1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa

87 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂN Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt độn

Trang 2

V P T TR ỂN VIỆT NAM - ÒA

huyên ngành: Tài chính – gân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa”

là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là TS Hoàng Hải Yến Các nội dung trình bày trong luận văn được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực và tham khảo tài liệu khác

Nha Trang, ngày 14 tháng 07 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thiên Quân

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC BẢNG vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN viii

ABSTRACT ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4.1 Thu thập dữ liệu 3

1.4.2 Xử lý dữ liệu 3

1.6 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÕA VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5

2.1 Giới thiệu khái quát về BIDV Khánh Hòa 5

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Khánh Hòa 8

2.1.2.1 Huy động vốn 8

2.1.2.2 Tín dụng 9

2.1.2.3 Lợi nhuận 10

2.2 Những biểu hiện vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa 11

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 14

3.1 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 14

3.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ 14

3.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 15

3.1.3 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 16

3.1.3.1 Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại 16

3.1.3.2 Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 20

3.1.4 Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại 25

3.1.5 Vai trò, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 27

3.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan 27

3.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 27

3.2.1 Các nghiên cứu trong nước 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 30

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV KHÁNH HÕA 31

4.1 Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2018 31

4.2 Thiết kế nghiên cứu 34

4.2.1 Nghiên cứu định tính 35

4.2.2 Bảng câu hỏi khảo sát 35

4.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi 35

4.2.2.2 Thống kê mô tả 36

4.3 Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa 37

4.3.1 Về hoạt động giám sát 38

4.3.2 Về thông tin và truyền thông 39

4.3.3 Về môi trường kiểm soát 41

Trang 6

4.3.4 Về hoạt động kiểm soát 43

4.3.5 Về đánh giá rủi ro 45

4.4 Đánh giá kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa 47

4.4.1 Những kết quả đạt được 47

4.4.2 Những hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa…… 49

4.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 51

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV KHÁNH HÕA 52

5.1 Định hướng hoạt động tín dụng và kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa đến năm 2020 52

5.1.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng của BIDV Khánh Hòa 52

5.1.1.1 Định hướng chung 52

5.1.1.2 Định hướng cụ thể 52

5.1.2 Định hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa 53

5.2 Giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa 54

5.2.1 Hoàn thiện hoạt động giám sát tín dụng 54

5.2.2 Hoàn thiện thông tin và truyền thông 55

5.2.3 Hoàn thiện môi trường kiểm soát 56

5.2.4 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát tín dụng 58

5.2.5 Hoàn thiện đánh giá rủi ro tín dụng 60

5.3 Đánh giá hiệu quả của các phương án thực hiện 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 61

Trang 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 1 68

PHỤ LỤC 2 72

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AICPA Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ

BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBNV Cán bộ nhân viên

CIC Trung tâm thông tin tín dụng

COSO Ủy ban bảo trợ các tổ chức của Ủy ban Treadway

ĐCTC Định chế tài chính

ĐĐNN Đạo đức nghề nghiệp

DPRR Dự phòng rủi ro

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HĐKS Hoạt động kiểm soát

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của BIDV 6

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của BIDV Khánh Hòa 8

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế 34

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2018 9

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2018 10

Bảng 2.3: Thị phần cho vay của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2018 10

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV Khánh Hòa năm 2016 – 2018 11

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của BIDV Khánh Hòa năm 2016 – 2018

Bảng 4.1: Dư nợ cho vay của BIDV Khánh Hòa theo kỳ hạn giai đoạn 2016 – 2018 33 Bảng 4.2: Dư nợ cho vay của BIDV Khánh Hòa theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016 – 2018 33

Bảng 4.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của BIDV Khánh Hòa 35

Bảng 4.4: Thống kê mức độ đánh giá về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 36

Bảng 4.5: Thống kê nhận xét về hoạt động giám sát 37

Bảng 4.6: Thống kê nhận xét về thông tin và truyền thông 38

Bảng 4.7: Thống kê nhận xét về môi trường kiểm soát 40

Bảng 4.8: Thống kê nhận xét về hoạt động kiểm soát 42

Bảng 4.9: Thống kê nhận xét về đánh giá rủi ro 44

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng

tại ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt

động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những vấn

đề trong hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Nghiên cứu đã phân tích thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa nhằm phát hiện các vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp

cụ thể

Với phương pháp thu thập dữ liệu và tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích dựa trên dữ liệu thu thập để làm rõ thực trạng Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số vấn đề liên quan về môi trường và hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát Nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp, kế hoạch cụ thể cho BIDV Khánh Hòa để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu này song đề tài được nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế về đối tượng khảo sát và môi trường kiểm soát Những hạn chế trên là gợi mở để tác giả có định hướng khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo

Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Tín dụng

Trang 11

ABSTRACT

Recognizing the importance of the internal control system in credit operations at

the bank, the author selected the topic "Improving the internal control system of credit

operations at BIDV Khanh Hoa" to study with the hope of finding the existing

problems in the internal control system of credit operations at BIDV Khanh Hoa

The research analyzed the situation of internal control system in credit activities

at BIDV Khanh Hoa in order to detect problems, thereby giving specific solutions With the methods of data collecting and synthesizing, comparising, evaluating and analyzing based on collected data to clarify the situation Thereby giving solutions and plans to implement solutions improving the internal control system of credit operations at BIDV Khanh Hoa

Research results have identified a number of issues related to the control environment and activities, assessment of risk, information and communication, monitoring activities

The research has pointed out some specific solutions and plans for BIDV Khanh Hoa to improve the internal control system of credit activities Although the author has tried very hard in this research, it still has many limitations on the objects of investigation and control environment These limitations are suggestive to the author in the next research

Keywords: Internal control, Credit

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với những nguyên nhân như nguyên nhân từ môi trường kinh doanh, nguyên nhân từ khách hàng hay nguyên nhân từ chính phía ngân hàng Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng Chính vì vậy, BIDV Khánh Hòa cũng như các ngân hàng thương mại khác luôn quan tâm đến vấn đề hạn chế rủi ro đặc biệt là rủi ro của hoạt động tín dụng để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, hướng đến các chuẩn mực quốc tế

