VI. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.3. Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng
6.3.1. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch và các mục tiêu bảo vệ môi trường :
a. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch đối với các vấn đề môi trường:
Tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường của đồ án quy hoạch:
Bảng 1: Tác động của phương án quy hoạch đối với các vấn đề môi trường Phân
vùng QH Các tác động tích cực Các tác động tiêu cực Khu dịch
vụ du lịch và khu dân cư
* Về môi trường:
- Hình thành một khu vực có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, thích hợp để nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.
- Tăng các giá trị cảnh quan do khai thác thế mạnh về du lịch.
- Khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các di tích tự nhiên quan trọng.
- Cung cấp những gải pháp quy hoạch cảnh quan, thiết kế đô thị và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm cải thiện môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, và các vấn đề môi trường.
- Các cơ sở hạ tầng của địa phương như đường, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc ... có thể được cải thiện.
- Tính toàn vẹn của vùng sinh thái đô thị có thể bị ảnh hưởng;
- Các giá trị cảnh quan, sinh học và lịch sử bị tác động;
- Khai thác để phục vụ hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các giá trị đa dạng sinh học, tăng nguy cơ ô nhiễm và tai biến môi trường.
- Có nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải rắn.
* Về kinh tế - xã hội:
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Tạo cơ hội việc làm cho lao động địa phương;
- Ảnh hưởng đến an ninh trật tự khi có lao động và khách du lịch từ nơi khác đến, đặc biệt là vào mùa du lịch, lễ hội.
Phân
vùng QH Các tác động tích cực Các tác động tiêu cực - Tạo điều kiện phát triển hạ tầng xã
hội, dịch vụ du lịch, nhu cầu thưởng ngoạn, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.
Công trình công cộng + Đầu mối HTKT
* Về môi trường:
- Bảo vệ môi trường đô thị, môi trường du lịch.
- Tạo lập cuộc sống trong lành, đầy đủ tiện nghi cho người dân đô thị.
- Các giá trị cảnh quan, lịch sử và đa dạng sinh học của khu vực có thể bị tác động.
* Về mặt kinh tế - xã hội:
- Tạo lập các căn cứ thu hút đầu tư trong và ngoài khu vực.
- Cung cấp không gian vui chơi, giải trí và sinh hoạt cộng đồng cho người dân địa phương.
- Đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ đòi hỏi nguồn vốn lớn, theo từng giai đoạn, trong thời gian dài.
- Nguồn nhân lực quản lý, vận hành hệ thống HTKT đòi hỏi phải có trình độ, năng lực và có khả năng ứng phó khi tình huống xấu xảy ra.
Khu vực cải thiện môi trường, tăng giá trị cảnh quan
* Về môi trường:
- Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.
- Không bị ảnh hưởng do hoạt động du lịch và phát triển hạ tầng cơ sở;
- Bảo tồn được các giá trị cảnh quan, sinh học và lịch sử của khu vực;
Phân
vùng QH Các tác động tích cực Các tác động tiêu cực nguồn dinh dưỡng cho các quần thể
sinh vật cửa sông ven biển, duy trì đa dạng sinh học cho biển.
- Vùng đệm cho khu vực được thiết lập, góp phần cải thiện vi khí hậu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai;
- Tăng giá trị cảnh quan, thẩm mỹ cho khu vực, gắn kết các công trình thô cứng với tự nhiên;
* Về mặt kinh tế - xã hội:
- Giảm bớt sức ép từ các hoạt độngđô thị và công nghiệp đến môi trường;
- Bảo vệ thành phố khỏi các ảnh hưởng từ xói mòn, biến đổi khí hậu
- Thiết lập các mảng xanh đem lại lợi ích cho cộng đồng, không đem lại các giá trị về kinh tế cho địa phương.
6.3.2. Diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng:
a. Diễn biến môi trường tự nhiên:
Môi trường nước:
- Nước thải đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải dịch vụ, nước thải du lịch trên địa bàn Thành phố. Nước thải đô thị chứa hàm lượng các chất lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (∑N, ∑P)...lớn. Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý xả thẳng vào môi trường sẽ gây tình trạng thiếu hụt ôxy, ô nhiễm nước biển, làm cho thuỷ sinh vật và sinh vật biển không thể tồn tại phát triển được.
- Nước thải sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ theo các tuyến cống đường phố, trước các cửa xả ra biển xây dựng hệ thống giếng tách, tách nước thải riêng vào hệ thống cống bao đưa về xử lý tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý đạt đến giới hạn cho phép mới được xả ra môi trường.
- Hoạt động du lịch cũng là một tác nhân tiềm tàng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước. Du lịch là ngành tiêu thụ nước nhiều, nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc
các thuỷ vực lân cận (sông, biển); làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và thuỷ sinh vật.
- Việc lấn biển, giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình du lịch và làm đường có thể gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ. Do đó, khi xây dựng các công trình ngầm và cao tầng ven biển, cần khảo sát địa chất một cách cẩn trọng, tỉ mỉ và nhất thiết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước mặt, nước biển cũng như thải ra một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận chuyển của tàu thuyền du lịch cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước. Do đó, cần phải có biện pháp kiểm soát chất thải cho các loại phương tiện du lịch lưu thông tại đây.
Môi trường không khí:
Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật và cho cả con người. Hoạt động giao thông gây ra khói bụi ảnh hưởng đến các khu dân cư ven đường. Việc tập trung các phương tiện du lịch, sử dụng máy phát điện làm không khí nơi đó ô nhiễm.
Hoạt động du lịch phát triển, thu hút nhiều du khách nhưng cũng làm chất lượng không khí kém đi, các giá trị du lịch có thể bị xuống cấp. Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sinh hoạt và sử dụng năng lượng.
