1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu NỒNG độ TESTOSTERONE ở BỆNH NHÂN NAM TRÊN 30 TUỔI có hội CHỨNG CHUYỂN hóa tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

81 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5 MB

Nội dung

Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội...36 3.3.1... Trong đó, đời sống tình dục ngày càn

Trang 1

TRẦN VĂN LƯU

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE

Ở BỆNH NHÂN NAM TRÊN 30 TUỔI

CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

TRẦN VĂN LƯU

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE

Ở BỆNH NHÂN NAM TRÊN 30 TUỔI

CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chuyên ngành : Nội - Nội tiết

Mã số : 60720140

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ BÍCH NGA

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,Phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội và Ban lãnh đọaBệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quátrình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này.

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xinbày tỏ lòng biết ơn tới PSG.TS Vũ Bích Nga - Viện trưởng viện đái tháođường và rối loạn chuyển hóa - Giảng viên Bộ môn nội - Trường Đại học Y

Hà Nội đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thànhkhóa luận này

Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhân của tôi, những người đãgiúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu, cũng lànhững người thầy và là động lực lớn lao trong suốt quá trình hành nghề để tôi

có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức

Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn

bè đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để emvượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu

Hà nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019

Học viên

Trần Văn Lưu

Trang 4

Tôi là Trần Văn Lưu học viên cao học khóa 26, chuyên ngành Nội Nội tiết, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:

-1 Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫncủa PSG.TS Vũ Bích Nga

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sởnơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này!

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019

Người viết cam đoan

Trần Văn Lưu

Trang 5

(Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)ADAM : Androgen Deficiency in the Aging Male

(Thiếu hụt Androgen ở Nam giới Lớn tuổi)ASA : American Society of Andrology (Hội Nam học Hoa Kỳ)BMI : Body Mass Index (Chỉ số Khối Cơ thể)

HA : Huyết áp

HDL-C : Hight Density Lipoprotein – Cholesterol

(Cholesterol tỉ trọng cao)

IDF : International Diabetes Federation

(Hội Đái tháo đường Quốc tế)

IIEF : International Index of Erectile Function

(Chỉ số Chức năng Cương Quốc tế)

IL : Interleukine

ISA : International Society of Andrology (Hội Nam học Quốc tế)ISAM : International Society for the Study of Aging Male

Trang 6

(Cholesterol tỉ trọng thấp)

LH : Luteinizing Hormone (Hormone Hoàng thể)MetS : Hội chứng chuyển hóa

SHBG : Sex Hormone Binding Globulin

(Globulin gắn Hormone giới tính)

T : Testosterone

TB : Trung bình

THA : Tăng huyết áp

TNF : Tumor Necrosis Factor (Yếu tố Hoại tử U)

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Hội chứng chuyển hóa 3

1.1.1 Định nghĩa rối loạn chuyển hóa 3

1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa 4

1.1.3 Sinh lí bệnh của Hội chứng chuyển hóa 5

1.2 Testosterone và Suy giảm Testosterone 9

1.2.1 Định nghĩa 9

1.2.2 Đặc điểm, vai trò của testosterone 9

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng suy giảm testosterone 13

1.2.4 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy giảm Testosterone 13

1.2.5 Bổ sung Testosterone 14

1.3 Mối liên quan giữa suy giảm Testosteron và hội chứng chuyển hóa 15

1.3.1 Mối liên quan giữa đái tháo đường và suy giảm Testosteron 15

1.3.2 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và suy giảm Testosteron 15

1.3.3 Mối liên quan giữa rối loạn lipid và suy giảm Testosteron 16

1.3.4 Mối liên quan giữa béo phì và suy giảm Testosteron 16

1.4 Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở BN có suy giảm Testosterone trong nước và thế giới 17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 19

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 20

2.3.2 Cỡ mẫu 20

2.3.3 Các bước tiến hành 21

2.3.4 Các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá 22

2.4 Quản lý, phân tích số liệu 24

Trang 8

2.5.2 Sai số hệ thống 25

2.5.3 Cách khắc phục 25

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27

3.1.1 Đặc điểm về tuổi 27

3.1.2 Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh 28

3.1.3 Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI) 29

3.1.4 Đặc điểm về huyết áp 29

3.1.5 Đặc điểm đường huyết 29

3.1.6 Đặc điểm rối loạn lipid máu 31

3.2 Phân bố nồng độ Testosterone 32

3.2.1 Tỷ lệ suy giảm Testosterone 32

3.2.2 Nồng độ testosterone theo BMI 33

3.2.3 Tỷ lệ suy giảm Testosterone theo nhóm tuổi 33

3.2.4 Nồng độ Testosterone theo huyết áp 34

3.2.5 Nồng độ Testosterone theo đường máu 34

3.2.6 Nồng độ Testosterone theo Lipid máu 35

3.3 Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 36

3.3.1 Mối liên quan Testosterone và tuổi 36

3.3.2 Mối liên quan Testosterone và một số đặc điểm chung 37

3.3.3 Mối liên quan Testosterone và chỉ số khối cơ thể 37

3.3.4 Mối liên quan Testosterone và Tăng huyết áp 38

3.3.5 Mối liên quan Testosterone và Tăng Glucose máu 38

3.3.6 Mối liên quan suy giảm Testosteron và rối loạn Lipid máu 39

3.3.7 Mối liên quan Testosterone và số lượng các yếu tố nguy cơ 41

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42

4.1 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 42

4.1.1 Đặc điểm về tuổi 42

Trang 9

4.1.4 Đặc điểm về huyết áp 45

4.1.5 Đặc điểm về đường máu 45

4.1.6 Đặc điểm về lipid máu 46

4.2 Đặc điểm về nồng độ testosterone 47

4.2.1 Tỷ lệ suy giảm testosterone 47

4.2.2 Nồng độ trung bình testosteron 48

4.3 Suy giảm Testosterone và các yếu tố liên quan 48

4.3.1 Liên quan giữa suy giảm testosterone và tuổi 48

4.3.2 Liên quan giữa suy giảm testosterone và thời gian phát hiện bệnh 50

4.3.3 Liên quan giữa suy giảm testosterone và chỉ số khối cơ thể 50

4.3.4 Liên quan giữa suy giảm testosterone tăng huyết áp 50

4.3.5 Liên quan giữa suy giảm testosterone và đường máu 51

4.3.6 Liên quan giữa suy giảm testosterone và rối loạn lipid máu 52

KẾT LUẬN 53

KHUYẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

Bảng 3.1 Đặc điểm độ tuổi 27

Bảng 3.2: Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI) 29

Bảng 3.3: Phân bố HA của BN 29

Bảng 3.4: Mức độ kiemern soát đường huyết lúc đói 29

Bảng 3.5: Phân bố nồng độ HbA1c 30

Bảng 3.6 Đặc điểm về rối loạn lipid máu 31

Bảng 3.7 Nồng độ testosterone theo BMI 33

Bảng 3.8 Nồng độ Testosterone theo phân loại huyết áp 34

Bảng 3.9 Phân bố nồng độ Testosteron theo mức độ kiểm soát đường 34

Bảng 3.10 Phân bố nồng độ Testosteron ở BN có rối loạn đường huyết 35

Bảng 3.11 Phân bố nồng độ Testosteron với theo rối loạn lipid máu 35

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa Testosterone và độ tuổi 36

