Với vị trí là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh trong vùng TD&MNPB và vùngĐồng bằng sông Hồng; Điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông, lâmnghiệp; Tài nguyên khoáng sản pho
Trang 1MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 4
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch: 4
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch: 5
1.2.1 Văn bản pháp lý: 5
1.2.2 Các nguồn tài liệu, số liệu: 7
1.3 Nguyên tắc và mục tiêu: 8
1.3.1 Nguyên tắc lập quy hoạch: 8
1.3.2 Mục tiêu của việc lập đồ án quy hoạch: 8
2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG 9
2.1 Vị trí và giới hạn vùng lập quy hoạch: 9
2.2 Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên: 9
2.2.1 Đặc điểm địa hình: 9
2.2.2 Khí hậu: 10
2.2.3 Thủy văn: 10
2.2.4 Địa chất: 11
2.2.5 Tài nguyên khoáng sản: 11
2.2.6 Địa chấn: 12
2.2.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: 13
2.3 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội 13
2.3.1 Kinh tế: 13
2.3.2 Dân số - Xã hội: 16
2.4 Tình hình phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn: 17
2.4.1 Đô thị: 17
2.4.2 Nông thôn: 19
2.5 Hiện trạng sử dụng đất đai: 21
2.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội: 22
2.6.1 Giáo dục và đào tạo: 22
2.6.2 Y tế: 22
2.6.3 Văn hóa, thể thao và du lịch: 23
2.6.4 Nhà ở: 23
2.7 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường: 24
2.7.1 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: 24
2.7.2 Hiện trạng giao thông: 26
2.7.3 Hiện trạng cấp nước: 30
2.7.4 Hiện trạng nguồn và lưới điện: 30
2.7.5 Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: 33
2.7.6 Hiện trạng môi trường: 36
2.8 Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển vùng: 40
2.8.1 Vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng: 40
Trang 22.8.2 Đánh giá chung về hiện trạng dân cư và xây dựng: 41
2.8.3 Các ưu thế và nguồn lực chủ yếu phát triển vùng: 42
2.8.4 Đánh giá tổng hợp (S.W.O.T): 43
3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG 44
3.1 Tầm nhìn: 44
3.2 Tính chất của vùng quy hoạch: 44
3.3 Các mục tiêu & quan điểm phát triển vùng: 44
3.3.1 Các mục tiêu chiến lược phát triển vùng: 44
3.3.2 Quan điểm phát triển vùng: 45
3.4 Các định hướng phát triển vùng: 45
3.4.1 Các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết: 45
3.4.2 Các định hướng phát triển ngành: 48
3.5 Các dự báo phát triển vùng: 51
3.5.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế: 51
3.5.2 Dự báo quy mô dân số và lao động: 52
3.5.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai: 55
3.5.4 Dự báo khả năng, quá trình đô thị hóa và hình thái phát triển: 55
4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG 60
4.1 Phân vùng chức năng, tổ chức khung phát triển và phân bố cơ sở kinh tế 60
4.1.1 Phân vùng chức năng: 60
4.1.2 Tổ chức các khung phát triển: 62
4.1.3 Phân bố các khu, cụm sản xuất, cơ sở kinh tế: 65
4.2 Tổ chức hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn 71
4.2.1 Nguyên tắc chung: 71
4.2.2 Tổ chức hệ thống đô thị: 72
4.2.3 Tổ chức khu dân cư nông thôn: 84
4.3 Hệ thống các trung tâm, công trình hạ tầng xã hội 86
4.3.1 Trung tâm chính trị - hành chính: 86
4.3.2 Công trình giáo dục và đào tạo: 86
4.3.3 Công trình y tế: 88
4.3.4 Công trình văn hóa - TDTT: 88
4.3.5 Công trình thương mại - dịch vụ: 89
4.3.6 Trung tâm phục vụ du lịch: 90
4.3.7 Nhà ở: 90
5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 91
5.1 Giao thông: 91
5.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông vùng: 91
5.1.2 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia: 91
5.1.3 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: 96
5.2 Chuẩn bị kỹ thuật: 103
5.2.1 Giải pháp phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai: 103
Trang 35.2.2 Tiêu thoát nước diện rộng: 106
5.2.3 Định hướng thoát nước mưa tại các đô thị: 108
5.2.4 Nền xây dựng cho các đô thị 113
5.3 Cấp nước: 115
5.3.1 Chỉ tiêu và nhu cầu dùng nước: 115
5.3.2 Nguồn nước: 117
5.3.3 Giải pháp cấp nước: 119
5.3.4 Bảo vệ nguồn nước: 125
5.3.5 Kiến nghị: 125
5.4 Cấp điện: 126
5.4.1 Tính toán nhu cầu: 126
5.4.2 Định hướng cấp điện: 127
5.5 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 135
5.5.1 Các chỉ tiêu tính toán: 135
5.5.2 Quy hoạch thoát nước thải: 137
5.5.3 Chất thải rắn (CTR): 139
5.5.4 Nghĩa trang: 142
5.6 Đánh giá môi trường chiến lược: 144
5.6.1 Cơ sở đánh giá môi trường chiến lược: 144
5.6.2 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường: 144
5.6.3 Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoạch: 146
5.6.4 Định hướng phân vùng bảo vệ môi trường: 151
5.6.5 Giải pháp bảo vệ môi trường tại các phân vùng khi thực hiện quy hoạch xây dựng: 151 5.6.6 Khu vực đầu mối hạ tầng kĩ thuật: 153
5.6.7 Giải pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu 154
5.6.8 Quan trắc môi trường 154
6 CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 156
6.1 Các mục tiêu ưu tiên đầu tư: 156
6.2 Các dự án ưu tiên đầu tư: 156
6.2.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn: 156
6.2.2 Các dự án do Tỉnh quản lý: 156
6.2.3 Các dự án kêu gọi đầu tư: 157
6.2.4 Các dự án quy hoạch đô thị: 158
7 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VÙNG 159
7.1 Chính sách quản lý phát triển: 159
7.2 Biện pháp tổ chức thực hiện: 160
8 KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ 162
8.1 Kết luận: 162
8.2 Kiến nghị: 162
9 PHỤ LỤC 164
Trang 51 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
Tỉnh Thái Nguyên là một trong 10 đơn vị hành chính thuộc vùng Thủ đô HàNội; là trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng Đông Bắc; là cửa ngõ giao lưuKT-XH giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (TD&MNPB) với vùng Đồng bằngBắc Bộ; là trung tâm giáo dục - đào tạo, công nghiệp của vùng TD&MNPB; có vị tríquan trọng về an ninh quốc phòng và là vành đai bảo vệ cho Thủ đô Hà Nội Tỉnh TháiNguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3533,1891km2, gồm 1 thành phố (TP), 1 thị xã(TX) và 7 huyện với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 16 xã vùng cao và 108 xãmiền núi, còn lại 56 xã đồng bằng và trung du Dân số của tỉnh đến năm 2013 là1.155.991 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 29,78%
Với vị trí là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh trong vùng TD&MNPB và vùngĐồng bằng sông Hồng; Điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông, lâmnghiệp; Tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều địa danh thăm quan, du lịch hấp dẫn;Lợi thế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộngđồng là những động lực căn bản giúp KT-XH của tỉnh Thái Nguyên phát triển vừa là
cơ sở quan trọng để tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành một trong những trung tâmKT-XH quan trọng của vùng và Quốc gia Những dự án lớn gần đây được triển khai,như: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án Khai thác và chế biến khoángsản Núi Pháo, dự án Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên, dự án vùng dulịch quốc gia Hồ Núi Cốc đang và tiếp tục đem lại cho tỉnh Thái Nguyên những bướcphát triển đột phá
Thời gian qua, một loạt các quy hoạch mang tính chiến lược của Quốc gia,Vùng, Tỉnh đã được phê duyệt, như: Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn
2012 - 2020, Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch tổngthể phát triển KT-XH vùng TD&MNPB đến năm 2020, Quy hoạch xây dựng vùngTD&MNPB đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyênđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, có tác động chi phối và ảnh hưởng lớn đếnphát triển KT-XH chung của toàn vùng và của tỉnh Thái Nguyên Yêu cầu đặt ra là:
1 Liên kết phát triển để đáp ứng được các vị thế, chức năng của vùng đặt ra đốivới tỉnh Thái Nguyên, đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột với các tỉnh nộivùng trong quá trình phát triển
2 Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực, tài nguyên trong Tỉnh và liên kếttrong mối liên hệ kinh tế vùng để phát triển, tổ chức tốt môi trường đô thị và nôngthôn, đồng thời kiểm soát bảo vệ môi trường tự nhiên trong xu thế hội nhập và pháttriển bền vững
3 Cùng với các chính sách, cơ chế thu hút đầu tư, thì việc quan trọng là phảitạo lập cho môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên một hình ảnh quy hoạch tổng thểkhông gian vùng tỉnh, thể hiện được những cơ hội và lộ trình phát triển, những thôngtin về quy hoạch cho chính quyền, cộng đồng dân cư và nhà đầu tư
4 Quy hoạch tổng thể không gian xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh theo hướngtiếp cận lồng ghép các định hướng chuyên ngành, đặc biệt với các vấn đề về sử dụngđất đai, nông lâm nghiệp, thủy sản và các hướng đầu tư công nghiệp, du lịch , giảmcác xung đột trong phát triển nội vùng
Trang 6Trước những yêu cầu trên, cần thiết phải có một nghiên cứu quy hoạch trên địabàn toàn tỉnh để vừa định hướng theo các khung phát triển chung do các quy hoạchcủa quốc gia đề ra vừa đáp ứng những yêu cầu cụ thể, phù hợp với các quy hoạchchuyên ngành của tỉnh, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện Vìvậy, việc lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết.
