Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 48 - 58)

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV KHÁNH HÕA

4.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa

Sau khi thực hiện khảo sát mức độ đánh giá về KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa thông qua năm yếu tố cấu thành gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh

38

giá rủi ro tín dụng, Hoạt động kiểm soát tín dụng, Thông tin và truyền thông, Hoạt động giám sát tín dụng. Kết quả đánh giá nhƣ sau:

Bảng 4.4: Thống kê mức độ đánh giá về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

STT YẾU TỐ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

1 Hoạt động giám sát 3.43

2 Thông tin và truyền thông 3.58

3 Môi trường kiểm soát 3.74

4 Hoạt động kiểm soát 4.06

5 Đánh giá rủi ro 4.26

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê của Tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Khánh Hòa đang tồn tại những vấn đề liên quan đến tất cả các yếu tố cấu thành. Trong đó ba yếu tố gồm Hoạt động giám sát, Thông tin và truyền thông, Môi trường kiểm soát đạt giá trị trung bình tương đối thấp với các giá trị lần lượt là 3.43, 3.58 và 3.74. Hai yếu tố còn là lại Hoạt động kiểm soát Đánh giá rủi ro có giá trị trung bình cao hơn lần lƣợt là 4.06 và 4.26.

4.3.1. Về hoạt động giám sát

Bảng 4.5: Thống kê nhận xét về hoạt động giám sát

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kết quả đánh giá Giá trị trung

bình Rất

thấp Thấp

Trung bình Cao

Rất cao

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

1

Lãnh đạo chi nhánh thường xuyên giám sát tiến độ thực hiện công việc của nhân viên

0 9 18 22 28 3.90

2 Biên bản kiểm toán về hoạt động tín 2 17 29 15 14 3.29

39 dụng phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh

3

Biên bản kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng

4 15 35 10 13 3.17

4

Những trường hợp vi phạm trong hoạt động tín dụng đƣợc xử lý kịp thời

3 10 33 18 13 3.36

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê của Tác giả)

Giá trị trung bình của “Lãnh đạo chi nhánh thường xuyên giám sát tiến độ thực hiện công việc của nhân viên” đạt giá trị cao nhất là 3.90, cho thấy hiện nay, lãnh đạo chƣa thực sự giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc của nhân viên dẫn đến các trường hợp vi phạm trong hoạt động tín dụng chưa được xử lý kịp thời, giá trị trung bình là 3.36.

“Biên bản kiểm toán về hoạt động tín dụng phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh” và “Biên bản kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng” có giá trị trung bình lần lƣợt là 3.29 và 3.17 cho thấy mức độ phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng của các biên bản kiểm toán/kiểm soát chƣa cao.

4.3.2. Về thông tin và truyền thông

Bảng 4.6: Thống kê nhận xét về thông tin và truyền thông

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kết quả đánh giá Giá trị trung

bình Rất

thấp Thấp

Trung bình Cao

Rất cao

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN

THÔNG

40 1 Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động

tín dụng của ngân hàng là đầy đủ 0 8 18 25 26 3.90 2 Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động

tín dụng là chính xác 0 5 22 23 27 3.94

3 Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động

tín dụng đƣợc cập nhật kịp thời 2 12 26 22 15 3.47 4 Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động

tín dụng dễ dàng truy cập 1 13 27 20 16 3.48

5

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng chủ động gửi đến nhân viên theo phân quyền

5 20 25 20 7 3.05

6 Việc trao đổi thông tin nội bộ ngân

hàng là thuận tiện 0 10 18 25 24 3.82

7

Thiết lập đường dây nóng khuyến khích nhân viên tố giác những vi phạm, gian lận…trong hoạt động tín dụng

0 15 28 22 12 3.40

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê của Tác giả)

Về thông tin và truyền thông, BIDV Khánh Hòa còn tồn tại một số khuyết điểm sau:

“Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng đƣợc cập nhật kịp thời” đạt điểm trung bình là 3.47 cho thấy nhân viên không đánh giá cao về chỉ tiêu này. Thông tin dữ liệu tín dụng của BIDV sẽ được chương trình ghi nhận vào 0h ngày làm việc hôm sau.

