Honduras -6,19 Campuchia 1,11
Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam, tháng 4/2013.
Rõ ràng, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đang rất thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao. Tổng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ tăng 10,06%, trong khi tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam là gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà cung cấp khác (đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp Việt Nam) như Trung Quốc, Băngladesh,
Indonesia... cũng chỉ đạt được mức tăng trưởng 15%, 11,88% và 6,51%. Với mức tăng trưởng cao gần 30%, trong khi nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Ân Độ lại giảm 1,83%, nên Việt Nam đã vượt Ân Độ, trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai cả về khối lượng và trị giá hàng hóa vào thị trường Mỹ. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Mỹ hiện chiếm 6,82%, tăng khá so với mức 5,82% của cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu hầu hết các chủng loại mặt hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái và tăng cao hơn cả mức tăng tổng chung của thị trường Mỹ.
Để có được kết quả này, ngoài lợi thế về ổn định chính trị, chi phí nhân công vẫn thấp hơn so với các nước có cạnh tranh như Trung Quốc, Indonesia, Ân Độ, Việt Nam là đối tác có thể đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc và thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với người lao động đảm bảo. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm mua, đặt hàng được nhiều chủng loại sản phẩm. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng quốc tế đặt ra như về lao động, môi trường sản xuất, trách nhiệm xã h ộ i . Các tổ chức phi chính phủ và khách hàng lớn của dệt may Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là một hình mẫu của ngành công nghiệp dệt may lành mạnh, đi liền với luật lao động rõ ràng và mức lương công bằng. Các công ty này luôn sẵn lòng giữ lại các lao động làm được việc và công nhân cũng được hưởng các lợi ích như đào tạo chuyên môn, nơi ở và bữa ăn. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 25%-30% trong những năm qua đã tạo một bước tiến mới cho hàng dệt may Việt Nam. Giá trị thặng dư đang tăng dần, hiện chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đã và đang khẳng định dệt may là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của đất nước.