Khu A - Khu Resort Amiana:
Amiana resort (Khu A)
Khu B
Khu C (Alibu)
Khu vực dự án này ở gần trung tâm thành phố Nha trang hiện nay, do đó, nếu đầu tư khai thác đúng, phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần giải quyết là hình thành tổ hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tập trung cao cấp có hình thức kiến trúc đẹp và công năng sử dụng phục vụ du lịch tốt nhất. Nghiên cứu giảm đáng kể khối lượng san nền (tận dụng địa hình sẵn có, hạn chế vận chuyển đất đắp đến khu vực dự án) cũng như các chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức hợp lý và thuận tiện hệ thống giao thông đối nội bên trong dự án. Đối với hệ thống giao thông đối ngoại nghiên cứu thiết kế quy hoạch trên quan điểm tuân thủ hướng nghiên cứu quy hoạch, kết nối bên ngoài của các đồ án quy hoạch đã được duyệt. Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan, đảm bảo không gây ô nhiễm cho tài nguyên biển.
Nhà hàng Ngọn Hải Đăng (Khu C)
Khu đất lập dự án nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, và môi trường trong lành. Khu vực dự án tiếp giáp với Đường Phạm Văn Đồng nên thuận lợi kết nối giao thông, cũng như đấu nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố hiện nay hoặc là trong tương lai.
3.2. Dự án Peacok Marina Complex
Dự án Peacock Marina có diện tích đất và mặt nước khoảng 38,87ha, là một tổ hợp vừa du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, vừa là nhà ở, văn phòng. Toàn bộ diện tích bãi đỗ được xây dựng ngầm, cùng với nhiều dịch vụ như thể thao, siêu thị, ẩm thực, văn hóa.
Trung tâm dự án là hai tháp cao mang tính điểm nhấn, tựa như hai ngọn đèn biển, tạo ấn tượng mạnh mẽ, khi nhìn từ thành phố ra phía Bắc. Nếu thực hiện được ý tưởng về điểm nhấn không gian và những dải biệt thự nổi trên biển như trong dự án, thì khu vực này sẽ tạo ra một điểm nhấn về công nghệ, hiện đại trong du lịch biển và có thể trở thành một thương hiệu đặc biệt của Nha Trang. Một khía cạnh ưu việt nữa của dự án là đưa toàn bộ các chức năng sử dụng chính ra mặt nước, giải tỏa một dải bờ biển thành công viên cây xanh, như vậy, tầm nhìn ra biển từ đường giao thông chính sẽ tốt hơn và tạo được cơ hội cho nhiều người có thể sử dụng khu vực bờ biển. Nói chung, các chiến lược chức năng của khu này, nhằm tạo ra một tổ hợp biệt thự sang trọng, văn phòng, khu vui chơi giải trí, nếu thực hiện được, sẽ là một điểm thu hút lớn các hoạt động kinh tế xã hội tại khu vực phía Bắc vịnh Nha Trang. Dự án này cũng sẽ đóng góp tích cực cho việc thực hiện định hướng phát triển khu vực từ vị trí này đến Mũi Kê Gà trở thành điểm kết rực rỡ của cả dải bờ biển – như đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị Vịnh Nha Trang.
Nguy cơ lớn nhất của những khu xây dựng trên biển này là độ an toàn, nhất là trong bối cảnh nước biển dâng, biến đổi khí hậu và giải pháp xử lý nước thải và chất thải rắn, sao cho không gây ô nhiễm môi trường biển. Giải pháp thi công công trình cũng là một vấn đề khó, nhưng không phải là không khả thi. Vì vậy, đối với dự án này, cần có đánh giá tác động môi trường và kiểm tra quy trình kỹ thuật chặt chẽ, nếu không, thì thay vì một điểm nhấn đặc biệt, nó có thể trở thành một vấn nạn khó giải quyết.
Đặc biệt đối với việc lấn biển, cần xác định việc lấy đất từ đâu, vận chuyển đến như thế nào, tuyệt đối cần tránh việc phá núi để lấy đất lấn biển, và việc vận chuyển đất đá phải tránh gây ra ảnh hưởng lớn tới vận hành của đô thị Nha Trang và các dự án lân cận.
Ngoài ra, một dự án siêu lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có nguồn lực rất lớn và tính toán rất dài hạn. Cần phải có sự cân nhắc, thẩm định năng lực của chủ đầu tư rất chặt chẽ, tránh tình trạng dự án trở thành dự án treo hoặc thực hiện dở dang, sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường vịnh cũng như sức hấp dẫn của cả thành phố Nha Trang.