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tỷ lệ suy giảm Testosterone và 1 số đặc điểm chung 37

Bảng 3.14 Mối liên quan Testosterone và BMI 37

Bảng 3.15 Mối liên quan suy giảm Testosterone và Tăng huyết áp 38

Bảng 3.16 Mối liên quan Testosterone và Tăng Glucose máu 38

Bảng 3.17 Mối liên quan suy giảm Testosteron và nồng độ Cholesterol 39

Bảng 3.18 Mối liên quan Testosterone và số lượng các yếu tố nguy cơ 41

Trang 11

Biểu đồ 3.1 Phân bố độ tuổi 27

Biểu đồ 3.2: Phân bố thời gian phát hiện Hội chứng chuyển hóa 28

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ rối loạn đường huyết 30

Biểu đồ 3.4: Phân bố RL lipid máu 32

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ suy giảm Testosteron ở BN có hội chứng chuyển hóa 32

Biểu đồ 3.7 Mối liên hệ giữa nồng độ Testosterone (y=Testosterone) và nồng độ triglyceride (x) ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa 40

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay,với tiến bộ vượt bậc của y học, con người có tuổi thọ tăng lên,đặt ra nhiều vấn đề bệnh tật ở người cao tuổi, vì vậy vấn đề phòng tránh vàquản lí các yếu tố nguy cơ, can thiệp hiệu quả đã nâng cao chất lượng cuộcsống cho con người Trong đó, đời sống tình dục ngày càng được quan tâm,bệnh nhân không còn cảm giác xấu hổ, hay cố giấu bệnh nên số lượng bệnhnhân mắc suy giảm Testosteron tăng đáng kể và đang có xu hướng trẻ hóa [1].Suy giảm Testosterone có biểu hiện ở cơ quan sinh dục và toàn thân, nổibật là tình trạng giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm sốlượng tinh trùng gây vô sinh thúc đẩy bệnh nhân đi khám và điều trị.Vai tròcủa Testosterone ngày càng được làm sáng tỏ, nó không chỉ tác dụng trên cơquan sinh dục mà tác dụng toàn thân lên hệ thần kinh, tâm thần, nội tiết, cơquan tạo máu, hệ cơ xương, xem như yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch Bệnhnhân đến khám có thể vì 1 triệu chứng toàn thân, bác sĩ phải khám xét toàndiện, tìm hiểu được yếu tố nguy cơ giảm Testosterone để điều trị đầy đủ hiệuquả cho bệnh nhân [2]

Ở các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lối sốnggiảm vận động, chế độ ăn nhiều chất béo, tinh bột tăng nhanh số lượng bệnhnhân bị Hội chứng chuyển hóa với biểu hiện: béo phì, béo bụng, khánginsulin gây rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng LDL,giảm HDL, tăng huyết áp Hội chứng chuyển hóa là vấn đề được quan tâmnhiều trong nhiều năm qua, nó không phải là 1 bệnh mà là nhóm các chứngbệnh tăng nguy cơ tim mạch [2], [3]

Như vậy suy giảm Testosteron và hội chứng chuyển hóa có quan hệ chặtchẽ với nhau, thúc đẩy nhau, tạo thành vòng xoắn bệnh lý phức tạp [2].Nghiên cứu chỉ ra giảm nồng độ Testosterone gây béo phì, tăng đề kháng

Trang 13

Insulin, tăng huyết áp, rối loạn Lipid Nghiên cứu Massachusett Male AgingStudy ghi nhận rối loạn cương dương là dự đoán Hội chứng chuyển hóa [4].Nghiên cứu Corona 2006 chỉ ra rằng Hội chứng chuyển hóa gây suy giảmnồng độ Testosterone [5] Nghiên cứu của Abdulmaged và các cộng sự năm

2011 cũng chỉ ra bổ sung Testosterone ở bệnh nhân suy giảm Testosteron cảithiện chức năng tình dục và các yếu tố bệnh trong hội chứng chuyển hóa [6]

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu độc lập về mối liên quan giữarối loạn cương dương hay suy giảm nồng độ Testosterone với béo phì, đáitháo đường, tăng huyết áp, rối loạn Lipid, suy thận, suy mạch vành [1], [2],[7], [8], [9], [10], [11] Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về hội chứngchuyển hóa ở bệnh nhân suy giảm Testosterone ở Việt Nam Vì vậy, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu nồng độ Testosterone ở bệnh nhân nam

trên 30 tuổi có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai

mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ suy giảm Testosterone ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019.

2 Nhận xét mối liên quan giữa nồng độ Testosterone với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019.

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Hội chứng chuyển hóa

1.1.1 Định nghĩa rối loạn chuyển hóa [12]

Cùng với lối sống công nghiệp, thói quen dinh dưỡng giàu năng lượng, íthoạt động thể lực, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng đi kèm với một hộichứng đang lan rộng thành “dịch”: Hội Chứng Chuyển Hoá -Metabolicsyndrome (MetS)

MetS bao gồm 1 nhóm các yếu tố tập hợp lại trên một người bệnh gâytăng nguy cơ tim mạch, Đái tháo đường type 2, đột quỵ:

- Tình trạng béo bụng, chỉ số BMI tăng cao

- Tình trạng kháng insulin hoặc rối loạn dung nạp đường

- Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu nhưtriglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ởthành động mạch)

- Tăng huyết áp

- Tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogenhoạt hóa PAI-1 cao trong máu)

- Tình trạng viêm (CRP tăng cao trong máu)

Toàn bộ các thành phần của MetS đã được đưa vào khung các yếu tốnguy cơ tim mạch chính của JNC VII 2003, điều đó cho thấy tính thời sự vàtầm quan trọng của hội chứng này

Trang 15

1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa

Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới 2005 (International Diabetes Federation – IDF) [13]:

Khi có béo bụng (chi vi vòng eo: ≥ 90cm) và ít nhất hai tiêu chí khác:

 Triglycerid: ≥ 1,7 mmol/l

 HDL-C: nam < 1,29 mmol/l ; nữ < 1,03 mmol/l

 Huyết áp: Huyết áp tâm thu ≥ 130 và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85

 Glucose máu lúc đói : ≥ 5,6 mmol/l

Tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO năm 1999 (đang được áp dụng phổ biến nhất): A + ≥2B [14]:

* Tiêu chí bắt buộc là kháng insulin (tiêu chí A): được xem là có kháng

insulin khi có một trong các biểu hiện:

– Đái tháo đường type 2

– Rối loạn dung nạp glucose 7,8 -10,9 mmol/l

– Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l

– Tăng insulin máu

* Các tiêu chí khác (tiêu chí B):

– Tăng HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥90 mmHg

- Triglycerid (TG) > 1,7mmol/l

- HDLc 0,9 (với nam); > 0,85(với nữ)

- BIM > 30 (với người châu Âu, châu Mỹ) BMI > 27 với người châu Á

- Đạm niệu vi thể, tốc độ thải Albumin qua nước tiểu > 20 mg/ph hoặc tỉAlbumin niệu /creatinin niệu > 30 mg/g

Tiêu chuẩn của ATPIII thuộc chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ (NCEP- National Cholesterol Education Program):

≥ 3 tiêu chí [15]:

Trang 16

- Béo bụng trung tâm, được xác định bằng vòng eo >102 cm đối vớinam, hoặc > 88cm đối với nữ.