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên là loại hình nghiên cứu tổng hợp
về việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạtầng kỹ thuật (HTKT), hạ tầng xã hội (HTXH), tạo lập môi trường sống thích hợp chongười dân, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đápứng các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên được thể hiện thông qua các sơ đồ,bản đồ chính trên tỷ lệ 1/50.000 và thuyết minh nhằm đảm bảo cung cấp đủ thông tin
để quản lý theo quy hoạch được duyệt
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch:
1.2.1 Văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạchxây dựng
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phânloại đô thị
- Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 của Chính phủ về thành lậpthành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
- Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng quy địnhchi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫnlập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng ban hànhquy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án QHXD
- Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/07/2004 của Bộ Chính Trị về phương hướngphát triển KT - XH và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng TD&MNPB
- Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ về quy hoạch sửdụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ banhành danh mục các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 260/QĐ-TTg, ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầmnhìn đến năm 2030
- Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến 2020 và tầmnhìn sau 2020
Trang 7- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Namđến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 vàđịnh hướng đến 2030
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắtViệt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030
- Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2011
về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm2030
- Quyết định số 1659/QĐ-TTG, ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020
- Quyết định số 1758/QĐ-TTg, ngày 20/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
- Quyết định số 3305/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh TháiNguyên phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Tháinguyên đến năm 2020
- Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh TháiNguyên phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh TháiNguyên phê duyệt Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh TháiNguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh TháiNguyên phê duyệt Quy hoạch thoát nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh TháiNguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh TháiNguyên phê duyệt Quy hoạch quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
Trang 8- Công văn số 1645/TTg-KTN ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc điều chỉnh bổ sung một số KCN của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 13/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnhđịa giới thị trấn Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ và điều chỉnh địa giới thị trấn Đu thuộchuyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 1339/QĐ-BXD ngày 30/12/2013 của Bộ Xây dựng về việccông nhận thị trấn Ba Hàng mở rộng thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đạt tiêuchuẩn đô thị loại IV
- Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên vềviệc xin chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Đại Từ, Phổ Yên vàthành phố Thái Nguyên để thành lập thị xã Núi Cốc và thành lập các phường trựcthuộc
- Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Sông Công, thành lập phường thuộc thị xãSông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
- Công văn số 886/TTg-KTN ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việcphương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh TháiNguyên
- Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐND ngày 26/4/2013 của HĐND tỉnh TháiNguyên thông qua đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đếnnăm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”
- Nghị quyết số 47/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh TháiNguyên thông qua đề án điều chỉnh địa giới thành phố Thái Nguyên và thị xã SôngCông; thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công,tỉnh Thái Nguyên
- Nghị quyết số 48/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh TháiNguyên thông qua đề án thành lập thị xã Phổ Yên và thành lập 04 phường thuộc thị xãPhổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Nghị quyết số 49/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh TháiNguyên thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm2035
- Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyênphê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035
1.2.2 Các nguồn tài liệu, số liệu:
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng TD&MNPB đến 2020; Quyhoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầmnhìn đến 2030; Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên; Quy hoạchphát triển hệ thống đô thị của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025; Quy hoạch chung xâydựng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái nguyên đến năm 2020
Trang 9Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên Tuyên Quang - Bắc Kạn; Quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnhThái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước các đô thị và KCN tỉnh Thái Nguyên đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch thoát nước các đô thị và khu côngnghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch quản lýnghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
- Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đại Từ, Phổ Yên và TP TháiNguyên để thành lập TX Núi Cốc và các phường trực thuộc
- Đề án điều chỉnh địa giới hành chính TP Thái Nguyên và TX Sông Công vàthành lập phường Lương Sơn, TX Sông Công
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện, thị, thành phố trong tỉnh
- Quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư nông thôn, khu du lịch và quy hoạchcác khu chức năng khác đã được lập và phê duyệt trên địa bàn tỉnh
- Kết quả nghiên cứu các công trình, dự án của các ngành trên địa bàn toàn tỉnh
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH do địa phương cung cấp
- Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm liên quan
1.3 Nguyên tắc và mục tiêu:
1.3.1 Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Quy hoạch được lập phải phù hợp với các nguyên tắc và định hướng phát triểnkhông gian vùng TD&MNPB và vùng Thủ đô Hà Nội
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên vàcác thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh
- Phù hợp với yêu cầu phát triển ngành có liên quan
- Phù hợp với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về QHXD
1.3.2 Mục tiêu của việc lập đồ án quy hoạch:
- Cụ thể hóa các quy hoạch chiến lược, gồm: Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô
Hà Nội, quy hoạch xây dựng vùng TD&MNPB và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thịViệt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài để tỉnh Thái Nguyên trởthành trung tâm kinh tế quan trọng của vùng TD&MNPB và của vùng Thủ đô Hà Nội
- Điều phối, kiểm soát sự phát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững trên cơ sởphát triển KT - XH và bảo vệ môi trường
- Phục vụ công tác chỉ đạo, lập kế hoạch triển khai của UBND tỉnh TháiNguyên và các sở ngành trong tỉnh
- Làm cơ sở pháp lý cho các công tác quản lý xây dựng phát triển, lập và điềuchỉnh các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quyhoạch ngành; là cơ sở phục vụ công tác quản lý và đề xuất cơ chế chính sách quản lýphát triển vùng tỉnh
Trang 102 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
2.1 Vị trí và giới hạn vùng lập quy hoạch:
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên được xác định trên cơ
sở diện tích toàn tỉnh Thái Nguyên hiện hữu, bao gồm TP Thái Nguyên, TX SôngCông và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ và PhúLương, được giới hạn cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội
- Phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang
- Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang
Tổng diện tích vùng lập quy hoạch là 3533,1891km2 Tổng dân số năm 2013của vùng lập quy hoạch là 1.155.991 người Mật độ dân số là 327 người/km2
2.2 Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên:
2.2.1 Đặc điểm địa hình:
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với cáctỉnh miền núi khác trong vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ Độ cao trung bình so vớimặt biển khoảng 200 ÷ 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Cácdãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn và Tam Đảo, đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có
độ cao 1.592 m Tuy là một tỉnh miền núi nhưng độ dốc tương đối nhỏ, chỉ ở vùng núiphía Bắc là có độ dốc cao Kết quả xác định trên bản đồ 1/50.000 của tỉnh cho thấy:
- Độ dốc cấp I + II (độ dốc < 8O) chiếm 24,2%
- Độ dốc cấp III (độ dốc 8 - 15O) chiếm 19,4%
- Độ dốc cấp IV (độ dốc 15 - 25O) chiếm 17,5%
- Độ dốc trên cấp V (độ dốc trên 25O) chiếm 38,9%
Thái Nguyên có bốn hình thái địa hình với các đặc trưng khác nhau, bao gồm:
- Nhóm địa hình đồng bằng: Kiểu địa hình đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc
Bộ có diện tích không lớn, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện PhúBình và Phổ Yên với độ cao địa hình 10 15m; Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồinúi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên
và Phú Bình Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn
- Nhóm địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu: Kiểu địa hình gò đồi thấp,trung bình, dạng đồi bát úp, với độ cao tuyệt đối 50 70m, phân bố ở các huyện PhúBình, Phổ Yên; Kiểu địa hình đồi cao, đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100
125m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá; Kiểuđịa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ
100 150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ huyện Đồng Hỷ,Phú Lương đến huyện Định Hoá
- Nhóm địa hình núi thấp: Chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắccủa tỉnh Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên vớicác tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc Các hình thái địahình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá
Trang 11bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axít; Nhiều cảnh quan cócấu tạo xen kẽ các loại đá trên Trước đây, phần lớn diện tích nhóm hình thái địa hìnhnúi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm.