3.3. Công viên du thuyền quốc tế
Mặt bằng quy hoạch Bến du thuyền được bố trí giữa diện tích mặt đất và mặt nước, phù hợp với hướng sóng, tạo nên bến du thuyền với các dịch vụ tiện ích và hỗ trợ kèm theo.
Khu dự án được bố trí thành 3 khu như sau:
Khu 1 (1,2 ha) là Khu biệt thự bến du thuyền: Đây là khu biệt lập nằm phía Bắc dự án, dựa vào địa hình sườn đồi , được bố trí 10 nhà biệt thự theo kiểu ruộng bậc thang có tầm nhìn hướng ra biển. Các căn nhà biệt thự này mang phong cách hiện đại, trang thiết bị cao cấp, với 2 dạng nhà là biệt thự kiểu đơn lập và song lập. Lên cao sẽ là nhà điều hành và nhà vọng cảnh. Ngay lối vào bố trí nhà ở cho nhân viên, nhà ăn cho nhân viên bến du thuyền. Đây là nơi lý tưởng để du khách ngắm cảnh đẹp từ trên cao nhìn xuống biển và nhìn thành phố Nha Trang theo hướng Nam. Diện tích đất xây dựng công trình chiếm 14,5 % trong khu vực này, còn lại 85,5 % là diện tích cây xanh , bãi đậu xe, đường giao thông nội bộ.
Khu 2 (2,1 ha) là Khu dịch vụ chung: Đây là khu nằm đối diện và ngăn cách khu 1 bởi tuyến đường Phạm Văn Đồng với các chức năng chính là nhà đón tiếp, văn phòng đại diện cho các công ty du lịch, nhà điều hành quản lý, nhà làm việc các cơ quan Hải quan, Cảng vụ, Biên phòng , nhà dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng du thuyền... và các khu vực hạ tầng kỹ thuật khác như trạm biến áp, khu xử lý nước thải...
Khu 3 (86 ha bao gồm 5,6ha phần đất liền và 80,4 ha phần mặt nước) : Khu 3 được kết nối với khu 2 bằng công viên cây xanh - đường cho xe chạy điện và đường đi dạo ven bờ. Trong đó, phần đất liền chủ yếu là khu công viên cây xanh, đường dạo ven biển và đường dành cho xe chạy điện, một phần được kết nối với khu neo đậu du thuyền. Phần mặt nước là khu neo đậu du thuyền với sức chứa 420 du thuyền các loại như thuyền máy và thuyền buồm có thể neo đậu.
Nhận xét và định hướng quản lý, quy hoạch:
Nhìn chung thì một khu công viên du thuyền nằm cạnh một tổ hợp dịch vụ lớn như khu Peacock và khu đô thị mới là một chức năng hợp lý, có khả năng bổ trợ cho các khu xung quanh, để tạo nên một tổng thể có giá trị cao. Ý tưởng chức năng của khu này, muốn tạo ra một dải công viên mỏng dọc ven bờ biển, liên kết giữa các khu vực khác nhau cũng là một ý tưởng tốt, sẽ hỗ trợ việc tạo thành một tổng thể, thay vì chia dải bờ biển thành những dự án độc lập.
Điểm quan trọng nhất cần lưu ý là vấn đề môi trường. Cần tính toán rất chi tiết về hướng sóng, hướng dòng chảy. Nói chung, không nên ngăn chia dòng chảy ven bờ, cần tạo dạng cầu, với các dòng chảy phía dưới thay vì làm ngăn cách, vì nếu ngăn cách sẽ ảnh hưởng không thể lường trước tới những hoạt động bồi lấp, xói lở suốt dọc dải bờ biển. Ngoài ra, nếu vũng tàu làm kín và với quy mô lớn như trong dự án, có thể sẽ trở thành nơi tích trữ rác thải, không thuận tiện cho việc vệ sinh. Theo thiết kế hiện tại thì hệ thống cầu sẽ là cầu phao, như vậy vấn đề ngăn dòng chảy sẽ không có, nhưng việc đọng rác bề mặt vẫn sẽ cần phải lưu ý.
Xét riêng về mặt thiết kế cảnh quan đô thị thì hình thức hiện nay của khu vực neo đậu thuyền chưa phải tối ưu. Việc ngăn chia khu vực biển rất lớn, tốn kém, trong khi phần sử dụng cho neo đậu thuyền lại không được nhiều. Tuyến đường đi ra khu đỗ thuyền xa và hẹp, sẽ giảm độ tiện lợi về sử dụng, trong khi tăng nguy cơ rủi ro trước thiên tai, nước biển dâng v.v.