Tuy nhiên, dữ liệu hoạt động tín dụng của chi nhánh không đƣợc cập nhập trực tiếp mà phải thông qua trưởng phòng tại chi nhánh truy cập và trích xuất trực tiếp từ dữ liệu trung ƣơng. Điều này khiến cho tiêu chí “Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng dễ dàng truy cập” chỉ đạt 3.48 điểm.

41

“Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng chủ động gửi đến nhân viên theo phân quyền” chỉ đạt 3.05 điểm. Dữ liệu thông tin tín dụng không đƣợc chủ động gửi đến nhân viên mà phải phụ thuộc vào việc trích xuất dữ liệu của lãnh đạo chi nhánh và gửi đến từng nhân viên.

“Thiết lập đường dây nóng khuyến khích nhân viên tố giác những vi phạm, gian lận…trong hoạt động tín dụng” đạt 3.40 cho thấy BIDV Khánh Hòa chƣa khuyến khích nhân viên tố giác các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng và nhân viên cũng không quan tâm đến việc tố giác này.

4.3.3. Về môi trường kiểm soát

Bảng 4.7: Thống kê nhận xét về môi trường kiểm soát

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kết quả đánh giá Rất

thấp Thấp Trung

bình Cao Rất cao

Trung bình

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

1 Ban lãnh đạo chi nhánh thể hiện

tính chính trực qua lời nói 0 0 22 40 15 3.91 2 Ban lãnh đạo chi nhánh thể hiện

tính chính trực qua hành động 0 0 27 40 10 3.78

3

Anh/Chị tuân thủ theo các quy chuẩn đƣợc xây dựng bởi Bản quy tắc ứng xử/ĐĐNN do ngân hàng ban hành

0 2 24 32 19 3.88

4

Ban lãnh đạo chi nhánh xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn đƣợc thiết lập bởi Bản quy tắc ứng xử/ĐĐNN

1 5 31 25 15 3.62

42 5 Trách nhiệm về hoạt động tín dụng

đƣợc phân định cụ thể 0 0 10 27 40 4.39

6

Hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng đƣợc thiết lập rõ ràng

2 7 25 25 18 3.65

7 Chính sách nhân sự thu hút nhân

viên có năng lực 0 3 18 25 31 4.09

8 Phần thưởng/kỷ luật tương ứng với

kết quả công việc 0 6 30 25 16 3.66

9 Anh/Chị chịu áp lực quá mức trong

công việc 10 25 25 12 5 2.70

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê của Tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy nhân viên đánh giá tính chính trực qua lời nói của Ban lãnh đạo (3.91) cao hơn tính chính trực và giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo qua hành động (3.78). Điều này cho thấy, Ban lãnh đạo ngân hàng cần tăng cường hành động hơn nữa, lời nói đi đôi với việc làm. Ban lãnh đạo cần thể hiện tính chính trực và có những giá trị đạo đức tốt đẹp, luôn là tấm gương cho nhân viên, tạo thành văn hóa của ngân hàng.

Bản quy tắc ứng xử hay đạo đức nghề nghiệp là những quy chuẩn bắt buộc nhận viên phải tuân thủ. Mức độ tuân thủ chỉ đạt trung bình là 3.88. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn nhân viên chƣa tuân thủ các quy chuẩn đƣợc quy định trong Bản quy tắc ứng xử hay đạo đức nghề nghiệp. Kết quả này cần đƣợc ban lãnh đạo xem xét, vì Bản quy tắc ứng xử hay đạo đức nghề nghiệp là giá trị cốt lõi của BIDV, đòi hỏi mọi nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ.

Thêm vào đó, giá trị trung bình của mức độ xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn đƣợc thiết lập bởi Bản quy tắc ứng xử hay đạo đức nghề nghiệp là 3,62 cho thấy Ban lãnh đạo chƣa xử lý triệt để những hành vi vi phạm.

43

Hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng đƣợc thiết lập đạt giá trị trung bình 3,65 cho thấy nhân viên đánh giá không cao hệ thống báo cáo tại BIDV. Công tác báo cáo tại BIDV đƣợc giao cho phòng đầu mối quản lý từng mảng nghiệp vụ. Tuy nhiên, do việc trích xuất dữ liệu còn thực hiện thủ công nên công tác báo cáo cần huy động đến tất cả các phòng ban có liên quan, gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của chi nhánh.