Do đó, đề xuất chú trọng phát triển loại hình giao thông công cộng (xe điện, xe buýt, xe đạp...) ít gây ô nhiễm đến môi trường không khí và tiếng ồn và tạo thuận lợi cho hoạt động đi bộ.
Chất thải rắn:
- Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã làm phát sinh lượng chất thải rắn lớn tại đô thị và các khu dịch vụ du lịch với các thành phần phức tạp.
- Ô nhiễm chất thải rắn phát sinh tại khu vực đô thị và khu dịch vụ du lịch nếu không có biện pháp thu gom, xử lý; sẽ gây mùi xú uế khó chịu, thu hút ruồi muỗi và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cư dân đô thị.
Môi trường đất:
- Xu hướng tăng dân số, đô thị hoá nhanh sẽ gây áp lực đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất. Do đó, nếu không có quy hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ gây nên tình
trạng lãng phí và sử dụng đất không đúng mục đích, gây tổn hại đến nền kinh tế của địa phương cũng như khu vực.
- Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tập trung, phân loại và xử lý. Sau khi phân loại có thể tái sử dụng hoặc xử lý rác thải đô thị để chế biến phân hữu cơ, hoặc đốt chôn. Cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi trường đất do mùi hôi thối sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong đất. Ô nhiễm môi trường đất còn có thể xảy ra do bùn từ cống rãnh của hệ thống thoát nước mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn hợp và đơn chất khó phân hủy.
- Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình cao ốc, khách sạn cao tầng trên dải đất ven biển cũng có thể có nguy cơ gây sụt lún các công trình lân cận.
Hệ sinh thái:
- Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn tự nhiên. Mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan được tăng lên hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Hoạt động lấn biển để phát triển đô thị có thể gây ra biến dạng ven biển, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường biển và cũng có xáo trộn cho sinh vật.
- Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa biến thiên với mức độ lớn (tăng cao vào mùa mưa và giảm thấp kỉ lục vào mùa khô) sẽ tác động tới hệ sinh thái như:
+ Tăng nguy cơ trượt lở đất, xói mòn, hoặc ngập lụt trên diện rộng và thời gian ngập sẽ tăng lên tại các khu vực thấp, sẽ làm chết và làm biến đổi về cả cấu trúc và thành phần loài của hệ sinh thái;
+ Thay đổi lượng mưa dẫn đến sự thừa nước hoặc thiếu nước nghiêm trọng của sinh vật, từ đó thay đổi mạnh quá trình sinh trưởng của sinh vật.
b. Diễn biến môi trường kinh tế - xã hội:
Phát triển du lịch:
- Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật, du ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc. Du lịch tạo ra việc làm, ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội. Ngoài ra, du lịch nâng cao trình độ nghiệp vụ của người dân. Phát triển du lịch có thể phát triển một số nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.
- Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp với các ngành có liên quan.
- Du lịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng. Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như: xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp. Phát triển du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền bá kĩ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học. Phát triển du lịch sẽ đi kèm với cải thiện y tế: dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao; xử lý chất thải rắn và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp. Ngoài ra, phát triển du lịch còn giáo dục kiến thức về quản lí và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên.
- Việc quy hoạch các công trình dịch vụ du lịch, các điểm nhấn du lịch (ngầm, cao tầng, hướng biển,...) với nhiều tiện ích, hạ tầng đồng bộ, sẽ góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách du lịch trong và ngoài nước đến với Nha Trang, đem lại sự mới mẻ và cơ hội lưu giữ khách dài ngày tại đây. Đây cũng là cách để doanh nghiệp thu lợi nhuận nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Tuy nhiên, hoạt động phát triển du lịch cũng mang trong nó nguy cơ của nhiều yếu tố tiêu cực:
- Hoạt động du lịch cũng có nguy cơ gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội như các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi khác, các hoạt động mại dâm có xu hướng gia tăng.
- Người dân địa phương tiếp thu một cách không chọn lọc những tác phong, giá trị đúng mực của khách nước ngoài, có thể làm ảnh hưởng truyền thống văn hóa địa phương.
- Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào ngành du lịch.
Hoạt động du lịch thường có tính thời vụ do các đặc điểm kinh tế - xã hội. Do vậy, hầu hết các công trình và các biện pháp hỗ trợ phải được chuẩn bị sẵn để đáp ứng nhu cầu của mùa cao điểm, tránh lãng phí vào mùa thấp điểm.
- Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường trở nên tồi tệ do vứt rác và xả nước thải bừa bãi. Hoạt động du lịch tại một số khu vực là nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong cộng đồng. Việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các khu dịch vụ trở nên quá tải, giảm chất lượng phục vụ và gia tăng tệ nạn xã hội.
Lợi ích cộng đồng:
Tuyến đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng với dải bờ biển đẹp ở phía Đông, cùng với những tiện ích công cộng phong phú, những dịch vụ du lịch vừa hấp dẫn, thân thiện với môi trường, vừa bình dị lại vừa sang trọng, đẳng cấp, sẽ mang lại cho người dân địa phương và du khách nhiều cơ hội gắn kết, hòa mình với thiên nhiên.
Hiện nay, dọc theo đường Trần Phú có nhiều nút giao cắt giữa các tuyến đường hướng biển với đường Trần Phú, với hình thức giao cùng cốt, có nguy cơ xung đột, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Trong dịp lễ hội, dân cư tập trung đông phương tiện tại khu vực tháp Trầm Hương, quảng trường 2/4..., gây nên tắc nghẽn giao thông cục bộ.