CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan
28
Trong những năm qua có những nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
Nghiên cứu của Gamage, Lock và Fernando (2014) về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Sri Lanka: Gamage, Lock và Fernando (2014) thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại hai ngân hàng thương mại Nhà nước ở Malaysia là BOC và PB với tổng số 646 chi nhánh trên toàn quốc. Khuôn mẫu COSO 2013 đƣợc sử dụng để đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB. Thời gian nghiên cứu đƣợc thực hiện trong năm 2015. Công cụ thực hiện nghiên cứu sơ cấp là bảng hỏi và phỏng vấn cấu trúc. Đối tƣợng phỏng vấn là 128 nhà lãnh đạo của các ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp là các bài báo, tài liệu nghiên cứu về kiểm toán, kế toán và các báo cáo nội bộ của các ngân hàng. Phương pháp thống kê, mô tả và suy luận được sử dụng qua chỉ số Cronbach Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Nghiên cứu không trình bày kết quả nghiên cứu đạt đƣợc.
Ayagre, Appiah-Gyamerah và Nartey (2014) nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng Ghanania. Dựa trên cách tiếp cận khuôn mẫu KSNB của COSO 1992, tác giả cho rằng KSNB bao gồm năm thành phần là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và hoạt động giám sát. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hai thành phần của KSNB là môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát thông qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên những nguyên tắc của báo cáo COSO 1992. Năm mức của thang đo Likert được sử dụng để đo lường những kiến thức và nhận thức của người khảo sát về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu về KSNB của các ngân hàng, với mức độ từ rất không hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, tương ứng từ 1 đến 5. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hai thành phần của hệ thống KSNB là môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát đạt được tỷ lệ trung bình cao tương ứng là 4,72 và 4,66. Nghiên cứu đề xuất, mặc dù kết quả nghiên cứu đạt đƣợc là tích cực, nhƣng hội đồng quản trị tại các ngân hàng nên chủ động và luôn đảm
29
bảo hoạt động kiểm soát của ngân hàng đƣợc liên tục để hoạt động kiểm soát thật sự tồn tại và hoạt động đúng chức năng.
Nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2016) với đề tài “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Tây Ban Nha”. Akwaa-Sekyi và Gené (2016) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đối với RRTD tại 08 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Tây Ban Nha giai đoạn 2004-2013. Tiếp cận báo cáo COSO, Akwaa-Sekyi và Gené (2016) nhận định rằng KSNB bao gồm 5 thành phần là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và hoạt động giám sát. Từ đó, tác giả nghiên cứu sự tác động của 5 thành phần này đến RRTD. Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát được sử dụng để phân tích. Hai kỹ thuật đánh giá cho phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát là mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính hữu hiệu của KSNB tại ngân hàng ở Tây Ban Nha không cao, một trong những nguyên nhân vì hội đồng quản trị của ngân hàng chƣa hoạt động hiệu quả.
KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến RRTD, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và hoạt động giám sát. Có tồn tại vấn đề đại diện tại các ngân hàng này.
3.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Minh Phương (2014) nghiên cứu về một số yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tác giả nêu và phân tích những yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng, từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm hạn chế các yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Huỳnh Tấn Phi (2015) thực hiện nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV. Tác giả tiếp cận các báo cáo COSO và Basel trong việc nghiên cứu các nguyên tắc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng. Qua việc phân tích thực trạng việc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng và thực hiện khảo sát nhằm hiểu rõ hơn
30
về thực trạng thiết lập KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV, từ đó tác giả khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV.
Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2005-2016. Tác giả sử dụng các mô hình hồi quy đối với dữ liệu bảng FEM và REM.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng, trong khi yếu tố môi trường kiểm soát, thông tin truyền thông có mối quan hệ cùng chiều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn trình bày một số vấn đề lý thuyết cơ bản về KSNB cũng như cơ sở khuôn mẫu về KSNB tại ngân hàng thương mại của ủy ban COSO và ủy ban Basel. Từ đó tác giả xác định các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng và xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa.
31