- Nhóm hình thái địa hình nhân tác: Ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồchứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si,Ghềnh Chè đây cũng là những địa điểm hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái
2.2.2 Khí hậu:
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Theo số liệu của Tổng cục khítượng thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhấtvào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1
- Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9OC - tháng 6) vớitháng lạnh nhất (15,2OC - tháng 1) là 13,7OC Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ1.300 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm
- Tổng tích nhiệt độ vượt 7.500OC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới
18OC) chỉ trong 3 tháng Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 2.500mm, tổnglượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm Tuynhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian Lượng mưa tậptrung nhiều ở TP Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, PhúLương lượng mưa ít hơn Lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5đến tháng 10), trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa
cả năm và thường gây ra những trận lũ lụt lớn Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12,lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm
- Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đôngđược chia thành ba vùng: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnhvừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện Đại
Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, TX Sông Công và TP Thái Nguyên
- Với đặc điểm địa hình Thái Nguyên có dãy Tam Đảo ở phía Tây Nam vớiđỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Ngoài hai dãy núi kể trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theohướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mưa và dãy núi Bắc Sơnchạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Các dãy núi Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là nhữngdãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc nên vì vậy Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởnglớn của gió mùa Đông Bắc
- Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đốithuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuậnlợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung Tuy nhiên, vào mùa mưa vớilượng mưa tập trung lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ quét ở một sốtriền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công
2.2.3 Thủy văn:
Mùa lũ ở Thái Nguyên từ tháng 6 đến tháng 9, nhưng lớn nhất và tập trung xảy
ra ở hai tháng 7 và tháng 8 Số lần xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong năm xảy ra trongthời gian này chiếm 50% 60% vì lưu vực sông nhỏ nên chỉ sau một trận mưa lớnngắn ngày cũng đủ gây ra lũ lớn trên sông
Trang 12Hệ thống sông ngòi trên
địa bàn tỉnh Thái nguyên thuộc
lưu vực sông Cầu và lưu vực
sông Thương Trong đó phần
lớn diện tích tỉnh Thái Nguyên
thuộc lưu vực sông Cầu, một
phần nhỏ diện tích phía Đông
Nam tỉnh thuộc về lưu vực
sông Thương
Lưu vực sông Cầu có
hai sông lớn là sông Cầu và
sông Công, có ảnh hưởng lớn
tới đời sống KT-XH tỉnh Thái
Nguyên
Lưu vực sông Thương
gồm có sông Rong và sông
Trung, là một phụ lưu của sông
Thương nằm ở phía Đông Nam
Có tới 28 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau Các hệ tầngnày phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau Phần lớn các hệtầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các
hệ tầng ở phía Nam tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam
Các hệ tầng có chứa đá vôi tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, khôngthành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau như: Sông Hiến, Lạng Sơn, BắcBun, thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh Huyện Định Hoá có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ
lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét silic, cát bột kết Chiếm diệntích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cốivới nhiều loại đá khác nhau
Với điều kiện địa chất như vậy, tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cảnhiên liệu, kim loại, phi kim loại
2.2.5 Tài nguyên khoáng sản:
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đaisinh khoáng Thái Bình Dương Hiện đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sảnvới hơn 30 loại hình khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương,Đồng Hỷ, Võ Nhai… Tài nguyên khoáng sản của Tỉnh có thể chia thành bốn nhóm:
- Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100triệu tấn (hiện còn lại khoảng 63,8 triệu tấn), đứng thứ hai trong cả nước, chất lượngtương đối tốt Các mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu
Trang 13tấn; hai mỏ Làng Cẩm và Phấn Mễ mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ.Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than đủ đáp ứng các nhu cầu về luyệnkim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ của bản thân tỉnh.
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm cả kim loại đen như sắt, mangan, titan và kimmầu loại như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ ngân,vàng… Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ sovới các tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước Cụ thể là:
+ Quặng sắt: Trữ lượng khoảng gần 34,6 triệu tấn với hàm lượng Fe 61,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt
58,8-+ Quặng titan gốc: Là mỏ duy nhất ở Việt Nam được phát hiện tính đến thờiđiểm hiện nay với trữ lượng trên 1 triệu tấn
+ Quặng mangan - sắt có hàm lượng Mn+Fe khoảng 40-60%, trữ lượng thăm
dò khoảng 5 triệu tấn
+ Quặng thiếc, vonfram: Đây là các loại khoáng sản có tiềm năng ở TháiNguyên, tổng trữ lượng SnO2 còn lại của cả ba mỏ chính là 16.648 tấn Quặngvonfram - đa kim có trữ lượng trên 100 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn của thế giới Riêng
mỏ vonfram ở khu vực Đá Liền có quy mô lớn với trữ lượng khoảng 227.584 tấn
+ Chì, kẽm: Tổng trữ lượng chì, kẽm còn lại ước khoảng 27,2 triệu tấn, hàmlượng chì kẽm trong quặng đạt từ 8% đến 30%
+ Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi còn tìm thấy vàng, bạc, đồng, niken,thuỷ ngân… Trữ lượng các loại này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế
- Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, phốt-pho-rít, graphit…, trong
đó đáng chú ý nhất là phốt-pho-rít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn
- Khoáng sản vật liệu xây dựng (VLXD): với nhiều loại như đá xây dựng, đấtsét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn Sét ởđây có hàm lượng các chất dao động như SiO2 từ 51,9 đến 65,9%, Al2O3 khoảng từ 7-8%, Fe2O3 khoảng 7-8% Ngoài ra, Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏidùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của tỉnh là
đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ởNúi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủngloại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than (đặcbiệt là than mỡ) Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành côngnghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, VLXD
2.2.6 Địa chấn:
Theo bảng phân vùng gia tốc nền trên phạm vi toàn quốc, tỉnh Thái Nguyên cónguy cơ động đất cấp 6, 7
Bảng: Phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị hành chính Đỉnh gia tốc nền tham chiếu trên nền loại A a
gR , m/s 2
Cấp động đất (thang MSK - 64)
Trang 14Đơn vị hành chính Đỉnh gia tốc nền tham chiếu trên nền loại A a
gR , m/s 2
Cấp động đất (thang MSK - 64)
2.2.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:
Phần lớn diện tích đất đai nằm trong vùng bán sơn địa, cốt nền cao không bị lũlụt, thuận lợi để xây dựng công nghiệp và đô thị Điều kiện địa hình là một trongnhững yếu tố cho phép phát triển KT-XH đa dạng: Vùng đồng bằng, vùng trung duthuận lợi để hình thành các khu công nghiệp tập trung, đô thị và phát triển nôngnghiệp; Vùng núi có lợi thế trong việc phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng
2.3 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội
2.3.1 Kinh tế:
1 Cơ cấu kinh tế:
Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng luôn chiếm đến hơn 40% từ năm
2009 đến năm 2013 là do phát huy được những lợi thế sẵn có của công nghiệp khaikhoáng, sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp
Về cơ cấu trong tổng sản phẩm năm 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản chiếm cơ cấu 19,14%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,65% và khuvực dịch vụ chiếm 36,21% (năm 2013 có cơ cấu tương ứng là 19,74% - 41,44% -38,82%) 1
Bảng: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành phântheo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
T
A Tổng sản phẩm 2 20.368,10 22.152,50 23.661,10 25.212,60 30.426,90
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 & Báo cáo số 235/BC-UBND.
Bảng: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành phântheo thành phần kinh tế
1 Báo cáo sô 235/BC-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
2 Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế.
Trang 15Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
2 Các ngành kinh tế:
a Công nghiệp - xây dựng:
Tổng sản phẩm ngành công nghiệp - xây dựng theo giá hiện hành năm 2013 đạt13.957,2 tỷ đồng, chiếm 41,44% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong
đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất Toàn tỉnh đã quyhoạch 06 KCN với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.420ha 3, phân bố tương đối hợp
lý trên các trục giao thông chính và gần với các trung tâm phát triển lớn Sản xuất thép,
xi măng là những sản phẩm chủ lực của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, mặc dùgiá bán tăng nhưng sản lượng vẫn đạt thấp; tuy nhiên do trên địa bàn tỉnh có nhiều dự
án đang đầu tư xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản xuất, tạo ra năng lực sản xuấttăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông và nhóm chế biếnkhoáng sản sau khai thác tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với giá trị cao, là đòn bẩytạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn 4
b Dịch vụ:
Tổng sản phẩm ngành dịch vụ năm 2013 là 13.076 tỷ đồng, chiếm 38,82% tổngsản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Các loại hình dịch vụ được quan tâm đầu tưphát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10% Kết cấu hạ tầngđược đầu tư, nâng cấp, xây mới, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ bảnđáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tiêu dùng của nhân dân Hiện trên địa bàn toàntỉnh có tổng cộng 137 chợ trong đó chợ loại I là 2 chợ, chợ loại II là 7 chợ, còn lại làchợ loại III; có trên 10 siêu thị đã xây dựng và đi vào hoạt động, tập trung chủ yếu tạitrung tâm TP Thái Nguyên
Đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợxúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, gópphần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển
3 Công văn số 886/TTg-KTN ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
4 Sang tháng 3/2014 trên địa bàn bắt đầu có sản phẩm công nghiệp mới đã đóng góp vào mức tăng đột phá của công nghiệp toàn tỉnh nên tính chung 6 tháng giá trị sản xuất công nghiệp đã gấp 3,7 lần giá trị cùng kỳ, vượt 1,3% kế hoạch cả năm và về trước kế hoạch 6 tháng Sản xuất tăng mạnh ở 6 tháng cuối năm (gấp hơn 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2014) nên dự ước cả năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 160 nghìn tỷ đồng, gấp 6,3 lần (tăng 530%) so cùng kỳ và bằng 334% kế hoạch cả năm, trong đó công nghiệp nhà nước trung ương 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 80,4% kế hoạch; công nghiệp địa phương quản lý 13 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 135 nghìn tỷ đồng, bằng 845% kế hoạch.
