Khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng có những lợi thế về vị trí địa lý, là khu vực trung tâm thành phố, đồng thời là không gian kết nối cảnh quan phần phía Bắc với phí
Trang 1CÔNG TY CỔ PHẦN QUY HOẠCH VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Thuyết minh ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000
KHU VỰC PHÍA ĐÔNG ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – PHẠM VĂN ĐỒNG
TP NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA
HÀ NỘI, THÁNG 03/2019
Trang 2CÔNG TY CỔ PHẦN
QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ VIỆT NAM
TP NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA
Chủ nhiệm: KTS Laurent Cantalou
TS KTS Phó Đức Tùng Tham gia nghiên cứu thiết kế:
KTS Lê Anh Đại KTS Phạm Thị Mai Anh KTS Phạm Hương Thảo Giao thông: ThS KS Nguyễn Anh Tuấn
Chuẩn bị kỹ thuật: ThS KS Trần Thị Thuy
Cấp, thoát nước, VSMT: KS Phạm Trung Thành
Cấp điện, Thông tin liên lạc: KS Nguyễn Tiến Chung
Đánh giá môi trường chiến lược: ThS KS Hoàng Đình Giáp
Quản lý kỹ thuật:
Giao thông, Chuẩn bị kỹ thuật: KS Hoàng Minh Tâm
Cấp, thoát nước, VSMT, ĐMC: Ths KS Liêu Quang Hải
Cấp điện, Thông tin liên lạc : KS Nguyễn Hồng Minh
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
CÔNG TY CỔ PHẦN QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Trang 3-
MỤC LỤC Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 5
2.1 Lý do và sự cần thiết của đồ án 5
2.2 Mục tiêu lập quy hoạch 5
2.3 Tính chất khu vực nghiên cứu 6
2.4 Các căn cứ thiết kế quy hoạch 6
II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 8
2.5 Điều kiện tự nhiên 8
2.6 Đặc điểm hiện trạng 10
2.6.1 Hoạt động kinh tế 10
2.6.2 Hoạt động lễ hội – văn hóa 11
2.6.3 Hiện trạng du lịch 11
2.6.4 Hiện trạng sử dụng đất 13
2.6.5 Hiện trạng kiến trúc - cảnh quan 16
2.6.6 Hiện trạng chuần bị kỹ thuật 16
2.6.7 Hiện trạng giao thông 16
2.6.8 Hiện trạng cấp nước 17
2.6.9 Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị 18
2.6.10.Hiện trạng thông tin liên lạc 18
2.6.11.Hiện trạng thoát nước, quản lý CTR và nghĩa trang 19
2.6.12.Hiện trạng môi trường: 19
III RÀ SOÁT CÁC DỰ ÁN VÀ QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN 22
IV QUY HOẠCH KHÔNG GIAN – THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 39
4.1 Quan điểm và nguyên tắc chung 39
4.2 Các giải pháp tổ chức không gian tổng thể 39
4.2.1 Đan xen giữa biển - công viên và đô thị 40
4.2.2 Bổ sung dịch vụ trong công viên ven biển 41
4.2.3 Điều chỉnh hệ thống giao thông 42
4.2.4 Điều chỉnh thiết kế cảnh quan khu công viên 44
4.2.5 Mở rộng bãi cát – giảm độ sâu bãi tắm 46
4.3 Tổ chức không gian và hướng dẫn thiết kế đô thị cho các khu vực đặc trưng 47
4.3.1 Khu vực trung tâm – phía Đông đường Trần Phú 47
4.3.1.1 Khu 1 và khu 2: Khu vực từ phía Nam cầu Trần Phú đến phía Nam đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Khu công viên vui chơi giải trí, trung tâm dịch vụ, công trình điểm nhấn và Khu vườn dịch vụ, công viên đá 48
Trang 44.3.1.2 Khu 3: Khu công viên, Dịch vụ cộng đồng – Khu vực đối diện
trung tâm hành chính và các cơ quan hiện nay 52
4.3.1.3 Khu 4: Khu công viên – Dịch vụ cộng đồng 53
4.3.1.4 Khu 5: Quảng trường 2 tháng 4 54
4.3.1.5 Khu 6: Khu công viên – dịch vụ cộng đồng – công viên vui chơi giải trí 54 4.3.1.6 Khu 7: Quảng trường Đại Dương - Khu vực giao cắt giữa Khu đô thị sân bay và dải ven biển 56
4.3.1.7 Khu 8: Khu vực phía Nam quảng trường Đại dương đến Cầu cảng Hải quân 62 4.3.2 Khu vực phía Đông đường Phạm Văn Đồng 63
4.3.2.1 Khu 9: Khu vực từ Bắc cầu Trần Phú đến Hòn Chồng 64
4.3.2.2 Khu 10: Khu vực từ Hòn Chồng đến Hòn Một 69
4.3.2.3 Khu 11 và khu 12: Các khu đô thị và dịch vụ du lịch ven biển phía Bắc Hòn Một đến mũi Kê Gà 70
4.3.4 Quy hoạch chiếu sáng và tiện ích công cộng 72
4.4 Quy hoạch sử dụng đất 77
4.4.1 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 77
4.4.2 Quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng 78
V QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 82
5.1 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 82
5.2 Quy hoạch hệ thống giao thông 85
5.3 Quy hoạch cấp nước 94
5.4 Cấp điện và chiếu sáng đô thị : 99
5.5 Quy hoạch hệ thoát nước thải quản lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang 106
5.6 Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc 115
VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 117
6.1 Căn cứ lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: 117
6.2 Các mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng: 117
6.3 Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng : 118
6.4 Các giải pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường: 124
6.5 Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường: 127
VII KINH TẾ XÂY DỰNG 129
VIII CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN 129
IX CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 131
Trang 5-
X KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
XI CÁC BẢN VẼ THU NHỎ 132
Trang 6I PHẦN MỞ ĐẦU
2.1 Lý do và sự cần thiết của đồ án
Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng của Việt nam; là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa Thành phố Nha Trang được Thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009 Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho Thành phố một tiềm năng lớn để phát triển thương mại tài chính, du lịch, dịch vụ Nha Trang hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch – dịch vụ lớn của cả nước
Vịnh Nha Trang là vịnh lớn thứ 2 của tỉnh Khánh Hòa (sau Vịnh Vân Phong), Vịnh Nha Trang là một quần thể du lịch hấp dẫn nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế Vào tháng 6 năm 2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, thứ 2 của Châu Á (sau Vịnh Hạ Long) Năm
2007, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Vịnh Nha Trang là danh thắng cấp quốc gia
Nha Trang là thành phố có bờ biển đẹp bên bờ Vịnh Nha Trang Thành phố đã và đang phát huy tốt ưu thế này để phát triển du lịch và đô thị Khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng có những lợi thế về vị trí địa lý, là khu vực trung tâm thành phố, đồng thời là không gian kết nối cảnh quan phần phía Bắc với phía Nam thành phố, có quỹ đất để phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch và các không gian công cộng cho thành phố Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 17/10/2014, tuy nhiên, qua thực tế phát triển du lịch tại thành phố, định hướng tổ chức không gian đối với khu vực này đã có những thay đổi căn bản và các giải pháp quy hoạch đối với khu vực này cần được thay đổi để đảm bảo phù hợp hơn với vai trò là không gian giao lưu công cộng quan trọng nhất của một thành phố du lịch tầm cơ quốc tế - hàng năm đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế tới lưu trú, cũng như để đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân thành phố