Để hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn, hiệu quả và tránh được các rủi

ro thì các ngân hàng thương mại phải luôn coi trọng việc KSNB trong quản trị điều hành Việc hoạt động KSNB tốt và hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tối đa được rủi ro, ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu trong hoạt động ngân hàng; đồng thời đảm bảo cho ngân hàng luôn tuân thủ đúng pháp luật, quy định, chính sách, kế hoạch, thủ tục, chế độ trong và ngoài ngành Qua đó giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đặt ra và phát triển theo kỳ vọng của ngành ngân hàng

Trong những năm 2016, 2017 và 2018, hoạt động của BIDV Khánh Hòa có nhiều khởi sắc, đạt kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng Số lượng khách hàng mới gia tăng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều

so với BIDV Nam Trung Bộ và khối ngân hàng thương mại Nhà nước địa bàn tỉnh Khánh Hòa Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng tín dụng ở mức cao là vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức an toàn, đảm bảo quy định của Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Mặc dù tỉ lệ nợ xấu tại BIDV Khánh Hòa đạt mức an toàn theo quy định, nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi chất lượng tín

Trang 13

dụng đang có dấu hiệu giảm sút so với năm 2016 do nợ xấu và nợ nhóm 2 của tín dụng gia tăng Hơn nữa, qua các đợt kiểm tra của KSNB năm 2017, 2018 tại BIDV Khánh Hòa, đoàn KSNB phát hiện nhiều lỗi tuân thủ ở tất cả các nghiệp vụ, nhưng chiếm cao nhất là lỗi liên quan đến nghiệp vụ tín dụng

Với những thách thức nêu trên, yêu cầu BIDV Khánh Hòa phải không ngừng hoàn thiện hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng nhằm mục tiêu tăng trưởng quy

mô nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng Chính vì vậy, tác giả quyết

định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ kinh tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Luận văn nghiên cứu phát hiện vấn đề KSNB trong hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến

hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 14

+ Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB hoạt động tín dụng

+ Về không gian: Thực hiện tại BIDV Khánh Hòa

+ Về thời gian: số liệu nghiên cứu từ năm 2016 – 2018 tại BIDV Khánh Hòa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp tiếp cận để hiểu biết và đánh giá về hệ thống KSNB Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên nền tảng lý thuyết khuôn mẫu về KSNB tại Ngân hàng thương mại của ủy ban COSO và ủy ban Basel để tìm ra các yếu tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng và đưa vào mô hình nghiên cứu Sau đó, nghiên cứu dùng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá, kiểm định và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố Xác định đối tượng nắm rõ nhất tình hoạt hoạt động tín dụng cũng như công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị chính là các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tín dụng, bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế từ nghiên cứu định tính thông qua việc khảo sát đến các nhân viên tín dụng đang công tác tại BIDV Khánh Hòa Phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

1.4.1 Thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, đề tài, bài báo, hội thảo, tài liệu giáo trình có liên quan đến hệ thống KSNB, các văn bản, quy định của Nhà nước, của BIDV và BIDV Khánh Hòa liên quan đến KSNB

- Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập qua điều tra, trao đổi với Ban lãnh đạo, phòng kiểm soát, phòng kế toán, … tại BIDV Khánh Hòa Các dữ liệu này, ngoài những thông tin chung về BIDV; BIDV Khánh Hòa, thì tác giả tập trung sâu vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến hệ thống KSNB hoạt động tín dụng Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành quan sát các hoạt động của BIDV Khánh Hòa để có cái nhìn sát thực về

hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại chính chi nhánh Khánh Hòa

1.4.2 Xử lý dữ liệu

Dựa trên dữ liệu thu thập, bằng cả phương pháp định tính và thống kê mô tả, tác

Trang 15

giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa để qua đó đưa ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu giúp bạn đọc hiểu rõ về công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa Luận văn đã đưa ra được những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng; đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ ngân hàng Kết quả nghiên cứu có thể được tham khảo và vận dụng trong công tác kiểm toán

1.6 Kết cấu của luận văn

Luận văn được trình bày trong 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa và vấn đề kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Chương 3: Cơ sở lý thuyết đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Chương 4: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Chương 5: Giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Trang 16

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÕA VÀ VẤN ĐỀ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 2.1 Giới thiệu khái quát về BIDV Khánh Hòa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ BIDV đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi:

Từ ngày 26/04/1957: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

Từ ngày 24/6/1981: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Từ ngày 14/11/1990: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính

hệ thống thống nhất và là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, bao gồm hơn 118 chi nhánh và các Công ty trong lãnh thổ Việt Nam, có liên doanh với 3 đơn vị nước ngoài gồm 1 công ty và 2 ngân hàng, góp vốn với 5 tổ chức tín dụng

Hoạt động trọng tâm và lĩnh vực truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, các chương trình phát triển kinh tế then chốt và trọng yếu của đất nước BIDV tham gia đầy đủ tất cả các mặt nghiệp vụ của ngân hàng để phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác bền chặt với các Doanh nghiệp, Tổng công ty BIDV không ngừng mở rộng quy mô quan hệ giao dịch thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới và gia tăng đại lý với hơn 400 ngân hàng

BIDV là một trong những ngân hàng chủ chốt thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước và phục vụ đầu tư, tài trợ phát triển Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán xuất nhập khẩu, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, cho vay vốn lưu động, tài trợ dự án,…BIDV còn là Ngân hàng đã đưa ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch

vụ thẻ, Internet Banking, SMS Banking, BIDV Online… BIDV cũng là Ngân hàng

Trang 17

thương mại có mạng lưới rộng khắp với 118 chi nhánh và trên 500 phòng giao dịch trên toàn quốc cùng nhiều công ty con và công ty liên doanh trên hầu hết các lĩnh vực dịch vụ tài chính Ngoài ra, BIDV còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…

BIDV đã được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế trao giải thưởng như “Top 20 thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam” trong nhiều năm liên tiếp như: Ngôi sao quốc tế về chất lượng năm 2011, Giải thưởng Sao Khuê

2011 … Từ năm 2007 đến 2018, BIDV luôn giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) Năm 2009, BIDV nằm trong TOP 10 Lãnh đạo Công nghệ Thông tin tiêu biểu của Khu vực Đông Dương

và Khu vực Đông Nam Á vào năm 2010 Tháng 9 năm 2008, BIDV chuyển đổi chính thức mô hình tổ chức theo dự án hỗ trợ kỹ thuật 2 (TA2), được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn từ tập đoàn ngân hàng bảo hiểm ING của Hà Lan và học viện Ngân hàng Bỉ (BBA) Theo dự án này, BIDV đã hình thành rõ nét mô hình một ngân hàng

hiện đại:

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Khánh Hòa) là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa BIDV Khánh Hòa được thành lập vào năm 1976, khởi điểm ban đầu của BIDV là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản thuộc

Trang 18

tỉnh Phú Khánh Từ đó đến nay phù hợp với sự phát triển chung của BIDV, Chi nhánh được lần lượt mang những tên gọi như sau:

- Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Khánh Hoà

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV Khánh Hòa

Giai đoạn 1976 – 1994: Đây là giai đoạn BIDV và Chi nhánh thực hiện chức năng của

một ngân hàng đầu tư phát triển, chủ yếu cấp phát và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước

Giai đoạn 1995 -2001: Năm 1995 do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế

cũng như tốc độ phát triển xã hội BIDV bắt đầu chuyển đổi Sau khi tách cục đầu tư, BIDV Khánh Hòa đã chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng đa năng tổng hợp theo mô hình của một ngân hàng thương mại

Giai đoạn từ 2001 – 2007: với việc tập trung cho vay các dự án trung dài hạn

luôn duy trì ở mức cao và nhiều tiềm ẩn rủi ro nên kể từ năm 2002 trở đi Chi nhánh đã gặp phải các thách thức lớn, các khoản cho vay chỉ định theo chương trình nông nghiệp nông thôn, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn

Giai đoạn 2008 đến nay chi nhánh đã từng bước tiến hành cơ cấu lại nền khách

hàng, đặc biệt là tập trung phát triển các đối tượng khách hàng tốt, có lợi thế theo định hướng của BIDV, mở rộng các điểm giao dịch… Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần BIDV Khánh Hòa đã thay đổi định hướng kinh doanh phù hợp với mục tiêu chiến lược của BIDV Bằng việc xác định đối tượng chiến lược là khách hàng bán lẻ, BIDV Khánh Hòa đã gặt hái được những thành tựu đáng kể

Từ một Chi nhánh có nợ xấu, nợ nhóm 2 luôn ở mức cao nhưng đến nay nợ xấu và nợ nhóm 2 luôn nằm trong ở mức thấp

Hiện nay, trụ sở chính của BIDV Khánh Hòa đặt tại địa chỉ số 35 đường 2/4,

Trang 19

phường Vạn Thắng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và 7 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc gồm: PGD Cam Ranh, PGD Ninh Hòa, PGD Lộc Thọ, PGD Thống Nhất, PGD Xóm Mới, PGD Vĩnh Hải và PGD Bình Tân Tổng số cán bộ nhân viên của BIDV Khánh Hòa đến thời điểm 31/12/2018 là 166 cán bộ

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của BIDV Khánh Hòa

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Khánh Hòa

LÝ RỦI

RO

KHỐI TÁC NGHIỆP

KHỐI QUẢN

LÝ NỘI

BỘ

07 PHÒNG GIAO DỊCH

Phòng Quản trị tín dụng Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Quản lý – Dịch vụ Kho quỹ

Phòng

Tổ chức hành chính

Phòng

Kế hoạch- Tài chính

Trang 20

So với 2016 So với 2017 (+),(-) % (+),(-) %

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Khánh Hòa 2016 - 2018)

Qua bảng 2.1 cho thấy, mặc dù huy động vốn cuối kỳ năm 2018 sụt giảm 206 tỷ đồng so với năm 2017 vì nguyên nhân chính là số dư huy động vốn của một số nhóm khách hàng lớn giảm mạnh, công tác huy động vốn của BIDV Khánh Hòa vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân so với năm 2016,

2017 lần lượt đạt 35,5% và 14,7% Tính đến 31/12/2018, thị phần huy động vốn của BIDV Khánh Hòa trên địa bàn tỉnh đạt 11,1%, đứng thứ 2 sau Agribank (16,2%)

2.1.2.2 Tín dụng

Dư nợ đến 31/12/2018 đạt gần 7.088 tỷ đồng, tăng gần 1.043 tỷ đồng (+17,25%)

so với năm 2017, đạt 99,83% giới hạn tín dụng năm 2018 So với BIDV khu vực Nam Trung Bộ và khối ngân hàng thương mại nhà nước địa bàn Khánh Hòa thì BIDV Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều (BIDV Nam Trung Bộ

Trang 21

tăng 12,4% và khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trưởng 13,85%), riêng tốc độ tăng trưởng chung của địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 17%

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Tăng giảm tương đối (%)

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Tổng dư nợ 4.898 100% 6.045 100% 7.088 100% 18/17 17/16

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Khánh Hòa 2016 - 2018)

Đến 31/12/2018, thị phần dư nợ cho vay của BIDV Khánh Hòa đạt 9,1%, sau Vietcombank Khánh Hòa và Agribank

Bảng 2.3: Thị phần cho vay của BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2018

Thị phần

Số

Thị phần

BIDV KH 4.898 9,5% 6.045 9,1% 7.088 9,1% 1.043 17,3% 0,0% Agribank 6.342 12,3% 7.076 10,6% 7.729 9,9% 653 9,2% -0,7% Vietcombank

KH 6.754 13,1% 8.911 13,4% 10.148 13,0% 1.237 13,9% -0,4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Khánh Hòa 2016 - 2018)

Nhìn chung về hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2018 có tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối ổn định Thị phần cho vay của BIDV Khánh Hòa trong giai đoạn này không tăng trưởng những cũng không sụt giảm đáng kể trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra gay gắt

2.1.2.3 Lợi nhuận

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV Khánh Hòa năm 2016 – 2018

Trang 22

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Khánh Hòa 2016 - 2018)

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của BIDV Khánh Hòa năm 2018 đạt 17,9% cao hơn mức tăng trưởng trong năm 2017 Nhìn vào bảng 2.4, có thể dễ dàng nhận thấy thu nhập, lợi nhuận của BIDV Khánh Hòa tăng trưởng mạnh mẽ từ năm

2016 đến năm 2018 Đây là chỉ tiêu đánh giá rõ ràng nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức, đánh dấu sự thành công của BIDV Khánh Hòa khi quy mô và hiệu quả hoạt động đạt mốc tăng trưởng cao Ban lãnh đạo BIDV Khánh Hòa với chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ, nắm giữ thị phần đã giúp chi nhánh đạt được những thành tích xuất sắc trước các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