Trang 16Dịch vụ khách sạn, nhà hàng tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng khá cao.Năm 2013, giá trị dịch vụ lưu trú, ăn uống là 1054 tỷ đồng Hiện có 524 cơ sở lưu trú
du lịch trên toàn tỉnh bao gồm 49 khách sạn và 475 nhà nghỉ với tổng số 5.065 phòng
và 7.976 giường Khách du lịch đến Thái Nguyên chủ yếu là khách nội địa, kháchnước ngoài còn ít Năm 2013, số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 837,5 nghìnngười; trong đó có 823,2 nghìn người khách trong nước chiếm 98,29% và 14,3 nghìnngười khách quốc tế chiếm 1,71% Các loại hình du lịch từng bước được phát triểnnhư: du lịch sinh thái, lịch sử, lễ hội, văn hoá, vui chơi, nghỉ dưỡng đã bắt đầu thuhút được du khách trong và ngoài nước Đặc biệt, việc tổ chức thành công năm du lịchQuốc gia 2007 với chủ đề "Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"; lễ hội văn hóaTrà Thái Nguyên thường niên bắt đầu từ năm 2012 và các hoạt động văn hóa bên lề…
đã tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển
c Nông - lâm nghiệp và thủy sản:
Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nền kinh tếtỉnh với tổng sản phẩm ngành nông - lâm nghiệp & thủy sản năm 2013 là 6.650,2 tỷđồng, chiếm 19,74% Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 93,54% trong khitổng giá trị 2 ngành lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm khoảng 6,46% Như vậy, mặc
dù là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, tỷ trọng GTSX lâm sản thấp cho thấy tiềmnăng này chưa được khai thác và phát huy hiệu quả cho phục vụ phát triển kinh tế
Trong ngành trồng trọt, sản xuất lương thực đóng vai trò chủ đạo chiếm 44,6%GTSX của ngành, tiếp đến là cây công nghiệp lâu năm chiếm 18,1% tổng GTSX, rauđậu chiếm 17,4%, cây ăn quả chiếm 10,1% Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha đấttrồng trọt năm 2013 đạt 72 triệu đồng
Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng chuyển dịch sang hình thức tổ chức tậptrung trang trại, gia trại Tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 411 trang trại chănnuôi tập trung Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệptăng nhanh từ 28,16% năm 2005 lên đến 41,04% năm 2013 Điều này cho thấy chănnuôi đang trở thành ngành sản xuất nông nghiệp chính
Dịch vụ nông nghiệp phát triển nhanh với GTSX năm 2013 tính theo giá hiệnhành đạt 842,34 tỷ đồng, chiếm 7,13% GTSX nông nghiệp Các dịch vụ chuyển giaocông nghệ, khuyến nông, bảo vệ thực vật, áp dụng các loại giống vật nuôi, cây trồngmới được phổ biến rộng rãi, góp phần gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
GTSX lâm nghiệp đạt 354,12 tỷ đồng năm 2013, chiếm 3,41% tổng giá trịnhóm ngành nông lâm thủy sản Ngành thủy sản với tổng diện tích đang nuôi trồngthủy sản là 4.784 ha, trong đó chỉ có 58 ha nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh có1.454 ha và nuôi quảng canh 3.272 ha GTSX thuỷ sản năm 2013 đạt 250,21 tỷ đồngchiếm 6,40% GTSX khu vực nông nghiệp Tốc độ tăng GTSX ngành thủy sản giaiđoạn 2001-2013 đạt khoảng 8,7%/năm
Nhìn chung, tỉnh Thái Nguyên đã từng bước tạo ra được vùng sản xuất nônglâm nghiệp hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhưchuyên canh sản xuất lương thực, vùng chè chất lượng cao, vùng cây ăn quả, rừngnguyên liệu Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp còn chậm, cácdịch vụ cho nông lâm thuỷ sản chưa theo kịp yêu cầu sản xuất
2.3.2 Dân số - Xã hội:
1 Dân số và lao động:
Trang 17a Dân số:
Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013, dân số toàn tỉnh TháiNguyên là 1.155.991 người chiếm 9,45% tổng dân số của vùng TD&MNPB và 1,33%dân số cả nước Trong đó dân số thành thị là 344.210 người (chiếm 29,78% tổng dân
số toàn tỉnh) và dân cư nông thôn là 811.781 người (chiếm 70,22%) Tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên là 1,34%
Bảng: Dân số tỉnh Thái Nguyên theo đơn vị hành chính năm 2013
TT Đơn vị hành chính Diện tích (km 2 ) (người) Dân số
Dân số thành thị (người)
Dân số nông thôn (người)
Mật độ dân số (người /km 2 )
Bảng: Tỷ lệ lao động theo các nhóm ngành chính năm 2013
T
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
2 Xã hội:
a Dân tộc, tôn giáo:
Trang 18Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dânnhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’mông và Hoa Không như nhiềutỉnh TD&MNPB khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (trên 70%), tỷ
lệ người Kinh chiếm cao hơn tại thành phố, thị xã và các huyện phía Nam tỉnh nhưPhổ Yên, Phú Bình cũng như tại các thị trấn
Theo thống kê, số người có tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 2,9%dân số của tỉnh Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng
100 đình Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao TháiNguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động là: Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng(Phú Bình) và Yên Huy (Ðại Từ)
b Mức sống dân cư:
Do nền kinh tế tăng trưởng khá cùng với việc triển khai có hiệu quả nhiềuchương trình mục tiêu có liên quan tới xoá đói giảm nghèo nên đời sống của nhân dâncác dân tộc trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đãđạt nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua các năm Tỷ lệ hộ nghèo toàntỉnh năm 2007 là 21%, năm 2009 giảm xuống còn 14%, đến năm 2013 giảm xuốngcòn 11,6% Các huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao là Võ Nhai (28,3%); Định Hoá (22,7%)
Bảng: Tỷ lệ hộ nghèo
Số hộ nghèo (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ nghèo (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ nghèo (hộ)
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
2.4 Tình hình phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn:
2.4.1 Đô thị:
1 Các cấp đô thị:
Tính đến thời điểm 1/2013, hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên có 15 đô thị, đượcchia thành hai cấp: Đô thị cấp tỉnh và đô thị cấp huyện 2 đô thị cấp tỉnh là TP TháiNguyên và TX Sông Công 13 đô thị cấp huyện gồm 07 thị trấn huyện lỵ và 06 thị trấnkhác thuộc huyện
2 Tình hình đô thị hoá và phát triển dân cư đô thị:
a Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá bằng mức trung bình toàn quốc là29% và đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội Trong tỉnh, khu vực có tỷ lệ đô thị hoácao tập trung tại TP Thái Nguyên, TX Sông Công, TT Ba Hàng, Bãi Bông (Phổ Yên),
Trang 19dọc theo QL 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên Đây là khu vực tập trungkhoảng 80% tổng số dân cư đô thị của tỉnh và là nơi tập trung nhiều dự án phát triểnKCN và các điều kiện cung cấp HTKT cho phát triển đô thị, công nghiệp
b Các đô thị của tỉnh Thái Nguyên đã đảm nhiệm được vai trò là hạt nhân pháttriển KT-XH của từng vùng địa lý - kinh tế trong tỉnh, có thể chia thành hai khu vựcphát triển có đặc trưng như sau:
* Khu vực phía Nam:
Dọc theo QL 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là vùng trọng điểmphát triển công nghiệp, dịch vụ, các đô thị Thái Nguyên và Sông Công được đầu tưxây dựng tương đối tập trung về nhà ở, các công trình thương mại, du lịch và các côngtrình đầu mối HTKT phục vụ đô thị và công nghiệp
- TP Thái Nguyên là đô thị tỉnh lỵ, có cơ cấu kinh tế hiện đại với dịch vụ, côngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn, là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, trung tâm y tếvùng, đồng thời cũng là điểm đến du lịch Đây là đô thị có sức thu hút dân cư, pháttriển các dự án nhà ở, công trình HTXH, các chương trình cải tạo chỉnh trang đô thị.Tuy nhiên: Quỹ đất và không gian xây dựng đô thị còn hạn chế; Không gian, cơ sở vậtchất của các trường đại học chưa tương xứng với quy mô; Khu lưu trú và dịch vụ cònđơn giản; Thiếu khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh; Nhiều cơ sở công nghiệpnằm xen lẫn khu dân cư; Chưa có nhiều công trình mang tính chất điểm nhấn đô thị,chưa khai thác được giá trị cảnh quan sông Cầu và các yếu tố địa hình tự nhiên củathành phố; Hệ thống giao thông xuất hiện một số điểm ùn tắc; Hệ thống thoát nướcchưa hoàn thiện
- TX Sông Công đã từ lâu là đô thị có vị trí quan trọng của Tỉnh Thị xã có hệthống hạ tầng xã hội tương đối đồng bộ Hệ thống truờng học, cơ sở y tế, công trìnhvăn hóa, TDTT được bố trí quy hoạch xây dựng khá hợp lý và thuận lợi Hệ thống giaothông nội thị tốt với lộ giới một số tuyến trung tâm đạt tiêu chuẩn, nguồn điện nướcđáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của đô thị Tuy nhiên, hệ thống thoát nước chưahoàn thiện, chất lượng các đường cống còn chưa đảm bảo; sức thu hút dân cư của thị
xã còn hạn chế, đây là vấn đề cần xem xét trong việc định hướng phát triển đô thị
- Thị trấn Ba Hàng là đô thị trung tâm huyện Phổ Yên, đã được mở rộng về quy
mô và được công nhận là đô thị loại IV Hướng phát triển từ một thị trấn nhỏ thànhmột đô thị lớn hơn đang được tỉnh chú trọng đầu tư
* Khu vực còn lại:
Các đô thị khác trên địa bàn tỉnh đều có quy mô nhỏ, phân bố rải đều, bám theocác trục quốc lộ (QL) và tỉnh lộ (ĐT) Các đô thị hành chính (huyện lỵ) là các trungđiểm của địa bàn mỗi huyện để đáp ứng chức năng dịch vụ tổng hợp cho huyện
Các đô thị huyện lỵ có tốc độ tăng trưởng dân cư và đô thị hoá mức thấp, trongnhững năm gần đây đã được chú trọng quy hoạch, phát triển HTKT đô thị Tuy nhiênkhông gian của đô thị đang cần được rà soát xem xét để thực sự tạo lập được các đô thịhạt nhân phát triển cho địa bàn
Nhìn chung, các đô thị trong tỉnh phát triển tương đồng với các chức năng mà
đô thị đảm nhận, nhưng sự phân bố cũng như tỷ trọng dân cư đô thị đang tập trung chủyếu ở vùng phía Nam tỉnh, đòi hỏi thúc đẩy sự hình thành thêm các đô thị mới ở cáckhu vực còn lại của tỉnh để khai thác phát triển KT-XH cho các vùng huyện và đặcbiệt tạo các trung tâm hạt nhân cho các khu vực dân cư nông thôn Đối với các đô thị
Trang 20hiện hữu, cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chức năng sản xuất, dịch vụ, thươngmại, nâng cao chất lượng đô thị.