Do đó, việc Điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng - thành phố Nha Trang, với những cách tiếp cận và giải pháp quy hoạch tiên tiến, đảm bảo chất lượng của dải không gian vô cùng quan trọng này đáp ứng yêu cầu của du khách quốc tế là hết sức cần thiết
2.2 Mục tiêu lập quy hoạch
- Phát huy giá trị của khu vực không gian mở quan trọng nhất của thành phố trong việc tạo dựng bản sắc đô thị, nâng cao giá trị du lịch cũng như môi trường sống của
Trang 7người dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng thành phố Nha Trang thành trung
tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế
- Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và cải tạo, nâng cấp giá trị của Khu vực lập quy hoạch
2.3 Tính chất khu vực nghiên cứu
Là khu vực ven biển của thành phố Nha Trang, có tính chất chính là công viên công cộng, kết hợp với đa dạng loại hình dịch vụ du lịch, không gian hoạt động TDTT, phát huy được giá trị tổng thể của toàn khu vực ven biển, góp phần đáng kể để nâng cao sức hấp dẫn cho không chỉ dải công viên ven biển mà toàn bộ khu đô thị du lịch ven biển nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung
2.4 Các căn cứ thiết kế quy hoạch
a Các văn bản pháp lý:
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009 và có hiệu lực từ 01/01/2010;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 12/2016/TT- BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về
hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 06/2013/TT- BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị;
- Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025;
- Thông báo số 577-TB/TU ngày 11/02/2015 của Tỉnh ủy Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số vấn đề kinh tế - xã hội;
- Thông báo số 604-TB/TU ngày 02/6/2015 của Tỉnh ủy Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về một số vấn đề kinh tế - xã hội;
- Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, Tôn tạo và Phát huy giá trị vịnh Nha Trang;
- Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;
Trang 8- Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;
- Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;
- Văn bản số 3777/UBND-XDNĐ ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai Thông báo số 604-TB/TU ngày 02/6/2015 của Thường trực Tỉnh ủy;
- Thông báo số 603/TB-UBND ngày 28/9/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc điều chỉnh Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 Khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;
- Hồ sơ Báo cáo phản biện dự án số 17/BC-LHH ngày 24/02/2014 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Khánh Hòa
b Các tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:
- Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012
- Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;
- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai trong khu vực nghiên cứu;
- Bản đồ nền hiện trạng tỷ lệ 1/2.000;
- Các nguồn tài liệu, số liệu khác có liên quan
Trang 9II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.5 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế
Hình: Ranh giới khu đất lập quy hoạch
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm ở phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng có tổng diện tích khoảng 277,59 ha, tổng chiều dài khoảng 15km và được giới hạn như sau:
- Ranh giới phía Bắc: Hết Amiana resort
- Ranh giới phía Nam: Hết cầu cảng hải quân
- Ranh giới phía Đông: Vịnh Nha Trang
Trang 10- Ranh giới phía Tây: hết lộ giới đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng và bổ sung thêm khu vực Quảng trường Đại dương và vùng phụ cận để đảm bảo sự kết nối hiệu quả giữa khu đô thị mới tại sân bay Nha Trang và dải đô thị và công viên ven biển và nâng cao chất lượng không gian tại khu vực này
2.1.2 Đặc điểm địa hình:
(Theo tài liệu về sự biến đổi hình thái địa hình bãi và đường bờ tại một số khu vực bờ
biển Nam Trung bộ theo thời gian 2007-2008 của Viện Hải dương học)
a) Đặc điểm biến đổi bãi biển:
- Bãi biển Nha Trang có dạng cánh cung ôm lấy phần bờ phía Tây vịnh Nha Trang Bề rộng bãi thay đổi theo mùa, mùa sóng gió Đông Bắc thường không quá 20m, mùa sóng gió Đông Nam 25 - 30m, có khi rộng hơn
- Theo khảo sát của Viện Hải dương học nghiên cứu từ phía Nam cầu Trần Phú đến Quảng trường 2 - 4 Kết quả quan trắc, khảo sát cho thấy hình thái địa hình bãi biến đổi rõ rệt từ 11/2007 (mùa gió Đông Bắc) đến tháng 8/2008 (mùa gió Đông Nam) bề rộng bãi thay đổi từ 5 - 9m, có nơi lên tới 11m (trước trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa)
- Thành phần vật liệu cấu tạo bãi chủ yếu là cát hạt nhỏ đến hạt trung Địa hình biển thuộc dạng bãi tích tụ - xói lở do tác động của sóng chiếm ưu thế Bãi biển thoải đều ở khu vực phía bắc bãi có độ dốc dốc hơn phía nam, độ dốc trung bình bãi từ 7-8º b) Đặc điểm biến động đường bờ:
- Bờ biển vùng nghiên cứu nằm trong nhóm bờ biển thành tạo chủ yếu do quá trình sóng, thuộc kiểu bờ biển vũng vịnh mài mòn - bờ xói lở trên các thành tạo cát bở rồi Nằm trong khung cảnh được che chắn bởi hệ thống các đảo nền vùng bờ biển này được coi là khá ổn định và luôn ở trạng thái cân bằng bền
- Do đặc điểm hải văn, cấu tạo đường bờ và chế độ gió chủ đạo trong năm, hiện tượng xói mòn có xu thế tác động mạnh lên phía Bắc hơn phía Nam, dẫn đến vật liệu tích tụ được dòng chảy dọc bờ đưa dần xuống phía Nam làm cho bãi cát phía Nam ngày càng có xu hướng mở rộng và bãi cát phía Bắc có xu hướng bị thu hẹp
2.1.3 Đặc điểm khí hậu:
- Vịnh Nha Trang khá kín gió, không có sóng lớn vì được che chắn bởi 19 hòn đảo lớn nhỏ Cửa sông Cái đổ ra giữa 2 hai bãi biển hình trăng khuyết, bãi tắm cát mịn trắng trải dài 6 - 7 km Vịnh có khí hậu 2 mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26ºC, nóng nhất 39ºC, lạnh nhất 14,4ºC
- Điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ của Vịnh là một trong những lợi thế lớn của
Trang 112.1.4 Đặc điểm thủy văn:
(Theo tài liệu của công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Khánh Hòa)
- Qua dự án kè bờ sông Cái đang được triển khai xây dựng theo hệ cao độ quốc gia