2.2 Những biểu hiện vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Qua các kỳ kiểm tra của KSNB, ban kiểm tra đã phát hiện các lỗi sai phạm trong công tác tín dụng như: cho vay sai với quy định hiện hành của BIDV; thẩm định pháp

lý, năng lực tài chính của khách hàng không đầy đủ; định giá tài sản đảm bảo không có

cơ sở, pháp lý tài sản chưa đầy đủ…; giải ngân bằng tiền mặt chiểm tỉ trọng cao, chưa phù hợp với quy định về giải ngân bằng tiền mặt của ngân hàng nhà nước; kiểm tra giám sát sau giải ngân chưa sát sao, còn nhiều sơ sài

Hầu hết, KSNB chú trọng kiểm tra tính đúng, đủ trên bề mặt hồ sơ tại thời điểm

Trang 23

kiểm tra mà bỏ qua công tác cảnh báo RRTD cũng như chỉ ra những điểm yếu trong quy trình để có những kiến nghị sửa đổi, khắc phục Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp phát sinh những hậu quả nghiêm trọng mà chỉ khi rủi ro phát sinh KSNB mới tiến hành kiểm tra, xác minh lại toàn bộ quá trình thực hiện để xác định trách nhiệm cá nhân

Trong thời gian vừa qua, tại BIDV Khánh Hòa đã xảy ra một số trường hợp rủi ro quy trình mà KSNB không kịp thời nhận diện và cảnh báo sớm cho chi nhánh Cụ thể là: Cán bộ QLKH không thu hồi ưu đãi lãi suất khi khách hàng đã trả nợ, thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm; tài sản đảm bảo hình thành sau hôn nhân nhưng thành viên sở hữu tài sản không tham gia đầy đủ khi ký kết hợp đồng với ngân hàng, đã phát sinh trường hợp tranh chấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của BIDV Khánh Hòa; cán bộ QLKH không thẩm định hồ sơ một cách cẩn thận khiến khách hàng phát sinh nợ xấu ngay sau khi cho vay

Trong năm 2017, 2018 đoàn KSNB kiểm tra chi nhánh Khánh Hòa đã phát hiện nhiều lỗi vi phạm liên quan đến công tác tín dụng ở tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng Bên cạnh đó, những vi phạm sau KSNB lại thường không được công bố rộng rãi, chỉ những cán bộ trực tiếp liên quan đến hồ sơ vi phạm mới nắm được dẫn đến các

vi phạm này vẫn lặp đi lặp lại qua các kỳ kiểm tra cho thấy ý thức khắc phục, chính sửa sai phạm của BIDV Khánh Hòa chưa tốt, chưa nhận thức được tầm quan trọng của KSNB Điều này còn cho thấy hoạt động KSNB tại BIDV Khánh Hòa chưa thực sự hiệu quả

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của BIDV Khánh Hòa Phân tích một số hoạt động cơ bản của BIDV Khánh Hòa thông qua chỉ tiêu huy động vốn, tín dụng, lợi nhuận, vấn đề KSNB từ năm 2016 đến năm 2018 Đưa ra những biểu hiện vấn đề liên quan đến KSNB trong hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh

Trang 24

Hòa Mặc dù các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng của BIDV Khánh Hòa luôn đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN, thực hiện theo đúng chỉ đạo của BIDV, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều RRTD gây ảnh hưởng đến chất lượng nợ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh như: lỗi tuân thủ trong nghiệp vụ tín dụng chiếm

tỷ lệ lớn, công tác KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa chưa thật sự hiệu quả… Vì vậy, hoàn thiện KSNB trong hoạt động tín dụng sẽ góp phần hạn chế RRTD, giảm thiểu tổn thất, giúp chi nhánh phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững

Trang 25

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG

KIỂM SOÁT NỘI BỘ 3.1 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

3.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ

Trước năm 1905 KSNB vẫn chưa được đặt tên, đến năm 1905, thuật ngữ “hệ thống kiểm tra nội bộ” được Montgomery lần đầu tiên sử dụng với định nghĩa là một

hệ thống bao gồm các ghi nhận về kế toán, phương pháp, hệ thống được thiết lập theo cách thức không để bất kỳ phần nghiệp vụ kế toán sẽ chịu phụ thuộc và kiểm soát hoàn toàn bởi một cá nhân nào mà công việc của nhân viên sau sẽ kiểm soát lại phần việc được thực hiện bởi nhân viên trước nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả các loại tiền của đơn vị (Montgomery, 1912)

Năm 1949, AICPA sử dụng thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” thay thuật ngữ “kiểm tra nội bộ” trong báo cáo “Báo cáo đặc biệt về kiểm soát nội bộ” Theo đó KSNB được định nghĩa là bao gồm các kế hoạch và sự phối hợp của tổng hòa các phương pháp và

đo lường được thực hiện trong đơn vị nhằm bảo vệ tài sản, kiểm tra sự tin cậy và chính xác của dữ liệu kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách quản lý được thiết lập (Heier, Dugan và Sayers, 2005)

Qua quá trình hình thành và phát triển, khái niệm KSNB ngày càng được mở rộng

và có nhiều quan điểm nhau về KSNB, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào về KSNB được chấp nhận rộng rãi trên thế giới Đến năm 1992, ủy ban COSO được thành lập nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB qua việc phát hành báo cáo Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ hợp nhất (COSO, 1992) Báo cáo COSO 1992 đã định nghĩa về KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị (HĐQT), các nhà quản lý và các thành viên khác trong đơn vị, được thiết kế nhằm đảm bảo, hợp lý liên quan đến việc đạt được các loại mục tiêu: hiệu quả và hiệu lực của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và luật lệ (COSO, 1992)

Nhằm vận dụng các lý luận cơ bản của khuôn mẫu KSNB được COSO ban hành

Trang 26

năm 1992 vào lĩnh vực NH Ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu KSNB Theo đó, báo cáo Basle 1998 đã định nghĩa KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, các nhà quản lý cao cấp và tất cả nhân viên các cấp của đơn vị Mục tiêu chính của quá trình KSNB nhằm có thể đạt được các loại mục tiêu: hiệu quả, báo cáo và tuân thủ

Tại Việt Nam, KSNB được định nghĩa “Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám

sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội

bộ, chuẩn mực ĐĐNN, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.” (Thông

tư số 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18/05/2018)