- Bất dung nạp Glucoza: Đường huyết lúc đói > 6.1 mmol/L hoặc đangđiều trị đái tháo đường type 2

- Triglycerides máu > 1.7 mmol/L

- HDL-cholesteron < 1.04 mmol/L đối với nam,

hoặc < 1.3 mmol/L đối với nữ

- Huyết áp ≥ 130/85 mm Hg hoặc đang điều trị tăng huyết áp

1.1.3 Sinh lí bệnh của Hội chứng chuyển hóa [16]

Sinh lý bệnh của MetS rất phức tạp, nó vừa gồm các yếu tố đan xen cóliên quan tới nhau như béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạngkháng insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như bệnh lý phân tử ở gen,bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch Sự phối hợp của các yếu tốnhư tuổi, tình trạng dễ viêm nhĩêm, sự thay đổi nồng độ hormon… đều có ảnhhưởng đến sự phát triển của bệnh

Nghiên cứu của Laoksonen (2002) cho thấy có tới 95% nam giới trongquần thể nghiên cứu có kháng insulin

Người ta cũng biết rằng kháng insulin không phải là nguyên nhân gâybéo phì; nhưng kháng insulin có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnhbéo phì Kháng insulin tăng insulin máu còn là nguyên nhân của nhìeu yếu tốnguy cơ khác trong HCCH

Kháng insulin tăng song hành với tăng tỷ lệ mỡ của cơ thể Đa số nhữngngười có BMI ≥ 30 đều có tăng insulin máu sau ăn; đều có giảm độ nhạy cảmvới insulin ở mô đích Với một số quốc gia châu Á đã xảy ra ở ngay nhữngngười có BMI ≥ 25

Kháng insulin cũng làm tăng nồng độ insulin (và proinsulin) trong máu;gay ra hậu quả là làm tăng lượng PAI-1 Chính việc tăng bất thường nồng độ

Trang 17

PAI-1 sẽ làm quá trình tiêu fibrin bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho cáctổn thương mạch máu dễ dàng hơn.

Kháng insulin thúc đẩy nhanh sự tăng tạo ra các LDL-c các TG làm tăngcác sản phẩm tạo glucose ở gan; hình thành và thúc đẩy quá trình khánginsulin ở gan Cuối cùng cũng chính insulin bằng nhiều cơ chế khác nhau đãgóp phần làm tăng huyết áp

Kháng insulin làm giảm sản xuất Testosterone ở tế bào Leydig

Kháng insulin thay đổi các yếu tố nội mô gây giảm sản xuấtTestosterone

Nhiều tác giả cho rằng kháng insulin là yếu tố chính, yếu tố cốt lõi củaMetS Kháng insulin vừa là một yếu tố độc lập, vừa là yếu tố liên kết các yếu

tố khác để tạo ra hội chứng này; vì người bệnh có kháng insulin lâu ngày sẽgây ra hậu quả làm rối loạn dung nạp glucose, tức là đã đẩy mức yếu tố nguy

cơ với bệnh lý mạch vành từ nhẹ lên rất nặng, theo phân loại của ATP III lúcnày chính bản thân việc tăng glucose máu lại đã là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

lý mạch vành

* Hình thành các mảng xơ vữa

Là cả một quá trình từ rối loạn các tế bào nội mạc thành mạch tạo ra các

tế bào viêm, phối hợp với các yếu tố khác để tạo mảng xơ vữa

Quá trình này từ khi bắt đầu (tích tụ các lipoprotein trên bề mặt tế bàonội mô) cho đến khi kết thúc (tạo ra mảng xơ vữa) đều có sự tham dự củakháng insulin và/hoặc các yếu tố của MetS

* Huỷ hoại tế bào nội mạc mạch máu

Tế bào nội mạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chứcnăng mạch máu, chúng vừa bài tiết các chất làm co mạch như Endothelin -1.angiotensin II lại vừa bài tiết các chất gây giãn mạch như prostacyclin, NO đểđiều hoà trương lực thành mạch và dòng chảy của máu

Trang 18

Ngoài ra nó còn điều hoà phân huỷ fibrin thông qua quá trình hoạt hoá

và ức chế hoạt hoá các plasminogen mô được tiết ra từ các tế bào nội mô(tPA- endothelium derived tissue plasminogen activator; PAI-1) Người ta chorằng ở những người có tình trạng kháng insulin, sẽ có tăng tiết các PAI-1 sẽlàm khởi phát quá trình tạo các mảng xơ vữa

Ngoài ra các tế bào nội mô còn tăng tiết các hormon tăng trưởng có tácdụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ trơn thànhmạch, tạo điều kiện cho sự kết bám và kết dính, từ đây sẽ phát triển quá trìnhviêm nhiễm để tạo mảng xơ vữa

Kháng insulin và rối loạn chuyển hoá thường kết hợp với sự suy giảmchức năng tế bào nội mô dẫn đến hiện tượng tăng co mạch và tăng đông.Một thực tế lâm sàng cũng được coi là bằng chứng về vai trò của khánginsulin Đó là trong điều trị nếu dùng metfomin hoặc glitazon có thể tăng tìnhtrạng nhạy cảm của insulin song song với cải thiện tốt chức năng của tế bàonội mô mao mạch Tương tự như vậy việc giảm TG dùng thuốc chống quátrình oxy hoá cũng đã chứng minh có cải thiện tốt chức năng tế bào nội mô

* Béo phì, tăng TG và sự thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch

Quá trình chuyển hoá của các lipoprotein xảy ra tại gan chủ yếu đượckiểm soát bởi insulin Người có HC kháng insulin thường kết hợp chặt chẽvới rối loạn chuyển hoá lipid (tăng TG, hạ HDL-C)

Sự phát triển của béo phì, đặc biệt béo bụng, thường thấy có khánginsulin kèm theo với rối loạn chuyển hoá lipid Béo tạng có liên quan đến tăng

Trang 19

tăng tốc độ lắng và gắn của tiểu cầu vào tế bào nội mô Quá trình này làmtăng khả năng hình thành cục máu đông.

Ngoài ra các chất tách ra từ mô mỡ như adiponectin, leptn, TNF-alpha vàresitin đều có ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của insulin

Như vậy kháng insulin có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đều củaMetS và bệnh lý tim mạch Quá trình suy giảm chức năng của tế bào nội mô,tăng các stress, rối loạn chuyển hoá lipid luôn gắn với những rối loạn khác vềtình trạng mạch máu và huyết động

Những rối loạn này tác động trở lại làm tăng nguy cơ cho bệnh lý timmạch, tăng nguy cơ xảy ra biến chứng cho những người tưởng chừng nhưkhoẻ mạnh (thực ra họ bị mắc bệnh – hội chứng rối loạn chuyển hoá) và đặcbiệt nặng nề với những người đái tháo đường typ 2

Can thiệp MetS:

Can thiệp MetS nhằm tăng tính nhạy cảm Insulin, kiểm soát huyết áp vàđường huyết mà cơ sở chính là điều chỉnh lối sống tích cực ở tất cả nhữngngười có HCCH, và điều trị thuốc thích hợp cho mỗi thành phần của nó khi

có chỉ định Các biện pháp bao gồm:

* Điều trị thừa cân/béo phì và lối sống không hoạt động thể lực bằng cách tíchcực vận động, chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát cân nặng duy trì trọng lượngvới BMI từ 18,5 – 24,9