có thông số như sau:
+ Mực nước triều cao nhất: Hmax = + 1,2m
+ Mực nước triều trung bình: Htb = + 0,1m
+ Mực nước triều nhỏ nhất: Hmin = - 1,37m
- Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Vịnh Nha Trang và sóng biển
2.1.5 Đặc điểm địa chất:
a) Đặc điểm địa chất vật lý: (Theo tài liệu phân vùng động đất của Viện vật lý địa
cầu)
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 Vì vậy, khi thiết kế
và xây dựng các công trình cần có giải pháp an toàn cho công trình với cấp động đất trên
b) Đặc điểm địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển có cường độ chịu lực khá tốt R>1kg/cm2 Nền đất này có thể xây dựng được các công trình ngầm trong khu vực này
2.1.6 Đặc điểm hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên:
- Về mặt sinh thái, dải đất ven biển Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu
tự nhiên hiếm có của hệ vũng, vịnh trên thế giới, bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, thảm cỏ biển,
hệ sinh thái bãi cát ven bờ
- Một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên Ngoài ra, còn có Hòn Vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế
2.6 Đặc điểm hiện trạng
2.6.1 Hoạt động kinh tế
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung nhiều ở khu vực trung tâm, đoạn giữa của đường Trần Phú, nhưng gần đây cũng đã phát triển mạnh mẽ lên phía Bắc sông Cái, dọc đường Phạm Văn Đồng và cũng đã phát triển mạnh hơn xuống phía Nam, dọc theo đường Trần Phú
Trang 12- Loại hình chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ mua sắm
2.6.2 Hoạt động lễ hội – văn hóa
- Thành phố có nhiều hoạt động lễ hội văn hóa đa dạng, đặc sắc và đa số có mối liên hệ với không gian biển;
- Thời gian vừa qua, Nha Trang là địa điểm thường được lựa chọn để tổ chức các sự kiện quốc tế Nha Trang có đầy đủ các yếu tố hội tụ để tổ chức các hoạt động thể thao biển mang tầm quốc tế Do đó, cần tổ chức không gian quảng trường để phục vụ các dịp
lễ hội và sự kiện có quy mô lớn trong tương lai
Hình: Sơ đồ các khu vực hoạt động
2.6.3 Hiện trạng du lịch
- Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài, cát trắng, cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa,… nên hàng năm, tỉnh Khánh Hòa đã thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng Hầu hết khách đến Khánh Hòa cũng là khách đến Nha Trang
- Quý I năm 2018, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đạt hơn 1,4 triệu người Năm
2017, khách du lịch đạt 5,45 triệu lượt; trong đó, lượng khách quốc tế đạt 2,03 triệu lượt Trong giai đoạn 2012 -2017, tổng lượt khách du lịch tăng trung bình 16,73%/năm, doanh
Trang 13Hiện trạng phát triển du lịch Khánh Hòa từ 2012 – 2017
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
1 Doanh thu du lịch %/năm 14,03 53,82 51,67 15,41 21,17 106,49 43,77
Du khách bình quân đến Nha Trang năm 2017 đạt khoảng 14.930 lượt/ngày, trong
đó cao điểm 3 ngày dịp lễ 2/9 đạt khoảng 100.000 lượt khách tham quan tại các điểm du lịch, trong đó lượng khách lưu trú là 40.000 người Với lợi thế du lịch 4 mùa, Nha Trang luôn có khách tham quan và nghỉ dưỡng Nhu cầu trong ngày của du khách thay đổi theo thói quen sinh hoạt của du khách và theo mức độ hấp dẫn của dịch vụ
Trang 14Buổi sáng nhiều khách đi dạo, ngắm cảnh và giảm dần về tối Buổi chiều lượng khách tắm biển và vui chơi cao nhất nhưng giảm mạnh về tối do đặc thù của biển nhưng một phần do loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khu vực ven biển chưa phong phú, hấp dẫn Lương khách sử dụng dịch vụ ăn uống tăng cao vào buổi tối do sức hút của đặc sản biển và các quán cafe giản dị hay sang trọng
So với các tỉnh có biển lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận hay vùng Tây Nguyên như ĐăkLăk, Gia Lai cho thấy Khánh Hòa thực sự là một điểm đến hấp dẫn du khách Tuy nhiên, lượng khách năm 2017 mới chỉ bằng 55% của Quảng Ninh và bằng 90% của Lâm Đồng
So sánh lượng khách du lịch một số tỉnh năm 2017 (Nghìn lượt )
Khánh Hòa Phú Yên Ninh Thuận Quảng Ninh Lâm Đồng Đăk lăk Gia
Lai
Như vậy, những thách thức lớn đối với phát triển du lịch Khánh Hòa là làm thế nào để phát triển du lịch một cách bền vững và đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch, phát huy giá trị tài nguyên du lịch, đảm bảo mục tiêu định hướng phát triển thành một trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch lớn của cả nước
2.6.4 Hiện trạng sử dụng đất
Khu vực quy hoạch điều chỉnh có quy mô 277,59 ha Trong đó, phần đất liền có diện tích khoảng 135,17 ha, chiếm 48,69%; phần bãi cát và mặt nước có diện tích khoảng 142,42 ha, chiếm 51,31%
- Phần đất liền:
+ Đất có các công trình xây dựng khoảng 47,27 ha, chiếm 34,97% phần đất liền gồm: khu đất đô thị mới Vĩnh Hòa, các khu đất cơ quan, các khu đô thị dịch vụ, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng…
+ Đất công viên - cây xanh, khu TDTT khoảng 22,89 ha, chiếm 16,93% phần đất liền với các công trình như: công viên, quảng trường, sân bóng…
+ Đất giao thông, bãi đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật khoảng 54,22 ha, chiếm 40,11% phần đất liền
+ Đất đồi núi khoảng 0,78 ha, chiếm 0,58% phần diện tích đất liền
Trang 15- Nhà hàng: Light house, Hoàng Lan,
Thiên Phước
- Đất dự án Công viên bến du thuyền
Quốc Tế (đang xây dựng)
Trang 16TT Loại đất Ký hiệu bản vẽ Diện tích
(m2)
Tầng cao nhất Tỉ lệ (%)
Trang 172.6.5 Hiện trạng kiến trúc - cảnh quan
- Khu vực xây dựng đô thị của thành phố phân bố không đồng đều, cảnh quan đô thị sầm uất tập trung ở khu vực trung tâm, phía Nam cầu Trần Phú; trong khi khu vực phía Bắc dọc đường Phạm Văn Đồng còn nhiều khu vực có cảnh quan khá hoang sơ;
- Mặt tiền ven biển có nhiều công trình lớn, cao tầng;
- Mật độ các công trình cao tầng tập trung ở đoạn giữa, phía Tây đường Trần Phú Hình thức kiến trúc của đa số các công trình mới xây dựng chưa thực sự đặc sắc, chưa tạo được dấu ấn riêng cho cảnh quan trung tâm đô thị du lịch biển Nha Trang
2.6.6 Hiện trạng chuần bị kỹ thuật
- Các công trình hiện hữu phía Đông đường Trần Phú có cao độ nền >3m
b Hiện trạng thoát nước mưa:
- Dọc đường Trần Phú, đã có hệ thống thoát nước mưa kích thước từ D1200mm, dọc đường Phạm Văn đồng có cống D400-600mm Đồng thời, dọc đường đã được xây dựng kè kiên cố đảm bảo an toàn cho khu vực phía Tây ranh giới
D600 Khu đô thị mới Vĩnh Hòa đã có hệ thống thoát nước mưa D600D600 D1.000mm, thoát nước ổn định qua 2 cửa xả hiện trạng CX6 và CX7
2.6.7 Hiện trạng giao thông
- Hiện trạng tuyến đường:
+ Trục đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng đoạn nghiên cứu dài khoảng 15km; Mặt cắt ngang đường trung bình rộng 26m, mặt đường bê tông nhựa 2x8,25m), hè đường 2x4m, dải phân cách rộng 1,5m Chất lượng đường tương đối tốt
+ Các tuyến đường thuộc khu đô thị Vĩnh Hòa có mặt cắt từ 13m đến 26m, mới được xây dựng có chất lượng tốt
- Hiện trạng công trình giao thông khác:
+ Cầu Trần Phú: cầu nối giữa 2 tuyến đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng; có
Trang 18chiều dài 458m, rộng 22,5m (Lòng đường 2x7,5m; vỉa hè 2x3m; giải phân cách 1,5m) + Đường hầm đi bộ: tại khách sạn Havana có tuyến đường hầm thông ra bờ biển băng qua đường Trần Phú, có chiều dài khoảng 56m, rộng 4,1m nằm cách mặt đất từ 1,5m – 6,5m
+ Nút giao thông: Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là nút giao thông đồng mức
và 01 nút giao thông khác mức trực thông giữa đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Phạm Văn Đồng
- Đánh giá hiện trạng giao thông:
- Trục đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông trung tâm của thành phố, với 4 làn xe chạy Tuy nhiên, đây là tuyến có mật độ giao thông cơ giới cao, làm ngăn cách các hoạt động du lịch hai bên đường, thường xảy ra ùn tắc giao thông vào các dịp lễ hội và các kỳ cao điểm của mùa du lịch
- Trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng và các khu vực lân cận hiện tại đang thiếu bãi đỗ xe tập trung Xe máy, ô tô đỗ không đúng quy định, nhiều điểm trông xe được bố trí không hợp lý, ảnh hưởng đến người đi bộ cũng như cảnh quan của trục đường
- Giao thông cho người đi bộ qua đường để sang bãi biển chủ yếu là giao bằng cốt với giao thông cơ giới, chưa thực sự an toàn
2.6.8 Hiện trạng cấp nước
Hiện tại, khu vực dọc theo trục đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng đã được cấp nước từ hệ thống cấp nước (HTCN) tập trung của thành phố Nha Trang:
- Khu vực đường Trần Phú: sử dụng nước sạch từ các tuyến ống phân phối, dịch
vụ hiện có dọc trục đường với đường kính 300mm, 250mm, 200mm, 150mm,
100mm Tuyến ống phân phối 300mm bắt đầu từ đoạn giao cắt với đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đoạn giao cắt với đường Tuệ Tĩnh Tuyến ống 200mm từ đoạn giao cắt với đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đoạn giao cắt với Lê Thánh Tôn Tiếp đến là tuyến ống 150mm, 100mm từ đoạn giao cắt với Lê Thánh Tôn đến đoạn giao cắt với Nguyễn Bỉnh Khiêm Và tuyến ống 200mm từ đoạn giao cắt với đường Nguyễn Thị Minh Khai đến cảng du lịch ở phía Nam của khu vực nghiên cứu
- Khu vực đường Phạm Văn Đồng sử dụng nước sạch từ các tuyến ống phân phối, dịch vụ hiện có dọc trục đường có đường kính 300mm, 250mm, 200mm, 150mm,
100mm Tuyến ống phân phối 300mm bắt đầu từ cầu Trần Phú đến đoạn giao cắt với đường Củ Chi Tiếp đến lần lượt là các tuyến 250mm đến đoạn núi Hòn Một, 200mm đến đoạn giao cắt với đường số 21, và 150mm, 100mm đến núi Cô Tiên
Trang 192.6.9 Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị
- Lưới điện trung thế: lưới điện trung thế hiện tại trên trục đường Trần Phú -
Phạm Văn Đồng có cấp điện áp 22kV, chủ yếu được đi nổi trên cột bê tông và cột thép,
sử dụng dây dẫn AC70, AC95 và cáp bọc AAAC Một số nhánh cấp cho các công trình khách sạn lớn trên trục đường được đi ngầm sử dụng cáp ngầm trung thế XLPE
- Lưới điện hạ thế 0,4kV: lưới điện hạ thế trong khu vực phần lớn đã được hạ
ngầm, sử dụng cáp XLPE
- Lưới điện chiếu sáng: lưới điện chiếu sáng trên trục đường Trần Phú - Phạm
Văn Đồng đã được đầu tư bố trí đi ngầm, các khu vực vườn hoa, công viên trên trục đường cũng đã được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng trang trí
c Nhận xét đánh giá hiện trạng cấp điện:
- Trục đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng đã được cấp điện đầy đủ và ổn định từ lưới điện Quốc gia
- Lưới điện trung thế khu vực trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng chủ yếu bố trí
đi nổi, tỷ lệ ngầm hóa còn thấp, chưa đảm bảo tiêu chí của một thành phố du lịch
- Lưới điện chiếu sáng và trang trí trên trục đường đã được ngầm hóa, nhưng mới đạt hiệu quả về chiếu sáng giao thông, còn hiệu quả chiếu sáng, trang trí trong các khu vực công viên, vườn hoa chưa đạt yêu cầu Việc chiếu sáng các công trình điểm nhấn trên trục đường không đồng đều, chưa gây được sự thu hút của khách du lịch và người dân
2.6.10 Hiện trạng thông tin liên lạc
a Về viễn thông
- Mạng chuyển mạch khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong hệ thống chuyển mạch điều khiển (Host) Lê Lợi FETEX
- Mạng truyền dẫn có mạng cáp quang dọc đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng
- Mạng ngoại vi gồm hệ thống cống bể (trên đường Phạm Văn Đồng và đường Trần Phú) và cột treo cáp (trên các đường nhánh) Cáp gốc đã được đi trong hệ thống cống bể Mạng cáp phân phối đến thuê bao được treo trên các hệ thống cột thông tin Mạng ngoại vi hiện tại đang sử dụng loại cáp từ 10 đôi dây đến 200 đôi dây
Trang 20- Mạng di động khu vực nghiên cứu đã được phủ kín sóng cho toàn bộ khu vực này Hiện tại mạng di động đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA
- Mạng internet đang sử dụng mạng băng thông rộng ADSL
- Dịch vụ truyền hình được cấp từ các nhà cung cấp dịch vụ bằng truyền hình số mặt đất, truyền hình internet, truyền hình cáp
b Về bưu chính:
Mạng bưu chính khu vực nghiên cứu thuộc mạng bưu cục thành phố Nha Trang
đã được xây dựng và phát triển rộng khắp đáp ứng đầy đủ các dịch vụ bưu chính cơ bản
2.6.11 Hiện trạng thoát nước, quản lý CTR và nghĩa trang
a Hiện trạng thoát nước thải:
Hiện tại, khu vực nghiên cứu chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ đạt tiêu chuẩn
Khu vực phía Bắc cầu Trần Phú nước thải chưa được thu gom và xử lý; nước thải
từ các hộ gia đình chủ yếu được xử lý cục bộ qua bể tự hoại, tự thấm xuống đất hoặc thoát vào hệ thống thoát nước mưa
Khu vực phía Nam cầu Trần Phú, đoạn từ công viên Yersin đến cảng hải quân, tập trung hầu hết các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ (một số khách sạn lớn có
hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra cống thoát nước thải của thành phố) Hầu hết nước thải trong khu vực này đều được thu gom vào hệ thống thoát nước của thành phố (thuộc Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang), để tập trung về trạm xử lý phía Nam của thành phố để xử lý
b Hiện trạng thu gom chất thải rắn:
Chất thải rắn khu vực phía Nam cầu Trần Phú được thu gom tương đối triệt để bởi đội ngũ nhân viên công ty TNHH MTV môi trường đô thị, tỷ lệ thu gom tại khu vực này đạt xấp xỉ 100% Hệ thống thu gom CTR sử dụng các thùng chứa chất thải rắn