3.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ

Để xác định các chiến lược cần thực hiện, mỗi đơn vị luôn đặt ra các mục tiêu kiểm soát cần đạt được Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị Mục tiêu mà của Hệ thống KSNB của các TCTD thiết lập được chia thành 03 nhóm sau:

Một là, nhóm mục tiêu về hoạt động: Khi đưa ra một chính sách, nhà quản lý ngân

hàng luôn mong muốn chính sách này phải mang lại lợi ích lớn nhất, KSNB phải bổ trợ cho hoạt động của ngân hàng ngày càng tốt hơn, ngăn chặn và xử lý các thất thoát có thể xảy ra

Hai là, nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: Hồ sơ, sổ sách và các báo cáo quản

trị là một cơ sở rất quan trọng để nhà quản lý có thể đưa ra quyết định trong quá trình điều hành hoạt động của một tổ chức, do đó, tính chính xác của các nguồn thông tin này luôn được đặt lên hàng đầu Mặt khác, các nhà đầu tư, đối tác của các tổ chức, cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức cũng thực hiện theo dõi, đánh giá hiệu 23 quả của vốn đầu tư và sự tuân thủ của tổ chức thông qua các thông tin tài chính do tổ chức cung cấp Các thông tin khi được cung cấp cho các bên liên quan, yêu cầu phải

Trang 27

đảm bảo tính trung thực, đầy đủ, đáng tin cậy Báo cáo tài chính minh bạch và được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các quy định khác liên quan được ban hành

Ba là, nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: Mọi hoạt động của tổ chức phải tuân thủ các

quy định, cơ chế, chính sách pháp luật hiện hành

3.1.3 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

3.1.3.1 Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại

Thứ nhất, khuôn mẫu về KSNB của ủy ban COSO: Qua quá trình hình thành và

phát triển, khái niệm KSNB ngày càng được mở rộng và có nhiều quan điểm khác nhau

về KSNB, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào về KSNB được chấp nhận rộng rãi trên thế giới Đến năm 1992, ủy ban COSO, một ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận trên báo cáo tài chính, thường gọi là ủy ban Treadway, được thành lập nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB qua việc phát hành báo cáo Khuôn mẫu KSNB hợp nhất (báo cáo COSO, 1992) Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống Sau 21 năm kể

từ khi ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường kinh doanh đã có những thay đổi đáng kể Do vậy, vào năm 2013, ủy ban COSO đã đưa ra báo cáo mới với tựa đề “Kiểm soát nội bộ - khuôn mẫu hợp nhất” (báo cáo COSO, 2013)

Theo báo cáo COSO (2013), KSNB được định nghĩa là quá trình chịu ảnh hưởng của HĐQT, Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của đơn vị, được thiết lập nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ KSNB được cấu thành bởi các bộ phận sau:

Nhóm

Nguyên tắc số Nội dung các nguyên tắc

Môi trường kiểm soát 1

Đơn vị chứng tỏ cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức

2 HĐQT chứng tỏ việc độc lập với Ban quản lý và

Trang 28

giám sát việc xây dựng, thực hiện biện pháp KSNB

3

Ban quản lý thiết lập cơ cấu, quy trình báo cáo và quyền hạn, trách nhiệm phù hợp trong khi theo đuổi mục tiêu dưới sự giám sát của HĐQT

4

Đơn vị chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu

5 Đơn vị yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm KSNB

của mình khi theo đuổi mục tiêu

Đánh giá rủi ro

6 Đơn vị xác định mục tiêu đủ rõ ràng để cho phép

xác định, đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu

7

Đơn vị xác định rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu trong toàn đơn vị và phân tích rủi ro làm cơ sở

để xác định cách QLRR

8 Đơn vị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi

ĐGRR đối với việc đạt được mục tiêu

9 Đơn vị xác định và đánh giá thay đổi có thể tác

11 Đơn vị lựa chọn và phát triển các HĐKS chung đối

với công nghệ để hỗ trợ việc đạt được

12 Đơn vị triển khai HĐKS thông qua chính sách

thiết lập những gì được kỳ vọng và trong các quy

Trang 29

15 Đơn vị thông báo với đối tác bên ngoài về vấn đề

17

Đơn vị đánh giá và thông báo thiếu sót trong KSNB một cách kịp thời cho các bên chịu trách nhiệm thực hiện hành động khắc phục, bao gồm HĐQT và Ban lãnh đạo chủ chốt khi phù hợp

(Nguồn: Theo báo cáo COSO, 2013)

Thứ hai, khuôn mẫu về KSNB của ủy ban Basel: Ủy ban Basel về giám sát ngân

hàng đƣợc thành lập vào năm 1974 bởi các Thống đốc ngân hàng thuộc nhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm ngăn chặn sự sụp đổ các ngân hàng vào thập kỷ 80

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng xây dựng các chuẩn mực về giám sát ngân hàng Các chuẩn mực này trở thành những quy chuẩn tối thiểu trong hoạt động giám sát ngân hàng Đối với hoạt động KSNB trong ngân hàng, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong các NH vào ngày 22/9/1998 (báo cáo Basel, 1998) Ngày 26/6/2004, phiên bản mới của Hiệp ƣớc vốn (Basel 2) đƣợc ban hành và có hiệu lực từ tháng 1/2007 Basel 2 đƣợc xây dựng dựa trên 5 bộ phận và 17 nguyên tắc nhƣ sau:

Trang 30

5

Ngân hàng cần phải thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở tưng cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng liên quan

6,7

Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện thời

Duy trì việc

cấp tín dụng

hiệu quả

8 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường

xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau

9

Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín dụng cá nhân bao gồm cả các dự trữ và dự phòng

10 Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng

hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị RRTD

11 Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân

tích giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD

Trang 31

12 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành

phần và chất lượng tín dụng

13 Ngân hàng phải đánh giá những thay đổi quan trọng

về điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng

Hệ thống kiểm

soát RRTD

14 Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc

lập, thường xuyên quy trinh quản lý RRTD

15

Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn

(Nguồn: Theo Basel 2) 3.1.3.2 Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Thứ nhất, khái niệm kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng: Dựa trên báo cáo

COSO 2013, Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được hiểu là một quá trình chịu sự

ảnh hưởng của hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tác nghiệp tín dụng, được thiết lập trong hoạt động tín dụng nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan về tín dụng như hoạt động, báo cáo và tuân thủ