* Điều trị thuốc kiểm lipid máu khi đã thay đổi lối sống như bước 1 nhưng vẫn còn

* Điều trị THA: HA mục tiêu dưới 130/80mmHg

* Kiểm soát tốt đường máu, đặc biệt sử dụng nhóm thuốc tăng nhạy với InsulinHội chứng chuyển hóa rất phổ biến trên toàn cầu, đe doạ nghiêm trọngsức khoẻ cộng đồng, góp phần cho sự bùng nổ những tai biến tim mạch và đáitháo đường type 2 Nhiệm vụ của chúng ta là phải sớm nhận biết MetS để cóbiện pháp can thiệp và điều trị thích hợp, góp phần giảm thiểu nguy cơ biếnchứng cho bệnh nhân và giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội

Trang 20

1.2 Testosterone và Suy giảm Testosterone

1.2.1 Định nghĩa

* Testosterone:

Là nội tiết tố sinh dục nam giới (androgen) rất quan trọng trong cơ thểnam giới, 95% lượng testosterone được sản xuất từ tinh hoàn, dưới 5% đượcsản xuất từ tuyến thượng thận Một thanh niên trưởng thành tiết khoảng 4-10mg testosterone /ngày Ở nứ giới, một số ít testosterone cũng được bài tiếtbởi tuyến thượng thận và buồng trứng

Testosterone được chuyển hóa vào máu để kích thích sự phát triểnxương, cơ, làm cơ quan sinh dục, tinh hoàn và hoạt động tình dục phát triển.Testosterone cũng chi phối chức năng phát triển đặc tính sinh dục thứ phát,thúc đẩy dạy thì và sản sinh tinh trùng [17], [18]

* Suy giảm testosterone:

Thuật ngữ mô tả bệnh này thay đổi nhiều theo thời gian:

- Mãn dục nam giới (Andropause)

- Hội chứng Padam (Partial Androgen Deficiency of the Aging Male)Hội chứng suy giảm một phần nội tiết tố sinh dục nam giới ở người đàn ôngcao tuổi

- Suy sinh dục khởi phát muộn (Late onset hypogonadism)

Theo Morales (2012), thống nhất sử dụng thuật ngữ “Hội chứng suyTestosteron” Suy giảm Testosterone có thể ảnh hưởng đến chức năng củanhiều hệ cơ quan và đưa đến làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống [19]

1.2.2 Đặc điểm, vai trò của testosterone

* Đặc điểm của testosterone [20], [19]

- Sự sản xuất hormone sinh dục: nguồn nguyên liệu chủ yếu để tổng hợpcác hormone sinh dục tại tế bào Leydig là cholesterol hoặc Acetyl Coenzyme

Sự tổng hợp các androgen trải qua rất nhiều giai đoạn được xúc tác bởi cácenzyme thuộc họ cytochrome P450

Trang 21

- Các hormone sinh dục ở nam giới: Ba loại hormone sinh dục cơ bản ởnam giới là testosterone, dihydrotestosterone và estradiol Androgen quantrọng nhất là testosterone Trên 95% testosterone lưu hành được tiết ra từ các

tế bào Leydig ở tinh hoàn (3-10 mg mỗi ngày) Androgen từ thượng thận đónggóp vào dưới 5% tổng lượng testosterone của cơ thể Ngoài testosterone, tếbào Leydig còn tiết ra một lượng nhỏ androgen có hiệu lực mạnh làdihydrotestosterone (DHT) và một androgen yếu là dehydroepiandrosterone(DHEA) và androstenedione Tinh hoàn còn tiết ra một lượng nhỏ estradiol,estrone, pregnenolone, progesterone DHT và estradiol không chỉ bắt nguồn

từ sự tổng hợp trực tiếp tại tinh hoàn mà còn từ sự chuyển hóa từ testosterone

ở ngoại vi nhờ enzyme 5α-reductase thành DHT hoặc có thể tạo nhân thơmthành estradiol bởi enzyme CYP 19 (aromatase)

- Trong máu, testosterone tồn tại dưới 3 dạng khácnhau:

+ Testosterone tự do (T tự do): chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượngtestosterone nhưng nó có khả năng đi vào các mô của cơ thể và phát huy tácdụng sinhhọc

+ Testosterone gắn với albumin: chiếm khoảng 40% Testosterone gắnrất lỏng lẻo với albumin và nó có thể trở thành dạng tự do khi lưu hành trongcác mạch máu nhỏ và phát huy tác dụng sinhhọc

+ Testosterone gắn với globulin gắn hormone giới tính (sex hormonebinding globulin - SHBG): chiếm lượng lớn (khoảng 58%) tổng lượngtestosterone Đây là mối liên kết rất bền vững nên testosterone dạng gắnSHBG không có tác dụng sinh học đối với các mô trong cơ thể

+ T tự do và T gắn với albumin được gọi chung là T có khả dụng sinhhọc (Bioavailable Testosterone) Nồng độ testosterone toàn phần là tổng của

cả 3 loại T tự do, T gắn albumin và T gắn với SHBG hoặc là tổng của T cókhả dụng sinh học và T gắnSHBG

Trang 22

- SHBG là một glycoprotein được sản xuất ra ở gan và nồng độ của nótrong huyết tương bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bệnh lý hoặc tình trạng của cơ thể.

Sự thay đổi của nồng độ SHBG sẽ dẫn đến thay đổi của nồng độ testosterone cókhả dụng sinh học Vì vậy khi đánh giá suy sinh dục, người ta thường định lượng

cả T toàn phần và T tự do hoặc T có khả dụng sinh học nếu nghi ngờ có sự biếnđổi của nồng độ SHBG

+ Các yếu tố làm tăng SHBG là tuổi cao, các bệnh lý viêm mãn tính,cường giáp, suy sinh dục, viêm gan, xơ gan, dùng các thuốc chống động kinh,estrogen trị liệu, chế độ ăn chứa nhiềuphytoestrogen…

+ Các yếu tố làm giảm SHBG là béo phì, androgen trị liệu, suy giáp, hộichứng thận hư, sử dụng glucocorticoid, cường insulin máu và đái tháo đường…

* Điều hòa sản xuất testosterone: ở nam giới trưởng thành, sự sản xuất

testosterone phụ thuộc vào sự điều hòa của trục dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn [20], [19]:

- Vùng dưới đồi tổng hợp ra hormone hướng sinh dục là GnRH(Gonadotropin- Releasing Hormone) GnRH sẽ đi tới thùy trước tuyến yên vàgắn với vùng sinh dục để kích thích tiết cả LH (Luteinizing Hormone) và FSH(Follicle-Stimulating Hormone) GnRH được giải phóng theo nhịp mỗi 30 phútđến 2 giờ, dẫn đến sự đáp ứng theo nhịp của LH và FSH Nhịp tiết này gây ramột sự dao động rất rộng của LH và testosterone trên cùng một cá thể Đỉnh tiếtcác hormone sinh dục vào sáng sớm nên người ta thường định lượng cáchormone này trước 10 giờ sáng

 LH gắn với các receptor đặc hiệu trên màng các tế bào Leydig dẫn đếntổng hợp và tiết cácandrogen

 FSH gắn với các receptor đặc hiệu tại tế bào Sertoli để điều hòa sự sảnsinh tinh trùng Tuy nhiên sự trưởng thành của tinh trùng không những cần tác

Trang 23

động của FSH mà còn cần cả testosterone FSH còn kích thích tế bào Sertolisản xuất ra chất ức chế B có tác động ức chế chọn lọc FSH từ tuyếnyên.