có 2 ngăn phân loại dọc vỉa hè và xe đẩy tay dọc các tuyến đường
c Hiện trạng nghĩa trang:
Khu vực nghiên cứu không có nghĩa trang
2.6.12 Hiện trạng môi trường:
a Hiện trạng môi trường nước:
- Theo tài liệu của công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa: quy hoạch chỉ giới bờ sông Cái Nha Trang và dự án kè bờ sông
Trang 21+ Mực nước triều cao nhất: hmax: + 1,2m
+ Mực nước triều trung bình: htb:+ 0,1m
+ Mực nước triều nhỏ nhất: hmin: -1,37m
+ Mực nước lũ tại đường sắt với tần suất 1% = 2,02m
- Với đặc điểm hải văn nói trên, điều quan trọng là cần phải có giải pháp chống xói mòn ở một số điểm như khu vực quân cảng, khu vực bãi biển phường Vĩnh Thọ phía bắc sông Cái, khu vực Bãi tiên, Rusalka
- Thủy triều trong khu vực mang tính chất nhật triều không đều Mực nước cao nhất là 235cm, mực nước thấp nhất là 4cm, mực nước trung bình là 124cm Biên độ dao động mực nước lớn nhất trong năm là 222cm, trung bình là 212cm
- Bãi tắm Nha Trang có độ dốc lớn Vào các thời điểm thời tiết xấu, biển bị biến động mạnh do bão hoặc gió mùa Đông Bắc, sóng với độ cao lớn đã từng đợt đổ dồn dập vào bờ một lượng nước lớn, với lượng nước đó sau khi rút ra biển đã tạo thành dòng Rip; Ở những khu vực có khả năng xảy ra dòng Rip mạnh khi có sóng lớn, với độ dốc bãi lớn, khi sóng lớn tràn vào bờ sẽ tác động làm cho địa hình bãi biển bị xói lở và bồi tụ không đều, tạo thành các đỉnh nhọn nhô lên và các rãnh lõm xuống nối tiếp nhau trên bãi, đây là điều kiện địa hình rất thuận lợi để hình thành dòng Rip Dòng Rip ở những khu vực bãi biển có độ dốc lớn thường có tốc độ mạnh của dòng chảy ở tầng sát đáy, do đó rất nguy hiểm trong điều kiện sóng lớn tràn bờ kết hợp với thuỷ triều đang lên
- Thời kỳ các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 hằng năm các bãi tắm nghiên cứu có sóng yếu, không có dòng rip, bãi tắm an toàn Tháng 11 đến tháng 4 hằng năm biển động do gió mùa Đông Bắc, bão và áp thấp nhiệt đới Tháng 11 dòng rip bắt đầu hình thành (bãi
bị xói lở để tạo bar ngầm bên ngoài) nhưng chưa mạnh, tháng 12 (đã hình thành các bar) dòng rip xuất hiện nhiều nhất, mạnh nhất Từ tháng 01 đến tháng 4 cùng với sự suy yếu của trường sóng, dòng rip cũng suy yếu dần Các tháng nguy hiểm nhất cho người tắm biển do dòng rip là tháng 11, 12, 1 Thời kỳ biển lặng các tháng 5, 6, 7, 8, 9,
10 sóng biển với chu kỳ dài sẽ đem vật liệu từ các bar vào bồi lấp bãi bị xói trước đó và phần lớn các “Ao xoáy” bị san bằng
- - Tại bãi Hòn Chồng trong thời gian biển động (tháng 11, 12, 1) có 02 vị trí nguy hiểm cho người tắm biển: đầu kè Ba Làng, lạch nước sâu ngoài rìa bãi Hòn Chồng Tại bãi Nha Trang, tuy cường độ Rip không lớn nhưng do độ dốc lớn và phần phía Bắc (UBND Tỉnh - Cầu Trần Phú) đã xây kè bảo vệ nên khi biển động toàn bộ chiều dài bãi đều nguy hiểm cho người tắm biển
b Hiện trạng môi trường không khí:
Trang 22- Thông qua kết quả quan trắc môi trường không khí tại Tp Nha Trang đo tại các điểm như Đồng Đế, Khu Liên cơ…, so sánh với Quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT, hiện trạng tại hầu hết các khu vực được quan trắc, nồng độ bụi lơ lửng tổng số (TSP) trong môi trường không khí xung quanh đều không đạt quy chuẩn Tuy nhiên, ô nhiễm bụi có xu hướng giảm tại hầu hết các khu vực được quan trắc
- Hiện trạng khí NO2, SO2 trong môi trường không khí xung quanh tại tất cả các trạm quan trắc còn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và phần lớn trong trạng thái ổn định, ít biến động
- Tuy nhiên, trong những ngày diễn ra lễ hội tại khu vực đường Trần Phú, các nút giao thông đến đường Trần Phú môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ do tập trung đông phương tiện giao thông (tháp Trầm Hương, quảng trường 2/4 )
c Hiện trạng môi trường đất:
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển có lớp mặt phủ hầu hết là cát, có nơi dày 3m, tiếp đến là lớp sét, cường độ chịu lực khá tốt R>1kg/cm2 Nền đất này có thể xây dựng được các công trình ngầm trong khu vực này
- Vùng thấp trũng, ngập úng có cấu tạo đặc trưng:
+ Lớp bùn và sét pha: Màu xám đến xám đen, trạng thái dẻo, nhão, bề dày từ 0,5÷1,5m, cường độ chịu tải R < 0,8kg/cm2
+ Lớp sét pha màu vàng đến vàng nhạt, xen lẫn nâu đỏ, đen, trạng thái dẻo mềm, chiều dày 2,5÷4,2m, cường độ chịu tải R > 1,0 /cm2
+ Thấu kính cát pha màu vàng nhạt, lốm đốm nâu đỏ, trạng thái dẻo
- Vùng đất đồi có cấu tạo đặc trưng:
+ Lớp đất màu sét pha lẫn sỏi sạn, cường độ chịu tải R > 2kg/cm2
+ Lớp sét pha lẫn đá phong hóa nâu đỏ, nâu sẫm, cường độ chịu tải R> 4kg/cm2 + Lớp đá gốc, R > 4,5kg/cm2
d Hiện trạng hệ sinh thái:
- Về mặt sinh thái, dải đất ven biển Vịnh Nha Trang là hệ sinh thái bãi đá, bãi cát ven
bờ
- Hòn Chồng một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển Một nhóm đá nhỏ hơn nằm phía dưới phái chân đồi phía Đông gọi là Hòn Vợ Nơi đây là một trong những điểm ngắm được thành phố biển đẹp nhất
- Hệ sinh thái điển hình tại khu vực mũi Kê Gà là bãi đá dưới biển
Trang 23III RÀ SOÁT CÁC DỰ ÁN VÀ QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN
3.1 Khu du lịch thể thao Hồ Tiên
Khu A - Khu Resort Amiana:
Amiana resort (Khu A)
Khu B
Trang 24Khu C (Alibu)
Khu vực dự án này ở gần trung tâm thành phố Nha trang hiện nay, do đó, nếu đầu
tư khai thác đúng, phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần giải quyết là hình thành tổ hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tập trung cao cấp có hình thức kiến trúc đẹp và công năng sử dụng phục vụ
du lịch tốt nhất Nghiên cứu giảm đáng kể khối lượng san nền (tận dụng địa hình sẵn
có, hạn chế vận chuyển đất đắp đến khu vực dự án) cũng như các chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Tổ chức hợp lý và thuận tiện hệ thống giao thông đối nội bên trong dự án Đối với hệ thống giao thông đối ngoại nghiên cứu thiết kế quy hoạch trên quan điểm tuân thủ hướng nghiên cứu quy hoạch, kết nối bên ngoài của các đồ án quy hoạch đã được duyệt Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan, đảm bảo không gây ô nhiễm cho tài nguyên biển
Nhà hàng Ngọn Hải Đăng
(Khu C)
Trang 25Khu đất lập dự án nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, và môi trường trong lành Khu vực dự án tiếp giáp với Đường Phạm Văn Đồng nên thuận lợi kết nối giao thông, cũng như đấu nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố hiện nay hoặc là trong tương lai
3.2 Dự án Peacok Marina Complex