Bảng: Tổng hợp đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2013
T
Diện tích (ha)
Dân số (người)
Tổng dân số nông thôn tỉnh Thái Nguyên là 809.410 người, phân bố trong tổng
số 142 xã, chiếm 70,37% tổng dân số toàn tỉnh Tỷ lệ dân số nông thôn ở các huyệncòn cao, 5/7 huyện có dân số nông thôn chiếm trên 90% tổng dân số toàn huyện Diệntích đất ở tại nông thôn là 11.631,52ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
1 Hiện trạng phân bố dân cư nông thôn:
a Vùng đồi thấp và đồng bằng gồm các huyện Phú Bình, Phổ Yên, TX SôngCông, TP Thái Nguyên và một phần huyện Đồng Hỷ, Phú Lương Địa hình tương đốibằng phẳng, độ dốc thường <10º, đất đai chủ yếu là nhóm đất phù sa, do đó vùng nàyhiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp
5 Thị trấn Ba Hàng mở rộng (gồm thị trấn Ba Hàng, thị trấn Bãi Bông cùng toàn bộ các xã Nam Tiến, Trung Thành, Thuận Thành và một phần các xã: Hồng Tiến, Đắc Sơn, Đồng Tiến thuộc huyện Phổ Yên) đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV tại Quyết định số 1339/QĐ-BXD ngày 13/12/2013 Đây là tiền đề để thành lập TX Phổ Yên (TX công nghiệp) Sau khi TX Phổ Yên được thành lập, thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn sẽ trở thành một trong các phường nội thị của
TX Phổ Yên (Nghị quyết số 48/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua đề án thành lập thị xã Phổ Yên và thành lập 04 phường thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
6 Thị trấn Đại Từ được mở rộng và đổi tên thành thị trấn Hùng Sơn trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 1359,86 ha diện tích tự nhiên và 10.262 nhân khẩu của xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ; Thị trấn Đu được
mở rộng trên cơ sở điều chỉnh 339,77 ha diện tích tự nhiên và 2.333 nhân khẩu của xã Động Đạt, huyện Phú Lương theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 13/12/2013 của Chính phủ.
Trang 21ngắn ngày, cây ăn quả của Tỉnh và phát triển chăn nuôi bò Đặc điểm chung của vùngnày là mật độ dân cư cao, sống bằng nhiều ngành nghề (sản xuất nông nghiệp, tiểu thủcông nghiệp (TTCN), buôn bán vv…đặc biệt là các khu vực ngoại vi thành phố và dọccác tuyến giao thông chính) Nhìn chung các điểm dân cư nông thôn phát triển tươngđối đồng đều, hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư Một số khu vực dân cư ở tậptrung mật độ cao, tạo thành các điểm dân cư theo mô hình ở đô thị khá rõ nét như:Lương Sơn (TP Thái Nguyên ), Sơn Cẩm (Phú Lương), Nam Tiến, Trung Thành,Thuận Thành (h Phổ Yên) Khó khăn của vùng này là ruộng đất ít, diện tích đất canhtác bình quân đầu người thấp
b Vùng núi thấp, đồi cao gồm huyện Đồng Hỷ, Nam Phú Lương và Nam Đại
Từ Địa hình gồm nhiều dãy núi đan chéo, với các dải đồi cao Đất đai cho phép pháttriển một nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trồng chè là cây có lợi thế so sánh củatỉnh và chăn nuôi trâu, bò Đặc điểm chung của vùng này là dân cư phân bố tương đốiđều khắp gắn với việc hình thành một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghềTTCN Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện như mô hình kinh tế trangtrại, kinh tế gò đồi Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể trongnhững năm qua
c Vùng núi gồm phần lớn diện tích của các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá
và một phần của huyện Phú Lương Đây là vùng có độ dốc lớn, thung lũng hẹp Tuyđất nông nghiệp ít, song đất tốt và thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng ánhiệt đới, dược liệu quý và chăn nuôi trâu Đặc điểm chung của vùng này là kinh tếnông lâm nghiệp là chủ yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng và ngành nghề nông thôn chậmphát triển Nhìn chung, đây là vùng gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, những năm gầnđây, các vùng chuyên canh chè, cây ăn quả đã bước đầu được hình thành góp phần cảithiện đời sống nhân dân
2 Tình hình phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng trên 13.000 cơ sở sản xuất TTCN vàlàng nghề Do đặc thù là một tỉnh phát triển mạnh về cây chè với thương hiệu chè Tháinổi tiếng nên tỷ lệ làng nghề trồng, chế biến chè chiếm phần lớn với 85 làng, còn lại làcác làng nghề khác như: Chế biến lương thực thực phẩm, lâm sản đồ gỗ, sản xuất mâytre đan, mành cọ, trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa, sinh vật cảnh Các làng nghề của tỉnhtập trung chủ yếu tại huyện Phổ Yên (26 làng nghề), Phú Lương (23 làng nghề), TPThái Nguyên (18 làng nghề), Đồng Hỷ (11 làng nghề), số làng nghề còn lại tập trungtại các huyện: Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai và Phú Bình Nhiều làng nghề sau khi đượccông nhận đã phát triển rất tốt, tạo dựng được thương hiệu mạnh như: Làng nghề miếnViệt Cường, làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, làng nghề chè Phú Nam, làng nghề thủcông mỹ nghệ Xuân Phương Tuy nhiên, quy mô các làng nghề còn nhỏ, sản xuất thủcông là chính, lao động biết nghề mang tính tự phát
3 Tình hình xây dựng hạ tầng nông thôn:
100% xã đã có đường giao thông tới Hệ thống đường xã trong vòng vài nămtrở lại đây tỷ lệ cứng hoá mặt đường đã tăng khá nhanh, tuy nhiên các xã vùng sâu,vùng xa chủ yếu vẫn là đường đất, hệ thống cầu cống thô sơ, khả năng lưu thông thấp;Tại các điểm dân cư tập trung trong toàn tỉnh hầu như chưa có hệ thống thoát nướchoàn chỉnh Mật độ dân cư thấp nên hầu hết các hệ thống công trình cấp nước ở nôngthôn miền núi suất đầu tư tương đối cao (bình quân 1,5 - 2 triệu đồng/người); 100% số
xã sử dụng điện, song khu vực nông nông chỉ chiếm 20-30% lượng điện tiêu thụ toàntỉnh, trong đó điện cho sinh hoạt chiếm 70%, điện cho sản xuất còn rất thấp thể hiện
Trang 22ngành nghề trong nông thôn phát triển với quy mô nhỏ Tỷ lệ dân số nông thôn trongtỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 79% Các hạ tầng khác nhưtrường học, trạm y tế, văn hóa thể thao,… nhìn chung đáp ứng yêu cầu tối thiểu củangười dân Để từng bước nâng cao nhu cầu văn hóa của người dân, các địa phương cầntiếp tục đầu tư trong các năm tiếp theo, nhằm đạt chuẩn theo quy định của bộ tiêu chíQuốc gia nông thôn mới.