- Sự tổng hợp testosterone lại được kiểm soát gián tiếp qua cơ chế điềuhòa ngược (feedback) của testosterone lên cả vùng dưới đồi và tuyến yên Khinồng độ androgen tăng sẽ ức chế ngược sự tiết LH của thùy trước tuyến yênthông qua tác động ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi

* Vai trò của testosterone [20], [19]

- Trong quá trình phát triển của bào thai: testosterone sản xuất từ các tếbào Leydig có tác dụng hỗ trợ sự phát triển và biệt hóa cấu trúc ống wolffian

để phát triển thành mào tinh, ống dẫn tinh và túi tinh Testosterone chuyểnhóa thành DHT dẫn đến sự hình thành tuyến tiền liệt, dương vật, niệu đạo vàbìu Testosterone cũng tham gia vào quá trình di chuyển xuống của tinh hoànqua ống bẹn

- Ở giai đoạn dậy thì: testosterone tác động tới sự phát triển và hoànthiện của bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và dương vật.Testosterone kích thích sự phát triển của hệ cơ, xương, của sụn khớp dẫn đếntăng nhanh chiều cao ở tuổi dậy thì Testosterone kích thích sự phát triển củalông mu, lông nách, râu, ria…và sự hoạt động của các tuyến bã nhờn

- Đối với người trưởng thành: testosterone cần thiết để duy trì khả năngsinh sản, ham muốn về tình dục, duy trì năng lượng cho các hoạt động thể lực

và tinh thần Testosterone giúp cho sự vững chắc của khối cơ, duy trì độkhoáng của xương, kích thích sự sản sinh hồng cầu Các nghiên cứu gần đâycòn cho thấy vai trò của testosterone đối với các quá trình chuyển hóaglucose, lipid Sự thiếu hụt testosterone liên quan tới nguy cơ phát triển bệnhĐTĐ type 2 và hội chứng chuyển hóa ở nam giới

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng suy giảm testosterone

Trang 24

+ Testosterone tự do giảm 2,8% mỗi năm

+ Testosterone toàn phần giảm 1,6% mỗi năm

+ Testosterone gắn albumine giảm 2,5% mỗi năm

Tại những lý do ở tinh hoàn [17]:

+ Giảm số lượng tế bào Leydig

+ Tăng xơ hoá và các thay đổi thoái hoá khác ở tinh hoàn

+ Giảm tưới máu tinh hoàn gây thiếu oxy ở các mô

+ Thay đổi trong tổng hợp steroid do tình trạng thiếu oxy ở các mô gâygiảm tổng hợp DHEA

- Di truyền

- Dinh dưỡng

- Nhiễm độc

- Sang chấn tinh thần

- Dùng các loại thuốc kéo dài gây giảm nồng độ Testosterone

- Các rối loạn nội tiết

- Các rối loạn chuyển hóa

1.2.4 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy giảm Testosterone

* Triệu chứng lâm sàng [17], [18], [22]:

- Giảm ham muốn tình dục

- Rối loạn cương dương

- Khó chịu ở ngực, vú to

- Ít lông nách lông mu

- Giảm chiều cao, dễ gãy xương

Trang 25

- Giảm khối lượng cơ, lực cơ

- Dễ đỏ bừng mặt, vã mồ hôi

Các triệu chứng lâm sàng ít đặc hiệu:

- Tính tích cực, năng lượng sống, giảm sự tự tin

- Trong đó tiêu chuẩn vàng là giảm nồng độ Testosteron

- Testosteron toàn phần ≤ 12 nmol/l

1.2.5 Bổ sung Testosterone

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng liệu pháp thay thế testosterone ởnam giới rối loạn đường huyết có hoặc không có bệnh tiểu đường type 2 cóliên quan đến tình trạng giảm kháng insullin, chu vi vòng eo, cholesterol,HbA1c và nồng độ glucose huyết tương lúc đói [24], [25], [26]

Ngược lại, việc không sử dụng liệu pháp thay thế testosterone ở nam giớirối loạn đường huyết dẫn đến giảm độ nhạy insulin [26] Hơn nữa, liệu pháp

ức chế androgen đối với ung thư tuyến tiền liệt có thể dẫn đến sự thay đổi các

Trang 26

yếu tố nguy cơ tim mạch cá nhân và làm tăng sự xuất hiện của bệnh tiểuđường, nhồi máu cơ tim và tử vong do tim đột ngột [27], [28].

Nghiên cứu thay thế testosterone ở nam giới rối loạn đường huyết có hộichứng chuyển hóa hoặc bị bệnh tiểu đường tuýp 2 đã nghiên cứu tác động củaliệu pháp thay thế testosterone qua da đối với tình trạng kháng insullin, kếtquả nghiên cứu chứng minh được rằng liệu pháp thay thế testosterone xuyên

da ở nam giới rối loạn đường huyết trong bệnh bệnh tiểu đường type 2và/hoặc bị hội chứng rối loạn chuyển hóa có cải thiện tình trạng khánginsulin Và trong khoảng thời gian 6 tháng, liệu pháp thay thế testosteronexuyên da có liên quan đến các tác dụng có lợi đối với tình trạng kháng insulin,tổng cholesterol và LDL-cholesterol, Lipoprotien a và sức khỏe tình dục ởnam giới rối loạn đường bị bệnh đái tháo đường type 2 và/hoặc mắc hộichứng chuyển hóa [29]

1.3 Mối liên quan giữa suy giảm Testosteron và hội chứng chuyển hóa

1.3.1 Mối liên quan giữa đái tháo đường và suy giảm Testosteron

* Testosterone và tình trạng kiểm soát đường máu: qua các nghiên cứungười ta nhận thấy suy giảm nồng độ testosterone và ĐTĐ type 2 có mối quan

hệ nhân quả Suy giảm testosterone và SHBG là yếu tố dự báo ĐTĐ type 2 vàngược lại, người ĐTĐ type 2 có nồng độ testosterone thấp hơn so với ngườikhông mắc đái tháo đường Sự thiếu hụt androgen có thể có tác động âm tínhlên tình trạng kháng insulin và kiểm soát đường máu Androgen trị liệu ởnhững người đái tháo đường có suy sinh dục giúp cải thiện tình trạng khánginsulin, đường máu và HbA1C [30], [31]

1.3.2 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và suy giảm Testosteron

* Mối liên quan giữa nồng độ testosterone với huyết áp: bằng chứngtrong các nghiên cứu dịch tễ học về hội chứng chuyển hóa cho thấy có mối

Trang 27

liên hệ ngược chiều giữa nồng độ testosterone và huyết áp Nồng độtestosterone ở nam giới liên quan đến chỉ số huyết áp, độ dày thất trái và mức

độ giãn thất trái cao hơn Người ta quan sát thấy có sự xơ cứng các mạch máulớn ở những người suy giảm nặng testosterone trong nghiên cứu trên nhữngnam giới điều trị loại bỏ androgen bằng đồng vận GnRH để điều trị ung thưtiền liệt tuyến Một số nghiên cứu cũng ghi nhận huyết áp tâm thu và tâmtrương cũng được cải thiện sau khi điều trị thay thế testosterone ở nam giớibéo phì hoặc loãng xương [32]

