Thị trường dệt may Mỹ luôn là một thị trường lý tưởng xét cả về quy mô lớn, nhu cầu đa dạng, sức mua luôn tăng. Vì thế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ là bước đi quan trọng của ngành dệt may Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu hàng dệt may, góp phần thực hiện thành công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của đất nước. Việc đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang Mỹ cũng cần phải tuân thủ theo định hướng phát triển chung của ngành dệt may mà Chính phủ, Nhà nước ta đã đề ra.
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt, nhất là hàng từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt phần lớn có quy mô nhỏ, chưa có thương hiệu, gia công là chủ yếu. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam còn chịu sức ép khó khăn về quãng đường vận chuyển xa, chi phí vận tải và giao dịch cao, lại không được hưởng các ưu đãi về thuế suất. Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này phải đi liền với việc nâng cao năng suất lao động, đi vào những mặt hàng có yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng linh hoạt cao trong việc đáp ứng các đơn hàng quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp dệt may cần triển khai một số biện pháp giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo lao động nghề để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, kiên trì thực hiện giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu.
Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 quốc gia xuất khẩu hảng dệt may nhiều nhất trên thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta vẫn đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra, ở mức hơn 15 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2011; trong đó Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của hàng dệt may Việt Nam, đạt 7,46 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Dự kiến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ có thể đạt 8,5 tỷ USD trong năm 2013, tăng 10,4% so năm 2012. Theo Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham), ngoài Trung Quốc, trong 5 quốc gia hàng đầu mà Mỹ nhập khẩu hàng dệt may (gồm Việt Nam, Ân Độ, Indonesia, Mexico và Bangladesh), Việt Nam được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất, và có thể thu về khoảng 30 tỷ USD vào năm 2025.
Việt Nam đang chờ cơ hội tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ của ngành dệt may trong tương lai nếu tận dụng được những ưu đãi về thuế và kim ngạch xuất khẩu từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi Hiệp định TPP có hiệu lực thì về cơ bản, các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu của các nước thành viên TPP sẽ được ưu đãi thuế quan, trong dài hạn thuế quan có khả năng về mức 0%. Đây chính là lợi thế để hàng dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với một số nước như Trung Quốc, Bangladesh- những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng không phải là thành viên của TPP. Theo đó, nếu đàm phán thành công, TPP sẽ có hiệu lực vào năm 2015, khi đó, xuất khẩu dệt may sử dụng nguyên phụ liệu trong nước sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với thị trường các nước thành viên TPP trong đó lớn nhất là Mỹ, thay vì thuế suất 17-35% (tùy chủng loại) như hiện nay và kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong 5 năm tới được kì vọng sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ khổng lồ và lớn nhất thế giới, vì thế, tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ vẫn còn khiêm tốn. Do vậy tiềm năng thị trường nhập khẩu dệt may Mỹ còn rất lớn và tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, thôi thúc Chính phủ, Nhà nước ta cũng như các doanh nghiệp dệt may cần đặt ra mục tiêu cụ thể và giải pháp chiến lược để chinh phục thị trường rộng lớn này.
3.1.3. T riển vọn g xuất khẩu hàn g dệt m ay V iệt N am vào thị trư ờn gM ỹ tron g thời gian tới.