Một điều nữa nên cân nhắc là vấn đề thiết kế dải công viên ven biển. Hiện nay, khu đô thị mới Vĩnh Hòa làm một đường giao thông ven biển rất lớn, tương đương với đường Phạm Văn Đồng. Như vậy, đây sẽ là một tuyến giao thông chính, thậm chí sau này có thể còn đông mật độ xe cơ giới hơn cả đường Phạm Văn Đồng, vì tuyến đường có cùng độ rộng, đường ven biển lại ngắn hơn, thoáng hơn. Trong khi đó, dải công viên ven biển của dự án du thuyền còn rất mỏng, lại thiết kế thêm tuyến đường xe ô tô điện, thì gần như không còn không gian để có thể bố trí cảnh quan, công năng. Do đó, nên sử dụng đường giao thông chính qua khu vực này chính là đường Phạm Văn Đồng hiện nay; chuyển toàn bộ diện tích đường quy hoạch mới ven biển chuyển thành đất công viên ven biển, với những đường dạo, đường đi xe đạp hoặc xe điện nhỏ, đan xen mềm mại vào với cảnh quan.
3.4. Khu đô thị mới Vĩnh Hòa
Hình: Vị trí khu dân cư Vĩnh Hoà
Hình: Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan khu dân cư Vĩnh Hòa theo dự án đã được duyệt và điều chỉnh
Khu dân cư Vĩnh Hòa nằm trong một thung lũng rất thơ mộng, với tổng diện tích bằng phẳng hàng chục ha, thế đất tuyệt đẹp, lưng có núi Cô tiên, hòn Ngang bao bọc, mặt hướng ra biển. Về mặt cảnh quan, có thể nói đây là quỹ đất đẹp nhất của Nha Trang. Rất đáng tiếc, hiện nay quỹ đất này chưa được sử dụng hợp lý. Khu phía Tây đường Phạm Văn Đồng vào đến chân núi không được chú trọng, từ hạ tầng đến những công trình đang thi công đều cho thấy sẽ trở thành một dạng đô thị có chất lượng không cao. Đường Phạm Văn Đồng ngăn cách hai nửa Đông - Tây, mà những dự án thuộc hai nửa này lại không thống nhất để có thể tạo ra được một khu đô thị cao cấp. Khu dân cư Vĩnh Hòa phía Đông đường Phạm Văn Đồng đặt mục tiêu là một khu ở cao cấp, nhưng những gì hiện có trên bản quy họach không thể hiện được đẳng cấp này.
Mặc dù dự án này đã và đang thực hiện, việc đặt vấn đề quy họach lại khu đô thị này có thể không khả thi, nhưng có thể điều chỉnh các quy định quản lý xây dựng để qua đó tạo điều kiện cho các chủ sở hữu quyền sử dụng đất có thể lựa chọn điều chỉnh cho phù hợp. Như phần định hướng chiến lược chung đã nêu, tiêu chí để quy họach dải bờ biển là phải gắn liền với những họat động đô thị ở phía Tây và phải tìm ra được những bản sắc của từng khu vực để phát huy. Ở khu vực này thì bản sắc thiên nhiên đã quá rõ và rất được ưu đãi, nhưng về giải pháp quy họach đô thị thì chưa xứng tầm. Nếu giữ nguyên quy họach như vậy, có thể nói đoạn bờ biển này có rất ít giá trị du lịch.
Về lâu dài, nếu có thể điều chỉnh để phát huy được tầm quan trọng và ưu thế của quỹ đất này, thì toàn bộ khu vực thung lũng này sẽ trở thành khu đô thị cao cấp nhất, đẹp đẽ nhất của Nha Trang, vì đây là khu vực có cảnh quan đẹp, diện tích vừa phải và lại được quy họach mới. Khi đó đọan bờ biển này sẽ trở thành một trong những đọan đắt giá nhất của thành phố. Với tầm nhìn này, đồ án đề xuất quy họach đọan bờ biển này thành một khu đi bộ hiện đại, để phục vụ cho cả khu đô thị mới sau này và sẽ trở thành một điểm nhấn thu hút du khách trên toàn dải bờ biển Nha Trang.
Hình: Minh hoạ các giải pháp quy hoạch không gian quảng trường hiện đại ven biển dọc khu dân cư Vĩnh Hoà
Những vấn đề chính còn chưa tối ưu trong dự án khu dân cư Vĩnh Hòa hiện nay:
- Không gian công cộng, công viên nằm ở một vị trí không đắc địa, không có tác dụng về chức năng và cảnh quan, bản sắc đối với toàn khu.