4 Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới:
Tính đến thời điểm 9/2014, trên địa bàn tỉnh đã có 01 xã hoàn thành 19 tiêu chícủa chương trình nông thôn mới là xã Hùng Sơn (nay là thị trấn Hùng Sơn, huyện ĐạiTừ) Ngoài ra, có 10 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí Như vậy, trong số 142 xã nông thôncủa tỉnh Thái Nguyên đã có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã cơ bản hoàn thành19/19 tiêu chí, 17 xã đạt 15 đến 18 tiêu chí, 54 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 58 xã đạt
từ 5 đến 9 tiêu chí và 03 xã đạt dưới 5 tiêu chí So với các địa phương khác, TháiNguyên xếp ở vị trí thứ 2 trong vùng TD&MNPB về thành tích xây dựng nông thônmới
Nguồn: Báo cáo số 211/BC-UBND ngày 7/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Trang 23TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
Một số đặc điểm chú ý: Diện tích đất rừng trên địa bàn 181.436,52 ha, trong đórừng tự nhiên khoảng 95.000 ha, rừng trồng khoảng 85.000 ha, hiện nay đã đến tuổikhai thác, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho việc chế biến lâm sản hàng hóa có giá trịcao Diện tích đất gò đồi của tỉnh lớn, đó là tiềm năng để phát triển các khu chế xuất,KCN, dịch vụ, đô thị, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển trang trại vàchăn nuôi tập trung Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có khoảng 20.000ha chè, đứng thứ haitrong cả nước Tỉnh đang thực hiện nhiều dự án để tạo vùng chè đặc sản năng suất,chất lượng cao, chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
2.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội:
2.6.1 Giáo dục và đào tạo:
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo củavùng TD&MNPB và cả nước với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 8 trường trungcấp chuyên nghiệp, 24 cơ sở dạy nghề, 31 trường THPT, 03 trường TH liên cấp(II+III), 04 trường PTCS (liên cấp I+II), 179 trường THCS, 226 trường tiểu học và 217trường mầm non Bình quân một năm đào tạo khoảng 400 ngàn học sinh, sinh viên,trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 30% Hệ thống cơ sở đào tạo của TháiNguyên về cơ bản là toàn diện, song chủ yếu mới phát triển về số lượng Chất lượngđào tạo đại học và cao đẳng còn hạn chế, các cơ sở đào tạo nghề chưa bám sát nhu cầuthực tế nên số lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo hàng năm chưa đủ cung cấp chođịa bàn và các tỉnh, vùng xung quanh
(Chi tiết xem phụ lục 2)
về số lượng và chất lượng Y tế cơ sở phát triển, nhưng vẫn có sự chênh lệch lớn giữacác khu vực Các bệnh viện đa khoa, cơ sở y tế lớn hầu hết tập trung tại TP TháiNguyên gây nên sự quá tải, trong khi đó ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa cơ
sở khám chữa bệnh còn thiếu và nghèo nàn
2.6.3 Văn hóa, thể thao và du lịch:
1
Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tại tỉnh Thái Nguyên:
- Cấp Quốc gia: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà hát ca múa nhạcdân gian Việt Bắc, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc
Trang 24- Cấp tỉnh: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh TháiNguyên, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Điện ảnh tỉnh Thái Nguyên,Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm thông tin tỉnh Thái Nguyên, Trungtâm Thể dục Thể thao tỉnh Thái Thái Nguyên, Trung tâm Dịch vụ và Thi đấu Thể thaotỉnh Thái Thái Nguyên, Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh TháiNguyên
- Cấp thành phố, thị xã, huyện: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện mới có 5/9đơn vị thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao Đó là TP Thái Nguyên, TX SôngCông, huyện Phổ Yên, huyện Phú Lương và huyện Võ Nhai Hệ thống nhà văn hóacấp huyện của tỉnh Thái Nguyên đa phần chưa đạt chuẩn Các huyện, thị xã, thành phốđều có thư viện nhưng hiện cả tỉnh chưa có thư viện cấp huyện nào đạt chuẩn Cả tỉnh
có 2/9 huyện có Nhà văn hóa thiếu nhi, đó là TP Thái Nguyên và huyện Định Hóa
- Cấp xã, phường, thị trấn: Toàn tỉnh mới có 59/180 xã, phường, thị trấn có Nhàvăn hóa Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, 100% các xã, thị trấn có tủ sáchpháp luật
- Toàn tỉnh hiện có 2.240/3.016 xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, đạt gần74,2%
2 Du lịch:
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái - danh thắngnhư: Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, An toàn khu Việt Bắc - ATK, Di tích lịch sửrừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai, Hiệnnay trên địa bàn tỉnh có 780 di tích các loại (479 di tích lịch sử, 40 di tích thắng cảnh,
12 di tích khảo cổ học, 16 di tích kiến trúc - nghệ thuật, 223 di tích tín ngưỡng, tôngiáo) Trong đó có 40 di tích xếp hạng cấp quốc gia (14 điểm di tích thuộc Khu di tíchlịch sử ATK Định Hoá được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt), 93 ditích xếp hạng cấp tỉnh
2.6.4 Nhà ở:
Đến hết năm 2012 trên toàn tỉnh có tổng diện tích nhà ở khoảng 24.708.110m2,trong đó khu vực đô thị là 7.889.325m2, tại khu vực nông thôn là 16.818.785m2; nhàkiên cố là 15.810.085m2, nhà bán kiên cố là 6.898.588m2, nhà thiếu kiên cố là1.520.628m2, nhà đơn sơ là 478.809m2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người trên địabàn toàn tỉnh đạt khoảng 21,44m2/người cao hơn so với diện tích nhà ở bình quân đầungười trên cả nước là 19m2/người; trong đó khu vực đô thị đạt khoảng 24,11m2/người
và tại khu vực nông thôn đạt khoảng 20,4m2/người đều cao hơn so với bình quânchung cả nước
Nguồn: Báo cáo số 211/BC-UBND ngày 7/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
2.7 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
2.7.1 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
1 Hiện trạng các công trình thủy lợi:
a Hệ thống công trình tưới: Hiện có khoảng 220 trạm bơm, 1.617 công trình
tạm, có 322 hồ đập vừa và nhỏ Với hệ thống các công trình trên hàng năm có thể cấpnước cho 37.214ha Các công trình hồ chứa thì tình trạng lấn chiếm lòng hồ do dân tự
ý canh tác và định cư làm ảnh hưởng tới việc trữ nước Hệ thống kênh mương phầnlớn là kênh đất, sử dụng lâu ngày nên đều sạt lở mạnh, không đảm bảo mặt cắt thiết kế,phần kênh mương được kiên cố hóa mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 10%
Trang 25b Hệ thống tiêu: So với yêu cầu tiêu nước hàng năm của tỉnh Thái Nguyên thì
các công trình tiêu hiện có còn quá ít và hiệu quả còn rất hạn chế Tỉnh Thái Nguyênhầu hết đến 80% là tiêu tự chảy hoàn toàn, còn một số vùng như Nam Phổ Yên hàngnăm vẫn còn hàng ngàn hecta đất canh tác bị úng ngập, vấn đề tiêu của trung tâm TPThái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn
c Hệ thống đê điều: Toàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 49km đê Các tuyến đê
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cơ bản đảm bảo chống lũ theo mực nước thiết kế của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tại quyết định số: 884/QĐ - BNN- ĐĐngày 10/06/2004 Chỉ có một số đoạn thuộc tuyến đê Hà Châu và đê sông Công thiếucao trình từ 0,1 ÷ 0,3m Chất lượng các tuyến đê bao bảo vệ, cơ bản được cứng hóa,tuy nhiên một số đoạn đã xuống cấp như: tuyến đê Chã, đê Hà Châu mặt được trảinhựa đá dăm nhưng đã xuống cấp; tuyến đê tả sông Công, đoạn từ K7+500 đến K8chưa được cứng hóa
(Chi tiết xem phụ lục 3)
d Hệ thống kè: Hệ thống kè ổn định, đảm bảo chống lũ theo thiết kế.
e Hệ thống các hồ chứa: Trong công tác phòng chống lũ, hồ chứa là một trong
những biện pháp phòng chống đem lại hiệu quả cao Vì vậy, hệ thống hồ chứa điều tiết
và trữ nước mưa trong mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được bố trí đều trêntoàn tỉnh Hiện toàn tỉnh có 395 hồ chứa, trong đó có 9 hồ có dung tích từ 1 triệu
m3 nước trở lên gồm: Hồ Núi Cốc (TP Thái Nguyên); hồ Bảo Linh (Định Hoá), hồSuối Lạnh (Phổ Yên); hồ Quán Chẽ (Võ Nhai); hồ Ghềnh Chè (TX Sông Công); hồPhú Xuyên, hồ Phượng Hoàng, hồ Gò Miếu (Đại Từ), hồ Trại Gạo (Phú Bình) Một số
hồ chứa lớn có khả năng cắt giảm lũ hiệu quả như: Hồ Núi Cốc, Bảo Linh, Gò Miếu
(Chi tiết xem phụ lục 4)
2 Tình hình thiên tai và các biện pháp ứng phó đang áp dụng trên địa bàn:
(Chi tiết xem phụ lục 5)
b Các biện pháp phòng chống thiên tai lũ lụt:
Để ứng phòng chống giảm nhẹ sự tác động từ các hiện tượng thiên tai trên địabàn tỉnh Thái Nguyên đã triển khai xây dựng được 49,0km đê chống lũ, 11 kè lát máichống sói lở bờ sông, 5 kè mỏ hàn phục vụ công tác phòng chống lũ Xây dựng lạitrạm bơm Cống Táo (Thuận Thành - Phổ Yên), có nhiệm vụ tiêu úng cho 1.555 ha củavùng Nam Phổ Yên; Ở các tuyến đê ngăn lũ đã xây dựng được 23 cống tiêu dưới đê,
có nhiệm vụ tiêu thoát nước toàn bộ diện tích do các tuyến đê bảo vệ Ngoài ra tỉnh
Trang 26Thái Nguyên cũng đã lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đênhằm xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện đảm bảo thoát lũ cho hệ thống sông Antoàn phòng chống lũ, an sinh xã hội, bảo đảm khai thác hợp lý tài nguyên nước, tàinguyên đất phục vụ phát triển bền vững KT-XH.
