CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV KHÁNH HÕA
4.4. Đánh giá kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa
Thông qua việc phân tích thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa dựa trên khảo sát thực tế và nguồn dữ liệu sơ cấp tại BIDV Khánh Hòa cho thấy chi nhánh đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Theo báo cáo thường niên, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 là giai đoạn BIDV Khánh Hòa thực hiện cơ cấu lại hoạt động tín dụng nhằm thực hiện việc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển an toàn và bền vững trong tương lai. Kết quả kinh doanh cho thấy, BIDV Khánh Hòa có sự tăng trưởng vượt bậc về dư nợ và lợi nhuận trước thuế, giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu đã tồn tại trong nhiều năm, mức độ hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc đặt ra. Thêm vào đó, BIDV chú trọng phát triển tín dụng cho một số ngành hàng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ và thị trường mục tiêu của BIDV.
Cùng với các ngân hàng TMCP khác, BIDV đã và đang chuyển đổi dần sang mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, dần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế theo đề nghị của Basel II.
Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, các hệ
48
thống quản trị nhân sự cốt lõi đã đƣợc xây dựng và triển khai thành công tại BIDV Khánh Hòa nói riêng và BIDV nói chung.
Dựa vào kết quả xử lý dữ liệu khảo sát cho thấy:
Về đánh giá rủi ro tín dụng: Hầu hết nhân viên đều thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng khi đánh giá khách hàng. Bên cạnh đó, để nhân viên có thể nhận diện đƣợc toàn diện rủi ro tín dụng và hạn chế ngay từ đầu rủi ro tín dụng có thể phát sinh, công tác nhận diện rủi ro tín dụng của nhân viên còn đƣợc nhận sự hỗ trợ từ các văn bản nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng và bộ phận/khối quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động tín dụng cũng đƣợc cảnh báo kịp thời theo phân quyền.
Về hoạt động kiểm soát tín dụng: BIDV đã ban hành đầy đủ văn bản nội bộ hướng dẫn về hoạt động tín dụng. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng được thực hiện theo một quy trình đƣợc xây dựng chặt chẽ, có sự kết nối, kế thừa và mang nội dung kiểm soát lẫn nhau giữa các bước. Quy trình đã tách bạch công việc giữa cán bộ thực hiện kinh doanh, thẩm định cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm và cấp phê duyệt, đáp ứng nguyên tắc bốn mắt trong KSNB. Hầu hết, nhân viên đều thực hiện cho vay theo đúng quy trình đã đƣợc ban hành.
Về môi trường kiểm soát: Kết quả khảo sát cho thấy, tính chính trực của ban lãnh đạo BIDV Khánh Hòa thông qua lời nói và hành động là cao. Lãnh đạo BIDV Khánh Hòa thực hiện tốt nhiệm vụ quản trị chi nhánh để thực hiện nhiệm vụ.
Trách nhiệm về hoạt động tín dụng đƣợc phân định cụ thể, khá rõ ràng. Mỗi nhân viên đều hiểu khá rõ những trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ.
Chính sách nhân sự thu hút nhân viên có năng lực. BIDV Khánh Hòa thiết lập chính sách lương, thưởng theo kết quả thực hiện công việc. Phần thưởng sẽ dành cho các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc phân công, đồng thời với các nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có những kỷ luật tương ứng. Đây là một trong những hình thức động viên đƣợc áp dụng phổ biến nhằm tạo động lực cho nhân viên, từ đó gia
49 tăng kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công.
Về thông tin và truyền thông: BIDV đã đạt hiệu quả cao trong việc việc xây dựng kho dữ liệu tập trung giúp hỗ trợ công tác dự báo, phân tích và ra quyết định kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng phục vụ khách hàng. Việc trao đổi thông tin nội bộ trong BIDV thuận tiện.
Một trong những phương thức truyền thông về hoạt động tín dụng là báo cáo thường niên của BIDV đã thực hiện tốt. Các chỉ số quan trọng liên quan đến hoạt động tín dụng nhƣ dƣ nợ, cơ cấu dƣ nợ, nợ xấu, thu nhập lãi…đều đƣợc thể hiện đầy đủ trong báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên của BIDV trước khi công bố trước công chúng đều đƣợc kiểm toán độc lập, thể hiện độ tin cậy của dữ liệu.
Về hoạt động giám sát tín dụng: Hoạt động tín dụng chịu sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo phòng và kiểm soát qua các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ nhằm có thể phát hiện sớm nhất các RRTD có thể phát sinh.
4.4.2. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa Về hoạt động giám sát: Lãnh đạo chi nhánh chƣa thực sự giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc của nhân viên dẫn đến các trường hợp vi phạm trong hoạt động tín dụng chƣa đƣợc xử lý kịp thời. Việc kiểm toán về hoạt động tín dụng chƣa phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa.
Về thông tin và truyền thông: Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng chƣa đƣợc cập nhật kịp thời. Dữ liệu hoạt động tín dụng của BIDV Khánh Hòa không được cập nhập trực tiếp mà phải thông qua trưởng phòng tại chi nhánh truy cập và trích xuất trực tiếp từ dữ liệu trung ƣơng.