- Chia lô đất xây dựng dọc theo bờ biển, làm chắn phần lớn trường nhìn và kết nối ra biển, giảm đáng kể ấn tượng và tác dụng của đô thị biển, trong khi hiệu quả kinh tế không cao.
- Làm đường giao thông quá lớn ở sát biển, sẽ trở thành trục giao thông cơ giới chính, ngăn cách khu đô thị khỏi dải công viên ven biển (đã nói ở trên).
- Chia lô phố quá nhỏ, làm đơn điệu diện tích sử dụng, tăng diện tích giao thông một cách không cần thiết. Cả khu đô thị chỉ có một thể loại nhà mặt phố, thiếu tính tầng bậc, tổ hợp, đa dạng của một khu đô thị tốt.
- Hoàn toàn thiếu kết nối với khu đô thị phía Tây đường Phạm Văn Đồng, vừa chặn đường tiếp cận ra biển của khu phía Tây, vừa không tạo được liên kết với núi cho khu phía Đông.
3.5. Tổ hợp du lịch núi Hòn Một – Dự án Tri-met Nha Trang
Hình: Vị trí dự án Tri–met Nha Trang Tổng diện tích quy hoạch
của khu vực là khoảng 2ha, mật độ xây dựng khoảng 27% và tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 137.000 m2. Chức năng chính là khu khách sạn cao cấp 4* và căn hộ du lịch nghỉ dưỡng. Dự án này góp phần tạo ra một khu vực Bắc vịnh Nha Trang hiện đại, sầm uất.
Hình: Mặt bằng quy hoạch kiến trúc cảnh quan và phối cảnh minh họa Dự án Trimet Nha Trang
3.6. Viện nghiên cứu Hòn Chồng
Trung tâm nghiên cứu tiên tiến và sáng tạo Hòn Chồng là dự án có vị trí đắc địa và phù hợp để tạo ra một điểm nhấn tại khu vực này. Yêu cầu hình thức kiến trúc cho công trình là hiện đại, nhẹ nhàng và bay bổng. Hình thức công trình của dự án hiện nay cũng khá phù hợp với các yêu cầu này.
3.7. Công viên vui chơi giải trí Nha Trang Sao
Hiện trạng khu đất hiện nay là bãi đất trống có rất nhiều rác, liền kề phần mặt nước là bãi san hô chết, gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái cho khu vực và ảnh hưởng đến cảnh quan khu danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ.
Việc tạo nên một một không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho khu vực, liên kết và tạo thành một dải công viên – quảng trường dọc theo bờ biển Nha Trang là đáng được khuyến khích.
Cơ cấu tổ chức không gian của dự án hiện nay được chia làm hai khu với quy mô tổng dự án là 10,3 ha. Phần trên mặt đất đầu tư xây dựng công viên, quảng trường nằm trong khu danh lam thắng cảnh Hòn Chồng – Hòn Đỏ và khối nhà nghỉ tiếp giáp với đường Nguyễn Đình Chiểu, cổng chuông gió, quán cà phê và bến canô để phục vụ các dịch vụ trong nội bộ dự án. Phần dưới công viên, tận dụng làm tầng hầm để bố trí các công trình phục vụ vui chơi giải trí gồm Nhà hàng, quầy cà phê giải khát, câu lạc bộ
khiêu vũ, quầy rượu (bar), dịch vụ chăm sóc sức khỏe (spa), phòng nghỉ khách sạn, dịch vụ thể thao biển, rạp chiếu phim 3D, trò chơi điện tử, siêu thị, tổ chức sự kiện v.v.
Yêu cầu cơ bản nhất đối với khu vực công viên này là đảm bảo khả năng tiếp cận với không gian ven biển cho cộng đồng.
3.8. Công viên văn hóa Yến Sào
Tiếp nối với khu công viên vui chơi giải trí Nha Trang sao là khu công viên văn hóa Yến sào, hiện nay khu đất này cũng là bãi đất trống gồm nhiều bãi đá nhỏ với phần liền kề mặt nước là bãi san hô chết, nhiều rác, gây ô nhiễm môi trường sinh thái cho toàn khu vực và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ.
Ý tưởng của dự án cũng là phù hợp, tạo ra một không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho khu vực, liên kết và tạo thành một dải công viên – quảng trường dọc theo bờ biển Nha Trang, một cảnh quan mang đậm tính chất hình thái và cuộc sống của vùng biển đảo, với những cơn gió, sóng biển với biểu tượng chim yến và các núi, nơi làm tổ của chim yến, là những hình ảnh của cuộc sống ngoài biển đảo, bố cục không gian kiến trúc được tổ chức tự do, với đường cong uyển chuyển của đường đi bộ như