Thứ hai, các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng: Trên cơ sở

khuôn mẫu về KSNB của ủy ban COSO và khuôn mẫu về KSNB của ủy ban Basel, các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng bao gồm:

Môi trường kiểm soát: Việc thiết lập và duy trì môi trường kiểm soát vững mạnh

Trang 32

sẽ giúp NH định vị bản thân vững vàng hơn khi đối mặt với các áp lực bên trong và bên ngoài Môi trường kiểm soát tốt sẽ tạo lập một môi trường tích cực và định hướng hành vi đúng đắn của tất cả CBNV trong để thực hiện trách nhiệm KSNB và ra quyết định của họ (Yurniwati và Rizaldi, 2015) Noland và Metrejean (2013) cho rằng sự thiếu hụt môi trường kiểm soát sẽ tạo cơ hội cho các hành vi gian lận phát triển Vì vậy, việc xây dựng môi trường kiểm soát tốt, vững mạnh sẽ là một trong những yếu tố giúp việc thiết lập KSNB đạt hữu hiệu Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát như sau:

Thứ nhất là, tính chính trực và các giá trị đạo đức: Theo Dinapoli (2007), tính

chính trực và giá trị đạo đức là yếu tố then chốt tạo nên một môi trường kiểm soát lành mạnh Ramos (2005) cho rằng tính trung thực và giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của môi trường kiểm soát vì chúng ảnh hưởng đến sự thiết kế, quản lý và giám sát của các bộ phận khác của môi trường kiểm soát

Thứ hai là, cơ cấu tổ chức và quy trình báo cáo: Cơ cấu tổ chức cung cấp một

khung để hoạch định, thực hiện, kiểm soát và giám sát nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của đơn vị (Ramos, 2008) Hội đồng quản trị và ban quản lý sẽ thiết lập cơ cấu tổ chức và quy trình báo cáo cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát, định kỳ đánh giá hoạt động của đơn vị, hay nói cách khác là thực hiện trách nhiệm giám sát của họ

Họ được hỗ trợ bởi các quy trình, công nghệ thiết yếu để quy định trách nhiệm và luồng thông tin rõ ràng trong toàn bộ tổ chức cũng như đơn vị cấp dưới Bất kể cơ cấu

tổ chức, việc xác định và phân công quyền hạn, trách nhiệm, trình tự báo cáo và kênh truyền thông phải rõ ràng để có thể chịu trách nhiệm trong các đơn vị hoạt động, khu vực chức năng

Thứ ba là, hội đồng quản trị: là một bộ phận quan trọng của môi trường kiểm soát

và có ảnh hưởng quyết định đến các thành tố khác

Thứ tư là, Chính sách nhân sự và việc áp dụng trong thực tế: Chính sách và việc

áp dụng trong thực tế về nguồn nhân lực là các hướng dẫn, quy định về tuyển dụng, đãi

Trang 33

ngộ, để giữ chân các nhân viên có năng lực và việc áp dụng các hướng dẫn, quy định này vào thực tế Chính sách nhân sự và việc áp dụng trong thực tế sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực và quyết định đến năng suất và hiệu quả của đơn vị Vì vậy, chính sách và thực tế cần chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu của ngân hàng.Chính sách và thực

tế cung cấp nền tảng để xác định năng lực cần thiết cho mọi nhân viên

Thứ năm là, đánh giá năng lực: Năng lực là khả năng chuyên môn để thực hiện

trách nhiệm được phân công Năng lực phản ánh các kiến thức, kỹ năng đạt được từ kinh nghiệm làm việc, đào tạo, bằng cấp Cam kết về năng lực bao gồm sự xem xét của cấp quản lý đối với các mức độ thẩm quyền cho công việc theo kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao (Ramos 2008)

Thứ sáu là, xác lập tiêu thức đo lường kết quả hoạt động: Kết quả hoạt động

chung của ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn bởi mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên và việc họ được khen thưởng như thế nào Hội đồng quản trị và ban quản lý thiết lập chỉ số đo lường kết quả hoạt động, trong đó bao gồm các biện pháp khích lệ, khen thưởng phù hợp với trách nhiệm khác nhau ở mọi cấp của đơn vị và xem xét cả đến việc đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Tiêu thức đo lường kết quả hoạt động được thiết lập kết hợp các chỉ số hiệu suất định tính và định lượng, nhằm đưa ra các biện pháp khen thưởng và kỷ luật hành vi phù hợp với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thứ bảy là, xem xét áp lực quá mức: Hội đồng quản trị và ban quản lý thiết lập

mục tiêu và chỉ tiêu hướng đến việc đạt được mục tiêu, quá trình này có thể vô tình tạo nên các áp lực quá mức cho nhân viên

Đánh giá rủi ro tín dụng: Mọi đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc, tính chất, ngành

nghề nào, đều đối mặt với rủi ro ở mọi cấp độ Rủi ro được xác định là khả năng một

sự kiện sẽ diễn ra và ảnh hưởng xấu đến việc đạt mục tiêu Các nhân tố thuộc về đánh giá rủi ro tín dụng như sau:

Trang 34

Thứ nhất là, xác định mục tiêu tín dụng: Để đánh giá rủi ro, trước tiên cần xác

định mục tiêu Các mục tiêu được thiết lập cần phù hợp và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược của ngân hàng Thiết lập mục tiêu và xây dựng chiến lược không phải là nhân tố của KSNB, nhưng nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát Vì vậy, nhà quản lý cần xác định mục tiêu tín dụng đủ rõ ràng cho toàn hệ thống ngân hàng và cho mỗi đơn vị và từng cá nhân cụ thể để cho phép xác định, đánh giá RRTD liên quan đến mục tiêu

Thứ hai là, xác định “khẩu vị rủi ro”: Khẩu vị rủi ro là tuyên bố về mức độ rủi ro

mà ngân hàng mong muốn chấp nhận để đạt được những mục tiêu chiến lược Do vậy, khung khẩu vị rủi ro bao gồm khẩu vị rủi ro cho từng nhóm phân loại về rủi ro, mức rủi

ro chấp nhận và giới hạn rủi ro phải được khớp nối trong quá trình hoạt định chiến lược Mỗi ngân hàng sẽ có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, mục tiêu ngân hàng muốn hướng đến, quy mô vốn tự có, năng lực quản lý, khả năng xử lý rủi ro và các yếu tố khác Cụ thể, mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng có thể được xác định theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm, lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng tài sản đảm bảo…