1.3.3 Mối liên quan giữa rối loạn lipid và suy giảm Testosteron

* Testosterone và lipid máu: trong các nghiên cứu dịch tễ lớn, người tanhận thấy có mối liên quan giữa testosterone và các yếu tố nguy cơ tim mạch

ở người khỏe mạnh Nồng độ triglyceride, cholesterone toàn phần, cholesterone, apolipoprotein B cao hơn và HDL- cholesterone thấp hơn ở namgiới có nồng độ testosterone máu thấp Việc điều trị bổ xung testosterone cótác động vừa phải nhưng hiệu quả khá rõ ràng tới các chỉ số lipid máu [32]

LDL-1.3.4 Mối liên quan giữa béo phì và suy giảm Testosteron

Liên quan giữa suy giảm testosterone và béo phì: các tế bào mỡ sản xuất

ra các cytokine, trong đó chất có liên quan nhiều nhất tới suy giảm testosterone

là leptin Leptin có các receptor tại tế bào Leydig và có thể ức chế sản xuấttestosterone Tình trạng kháng insulin ở người béo phì cũng làm giảm tiếttestosterone từ các tế bào Leydig Hơn nữa ở người béo phì, hiệu quả kích thíchcủa các xung tiết LH tới tinh hoàn bị yếu đi dẫn đến giảm sản xuất testosterone.Việc thay đổi lối sống, giảm cân không những giúp cải thiện hội chứng chuyểnhóa mà còn giúp cải thiện tình trạng suy sinh dục [6], [32]

Trang 28

Sơ đồ 1.1: Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và suy Testosterone

1.4 Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở BN có suy giảm Testosterone trong nước và thế giới

* Nghiên cứu về tỉ lệ suy giảm Testosterone ở nam giới trung niênMassachusettes trên 1709 nam giới tuổi từ 40-69 tuổi, thuộc nhiều chủng tộckhác nhau Kết quả, tỉ lệ suy sinh dục của nhóm nam giới tham gia nghiên cứutăng từ 6% lên 12,3% sau trung bình 8,8 năm theo dõi [21]

* Nghiên cứu trên 3369 nam giới tuổi từ 40-79 tại 8 trung tâm ở châu Âu, sửdụng các câu hỏi phỏng vấn về sức khỏe tình dục, thể chất và tâm lý Toàn bộngười tham gia được xét nghiệm định lượng nồng độ T toàn phần và tính toánnồng độ T tự do buổi sáng Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận suy sinh dụckhởi phát muộn ở nam giới có thể xác định bởi sự xuất hiện của ít nhất batriệu chứng về tình dục, liên quan với nồng độ T toàn phần < 11 nmol/L và T

Tổn thương nội mạc mạch máu

Trang 29

tháo đường Tỉ lệ suy sinh dục ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ là 24,5% cao hơn đáng

kể so với nhóm không mắc ĐTĐ (12,6%) với p<0,0001 Suy sinh dục liên quanđến ĐTĐ có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn cương do giảm ham muốntình dục và giảm khả năng phản ứng của mạch máu dương vật so với ngườikhông mắc ĐTĐ [5]

* Nghiên cứu về nồng độ testosterone ở 391 nam giới ĐTĐ có và không córối loạn cương của tác giả Ghazi và cộng sự đã nhận thấy suy sinh dục gặp ở33,2% bệnh nhân và rối loạn cương được ghi nhận với tỉ lệ 94,4% trong nhómsuy sinh dục so với 61% ở nhóm không suy sinh dục Các tác giả cũng đưa ramức T toàn phần < 14 nmol/L là mức cần bổ xung testosterone cho các bệnhnhân nam ĐTĐ có rối loạn cương [28]

* Nhiều nghiên cứu về tỉ lệ suy sinh dục ở nam giới đái tháo đường trên thếgiới đều cho thấy suy sinh dục ở người ĐTĐ là thường gặp và tỉ lệ cao hơnđáng kể so với người không mắcĐTĐ [34], [35], [36]

* Tại Việt Nam, nghiên cứu về nồng độ testosterone máu ở bệnh nhân nam đáitháo đường typ 2 của tác giả Nguyễn Thị Phi Nga năm 2015 trên 90 bệnh nhânnam thì thấy nồng độ testosterone máu trung bình là 4,54 ± 1,99 ng/ml(15,76±6,91nmol/l) thấp hơn so với nhóm chứng 5,53±2,35 ng/ml (19,2±8,16nmol/l) với p<0,05 [30]

CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 30

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 208 bệnh nhân nam trên 30 tuổi

có Hội chứng chuyển hóa khám và điều trị tại Bệnh viện Trường ĐHYHN từ

tháng 8/2018 đến tháng 8/2019.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Bệnh nhân nam trên 30 tuổi được chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo

tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Liên đoàn đái tháo đường thế giới 2005 (InternationalDiabetes Federation – IDF) [13] :

Khi có béo bụng (chu vi vòng eo: nam ≥ 90) và hai trong bốn tiêu chídưới đây:

 Triglycerid: ≥ 1,7 mmol/l

 HDL-C: nam < 1,29 mmol/l; nữ < 1,03 mmol/l

 Huyết áp: Huyết áp tâm thu ≥ 130 và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85

 Glucose máu lúc đói: ≥ 5,6 mmol/l

- Bệnh nhân được chẩn đoán suy giảm Testosterone theo tiêu chuẩn củaEuropean Association of Urology [28]: có dấu hiệu hoặc triệu chứng của suysinh dục và nồng độ Testosterone toànphần ≤ 350 ng/dl (12 nmol/l) [23]

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân là giới nữ

- Bệnh nhân nam dưới 30 tuổi

- Bệnh nhân hiện đang mắc các bệnh cấp tính như sốt, tăng áp lực thẩmthấu, nhiễm toan lactic, nhiễm khuẩn…

- Bệnh nhân hiện đang mắc các bệnh mạn tính như: Xơ gan, viêm gan,suy thận, hội chứng thận hư, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý tuyến thượng thận,ung thư, bệnh phổi mạn tính

- Bệnh nhân có bệnh lý cấp tính của tinh hoàn

Trang 31

- Bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến chức năng sinh dụcnhư: thuốc điều trị rối loạn tâm thần, thuốc giải lo âu, an thần (nhómbacbiturat, haloperidol, thuốc chống trầm cảm ba vòng), chẹn beta giao cảm,thuốc ức chế men MAO, thuốc chống động kinh, glucocorticoid

- Bệnh nhân đang dùng thuốc testosterone hoặc điều trị rối loạn cương

- Bệnh nhân không hợp tác hoặc từ chối phỏng vấn

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức chọn cỡ mẫu cho một tỷ lệ:

Trong đó:

- N là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

- Z là hệ số tin cậy = 1,96 (mức ý nghĩa α = 0,05).

- p: tỷ lệ suy sinh dục ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa p=0,56 (Theo nghiên cứu của Tylinska thực hiện năm 2013 để đáng giá sự thiếu hụt testosterone và hội chứng chuyển hóa) (the rela)

- d là độ chính xác mong muốn, sai số tối đa cho phép = 0,07

Vậy n = 193 Để phòng sai sót mẫu và làm tròn thành 200.