3 Hiện trạng nền xây dựng và tình hình ngập lụt:
a Tình hình ngập lụt:
Mặc dù được quan tâm đầu tư
như hệ thống tiêu thoát nước tỉnh Thái
Nguyên vẫn còn những tồn tại lớn về
mặt tiêu úng, chống lũ và bảo vệ môi
trường chất lượng nước
Hàng năm về mùa lũ sông Cầu
thường gây ngập lụt cho 42 phường, xã
với 27 vạn dân và hàng ngàn ha diện
tích canh tác cho TP Thái Nguyên và ở
các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ
Yên Mỗi trận lũ gây nhiều thiệt hại
cho nông nghiệp, hoa màu và tài sản
của nhân dân trong vùng đặc biệt là
những năm xuất hiện lũ lịch sử gây
thiệt hại càng lớn hơn nhiều Nhiều
tuyến đường giao thông trong thành
phố đi các huyện bị ách tắc
(Chi tiết xem phụ lục 6)
b Hiện trạng nền xây dựng:
Tỉnh Thái Nguyên có địa hình
đa dạng từ đồng bằng, gò đồi, núi
thấp
Các thành phố, thị xã hiện nay
đã xây dựng trên những vùng có cao độ
khác nhau (được xác định theo các đồ
án quy hoạch chung), tùy theo địa hình
Các biện pháp san nền chính đã
được sử dụng ở các đô thị, các điểm
dân cư tập trung trong vùng như: Đắp nền cho những khu vực thấp trũng, san nền cục
bộ giật cấp cho các khu vực ven sườn núi và trên những khu vực có độ dốc nền lớn
Nhìn chung các thành phố, thị xã có quy hoạch chung đều được triển khai xâydựng theo đúng cao độ khống chế cho khu vực
(Chi tiết hiện trạng nền từng khu vực xem phụ lục 7)
4 Hiện trạng hệ thống tiêu nước:
a Tiêu thoát nước diện rộng:
Do đặc điểm địa hình của Thái Nguyên là đồi núi nên hầu hết là tiêu tự chảyhoàn toàn qua các khe lạch sông suối, còn một số vùng như Nam Phổ Yên, trung tâm
TP Thái Nguyên là vấn đề tiêu còn gặp nhiều khó khăn khi mực nước sông lên cao do
Trang 27hệ thống đê điều của tỉnh còn chưa hoàn chỉnh Đặc biệt khi KCN Nam Phổ Yên pháttriển vấn đề tiêu úng cần phải xem xét nghiên cứu.
Tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 5 khu vực tiêu nước chính, bao gồm:
- Khu tiêu thượng Núi Cốc gồm:
một phần diện tích đất đai của huyện Đại
Từ, Định Hóa thoát ra sông Công
- Khu tiêu hạ Núi Cốc gồm:
huyện Phổ Yên, TX Sông Công và một
phần huyện Phú Bình, TP Thái Nguyên,
có hai hướng thoát chính ra sông Công
và sông Cầu
- Khu tiêu thượng Thác Huống
gồm các huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ và
một phần huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại
Từ, TP Thái Nguyên thoát ra sông Cầu
và sông Công
- Khu tiêu hạ Thác Huống bao
gồm phần lớn diện tích của huyện Phú
Bình thoát ra sông cầu và sông Thương
- Khu tiêu sông Rong bao gồm một phần diện tích huyện Võ nhai tiêu ra sôngRong rối đổ ra sông Thương
b Hiện trạng tiêu thoát nước các đô thị xem phụ lục 8.
2.7.2 Hiện trạng giao thông:
1 Giao thông quốc gia:
a Đường bộ:
* Quốc lộ 3 (QL.3): Là tuyến giao thông nối liền giữa Hà Nội với các tỉnh phíaTây Bắc gồm Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng có điểm đầu tại Cầu Đuống - HàNội và điểm cuối tại cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng Đoạn tuyến qua tỉnh TháiNguyên kéo dài từ cầu Đa Phúc, giáp ranh giới với huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội,qua địa bàn huyện Phổ Yên, TX Sông Công, TP Thái Nguyên và huyện Phú Lương tớiđiểm cuối tại cầu Ổ Gà giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- Hiện trạng tuyến QL.3: Đoạn Đa Phúc - Thái Nguyên (Km33+350 - Km63)nền đường rộng từ 12m - 22m, mặt đường rộng từ 11m - 19m; Đoạn tránh thành phốThái Nguyên được đầu tư theo chuẩn cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 34,5m, tốc
độ thiết kế 100km/h; Đoạn Tân Long - Chợ Mới (Km75 - Km113+900) nền đườngrộng từ 9m - 15m, mặt đường rộng từ 8m - 14m
* Quốc lộ 37 (QL.37): Là tuyến vành đai 3 quốc gia nối từ Thái Bình đến Sơn
La qua 8 tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, TuyênQuang, Yên Bái và Sơn La Có điểm đầu tuyến tại cảng Diêm Điền tỉnh Thái Bình vàđiểm cuối giao QL.6 tại Cò Nòi tỉnh Sơn La
- Đoạn tuyến qua tỉnh Thái Nguyên kéo dài từ cầu Ca giáp Bắc Giang, qua địabàn huyện Phú Bình, TP Thái Nguyên, huyện Phú Lương và huyện Đại Từ tới điểmcuối tại Đèo Khế tỉnh Tuyên Quang
Trang 28- Chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 56,95km, đều đã thảm bêtông nhựa.
* Quốc lộ 1B (QL.1B): Có điểm đầu tại Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn và điểmcuối giao QL 3 tại Ngã tư Tân Long tỉnh Thái Nguyên Tuyến qua địa phận 2 tỉnhLạng Sơn và Thái Nguyên
- Đoạn tuyến qua tỉnh Thái Nguyên kéo dài từ cầu Mỏ Gà giáp ranh với tỉnhLạng Sơn, qua địa bàn huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ, tới điểm cuối giao QL 3 tại Ngã tưTân Long TP Thái Nguyên
- Chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 44,7km, đều được nâng cấpthảm bê tông nhựa, chất lượng đường tốt
* Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên:
- Chiều dài toàn tuyến 61,3km (31km trên tỉnh Thái Nguyên), quy mô nền rộng34,5m Cao tốc loại A, 4 làn xe cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp, tốc độ thiết kế100km/h
- Quy mô tuyến: Giai đoạn 1: 4 làn xe và dải đất dự trữ nằm giữa rộng 10,5m.Giai đoạn 2: mở thêm 2 làn xe tại dải đất dự trữ nằm giữa
- Giao cắt trên tuyến QL.3 mới (cao tốc) Hà Nội - Thái Nguyên: đã đầu tư 06nút giao khác mức liên thông; trong đó địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 03 nút giao: YênBình, Lương Sơn, Tân Lập
- Trạm dừng nghỉ trên tuyến tại Km36+200 thuộc địa bàn xã Tân Phú, huyệnPhổ Yên
* Bến xe đối ngoại: Có 1 bến xe trung tâm TP Thái Nguyên, diện tích10.000m2, đạt tiêu chuẩn bến xe loại II Phục vụ 1,6 triệu hành khách/ năm Bến xe do
sở GTVT tỉnh Thái Nguyên quản lý Cơ sở vật chất của bến được xây dựng đầy đủ vớinhà điều hành, nhà chờ, phòng bán vé, nhà đỗ xe taxi và các công trình phụ trợ khác
b Đường sắt quốc gia:
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên (do Cục đường sắt quản lý): Toàntuyến dài 75km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 34,55km Bắt đầu từ cầu ĐaPhúc đến ga Quán Triều Tuyến có khổ đường 1.000mm và 1.435mm Trên tuyến có 5ga: Phổ Yên, Lương Sơn, Lưu Xá, Thái Nguyên và Quán Triều
- Tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá (do Cục đường sắt quản lý): Toàn tuyến dài57km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 25km Tuyến có khổ đường 1.435mm,chất lượng đã xuống cấp Hiện tại tuyến không hoạt động đoạn từ Khúc Rồng đi Kép.Riêng đoạn tuyến từ Khúc Rồng - Lưu Xá đã giao cho công ty Gang thép Thái Nguyênthuê và đảm nhận vận chuyển quặng sắt Trại Cau
c Hệ thống cảng sông:
- Cảng Đa Phúc: nằm phía hạ lưu sông Công cạnh QL 3, thuộc phía Nam tỉnhThái Nguyên giáp thủ đô Hà Nội, thuận tiện trong việc xếp dỡ và trung chuyển hànghóa Diện tích: 8.500m2 (diện tích bờ phía Bắc) Độ sâu luồng lạch ra vào cảng vàomùa khô là 1,5m - 2m, vào mùa mưa là 4m -5m Chiều rộng: 100m Công suất xếp dỡ:40.000 Tấn/năm Hàng hóa thông qua cảng chủ yếu là than, sắt thép, phân bón vàVLXD
Trang 29- Cảng Núi Cốc: Thuộc khu vực trung tâm phía Bắc hồ Núi Cốc, do công ty cổphần du lịch hồ Núi Cốc quản lý và khai thác Diện tích: 3.000m2 Chủ yếu kinh doanhphục vụ du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.