Thứ ba là, nhận diện rủi ro tín dụng: Thực tế cho thấy, thất bại trong kinh doanh

thường là một quá trình và thường có những dấu hiệu báo trước Do đó, để hạn chế và chủ động kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề, ngân hàng phải tiến hành nhận diện được rủi ro tín dụng có thể phát sinh ảnh hưởng đến mục tiêu đã đề ra Việc nhận biết rủi ro tín dụng có thể được thực hiện như nhận biết rủi ro tín dụng qua mức độ tài sản

có rủi ro, nhận biết rủi ro tín dụng trước khi cấp ngân hàng, nhận biết rủi ro tín dụng sau khi cấp tín dụng Việc nhận dạng rủi ro tín dụng cần được thực hiện ở mọi cấp độ

Thứ tư là, thực hiện đo lường rủi ro tín dụng: Sau khi rủi ro tín dụng được nhận

biết, ngân hàng cần tiến hành đo lường rủi ro tín dụng Kết quả đo lường có ý nghĩa rất lớn trong quản lý kinh doanh ngân hàng Đo lường rủi ro tín dụng là một giai đoạn

Trang 35

quan trọng, cần thực hiện có sự kết hợp tổng hòa của rất nhiều các yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người, công nghệ… tạo thành hệ thống đo lường rủi ro

Hoạt động kiểm soát tín dụng Bao gồm:

Một là, chính sách kiểm soát tín dụng và thủ tục kiểm soát được cài đặt trong hoạt

động tín dụng: Chính sách kiểm soát tín dụng là những quy định về những gì cần làm

và là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát Chính sách kiểm soát tín dụng được tài liệu hóa một cách đầy đủ, có hệ thống Đôi khi các chính sách được truyền thông bằng lời nói thay bằng văn bản vì việc thực hành đã tồn tại từ rất lâu Thủ tục kiểm soát là việc thực thi các chính sách, làm cho các chính sách có hiệu lực Các thủ tục kiểm soát thường được cài đặt trong hoạt động tín dụng là: ủy quyền và phê duyệt, phân chia nhiệm vụ, xác minh, đối chiếu và kiểm soát vật chất

Hai là, các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ: Công nghệ được ứng

dụng ngày càng nhiều vào các quy trình kinh doanh, bao gồm việc tự động hóa các hoạt động kiểm soát Do vậy, nhà quản lý phải hiểu được mức độ phụ thuộc và mối liên hệ giữa các quy trình kinh doanh, các hoạt động kiểm soát được tự động hóa và các kiểm soát chung về công nghệ

Thông tin và truyền thông: Thành phần thông tin và truyền thông hỗ trợ chức

năng của mọi thành phần KSNB Kết hợp với thành phần khác, thông tin và truyền thông hỗ trợ việc đạt được mục tiêu của ngân hàng, chất lượng thông tin và truyền thông được xem là tốt nhất khi các nội dung sau được đảm bảo: Dễ tiếp cận, Chính xác, Đầy đủ, Kịp thời

Hoạt động giám sát tín dụng: Hoạt động giám sát tín dụng được thực hiện nhằm

đánh giá liệu mỗi thành phần trong số năm thành phần của KSNB và nguyên tắc liên quan có đang hiện hữu và hoạt động hiệu quả hay không.Các nhân tố thuộc bộ phận Hoạt động giám sát tín dụng là:

Thứ nhất là, hoạt động giám sát thường xuyên: Hoạt động giám sát thường xuyên

chính là hoạt động giám sát hàng ngày gắn chặt với quy trình tín dụng và được thực

Trang 36

hiện đồng thời với các hoạt động của quy trình tín dụng Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện tức thì, phản ánh một cách năng động đối với những điều kiện thay đổi và nó ăn sâu vào trong tổ chức Thường hoạt động giám sát thường xuyên mang lại nhiều hiệu quả hơn hoạt động giám sát định kỳ nhờ những hoạt động tiền kiểm tra, kiểm tra ngăn ngừa

Thứ hai là, hoạt động giám sát định kỳ: Bên cạnh những hoạt động giám sát

thường xuyên, ngân hàng cần có một cái nhìn khách quan, độc lập hơn về tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng thông qua sự đánh giá định kỳ hay còn gọi là giám sát định kỳ Giám sát định kỳ còn giúp đánh giá tính hữu hiệu của giám sát thường xuyên

Thứ ba là, báo cáo những khiếm khuyết của KSNB: Các khiếm khuyết của KSNB

là những thiếu sót có thực hoặc tiềm ẩn tại một số mặt của KSNB có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến việc đạt mục tiêu của ngân hàng Báo cáo các khiếm khuyết của KSNB cho các đối tượng có trách nhiệm để họ thực hiện các hoạt động sửa chữa sai sót

là yếu tố quan trọng để ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra Các khiếm khuyết thường được báo cáo cho người có trách nhiệm các hành động sửa chữa và cấp trên của người này

Thứ tư là, giám sát các hoạt động sửa chữa: Sau khi các khiếm khuyết của KSNB

được đánh giá và báo cáo cho các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sửa chữa, nhà quản lý cần theo dõi xem việc sửa đổi có được thực hiện kịp thời hay không Các khiếm khuyết không được sửa chữa kịp thời sẽ được báo cáo cho cấp trên của người chịu trách nhiệm thực hiện của hành động sửa chữa Bên cạnh đó, nhà quản

ly cần xem xét lại việc lựa chọn các hành động giám sát cho đến khi các hành động sửa

chữa được hoàn tất

3.1.4 Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Trước hết, lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng thương mại bao gồm tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, những lĩnh vực này

Trang 37

có quan hệ mật thiết đến tất cả các ngành và mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Mặt khác, tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực rất “nhạy cảm” nên nó đòi hỏi một sự thận trọng trong hoạt động điều hành ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, đó là công cụ được nước sử dụng để quản lý

vĩ mô nền kinh tế, quyết định đến sự phát triển hoặc suy thoái của cả nền kinh tế Do

đó lĩnh vực kinh doanh tiền tệ hay hoạt động ngân hàng được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ Dưới góc độ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, những đặc điểm của hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ (Lâm Thị Hồng Hoa, 2002) như sau:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại thường có số lượng các nghiệp vụ và giao dịch

trực tiếp bằng tiền mặt, giấy tờ có giá Điều này dẫn đến rủi ro về thất thoát tài sản và gian lận trong công tác bảo quản tài sản hay thực hiện giao dịch Vì vậy, các ngân hàng thường thiết lập những quy trình kế toán và hoạt động thống nhất, các quyền hạn cá nhân bị hạn chế và hệ thống KSNB hữu hiệu được duy trì