2.3.3 Các bước tiến hành

Tất cả các bệnh nhân được tiến hành theo các bước:

* Hỏi bệnh:

 Tuổi của bệnh nhân

 Thời gian phát hiện bệnh RLCH tính theo năm

 Tiền sử thói quen của bệnh nhân: Hút thuốc lá, uống rượu

Trang 32

 Tăng huyết áp và các thuốc đang dùng: chẹn canxi, ức chế menchuyển, ức chế thụ thể angiotensine II, lợi tiểu.

 Tiền sử Đái tháo đường và các thuốc đang dùng

 Tiền sử rối loạn lipid máu và các thuốc đang dùng: statin, fibrat

 Các bệnh kèm theo và các thuốc đã và đang sử dụng

* Khám bệnh:

 Đo chiều cao: Được đo bằng thước dây chuyên dùng, treo trên tường.Bệnh nhân đứng thẳng, quay lưng vào tường, có 4 điểm sát tường là:Gót chân, mông, vai và đầu Kết quả tính bằng mét (m)

 Đo cân nặng: Dùng bàn cân đã được kiểm nghiệm sai số <100g Kếtquả tính bằng kilogram (kg)

 Đo vòng eo: Bệnh nhân đứng thẳng, thoải mái, thở đều Dùng thướcvải thợ may vòng ngang qua rốn bệnh nhân và qua điểm giữa đườngnối bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu để đo vòng eo Kết quảtính bằng centimet (cm)

 Đo huyết áp: Dùng máy đo HA đồng hồ do Nhật Bản sản xuất

 Bệnh nhân được nghỉ tại chỗ ít nhất 5 phút trước khi đo, không dùng cácchất như café, thuốc lá, chè…1giờ trước khi đo HA hoặc sử dụng cácthuốc cường giao cảm như phenylephrin (dùng nhỏ mắt hay nhỏ mũi)

- Vị trí đo HA: Đo ở ĐM cánh tay trái

- Tư thế đo HA: Đo HA ở tư thế ngồi

* Xét nghiệm máu

Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sángsau khi đã nhịn ăn sáng, làm xét nghiệm bằng máy bằng máy Cobas-8000( Roche) tại khoa Hóa sinh bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

 Định lượng nồng độ Glucose huyết tương

 Định lượng các thành phần lipid huyết tương (TG, TC, HDL-C, LDL-C)

Trang 33

 Định lượng Ure, Creatinine, GOT, GPT

 Định lượng Testosterone toàn phần

2.3.4 Các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá

* Đánh giá các số đo nhân trắc và thể trạng

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) được tính theo công thức [37]:

BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m²)

Tiêu chuẩn xác định thể trạng dựa vào BMI (kg/ m²) (Theo phân loại Châu 2000) [28]

Á-Thể trạng gầy : BMI< 18,5Thể trạng trung bình : 18,5 ≤ BMI < 23Quá cân : BMI ≥ 23

Béo phì độ I : 25<BMI< 29,9Béo phì độ II : BMI ≥ 30Vòng eo bình thường: Nam < 90cm; Nữ < 80 cm

* Phân loại tăng huyết áp ( THA)

Theo tiêu chuẩn của JNC VII (2007) về phân độ THA cho người lớn >18tuổi [38]

Trang 34

* Đánh giá kiểm soát đường máu và HbA1C.

Theo tiêu chuẩn của Nhóm chính sách ĐTĐ type 2 Châu Á- Thái Bình Dương(2002) [39]

Đạt mục tiêu Không đạt

* Đánh giá về rối loạn lipid máu

Chẩn đoán rối loạn lipid máu: Bệnh nhân đang được điều trị rối loạnlipid máu hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào khuyến cáo củahội tim mạch Việt Nam (2008) về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa [40]:

* Đánh giá về suy giảm Testosterone

Bệnh nhân được chẩn đoán suy giảm Testosterone theo tiêu chuẩn củaEuropean Association of Urology : có dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy sinhdục và nồng độ Testosterone toàn phần ≤ 350 ng/dl (12 nmol/l) [23]

2.3.5 Sơ đồ nghiên cứu

Chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo IDF:

Trang 35

2.4 Quản lý, phân tích số liệu

Số liệu nghiên cứu được quản lý và phân tích bằng chương trình phầnmềm SPSS 20.0 với các thuật toán:

- Tính trung bình, độ lệch, phương sai của các biến đối với các biếnđịnh lượng

- So sánh các biến định lương, so sánh 2 trung bình bằng các test: T-test,Fisher-test; Tính tỷ xuất chênh OR, RR

2.5 Sai số và cách khống chế sai số

2.5.1 Sai số ngẫu nhiên

Do chỉ chọn mẫu là nam giới ngẫu nhiên đến khám tại Bệnh viện Đạihọc Y Hà Nội nên chưa đủ đại diện cho tất cả nam giới trưởng thành ở bệnhnhân có Hội chứng chuyển hóa

2.5.2 Sai số hệ thống

Xét nghiệm nồng độ Testosteron:

Thu thập, phân tích số liệu

MT1: Xác định tỷ lệ suy giảm

Testosterone ở bệnh nhân nam trên

30 tuổi có hội chứng chuyển hóa tại

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

MT2: Nhận xét mối liên quan giữa nồng độ Testosterone với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trang 36

Khi định lượng đường huyết lúc đói người bệnh cần phải được nhịn ăn,uống (trừ nước) trước khi lấy máu từ 8 giờ, nếu không tuân thủ sẽ làm sai lạckết quả nghiên cứu.

- Sai số do các kết quả xét nghiệm có thể do bệnh nhân tiến hành xétnghiệm sau khi ăn sáng

- Sai số do nghiên cứu viên cân đo cân nặng, chiều cao, đo vòng bụngvòng eo không chính xác

2.5.3 Cách khắc phục

Người bệnh cần được tư vấn, giải thích rõ trước khi làm các cận lâmsàng và việc cần thiết phải làm cận lâm sàng đó

- Giải thích rõ cho người bệnh về quy trình nghiên cứu làm giảm lo lắng

và tăng sự hợp tác của người bệnh

- Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được lấy máu tĩnh mạch vào buổisáng sau khi đã nhịn ăn sáng, tại khoa Hóa sinh bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

- Sử dụng các loại cân, thước đo với kỹ thuật chuẩn, tuân theo phươngthức thường quy và thống nhất phương pháp điều tra đã được tập huấn chođiều tra viên nhằm loại trừ khả năng sai số do điều tra viên hoặc do dụng cụcân, đo

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu sau khi được giải thích về mục đíchnghiên cứu có quyết định đồng ý tham gia vào nghiên cứu hay không Nếu từchối tham gia vào nghiên cứu vẫn tiếp tục được khám theo nguyện vọng củađối tượng

Trang 37

- Đối tượng nghiên cứu được tư vấn giải thích về vấn đề nghiên cứu, kết quảnghiên cứu Sau khi kết thúc nghiên cứu kết quả được phản hồi cho đối tượngnghiên cứu Đối tương nghiên cứu được can thiệp và theo dõi nếu cần thiết.

