CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.1. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
3.1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
3.1.3.1. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, khuôn mẫu về KSNB của ủy ban COSO: Qua quá trình hình thành và phát triển, khái niệm KSNB ngày càng đƣợc mở rộng và có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, tuy nhiên chƣa có định nghĩa nào về KSNB đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Đến năm 1992, ủy ban COSO, một ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận trên báo cáo tài chính, thường gọi là ủy ban Treadway, được thành lập nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB qua việc phát hành báo cáo Khuôn mẫu KSNB hợp nhất (báo cáo COSO, 1992). Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đƣa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Sau 21 năm kể từ khi ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường kinh doanh đã có những thay đổi đáng kể. Do vậy, vào năm 2013, ủy ban COSO đã đƣa ra báo cáo mới với tựa đề “Kiểm soát nội bộ - khuôn mẫu hợp nhất” (báo cáo COSO, 2013).
Theo báo cáo COSO (2013), KSNB được định nghĩa là quá trình chịu ảnh hưởng của HĐQT, Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của đơn vị, đƣợc thiết lập nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý cho việc đạt đƣợc các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. KSNB đƣợc cấu thành bởi các bộ phận sau:
Nhóm
Nguyên
tắc số Nội dung các nguyên tắc
Môi trường kiểm soát 1 Đơn vị chứng tỏ cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức
2 HĐQT chứng tỏ việc độc lập với Ban quản lý và
17
giám sát việc xây dựng, thực hiện biện pháp KSNB
3
Ban quản lý thiết lập cơ cấu, quy trình báo cáo và quyền hạn, trách nhiệm phù hợp trong khi theo đuổi mục tiêu dưới sự giám sát của HĐQT
4
Đơn vị chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu
5 Đơn vị yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm KSNB của mình khi theo đuổi mục tiêu
Đánh giá rủi ro
6 Đơn vị xác định mục tiêu đủ rõ ràng để cho phép xác định, đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu
7
Đơn vị xác định rủi ro đối với việc đạt đƣợc mục tiêu trong toàn đơn vị và phân tích rủi ro làm cơ sở để xác định cách QLRR
8 Đơn vị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi ĐGRR đối với việc đạt đƣợc mục tiêu
9 Đơn vị xác định và đánh giá thay đổi có thể tác động đáng kể đến hệ thống KSNB
Hoạt động kiểm soát
10
Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát góp phần giảm nhẹ rủi ro đối với việc đạt đƣợc mục tiêu đến mức có thể chấp nhận đƣợc 11 Đơn vị lựa chọn và phát triển các HĐKS chung đối
với công nghệ để hỗ trợ việc đạt đƣợc
12 Đơn vị triển khai HĐKS thông qua chính sách thiết lập những gì đƣợc kỳ vọng và trong các quy
18
trình biến chính sách thành hành động
Thông tin và truyền thông
13 Đơn vị có đƣợc và tạo, sử dụng thông tin liên quan, có chất lƣợng để hỗ trợ chức năng KSNB
14
Đơn vị truyền đạt thông tin nội bộ, bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm KSNB, cần thiết để hỗ trợ chức năng KSNB
15 Đơn vị thông báo với đối tác bên ngoài về vấn đề ảnh hưởng đến chức năng KSNB
Hoạt động giám sát
16
Đơn vị lựa chọn, phát triển và thực hiện đánh giá liên tục và/hoặc đánh giá riêng để xác định thành phần KSNB có đang tồn tại và hoạt động hiệu quả hay không
17
Đơn vị đánh giá và thông báo thiếu sót trong KSNB một cách kịp thời cho các bên chịu trách nhiệm thực hiện hành động khắc phục, bao gồm HĐQT và Ban lãnh đạo chủ chốt khi phù hợp (Nguồn: Theo báo cáo COSO, 2013)
Thứ hai, khuôn mẫu về KSNB của ủy ban Basel: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đƣợc thành lập vào năm 1974 bởi các Thống đốc ngân hàng thuộc nhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm ngăn chặn sự sụp đổ các ngân hàng vào thập kỷ 80.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng xây dựng các chuẩn mực về giám sát ngân hàng.
Các chuẩn mực này trở thành những quy chuẩn tối thiểu trong hoạt động giám sát ngân hàng. Đối với hoạt động KSNB trong ngân hàng, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong các NH vào ngày 22/9/1998 (báo cáo Basel, 1998).
Ngày 26/6/2004, phiên bản mới của Hiệp ƣớc vốn (Basel 2) đƣợc ban hành và có hiệu lực từ tháng 1/2007. Basel 2 đƣợc xây dựng dựa trên 5 bộ phận và 17 nguyên tắc nhƣ sau:
19 Nhóm
Nguyên
tắc số Nội dung các nguyên tắc
Thiết lập môi trường RRTD
phù hợp
1 Xác định nhiệm vụ của hội đồng quản trị trong quản trị RRTD
2 Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc trong việc quản trị RRTD
3 Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình
Hoạt động theo một quy
trình cấp tín dụng lành
mạnh
4
Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay
5
Ngân hàng cần phải thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở tƣng cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng liên quan
6,7
Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng nhƣ điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện thời
Duy trì việc cấp tín dụng
hiệu quả
8 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau
9
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín dụng cá nhân bao gồm cả các dự trữ và dự phòng
10 Ngân hàng đƣợc khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị RRTD
11 Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD
20
12 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lƣợng tín dụng
13 Ngân hàng phải đánh giá những thay đổi quan trọng về điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng
Hệ thống kiểm soát RRTD
14 Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trinh quản lý RRTD
15
Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép
16 Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề
Giám sát
RRTD 17
Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và làm việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD
(Nguồn: Theo Basel 2)