“Phần thưởng/kỷ luật tương ứng với kết quả công việc” được đánh giá trung bình là 3.66 cho thấy nhân viên chưa hài lòng cao với cơ chế khen thưởng, kỷ luật tại BIDV.

Điều này là hoàn toàn đúng với thực tế khi các chỉ tiêu bán chéo sản phẩm nhƣ thẻ, BSMS… được giao đến nhân viên hàng năm luôn cao nhưng phần thưởng đem lại chưa đủ thu hút nhân viên tham gia. Ngoài ra, hình phạt đối với nhân viên vi phạm kỷ luật, không hoàn thành chỉ tiêu chƣa đủ sức răng đe. Thêm vào đó, công tác đánh giá hoàn thành nhiệm vụ còn dựa vào cảm tính, chủ quan của Ban lãnh đạo.

“Anh/Chị chịu áp lực quá mức trong công việc” đạt 2.70 cho thấy một số nhân viên vẫn cảm thấy áp lực trong công việc. Điều này thực tế đúng với công việc của nhân viên tín dụng hiện nay. Song song với việc phát triển tín dụng, nhân viên phải phát triển các mảng nhƣ: huy động vốn, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán online… Áp lực công việc sẽ khiến nhân viên không tập trung khiến rủi ro tín dụng xảy ra.

4.3.4. Về hoạt động kiểm soát

Bảng 4.8: Thống kê nhận xét về hoạt động kiểm soát

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kết quả đánh giá Giá trị trung

bình Rất

thấp Thấp

Trung bình Cao

Rất cao

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

1 Anh/Chị tuân thủ các nội dung đƣợc

quy định trong các văn bản đƣợc ban 0 2 22 28 25 3.99

44 hành

2

Anh/Chị có thực hiện so sánh, đối chiếu các thông tin do khách hàng cung cấp với các nguồn thông tin tham khảo khác

0 0 10 25 42 4.42

3 Hệ thống thông tin về hoạt động tín

dụng thường xuyên được bảo trì 0 0 15 25 37 4.29 4 Có sự tách biệt rõ ràng giữa 3 chức

năng: kinh doanh, QLRR, tác nghiệp 0 0 12 22 43 4.40

5

Mức độ tuân thủ các chỉ tiêu định dạng trước được tự động hóa trong hệ thống công nghệ thông tin (tự động chuyển nhóm nợ, tự động thu gốc, lãi khi đến hạn…)

0 7 28 25 17 3.68

6

Ngân hàng sử dụng phần mềm hiện đại, có thể kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ tín dụng để đƣa ra những trường hợp nghi vấn sớm.

0 10 45 15 7 3.25

7 Truy cập hệ thống thông tin tín dụng

đƣợc phân quyền rõ ràng 0 0 12 24 41 4.38

8 Tài sản phục vụ hoạt động tín dụng

đƣợc bảo vệ cẩn thận 0 5 15 22 35 4.13

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê của Tác giả)

Theo kết quả khảo sát cho thấy các hoạt động kiểm soát vẫn chƣa còn tồn tại một số tồn tại, cụ thể:

Giá trị trung bình của tiêu chí “Anh/Chị tuân thủ các nội dung đƣợc quy định trong các văn bản đƣợc ban hành” là 3.99, cho thấy nhân viên đã tuân thủ khá cao các

45

nội dung đƣợc quy định trong các văn bản đƣợc ban hành. Tuy nhiên, vẫn có những nhân viên chƣa tuân thủ quy định đƣợc ban hành.

“Mức độ tuân thủ các chỉ tiêu định dạng trước được tự động hóa trong hệ thống công nghệ thông tin (tự động chuyển nhóm nợ, tự động thu gốc, lãi khi đến hạn…)” đạt điểm trung bình là 3.68 cho thấy việc tự động hóa dữ liệu bẫn chưa cao. Chương trình tự động hóa của BIDV hiện tại vẫn tồn tại một số hạn chế nhƣ không thu nợ tự động các khoản vay đáo hạn, các khoản vay quá hạn, tự chuyển nhóm nợ…. gây khó khăn cho nhân viên trong công việc.