Dữ liệu thông tin tín dụng không đƣợc chủ động gửi đến nhân viên mà phải phụ thuộc vào việc trích xuất dữ liệu của lãnh đạo chi nhánh và gửi đến từng nhân viên.
BIDV Khánh Hòa chƣa khuyến khích nhân viên tố giác các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng và nhân viên cũng không quan tâm đến việc tố giác này.
Về môi trường kiểm soát: Nhân viên chưa tuyệt đối tuân thủ các quy chuẩn
50
đƣợc quy định trong Bản quy tắc ứng xử hay đạo đức nghề nghiệp. Thêm vào đó, ban lãnh đạo chi nhánh xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn đƣợc thiết lập bởi Bản quy tắc ứng xử/ĐĐNN.
Hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng chƣa đƣợc phân công cụ thể.
Công tác báo cáo tại BIDV đƣợc giao cho phòng đầu mối quản lý từng mảng nghiệp vụ. Tuy nhiên, do việc trích xuất dữ liệu còn thực hiện thủ công nên công tác báo cáo cần huy động đến tất cả các phòng ban có liên quan, gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của chi nhánh.
Nhân viên chịu áp lực trong công việc và phần thưởng/kỷ luật chưa tương ứng với kết quả công việc. Song song với việc phát triển tín dụng, nhân viên phải phát triển các mảng nhƣ: huy động vốn, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán online… Áp lực công việc sẽ khiến nhân viên không tập trung khiến rủi ro tín dụng xảy ra. Thêm vào đó, phần thưởng mang lại không đủ thu hút động lực làm việc của nhân viên.
Về hoạt động kiểm soát: Một số nhân viên vẫn chƣa tuân thủ các nội dung đƣợc quy định trong các văn bản đƣợc ban hành.
Chương trình tự động hóa của BIDV hiện tại vẫn tồn tại một số hạn chế như không thu nợ tự động các khoản vay đáo hạn, các khoản vay quá hạn, tự chuyển nhóm nợ…. gây khó khăn cho nhân viên trong công việc.
Việc phát hiện các trường hợp nghi vấn tín dụng còn chậm và hạn chế. Hầu hết việc phát hiện các trường hợp nghi vấn đều được BIDV hội sở chính phát hiện thông qua dữ liệu gốc. Sau khi trích lọc dữ liệu sẽ đƣợc gửi dữ liệu nghi ngờ rủi ro về các chi nhánh để thực hiện kiểm soát. Việc gửi dữ liệu đƣợc thực hiện vào cuối mỗi tháng nên sẽ xảy ra trường hợp chậm xử lý rủi ro. Thêm vào đó tại BIDV Khánh Hòa không thể thực hiện trích xuất dữ liệu gây ảnh hưởng đến việc phát hiện rủi ro sớm.
Về đánh giá rủi ro: Mục tiêu tín dụng chƣa đƣợc thiết lập cụ thể theo từng chỉ tiêu. Các chỉ tiêu tín dụng chƣa đƣợc phân công cụ thể đến từng nhân viên mà chỉ giao đến từng phòng tín dụng.
51
4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Ban lãnh đạo chƣa quan tâm triệt để đến công tác KSNB tại BIDV Khánh Hòa.
Đây là nguyên nhân khiến cho nhân viên chƣa nghiêm túc thực hiện theo quy định;
chính sách khen thưởng chưa thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, việc tố giác những vi phạm, gian lận…trong hoạt động tín dụng không đƣợc chú trọng.
Hệ thống công nghệ corebanking của BIDV lạc hậu (BIDV sử dụng corebanking Silverlake (SIBS) đƣợc đƣa vào sử dụng năm 2003). Core-banking lạc hậu của ngân hàng khiến quản trị rủi ro yếu kém, khó áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng nhƣ khiến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng giảm đi năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Hệ thống công nghệ lạc hậu khiến cho công tác cảnh báo rủi ro tín dụng, trích xuất dữ liệu tín dụng bị chậm ảnh hưởng đến công tác KSNB tín dụng của BIDV.
Việc phân công công việc cho nhân viên chƣa hợp lý. Song song với việc phát triển tín dụng, nhân viên phải phát triển các mảng nhƣ: huy động vốn, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán online… Dưới áp lực các chỉ tiêu được giao, nhân viên sẽ dễ dàng vi phạm các quy định của BIDV.
Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát, Kiểm soát nộ bộ trực thuộc hội đồng quản trị vì vậy các bộ phận này chƣa có sự kết hợp khi thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm soát. Bên cạnh đó, với số lƣợng nhân viên còn ít mà các cuộc kiểm toán thực hiện rất dày, kiểm toán và kiểm soát viên chịu áp lực rất lớn cho việc đáp ứng các yêu cầu về định biên hồ sơ tín dụng phải kểm tra nhƣng vẫn đảm bảo đạt chất lƣợng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã phân tích một số nội dung liên quan đến KSNB hoạt động tín dụng kết hợp với khảo sát thực tế để phân tích thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa. Qua đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ xác định các hạn chế và nguyên nhân gây ra trong KSNB hoạt động tín dụng tại đơn vị.
52