IV. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN – THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
4.2. Các giải pháp tổ chức không gian tổng thể
5 giải pháp quy hoạch chính:
- Đan xen giữa biển, công viên và đô thị;
Bổ sung dich vụ trong công viên;
- Điều chỉnh hệ thống giao thông
- Điều chỉnh thiết kế cảnh quan công viên phù hợp với yêu cầu của không gian dành cho các hoạt động giao lưu công cộng, vui chơi giải trí của người dân;
- Nuôi bãi, tạo lại hoặc mở rộng bãi tắm ở phía Bắc và giảm độ sâu bãi tắm ở phía Nam cầu Trần Phú.
4.2.1. Đan xen giữa biển - công viên và đô thị
Hình: Minh hoạ giải pháp đan xen giữa biển – công viên và đô thị
4.2.2. Bổ sung dịch vụ trong công viên ven biển
Hình: Minh họa giải pháp bổ sung dịch vụ trong công viên ven biển
4.2.3. Điều chỉnh hệ thống giao thông
1- Chuyển một đoạn đường Trần Phú thành đường một chiều:
- Một trong những vấn đề trọng yếu của khu vực trung tâm Nha Trang là đường Trần Phú hiện đang là một tuyến giao thông chính theo hướng Bắc Nam và có mật độ giao thông cơ giới quá cao, gây cản trở cho việc liên thông giữa đô thị và biển. Một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu nhược điểm này là chuyển một phần trung tâm của đường Trần Phú thành đường một chiều.
- Tại khu vực trung tâm, có thể chuyển đường Trân Phú thành đường 1 chiều (đoạn từ đường Phan Chu Trinh đến ngõ 86 đường Trần Phú - đường vào sân bay cũ). Khi đó, mật độ giao thông trên đường Trần Phú sẽ giảm và có thể giảm phần
đường xe chạy, tăng thêm cho phần vỉa hè, cây xanh. Áp dụng các biện pháp giảm tốc độ xe cơ giới và ưu tiên cho người đi bộ qua đường.
- Các giải pháp trên sẽ khiến dải đô thị ven biển hấp dẫn hơn, và giảm thiểu được độ nguy hiểm và tác động ngăn cách của đường Trần Phú.
- Về lâu dài, khi mạng lưới đường giao thông của Thành phố được hoàn thiện hơn, có thể chuyển đoạn đường này của đường Trần Phú thành đường đi bộ. Trong đó, cho phép một số xe điện chuyên dụng lưu thông, phục vụ việc tiếp cận đến các công trình có mặt tiền tiếp giáp đường Trần phú hiện nay.
2- Điều chỉnh thiết kế đường Trần Phú hiện hữu:
Tổ chức một đoạn đường Trần Phú thành đường một chiều đi từ Bắc xuống Nam (thuận lợi tiếp cận với khu vực đô thị, khách sạn phía Tây đường), chỉ sử dụng một số làn đường xe chạy hiện hữu. Phần đường xe chạy giảm đi có thể dung để mở rộng vỉa hè về phía đô thị, quy định một phần vỉa hè có thể sử dụng làm dịch vụ ngoài trời hoặc là mở rộng công viên (đoạn phía Bắc - công viên hẹp, đối diện khu hành chính). Đồng thời bố trí thêm 1 làn dừng đỗ về phía khách sạn và đô thị. Bố trí bãi đỗ xe ở cuối các tuyến đường hướng biển.
3- Đường đi bộ và kết nối hai bên đường:
- Mở rộng vỉa hè phía Tây đường (tối thiểu 8m);
- Kết nối đường dạo và sân chơi trong công viên ven biển;
- Tổ chức đường đi bộ trên cao, tạo trải nghiệm 3D và hệ thống vườn treo, kết nối với khu vực đô thị dự kiến được tái phát triển ở khu vực phía Tây đường Trần Phú – đoạn từ Nam cầu Trần Phú đến đường Lê Lợi;
- Tổ chức quảng trường Đại dương vượt qua đường Trần Phú;
---
Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang 44
- Bổ sung 1 hầm đi bộ qua đường tại khu vực cuối của hẻm 86 nối ra biển (đường vào sân bay Nha Trang trước đây.
4.2.4. Điều chỉnh thiết kế cảnh quan khu công viên
Quan điểm cải tạo cảnh quan là: giữ ấn tượng chung là quảng trường đa năng. Những khu vực có cây bụi, ô cỏ trang trí chỉ dùng khi phân chia các vùng khác nhau trong quảng trường. Cây bóng mát trực tiếp được trồng trên quảng trường. Hạn chế các ô cỏ - là các diện tích không có công năng sử dụng.
Hình: Thiết kế các tuyến và đảo cảnh quan
Trên nền chung là quảng trường, thiết kế những tuyến chính cho đi bộ, xe đạp và những đảo công năng, đảo cảnh quan cây xanh.
Hai yếu tố cơ bản tạo bản sắc cho bờ biển Nha Trang:
1- Dừa – làn sóng xanh, tạo bóng mát, tiếng rì rào, lưu thông gió, thoáng tầm nhìn, đơn giản và đồng nhất, khang trang, không tủn mủn, vụn vặt.
2- Vật liệu gỗ ngoài trời: tạo cảm giác dễ chịu, gần gũi, tiện dụng, đặc biệt phù hợp với chủ đề chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp, thẩm mỹ.
4.2.5. Mở rộng bãi cát – giảm độ sâu bãi tắm
Do những tay đòn giữ cát thường là giải pháp đắt tiền, nên cần kết hợp nhiều mục đích, tạo công trình điểm nhấn và tăng khả năng sử dụng không gian mặt nước, cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan cho người dân và du khách.
Mỗi tay đòn có thể được thiết kế khác nhau, với công năng khác nhau. Công năng này có thể nằm trực tiếp trên tay đòn, hoặc là từ điểm cuối tay đòn tạo ra một tầm nhìn mới, hấp dẫn về phía đô thị. Với tầm nhìn này, tính chất đô thị biển sẽ càng được rõ nét hơn.