“Ngân hàng sử dụng phần mềm hiện đại, có thể kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ tín dụng để đưa ra những trường hợp nghi vấn sớm” đạt điểm trung bình là 3.25 cho thấy nhân viên đánh giá không cao về ứng dụng phần mềm trong nghiệp vụ tín dụng.

Hầu hết việc phát hiện các trường hợp nghi vấn đều được BIDV hội sở chính phát hiện thông qua dữ liệu gốc. Sau khi trích lọc dữ liệu sẽ đƣợc gửi dữ liệu nghi ngờ rủi ro về các chi nhánh để thực hiện kiểm soát. Việc gửi dữ liệu đƣợc thực hiện vào cuối mỗi tháng nên sẽ xảy ra trường hợp chậm xử lý rủi ro. Thêm vào đó tại BIDV Khánh Hòa không thể thực hiện trích xuất dữ liệu gây ảnh hưởng đến việc phát hiện rủi ro sớm.

4.3.5. Về đánh giá rủi ro

Bảng 4.9: Thống kê nhận xét về đánh giá rủi ro

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kết quả đánh giá Giá trị trung

bình Rất

thấp Thấp

Trung bình Cao

Rất cao

ĐÁNH GIÁ RỦI RO

1 Mục tiêu tín dụng đƣợc thiết lập cụ

thể theo từng chỉ tiêu 0 10 15 22 30 3.94

2 Anh/Chị thực hiện nhận diện rủi ro

tín dụng có thể phát sinh khi đánh 0 0 10 15 52 4.55

46 giá hồ sơ khách hàng

3

Anh/Chị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi đánh giá hồ sơ khách hàng

0 0 16 20 41 4.32

4

Văn bản nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng hỗ trợ cho công việc đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng của Anh/Chị

0 2 20 25 30 4.08

5

Những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động tín dụng đƣợc cảnh báo kịp thời đến Anh/Chị theo phân quyền

0 0 5 30 42 4.48

6

Anh/Chị chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo đúng các tiêu chí đƣợc quy định trong Hệ thống xếp hạng tín dụng

0 3 15 25 34 4.17

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê của Tác giả)

Kết quả cho thấy giá trị trung bình của mục tiêu tín dụng đƣợc thiết lập cụ thể có giá trị thấp nhất là 3.94 cho thấy nhân viên chƣa đánh giá cao tính cụ thể của việc thiết lập mục tiêu của ngân hàng. Tại BIDV, chỉ tiêu tín dụng đƣợc phân công cụ thể theo phòng thay vì phân công cụ thể đến từng nhân viên. Ngoài ra, nhân viên phải chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu khác nhƣ huy động, bảo hiểm…

Giá trị trung bình của chỉ tiêu “Anh/Chị thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng có thể phát sinh khi đánh giá hồ sơ khách hàng” đạt 4.55, “Anh/Chị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi đánh giá hồ sơ khách hàng” đạt 4.32 cho thấy nhân viên thường xuyên thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng khi đánh giá khách hàng và xem xét khả năng xảy ra gian lận khi đánh giá hồ sơ khách hàng. Bên cạnh việc tự giác thực hiện nhận diện

47

rủi ro tính dụng, nhân viên cũng đánh giá khá cao sự hỗ trợ của các văn bản nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng trong việc hướng dẫn nhân viên đánh giá khách hàng với giá trị trung bình của chỉ tiêu “Văn bản nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng hỗ trợ cho công việc đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng của Anh/Chị” là 4.08.

Các cảnh báo kịp thời những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động tín dụng có giá trị nhỏ nhất là 4.48 cho thấy những cảnh báo về những thay đổi lớn có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đã đƣợc cảnh báo kịp thời đến nhân viên BIDV. Ngoài ra, nhân viên xếp hạng tín dụng khách hàng theo đúng các tiêu chí đƣợc quy định trong Hệ thống xếp hạng tín dụng có giá trị là 4.17 cho thấy nhân viên thực hiện theo đúng quy định về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)