Thứ hai, ngân hàng thương mại thường có số lượng lớn các nghiệp vụ và giao

dịch cả về số lượng lẫn giá trị Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thiết lập hệ thống

kế toán và KSNB hiệu quả cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong

xử lý nghiệp vụ

Thứ ba, ngân hàng thương mại thường có mạng lưới hoạt động rộng khắp với

nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trải khắp cả nước, phân tán về mặt địa lý Điều này đòi hỏi việc phân cấp trách nhiệm và quyền hạn lớn trong chức năng kế toán và giám sát nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ hệ thống kế toán và kiểm soát thống nhất Ngoài ra, đặc điểm này cũng ảnh hưởng đáng kể đến yếu tố thông tin và truyền thông trong toàn

hệ thống ngân hàng

Thứ tư, các ngân hàng thương mại thường phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về

pháp lý trong hoạt động Các quy định này cũng thường xuyên được thay đổi và điều chỉnh Do đó, các ngân hàng cần thiết lập, xây dựng hệ thống lưu trữ các công văn, tài

Trang 38

liệu hướng dẫn nghiệp vụ nhằm đảm bảo mọi nhân viên nghiệp vụ đều có thể truy cập

để tham khảo và truy xuất thông tin

3.1.5 Vai trò, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Trong các hoạt động của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập nhưng RRTD là nguyên nhân chính gây ra tổn thất về vốn cho các Ngân hàng thương mại Các Ngân hàng thương mại luôn phân tích, đánh giá và kiểm soát RRTD ở mức an toàn, bởi một khi RRTD xảy ra có thể làm giảm quy mô hoạt động kinh doanh, giảm lợi nhuận, thậm chí có thể làm cho ngân hàng phá sản Vì vậy, các Ngân hàng thương mại phải có các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB tốt vừa giúp Ngân hàng thương mại đạt được yêu cầu kiểm soát RRTD đồng thời mang lại hiệu quả trong việc tài trợ vốn, tạo

ưu thế cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại

KSNB trong hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau:

Một là, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại:

KSNB yêu cầu tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với chất lượng, RRTD được kiểm soát

ở mức chấp nhận được, giảm nguy cơ thất thoát tài sản bằng việc chấp hành các nguyên tắc, phát hiện các sai sót khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng

Hai là, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình, quy

định nội bộ: KSNB trong hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm việc tuân thủ các quy định, các chính sách và các quy trình hoạt động tín dụng hiện hành tại ngân hàng cũng như các quy định của NHNN, pháp luật

Ba là, bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp

lý, đầy đủ và kịp thời: có các số liệu đầy đủ, toàn diện về tài chính, hoạt động tín dụng, cũng như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra quyết định

3.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

3.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Trang 39

Trong những năm qua có những nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Nghiên cứu của Gamage, Lock và Fernando (2014) về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Sri Lanka: Gamage, Lock

và Fernando (2014) thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại hai ngân hàng thương mại Nhà nước ở Malaysia là BOC và PB với tổng số 646 chi nhánh trên toàn quốc Khuôn mẫu COSO 2013 được sử dụng để đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong năm 2015 Công cụ thực hiện nghiên cứu sơ cấp là bảng hỏi và phỏng vấn cấu trúc Đối tượng phỏng vấn là 128 nhà lãnh đạo của các ngân hàng Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp là các bài báo, tài liệu nghiên cứu về kiểm toán, kế toán và các báo cáo nội bộ của các ngân hàng Phương pháp thống kê, mô tả và suy luận được sử dụng qua chỉ số Cronbach Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo Nghiên cứu không trình bày kết quả nghiên cứu đạt được

Ayagre, Appiah-Gyamerah và Nartey (2014) nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng Ghanania Dựa trên cách tiếp cận khuôn mẫu

KSNB của COSO 1992, tác giả cho rằng KSNB bao gồm năm thành phần là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và hoạt động giám sát Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hai thành phần của KSNB là môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát thông qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên những nguyên tắc của báo cáo COSO 1992 Năm mức của thang đo Likert được sử dụng để đo lường những kiến thức và nhận thức của người khảo sát về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu về KSNB của các ngân hàng, với mức độ từ rất không hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, tương ứng từ 1 đến 5 Phần mềm SPSS được

sử dụng để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hai thành phần của hệ thống KSNB là môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát đạt được tỷ lệ trung bình cao tương ứng là 4,72 và 4,66 Nghiên cứu đề xuất, mặc dù kết quả nghiên cứu đạt được là tích cực, nhưng hội đồng quản trị tại các ngân hàng nên chủ động và luôn đảm

Trang 40

bảo hoạt động kiểm soát của ngân hàng được liên tục để hoạt động kiểm soát thật sự tồn tại và hoạt động đúng chức năng

Nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2016) với đề tài “Ảnh hưởng của kiểm

soát nội bộ đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Tây Ban Nha” Akwaa-Sekyi và

Gené (2016) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đối với RRTD tại 08 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Tây Ban Nha giai đoạn 2004-2013 Tiếp cận báo cáo COSO, Akwaa-Sekyi và Gené (2016) nhận định rằng KSNB bao gồm 5 thành phần là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và hoạt động giám sát Từ đó, tác giả nghiên cứu sự tác động của 5 thành phần này đến RRTD Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát được sử dụng để phân tích Hai kỹ thuật đánh giá cho phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát là

mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính hữu hiệu của KSNB tại ngân hàng ở Tây Ban Nha không cao, một trong những nguyên nhân vì hội đồng quản trị của ngân hàng chưa hoạt động hiệu quả KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến RRTD, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và hoạt động giám sát Có tồn tại vấn đề đại diện tại các ngân hàng này

3.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Minh Phương (2014) nghiên cứu về một số yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Tác giả nêu và phân tích những yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế các yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Huỳnh Tấn Phi (2015) thực hiện nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Tác giả tiếp cận các báo cáo COSO và Basel trong việc nghiên cứu các nguyên tắc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng Qua việc phân tích thực trạng việc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng và thực hiện khảo sát nhằm hiểu rõ hơn

Ngày đăng: 04/11/2019, 00:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w