Các giải pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường

Một phần của tài liệu Thuyết minh ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000 KHU VỰC PHÍA ĐÔNG ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – PHẠM VĂN ĐỒNG TP. NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 125 - 128)

VI. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

6.4. Các giải pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường

6.4.1. Giải pháp quản lý:

a. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:

- Quy hoạch các tuyến đường giao thông trong khu vực đô thị, cần thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, mật độ hệ thống cây xanh cách ly, nhằm giảm thiểu ô nhiễm do bụi và tiếng ồn.

- Tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn đã ban hành; tổ chức quản lý phát thải khí gây ô nhiễm, khí nhà kính do hoạt động giao thông vận tải.

- Quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh chất thải do hoạt động giao thông vận tải: rác thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải, chất thải rắn trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

- Quản lý các thành phần gây ô nhiễm khác: bụi (PM10, PM2.5) tiếng ồn, độ rung,

… Đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát bụi PM10 và tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải tại đô thị.

- Xây dựng các trạm quan trắc không khí tự động.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường không khí cho người dân.

b. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:

- Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho đô thị: nước thải nhất thiết phải được thu gom và xử lý đến giới hạn môi trường cho phép mới được xả ra môi trường.

- Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn. Nhà vệ sinh phải đặt ở khu đất ít có giá trị về cảnh quan, cuối hướng gió chính, có biển báo, chỉ dẫn rõ ràng; được quản lý vận hành đảm bảo chất lượng, không để xảy ra tình trạng hư hỏng, xuống cấp nhà vệ sinh hoặc chất lượng dịch vụ vệ sinh không đáp ứng được yêu cầu của người dân và du khách.

- Xây dựng các trạm quan trắc nước mặt, nước biển ven bờ.

- Tổ chức các đội tuần tra biển, cứu hộ, lắp đặt các biển báo, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh dòng Rip khi tắm biển.

- Tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường nước cho người dân và khách du lịch (chiến dịch mùa hè xanh, nhặt rác trên biển,..)

c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất:

- Việc chuyển đổi đất đai giữa các mục đích nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tuy nhiên khi chuyển đổi cần phải căn nhắc thận trọng. Việc quản lý các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần đảm bảo diện tích cây xanh đô thị, kết cấu, vật liệu và nâng cao khả năng thích ứng với tác động của khí hậu ven biển và biến đổi khí hậu.

- Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng, trồng cây chắn sóng, gió, giữ cát và xây dựng các công trình chống sạt lở, xói mòn.

- Khi xây dựng các công trình ngầm, các công trình cao tầng, các công trình ven biển, nhất thiết phải khảo sát địa chất một cách thận trọng và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đủ an toàn với môi trường mới được phép xây dựng.

d. Giải pháp bảo vệ môi trường do chất thải rắn:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về phân loại chất thải rắn tại nguồn, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường thành phố xanh - sạch - đẹp.

6.4.2. Giải pháp quy hoạch, công nghệ, kỹ thuật a. Giải pháp bảo vệ môi trường đất:

- Sử dụng đất một cách hợp lý, tận dụng khai thác quỹ đất xây dựng.

- Phân loại, thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn phát sinh.

- Lấn biển hợp lý để vừa tạo quỹ đất phục vụ cho hoạt động phát triển đô thị, vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Các giải pháp chống xói lở, bảo vệ bờ biển: kiểm soát sóng và dòng chảy ven bờ cũng như sự vận chuyển bùn cát dọc bờ

+ Nhóm các giải pháp cứng bao gồm: kè biển, kè mỏ hàn, đê ngầm phá sóng, kè mỏ hàn kết hợp đê ngầm phá sóng, “mũi đất” nhân tạo. Các giải pháp cứng có những nhược điểm là gây xói lở (ở chân công trình hoặc khu vực bờ phía dưới công trình), gây bồi không cần thiết, giá thành cao.

+ Nhóm giải pháp mềm bao gồm: nuôi bãi, trồng rừng và đụn cát. Các giải pháp mềm thì thường đòi hỏi khoảng thời gian dài (năm đến mười năm) mới đem lại hiệu quả..

- Trồng các loại cây phòng hộ ven biển (phi lao, keo, bạch đàn, muống biển… như

b. Giải pháp bảo vệ môi trường nước:

- Quy hoạch hệ thống thoát nước nửa riêng, hạn chế đến mức tối đa việc xâm nhập của các chất độc hại vào nguồn nước mặt, nước biển ven bờ, nước thải cần đạt quy chuẩn môi trường hiện hành trước khi xả ra ngoài.

- Phân loại, thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn phát sinh. Sử dụng loại thùng chứa di động có nắp đậy để thuận tiện cho công tác vận chuyển chất thải rắn, tránh rò rỉ nước rác trong những ngày mưa và hạn chế mùi trong những ngày khô nóng.

- Đẩm bảo 100% dân số đều sử dụng bể tự hoại để làm sạch sơ bộ nước thải trước khi thải ra môi trường.

- Xây dựng các công trình xử lý nước thải cục bộ cho khách sạn, điểm dịch vụ du lịch ven biển.

- Xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên tuyến phố chính, các khu thương mại, công viên lớn, các công trình công cộng... Có thể bố trí nhà vệ sinh công cộng ngầm tại các bãi đỗ xe.

( Minh họa nhà vệ sinh công cộng)

- Áp dụng hệ thống lát mặt có thể cho phép nước mưa thấm xuống và lưu trữ tạm lại dưới đáy lớp lát mặt, để từ từ thấm vào nền đất bên dưới hoặc được dẫn ngang đến các vị trí trữ nước.

c. Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái:

- Xây dựng kè giữ cát tại các khu vực xảy ra hiện tượng xói mòn, mất cát.

- Trồng cây chắn sóng, gió, bảo vệ các cồn cát ven biển như một loại đê tự nhiên để ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển.

- Hạn chế lấn biển để xây dựng công trình.

d. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn:

- Bố trí trồng cây xanh bên đường nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn; tăng cường sử dụng các phương tiện ít gây ô nhiễm, rửa đường thường xuyên để giảm bụi, cải thiện chất lượng mặt đường….

- Giảm diện tích mặt lát vỉa hè, khuyến khích các vật liệu có khả năng thẩm thấu cao; trồng cây, hoa, cỏ để làm tăng mảng xanh và tăng diện tích thu nước cho đô thị.

- Cần phát triển mạnh hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng (như xe buýt, xe điện, xe đạp,..).

- Khuyến khích các phương tiện chạy bằng năng lượng sạch (xăng sinh học).

- Xây dựng hệ thống quan trắc đồng bộ, kiểm tra, giám sát định kỳ việc tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải đối với các phương tiện giao thông.

- Phân luồng giao thông một cách hợp lý.

- Quy hoạch các bãi đỗ xe ngầm giảm tiếng ồn phát sinh do còi xe và động cơ.

Một phần của tài liệu Thuyết minh ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000 KHU VỰC PHÍA ĐÔNG ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – PHẠM VĂN ĐỒNG TP. NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)