Dự án Peacock Marina có diện tích đất và mặt nước khoảng 38,87ha, là một tổ hợp vừa du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, vừa là nhà ở, văn phòng Toàn bộ diện tích bãi đỗ được xây dựng ngầm, cùng với nhiều dịch vụ như thể thao, siêu thị, ẩm thực, văn hóa
Trung tâm dự án là hai tháp cao mang tính điểm nhấn, tựa như hai ngọn đèn biển, tạo ấn tượng mạnh mẽ, khi nhìn từ thành phố ra phía Bắc Nếu thực hiện được ý tưởng
về điểm nhấn không gian và những dải biệt thự nổi trên biển như trong dự án, thì khu vực này sẽ tạo ra một điểm nhấn về công nghệ, hiện đại trong du lịch biển và có thể trở thành một thương hiệu đặc biệt của Nha Trang Một khía cạnh ưu việt nữa của dự án là đưa toàn bộ các chức năng sử dụng chính ra mặt nước, giải tỏa một dải bờ biển thành công viên cây xanh, như vậy, tầm nhìn ra biển từ đường giao thông chính sẽ tốt hơn và tạo được cơ hội cho nhiều người có thể sử dụng khu vực bờ biển Nói chung, các chiến lược chức năng của khu này, nhằm tạo ra một tổ hợp biệt thự sang trọng, văn phòng, khu vui chơi giải trí, nếu thực hiện được, sẽ là một điểm thu hút lớn các hoạt động kinh
tế xã hội tại khu vực phía Bắc vịnh Nha Trang Dự án này cũng sẽ đóng góp tích cực cho việc thực hiện định hướng phát triển khu vực từ vị trí này đến Mũi Kê Gà trở thành điểm kết rực rỡ của cả dải bờ biển – như đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị Vịnh Nha Trang
Trang 26Nguy cơ lớn nhất của những khu xây dựng trên biển này là độ an toàn, nhất là trong bối cảnh nước biển dâng, biến đổi khí hậu và giải pháp xử lý nước thải và chất thải rắn, sao cho không gây ô nhiễm môi trường biển Giải pháp thi công công trình cũng là một vấn đề khó, nhưng không phải là không khả thi Vì vậy, đối với dự án này, cần có đánh giá tác động môi trường và kiểm tra quy trình kỹ thuật chặt chẽ, nếu không, thì thay vì một điểm nhấn đặc biệt, nó có thể trở thành một vấn nạn khó giải quyết
Đặc biệt đối với việc lấn biển, cần xác định việc lấy đất từ đâu, vận chuyển đến như thế nào, tuyệt đối cần tránh việc phá núi để lấy đất lấn biển, và việc vận chuyển đất
đá phải tránh gây ra ảnh hưởng lớn tới vận hành của đô thị Nha Trang và các dự án lân cận
Ngoài ra, một dự án siêu lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có nguồn lực rất lớn và tính toán rất dài hạn Cần phải có sự cân nhắc, thẩm định năng lực của chủ đầu tư rất chặt chẽ, tránh tình trạng dự án trở thành dự án treo hoặc thực hiện dở dang, sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường vịnh cũng như sức hấp dẫn của cả thành phố Nha Trang
Trang 273.3 Công viên du thuyền quốc tế
Mặt bằng quy hoạch Bến du thuyền được bố trí giữa diện tích mặt đất và mặt nước, phù hợp với hướng sóng, tạo nên bến du thuyền với các dịch vụ tiện ích và hỗ trợ kèm theo
Khu dự án được bố trí thành 3 khu như sau:
Khu 1 (1,2 ha) là Khu biệt thự bến du thuyền: Đây là khu biệt lập nằm phía Bắc
dự án, dựa vào địa hình sườn đồi , được bố trí 10 nhà biệt thự theo kiểu ruộng bậc thang có tầm nhìn hướng ra biển Các căn nhà biệt thự này mang phong cách hiện đại, trang thiết bị cao cấp, với 2 dạng nhà là biệt thự kiểu đơn lập và song lập Lên cao sẽ là nhà điều hành và nhà vọng cảnh Ngay lối vào bố trí nhà ở cho nhân viên, nhà ăn cho nhân viên bến du thuyền Đây là nơi lý tưởng để du khách ngắm cảnh đẹp từ trên cao nhìn xuống biển và nhìn thành phố Nha Trang theo hướng Nam Diện tích đất xây dựng công trình chiếm 14,5 % trong khu vực này, còn lại 85,5 % là diện tích cây xanh , bãi đậu xe, đường giao thông nội bộ
Khu 2 (2,1 ha) là Khu dịch vụ chung: Đây là khu nằm đối diện và ngăn cách khu
1 bởi tuyến đường Phạm Văn Đồng với các chức năng chính là nhà đón tiếp, văn phòng đại diện cho các công ty du lịch, nhà điều hành quản lý, nhà làm việc các cơ quan Hải quan, Cảng vụ, Biên phòng , nhà dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng du thuyền và các khu vực hạ tầng kỹ thuật khác như trạm biến áp, khu xử lý nước thải
Khu 3 (86 ha bao gồm 5,6ha phần đất liền và 80,4 ha phần mặt nước) : Khu 3 được kết nối với khu 2 bằng công viên cây xanh - đường cho xe chạy điện và đường đi dạo ven bờ Trong đó, phần đất liền chủ yếu là khu công viên cây xanh, đường dạo ven biển và đường dành cho xe chạy điện, một phần được kết nối với khu neo đậu du thuyền Phần mặt nước là khu neo đậu du thuyền với sức chứa 420 du thuyền các loại như thuyền máy và thuyền buồm có thể neo đậu
Trang 28Nhận xét và định hướng quản lý, quy hoạch:
Nhìn chung thì một khu công viên du thuyền nằm cạnh một tổ hợp dịch vụ lớn như khu Peacock và khu đô thị mới là một chức năng hợp lý, có khả năng bổ trợ cho các khu xung quanh, để tạo nên một tổng thể có giá trị cao Ý tưởng chức năng của khu này, muốn tạo ra một dải công viên mỏng dọc ven bờ biển, liên kết giữa các khu vực khác nhau cũng là một ý tưởng tốt, sẽ hỗ trợ việc tạo thành một tổng thể, thay vì chia dải bờ biển thành những dự án độc lập
Điểm quan trọng nhất cần lưu ý là vấn đề môi trường Cần tính toán rất chi tiết về hướng sóng, hướng dòng chảy Nói chung, không nên ngăn chia dòng chảy ven bờ, cần tạo dạng cầu, với các dòng chảy phía dưới thay vì làm ngăn cách, vì nếu ngăn cách sẽ ảnh hưởng không thể lường trước tới những hoạt động bồi lấp, xói lở suốt dọc dải bờ biển Ngoài ra, nếu vũng tàu làm kín và với quy mô lớn như trong dự án, có thể sẽ trở thành nơi tích trữ rác thải, không thuận tiện cho việc vệ sinh Theo thiết kế hiện tại thì
hệ thống cầu sẽ là cầu phao, như vậy vấn đề ngăn dòng chảy sẽ không có, nhưng việc đọng rác bề mặt vẫn sẽ cần phải lưu ý
Xét riêng về mặt thiết kế cảnh quan đô thị thì hình thức hiện nay của khu vực neo đậu thuyền chưa phải tối ưu Việc ngăn chia khu vực biển rất lớn, tốn kém, trong khi phần sử dụng cho neo đậu thuyền lại không được nhiều Tuyến đường đi ra khu đỗ thuyền xa và hẹp, sẽ giảm độ tiện lợi về sử dụng, trong khi tăng nguy cơ rủi ro trước thiên tai, nước biển dâng v.v
Một điều nữa nên cân nhắc là vấn đề thiết kế dải công viên ven biển Hiện nay, khu đô thị mới Vĩnh Hòa làm một đường giao thông ven biển rất lớn, tương đương với đường Phạm Văn Đồng Như vậy, đây sẽ là một tuyến giao thông chính, thậm chí sau này có thể còn đông mật độ xe cơ giới hơn cả đường Phạm Văn Đồng, vì tuyến đường
có cùng độ rộng, đường ven biển lại ngắn hơn, thoáng hơn Trong khi đó, dải công viên ven biển của dự án du thuyền còn rất mỏng, lại thiết kế thêm tuyến đường xe ô tô điện, thì gần như không còn không gian để có thể bố trí cảnh quan, công năng Do đó, nên sử dụng đường giao thông chính qua khu vực này chính là đường Phạm Văn Đồng hiện nay; chuyển toàn bộ diện tích đường quy hoạch mới ven biển chuyển thành đất công viên ven biển, với những đường dạo, đường đi xe đạp hoặc xe điện nhỏ, đan xen mềm mại vào với cảnh quan