- Nghiên cứu này chỉ nhắm nâng cao sức khỏe cộng đồng, chất lượngđiều trị, không nhằm mục đích nào khác

- Danh tính, bệnh án của người bệnh sẽ được mã hóa và lưu trữ theo quy

định về lưu trữ hồ sơ bệnh án sau khi hoàn thành nghiên cứu

Trang 38

-CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

30-40 tuổi 41-50 tuổi 51-60 tuổi Lớn hơn 60 tuổi

Trang 39

3.1.2 Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh

Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 1,45 ± 1,83 năm.

Phần lớn đối tượng nghiên cứu đều có thời gian phát hiện bệnh trongvòng 1 năm, chiếm tỷ lệ 67,31% Có 28,37% bệnh nhân có thời gian phát hiệnbệnh trong khoảng 1-5 năm Còn lại 4,33% số bệnh nhân có thời gian bị bệnhtrên 5 năm

Trang 40

3.1.3 Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI)

Bảng 3.2: Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI)

Tất cả bệnh nhân đều ở mức BMI ở ngưỡng thừa cân (BMI ≥ 23) Tỷ lệ

bệnh nhân có BMI ở mức béo phì (BMI≥ 25) là 53,37% Giá trị trung bình

3.1.5 Đặc điểm đường huyết

Bảng 3.4: Mức độ kiemern soát đường huyết lúc đói

Đặc điểm đường huyết lúc đói Số BN (n) Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 08/11/2019, 21:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (2014). Kết quả hoạt động điều tra lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 và xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường dành cho người Việt Nam. Kỷ yếu hội nghị khoa học về nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VIII, 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội nghị khoa học về nội tiết và chuyển hóatoàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Năm: 2014
12. Cassells H.B. và Haffner S.M. (2006). The Metabolic Syndrome: Risk Factors and Management. Journal of Cardiovascular Nursing, 21(4), 306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Cardiovascular Nursing
Tác giả: Cassells H.B. và Haffner S.M
Năm: 2006
13. Tavares H. dos P., Gelaleti R.B., Picolo F. và cộng sự. (2015). Metabolic Syndrome: Consensus and Controversy: State of the Art. Open Journal of Endocrine and Metabolic Diseases, 05, 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Open Journalof Endocrine and Metabolic Diseases
Tác giả: Tavares H. dos P., Gelaleti R.B., Picolo F. và cộng sự
Năm: 2015
16. Kelly D.M. và Jones T.H. (2013). Testosterone: a metabolic hormone in health and disease. Journal of Endocrinology, 217(3), R25–R45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Endocrinology
Tác giả: Kelly D.M. và Jones T.H
Năm: 2013
19. Bs D.J.H.M. (2000). Androgen Physiology, Pharmacology and Abuse.Endotext. MDText.com, Inc., South Dartmouth (MA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endotext
Tác giả: Bs D.J.H.M
Năm: 2000
21. Feldman H.A., Longcope C., Derby C.A. và cộng sự. (2002). Age Trends in the Level of Serum Testosterone and Other Hormones in Middle-Aged Men: Longitudinal Results from the Massachusetts Male Aging Study.None, 87(2), 589–598 Sách, tạp chí
Tiêu đề: None
Tác giả: Feldman H.A., Longcope C., Derby C.A. và cộng sự
Năm: 2002
22. Nguyễn Quang (2012). Kết quả điều trị rối loạn cương dương bằng provironum. Y học Việt Nam, tháng 2/2012(366), 36–40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang
Năm: 2012
24. Pitteloud N., Mootha V.K., Dwyer A.A. và cộng sự. (2005). Relationship between testosterone levels, insulin sensitivity, and mitochondrial function in men. Diabetes Care, 28(7), 1636–1642 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes Care
Tác giả: Pitteloud N., Mootha V.K., Dwyer A.A. và cộng sự
Năm: 2005
25. Jones T.H. (2010). Effects of testosterone on Type 2 diabetes and components of the metabolic syndrome: Testosterone and diabetes.Journal of Diabetes, 2(3), 146–156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Diabetes
Tác giả: Jones T.H
Năm: 2010
26. Tylińska M. và Broncel M. (2013). [The relationship between testosterone deficiency and metabolic syndrome in obese men]. Pol Merkur Lekarski, 34(199), 24–28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PolMerkur Lekarski
Tác giả: Tylińska M. và Broncel M
Năm: 2013
27. Alibhai S.M.H., Duong-Hua M., Sutradhar R. và cộng sự. (2009). Impact of Androgen Deprivation Therapy on Cardiovascular Disease and Diabetes. J Clin Oncol, 27(21), 3452–3458 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Clin Oncol
Tác giả: Alibhai S.M.H., Duong-Hua M., Sutradhar R. và cộng sự
Năm: 2009
28. Keating N.L., O’Malley A.J., và Smith M.R. (2006). Diabetes and Cardiovascular Disease During Androgen Deprivation Therapy for Prostate Cancer. JCO, 24(27), 4448–4456 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JCO
Tác giả: Keating N.L., O’Malley A.J., và Smith M.R
Năm: 2006
30. Grossmann M. (2014). Testosterone and glucose metabolism in men:current concepts and controversies. Journal of Endocrinology, 220(3), R37–R55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Endocrinology
Tác giả: Grossmann M
Năm: 2014
31. Traish A.M., Saad F., và Guay A. (2009). The Dark Side of Testosterone Deficiency: II. Type 2 Diabetes and Insulin Resistance. Journal of Andrology, 30(1), 23–32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofAndrology
Tác giả: Traish A.M., Saad F., và Guay A
Năm: 2009
32. Saad F. (2009). The role of testosterone in type 2 diabetes and metabolic syndrome in men. Arquivos Brasileiros de Endocrinologia &amp;Metabologia, 53(8), 901–907 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arquivos Brasileiros de Endocrinologia &"Metabologia
Tác giả: Saad F
Năm: 2009
33. Wang C., Nieschlag E., Swerdloff R. và cộng sự. (2009). Investigation, treatment, and monitoring of late-onset hypogonadism in males: ISA, ISSAM, EAU, EAA, and ASA recommendations. Journal of andrology, 30(1), 1–9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of andrology
Tác giả: Wang C., Nieschlag E., Swerdloff R. và cộng sự
Năm: 2009
34. Dhindsa S., Miller M.G., McWhirter C.L. và cộng sự. (2010).Testosterone Concentrations in Diabetic and Nondiabetic Obese Men.Diabetes Care, 33(6), 1186–1192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes Care
Tác giả: Dhindsa S., Miller M.G., McWhirter C.L. và cộng sự
Năm: 2010
35. Kapoor D., Aldred H., Clark S. và cộng sự. (2007). Clinical and Biochemical Assessment of Hypogonadism in Men With Type 2 Diabetes: Correlations with bioavailable testosterone and visceral adiposity. Diabetes Care, 30(4), 911–917 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes Care
Tác giả: Kapoor D., Aldred H., Clark S. và cộng sự
Năm: 2007
36. Arafa M., Zohdy W., Aboulsoud S. và cộng sự. (2012). Prevalence of late-onset hypogonadism in men with type 2 diabetes mellitus.Andrologia, 44(s1), 756–763 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Andrologia
Tác giả: Arafa M., Zohdy W., Aboulsoud S. và cộng sự
Năm: 2012
38. Martin J. (2008). Hypertension guidelines: revisiting the JNC 7 recommendations. The Journal of Lancaster General Hospital, 3(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Lancaster General Hospital
Tác giả: Martin J
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w