Trang 293.4 Khu đô thị mới Vĩnh Hòa
Hình: Vị trí khu dân cư Vĩnh Hoà
Hình: Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan khu dân cư Vĩnh Hòa theo dự án đã được duyệt và điều chỉnh
Khu dân cư Vĩnh Hòa nằm trong một thung lũng rất thơ mộng, với tổng diện tích bằng phẳng hàng chục ha, thế đất tuyệt đẹp, lưng có núi Cô tiên, hòn Ngang bao bọc, mặt hướng ra biển Về mặt cảnh quan, có thể nói đây là quỹ đất đẹp nhất của Nha Trang Rất đáng tiếc, hiện nay quỹ đất này chưa được sử dụng hợp lý Khu phía Tây đường Phạm Văn Đồng vào đến chân núi không được chú trọng, từ hạ tầng đến những công trình đang thi công đều cho thấy sẽ trở thành một dạng đô thị có chất lượng không cao Đường Phạm Văn Đồng ngăn cách hai nửa Đông - Tây, mà những dự án thuộc hai nửa này lại không thống nhất để có thể tạo ra được một khu đô thị cao cấp Khu dân cư Vĩnh Hòa phía Đông đường Phạm Văn Đồng đặt mục tiêu là một khu ở cao cấp, nhưng những gì hiện có trên bản quy họach không thể hiện được đẳng cấp này
Trang 30Mặc dù dự án này đã và đang thực hiện, việc đặt vấn đề quy họach lại khu đô thị này có thể không khả thi, nhưng có thể điều chỉnh các quy định quản lý xây dựng để qua đó tạo điều kiện cho các chủ sở hữu quyền sử dụng đất có thể lựa chọn điều chỉnh cho phù hợp Như phần định hướng chiến lược chung đã nêu, tiêu chí để quy họach dải
bờ biển là phải gắn liền với những họat động đô thị ở phía Tây và phải tìm ra được những bản sắc của từng khu vực để phát huy Ở khu vực này thì bản sắc thiên nhiên đã quá rõ và rất được ưu đãi, nhưng về giải pháp quy họach đô thị thì chưa xứng tầm Nếu giữ nguyên quy họach như vậy, có thể nói đoạn bờ biển này có rất ít giá trị du lịch
Về lâu dài, nếu có thể điều chỉnh để phát huy được tầm quan trọng và ưu thế của quỹ đất này, thì toàn bộ khu vực thung lũng này sẽ trở thành khu đô thị cao cấp nhất, đẹp đẽ nhất của Nha Trang, vì đây là khu vực có cảnh quan đẹp, diện tích vừa phải và lại được quy họach mới Khi đó đọan bờ biển này sẽ trở thành một trong những đọan đắt giá nhất của thành phố Với tầm nhìn này, đồ án đề xuất quy họach đọan bờ biển này thành một khu đi bộ hiện đại, để phục vụ cho cả khu đô thị mới sau này và sẽ trở thành một điểm nhấn thu hút du khách trên toàn dải bờ biển Nha Trang
Hình: Minh hoạ các giải pháp quy hoạch không gian quảng trường hiện đại ven biển dọc khu dân cư Vĩnh Hoà
Những vấn đề chính còn chưa tối ưu trong dự án khu dân cư Vĩnh Hòa hiện nay:
- Không gian công cộng, công viên nằm ở một vị trí không đắc địa, không có tác dụng về chức năng và cảnh quan, bản sắc đối với toàn khu
- Chia lô đất xây dựng dọc theo bờ biển, làm chắn phần lớn trường nhìn và kết nối
ra biển, giảm đáng kể ấn tượng và tác dụng của đô thị biển, trong khi hiệu quả kinh tế không cao
- Làm đường giao thông quá lớn ở sát biển, sẽ trở thành trục giao thông cơ giới chính, ngăn cách khu đô thị khỏi dải công viên ven biển (đã nói ở trên)
Trang 31- Chia lô phố quá nhỏ, làm đơn điệu diện tích sử dụng, tăng diện tích giao thông một cách không cần thiết Cả khu đô thị chỉ có một thể loại nhà mặt phố, thiếu tính tầng bậc, tổ hợp, đa dạng của một khu đô thị tốt
- Hoàn toàn thiếu kết nối với khu đô thị phía Tây đường Phạm Văn Đồng, vừa chặn đường tiếp cận ra biển của khu phía Tây, vừa không tạo được liên kết với núi cho khu phía Đông
3.5 Tổ hợp du lịch núi Hòn Một – Dự án Tri-met Nha Trang
Hình: Vị trí dự án Tri–met Nha Trang
Tổng diện tích quy hoạch
của khu vực là khoảng 2ha,
khu vực Bắc vịnh Nha Trang
hiện đại, sầm uất
Hình: Mặt bằng quy hoạch
kiến trúc cảnh quan và phối
cảnh minh họa Dự án Trimet
Nha Trang
Trang 323.6 Viện nghiên cứu Hòn Chồng
Trung tâm nghiên cứu tiên tiến và sáng tạo Hòn Chồng là dự án có vị trí đắc địa và
phù hợp để tạo ra một điểm nhấn tại khu vực này Yêu cầu hình thức kiến trúc cho công
trình là hiện đại, nhẹ nhàng và bay bổng Hình thức công trình của dự án hiện nay cũng
khá phù hợp với các yêu cầu này
Trang 333.7 Công viên vui chơi giải trí Nha Trang Sao
Hiện trạng khu đất hiện nay là bãi đất trống có rất nhiều rác, liền kề phần mặt nước
là bãi san hô chết, gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái cho khu vực và ảnh hưởng đến cảnh quan khu danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ
Việc tạo nên một một không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho khu vực, liên kết và tạo thành một dải công viên – quảng trường dọc theo bờ biển Nha Trang
là đáng được khuyến khích
Cơ cấu tổ chức không gian của dự án hiện nay được chia làm hai khu với quy mô tổng dự án là 10,3 ha Phần trên mặt đất đầu tư xây dựng công viên, quảng trường nằm trong khu danh lam thắng cảnh Hòn Chồng – Hòn Đỏ và khối nhà nghỉ tiếp giáp với đường Nguyễn Đình Chiểu, cổng chuông gió, quán cà phê và bến canô để phục vụ các dịch vụ trong nội bộ dự án Phần dưới công viên, tận dụng làm tầng hầm để bố trí các công trình phục vụ vui chơi giải trí gồm Nhà hàng, quầy cà phê giải khát, câu lạc bộ
Trang 34khiêu vũ, quầy rượu (bar), dịch vụ chăm sóc sức khỏe (spa), phòng nghỉ khách sạn, dịch
vụ thể thao biển, rạp chiếu phim 3D, trò chơi điện tử, siêu thị, tổ chức sự kiện v.v
Yêu cầu cơ bản nhất đối với khu vực công viên này là đảm bảo khả năng tiếp cận với không gian ven biển cho cộng đồng
3.8 Công viên văn hóa Yến Sào
Tiếp nối với khu công viên vui chơi giải trí Nha Trang sao là khu công viên văn hóa Yến sào, hiện nay khu đất này cũng là bãi đất trống gồm nhiều bãi đá nhỏ với phần liền kề mặt nước là bãi san hô chết, nhiều rác, gây ô nhiễm môi trường sinh thái cho toàn khu vực và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ
Ý tưởng của dự án cũng là phù hợp, tạo ra một không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho khu vực, liên kết và tạo thành một dải công viên – quảng trường dọc theo bờ biển Nha Trang, một cảnh quan mang đậm tính chất hình thái và cuộc sống của vùng biển đảo, với những cơn gió, sóng biển với biểu tượng chim yến và các núi, nơi làm tổ của chim yến, là những hình ảnh của cuộc sống ngoài biển đảo, bố cục không gian kiến trúc được tổ chức tự do, với đường cong uyển chuyển của đường đi bộ như
Trang 35những con sóng kết nối với những mảng xanh cây cỏ và các hình thức kiến trúc phảng phất hình tượng chim Yến
Với quy mô khoảng 1,7ha, bao gồm 0,8ha trên đất liền và 0,9ha mặt nước Bố cục không gian chính trên đất liền là khu quảng trường trung tâm, hệ thống thảm cỏ đường dạo, Hội quán văn hóa nghệ thuật, nhà hàng ẩm thực Yến sào, Phòng trưng bày Yến Sào
và thủy hải sản Khánh hòa phục vụ cho cộng đồng địa phương và du khách Phần tầng hầm bố trí các công trình phục vụ vui chơi giải trí gồm phòng trà ca nhạc, quầy cà phê giải khát – thức ăn nhẹ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe (spa), trò chơi điện tử, siêu thị Phần dưới khu vui chơi dã ngoại tổ chức câu lạc bộ khiêu vũ, quầy rượu (bar), rạp chiếu phim
3.9 Công viên Phù Đổng
trúc cảnh quan
Trang 36Dự án thực hiện trên nền dự án công viên Phù Đổng cũ với quy mô khoảng 2,4ha Các hạng mục chính là nhà hàng Nga, sân khấu biểu diễn ngoài trời và các công trình dịch vụ khác Toàn bộ dự án được thiết kế theo ý tưởng “một chiếc thuyền buồm lớn”; giữ lại và cải tạo một số công trình như bể bơi, kênh, mương, cầu, đu quay Phần hàng rào công viên được tháo dỡ toàn bộ; cây xanh trong khu công viên được giữ lại và trồng thêm mới để tăng diện tích bóng mát
Công trình Nhà hàng Nga có quy mô 02 tầng + 01 tầng hầm; với chiều cao công trình không quá 9 m Công trình sử dụng vật liệu chính là gỗ và kính, kiến trúc thông thoáng hạn chế sự che chắn tầm nhìn
Tại khu chợ đêm hiện trạng (phía Nam khu đất), dự kiến xây dựng tầng hầm để làm bãi đỗ xe, nhà kho, bếp, nhà vệ sinh công cộng Phía trên trồng cây xanh và tổ chức sân vườn, đường dạo
Trang 373.10 Câu lạc bộ Hàng hải
Điểm kết phía Nam của phân đoạn 3 là dải đất của bộ quốc phòng, nằm trên trục cảnh quan chính của thành phố và tiếp giáp với bãi biển Nha Trang Dự kiến tổ chức tại đây một câu lạc bộ hàng hải phục vụ cho việc giáo dục quốc phòng, tổ chức các hoạt động thể thao liên quan đến môi trường biển, khảo sát, tham quan du lịch sinh thái biển
Không gian được bố cục cụ thể như sau: Khu vực nhà Điều hành Câu lạc bộ được
bố trí tiếp giáp với đường xuống biển phía Công viên Bạch Đằng, bố trí hồ bơi với các công trình phụ trợ xung quanh hồ Ngoài ra tạo cảnh quan bằng các đường dạo, cây xanh tạo nên một trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao hiện đại
Do công viên Bạch Đằng có vị trí liền kề với câu lạc bộ hàng hải nên khi thiết kế cần nghiên cứu kết nối hợp lý, gắn kết khu vực thiết kế với khu vực tượng đài Trần
Trang 38Hưng Đạo và đền thờ Trần Hưng Đạo và hệ thống đường dạo cây xanh để tạo nên một quần thể công trình thống nhất mang phong cách kiến trúc truyền thống
Nhận định tổng quan về các dự án dọc theo dải bờ biển vịnh Nha Trang:
Cho tới nay, Nha Trang để lại ấn tượng chủ đạo cho du khách là một thành phố du lịch ven biển nhỏ, thơ mộng, vừa đủ độ sầm uất để có tính hấp dẫn, nhưng vẫn trên một quy mô nhỏ, ấm cúng Trong quy mô và bối cảnh đó, dải bờ biển Nha Trang là một dải công viên cây xanh, bãi biển giản dị, có một chút công phu xắp xếp, nhưng về cơ bản vẫn là tự nhiên
Với việc quy hoạch mở rộng thành phố gấp nhiều lần hiện trạng, xây dựng Nha Trang thành trung tâm của vùng Nam Trung bộ, kết nối với Tây Nguyên, những dự án quy mô lớn như Vinpearl, cáp treo, dự án di rời khu vực hành chính của tỉnh Khánh Hòa ra bên ngoài trung tâm, cũng như sự phát triển ngày càng nhiều các khách sạn cao tầng phía Tây đường Trần Phú, quy mô và ấn tượng chung của thành phố đã dần thay đổi theo hướng đại đô thị, trung tâm du lịch lớn, hiện đại
Trong bối cảnh đó, dải bờ biển Nha Trang ngày càng trở một khu đất có giá trị, cần được sử dụng có hiệu quả hơn Vì vậy, việc sử dụng dải ven biển vịnh Nha Trang cần phải hoạch định chiến lược rõ ràng và cụ thể:
1- Tạo ra những điểm nhấn có tầm cỡ, làm giao diện giữa thiên nhiên và đô thị, là điểm nhấn của thành phố trong tương lai, nhất là tại những khu vực trọng yếu như: điểm đầu phía Bắc, khu vực cầu Trần Phú và khu trung tâm
2- Tăng mật độ sử dụng, đa dạng hóa chức năng, khiến cho dải bờ biển được sử dụng bởi nhiều đối tượng nhất, đạt hiệu quả kinh tế và văn hóa xã hội cao nhất 3- Hạn chế tối đa việc ngăn cản tầm nhìn và tăng cường tiếp xúc giữa thành phố và biển
4- Giải quyết vấn đề giao thông ngăn cách của đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng hiện nay Chiến lược chung là phải dành những đoạn trọng yếu của đường Trần Phú thành phố đi bộ, chuyển dịch tuyến giao thông cơ giới chính hiện nay vào phía Tây Nâng cao kết nối giữa phần phía Tây đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng với dải ven biển
Trước chiến lược tổng thể dài hạn đó, thành phố Nha Trang thể hiện rõ sự năng động và sáng tạo, kêu gọi được các chủ đầu tư đề xuất hàng loạt dự án có tầm cỡ đi đầu trong nước và khu vực, như khu Peacock, các dự án dọc bờ biển khu trung tâm Về mặt công năng cũng như thiết kế đô thị, các dự án này nhìn chung đều rất đáng hoan
Trang 39Gần như tất cả những yêu cầu chiến lược cơ bản trên đều được đáp ứng ở mức độ tốt hơn có thể mong đợi, trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
Điều duy nhất cần phải quan tâm chính là giá trị có một không hai của dải đất này đối với tương lai của thành phố, và vì sự độc đáo, mới lạ, đẳng cấp của các dự án, đều là những ý đồ chưa từng có ở Việt Nam nên cần phải vô cùng thận trọng về mọi mặt để đảm bảo các dự án sẽ thành công và bền vững, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chung của cả Thành phố
Trang 40IV QUY HOẠCH KHÔNG GIAN – THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
4.1 Quan điểm và nguyên tắc chung
- Cụ thể hóa nội dung Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm
2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Tổ chức không gian khu công viên đảm bảo phát huy tốt nhất giá trị của không gian mở công cộng quan trọng nhất của thành phố Là bộ mặt cảnh quan của thành phố, không gian vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn cảnh quan của người dân và du khách
- Kết hợp một cách hợp lý các chức năng dịch vụ để đảm bảo sức hấp dẫn của dải công viên – không chỉ là nơi có thể đi bộ được (“ walkable’’) mà còn là nơi có thể ngồi lại được (“seatable’’ – là nội dung được coi trọng nhất trong xu hướng thiết kế không gian công cộng hiện nay trên thế giới) để thưởng ngoạn một cách đầy đủ, thuận tiện nhất các giá trị của không gian ven biển và bãi tắm
- Tổ chức giao thông và kết nối hợp lý không gian công viên ven biển với khu đô thị phía Tây đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng
4.2 Các giải pháp tổ chức không gian tổng thể
5 giải pháp quy hoạch chính:
- Đan xen giữa biển, công viên và đô thị;
- Bổ sung dich vụ trong công viên;