2 Giao thông nội vùng:
a Đường bộ:
- Đường tỉnh: Toàn tỉnh có 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 336,3km,bao gồm ĐT.261, ĐT.261C, ĐT.262, ĐT.263, ĐT.264, ĐT.264B, ĐT.265, ĐT.266,ĐT.267, ĐT.268, ĐT.269, ĐT.269B, ĐT.269C, ĐT.270 và ĐT.271 Trong đó: mặtđường bê tông nhựa là 101km; mặt đường láng nhựa là 225,3km; mặt đường cấp phốisỏi suối tự nhiên là 10km (Chi tiết xem phụ lục 9)
- Đường đô thị: Tỉnh Thái Nguyên có 75 tuyến đường đô thị Trong đó: TP TháiNguyên có 69 tuyến với tổng chiều dài 124km TX Sông Công có 6 tuyến với tổngchiều dài 16,3km Trong đó: kết cấu mặt đường bê tông xi măng là 33,29km; mặtđường bê tông nhựa là 63,33km; mặt đường láng nhựa là 28,76km; mặt đường cấpphối là 7,45km; đường đất là 7,68km.Chất lượng đường tốt chiếm 75,9%
- Đường huyện: Tổng chiều dài các tuyến đường huyện là 834km Trong đó: kếtcấu mặt đường bê tông xi măng là 54,4km; mặt đường bê tông nhựa là 13,15km; mặtđường láng nhựa là 520,83km; mặt đường cấp phối là 92,45km; đường đất là 153,7km
Hệ thống giao thông đường huyện được đầu tư không đều giữa các huyện trên địa bàntỉnh Tỷ lệ cứng hóa và mật độ đường giữa các huyện khu vực trung tâm tỉnh với cáchuyện khu vực vùng núi cao, địa hình khó khăn khá chênh lệch Các huyện Võ Nhai,Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa là các huyện có tỷ lệ cứng hóa mặt đường và mật độđường thấp trên địa bàn tỉnh (Chi tiết xem phụ lục 10)
- Bến xe nội vùng: Gồm 4 bến xe (Chi tiết xem phụ lục 11) Ngoài ra, trên địabàn các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa và TX Sông Công có các điểm dừngđón trả khách của xe buýt nội tỉnh
b Đường sắt nội vùng (đường sắt chuyên dụng):
- Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng: Nằm trên địa bàn phía Tây huyệnĐại Từ, do xí nghiệp mỏ than Núi Hồng quản lý và khai thác tuyến dài 39km, được nối
từ ga Quán Triều đến mỏ than Núi Hồng Tuyến có khổ đường 1.000mm Hiện tại chỉcòn 2 ga đang hoạt động là Quán Triều và ga Mỏ
- Mạng lưới đường sắt Khu gang thép Thái Nguyên: Là hệ thống mạng lướiđường sắt nội bộ trong khu gang thép Thái Nguyên, có tổng chiều dài tuyến là 38,2km,cách trung tâm TP Thái Nguyên 6km về phía Đông Nam Tuyến bao gồm các đườngnhánh trong khu vực hàng rào của công ty đi nhà máy cán thép Gia Sàng; đầu nối vàotuyến đường sắt Kép - Lưu Xá và nhánh đường sắt của mỏ sắt Trại Cau nối vào gaKhúc Rồng của tuyến Kép - Lưu Xá Tuyến có khổ đường 1.000mm Trên tuyến có 3nhà ga là ga trung tâm, ga Gia Sàng và ga Trại Cau
c Đường thủy nội vùng:
- Sông Cầu: Tuyến sông dài 85km, điểm đầu tuyến được bắt nguồn từ tỉnh BắcKạn và điểm cuối gặp sông Công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Đoạn tuyến sông chảyqua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 50km, phân thành 2 đoạn: đoạn 1: dài 15km, tuyếnnằm phía Nam TP Thái Nguyên thuộc địa bàn huyện Phú Bình Đoạn 2: dài 35km, bắtđầu từ đập Thác Huống đến cầu Đa Phúc Hai đoạn tuyến sông Cầu có lòng sôngtương đối bằng phẳng, mùa mưa mực nước cao trung bình 3,5m Chiều rộng lòng sông
Trang 3095m - 100m Các phương tiện vận tải thủy có trọng tải 100 tấn hoạt động dễ dàng vàomùa mưa.
- Sông Công: Tuyến sông được bắt đầu từ huyện Đại Từ, đi qua vùng núi củadãy núi Tam Đảo, vì vậy đoạn đầu nguồn không khai thác vận tải thủy được Đoạntuyến từ thị trấn Đại Từ về TP Thái Nguyên được ngăn bởi đập thủy lợi tạo thành HồNúi Cốc dài 15km, có mực nước sâu, ổn định Hiện tại có một số phương tiện vận tảithủy loại vừa và nhỏ hoạt động phục vụ du khách tham quan
3 Đánh giá hiện trạng giao thông vùng tỉnh Thái Nguyên:
a Mặt tích cực:
- Loại hình giao thông tương đối đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt vàđường thủy Nhiều dự án giao thông quốc gia, giao thông vùng tác động trực tiếp đếnThái Nguyên, làm tăng khả năng liên kết và đáp ứng tốt yêu cầu giao thông đối ngoại,
là tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển
- Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên kết nối trực tiếp TP Thái Nguyên, TXSông Công với trung tâm thành phố Hà Nội
b Mặt hạn chế:
- Mạng lưới đường bộ phân bố chưa đồng đều, đặc biệt tại các huyện thuộc khuvực vùng núi cao, địa hình phức tạp, điều kiện đi lại còn khó khăn Một số tuyếnđường huyện, đường xã đang bị xuống cấp; Công tác quản lý hành lang đường bộ cònhạn chế
- Hệ thống đường sắt trên địa bàn tỉnh chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa, phầnvận chuyển hành khách kém phát triển do tốc độ chạy tàu chậm
- Hệ thống bến bãi đỗ xe nội tỉnh còn thiếu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, cầnđầu tư đồng bộ; Hệ thống hạ tầng các ga, hệ thống thông tin tín hiệu, các thiết bị phục
vụ trên tàu cần được nâng cấp, sửa chữa, đầu tư để đạt tiêu chuẩn quy hoạch ngànhđường sắt Việt Nam
- Các đoạn sông phía Bắc của tỉnh do độ dốc lòng sông lớn, luồng tuyến không
ổn định nên không khai thác vận tải liên tục được
2.7.3 Hiện trạng cấp nước:
1 Khu vực đô thị:
- TP Thái Nguyên: Được cấp nước từ các nhà máy nước (NMN) Túc Duyên,NMN Tích Lương và trạm cấp nước Quang Vinh với tổng công suất 43.000 m3/ngày.Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp Tổng chiềudài mạng lưới đường ống cấp nước truyền dẫn có trên 40 km với đường kính từ D200
÷ D600 Tỷ lệ dân số khu vực nội thành dùng nước từ hệ thống cấp nước tập trung làkhoảng 95%, còn lại sử dụng nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- TX Sông Công, thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông huyện Phổ Yên: trên địa bàn TXSông Công đã có nhà máy xử lý nước Sông Công với công suất thiết kế là 15.000
m3/ngđ với tổng chiều dài ống phân phối là 20 km Ngoài việc cung cấp cho TX SôngCông còn cung cấp cho thị trấn Ba Hàng và thị trấn Bãi Bông huyện Phổ Yên Hiệnnay NMN Sông Công đang được nâng cấp cải tạo lên 20.000 m3/ngđ Khu vực thị trấn
Ba Hàng vừa được đưa vào sử dụng trạm bơm tăng áp cấp nước cho khu vực nam PhổYên và khu Điềm Thụy (huyện Phú Bình) với công suất 5.500 m3/ngđ
Trang 31- Các thị trấn huyện lỵ: hầu hết đã có hệ thống cấp nước tập trung với quy mô
từ 600 ÷ 2.500 m3/ngày Tỷ lệ người dân được cấp nước từ hệ thống cấp nước tậptrung của đô thị còn thấp và chủ yếu là khu vực nội thị, còn lại người dân vẫn sử dụngnước giếng đào, giếng khoan và bể nước mưa
2 Khu vực nông thôn:
Theo kết quả điều tra nước sạch và VSMT nông thôn của các huyện, TX năm
2010, số lượng các công trình cấp nước nông thôn của cả tỉnh hiện nay là:
- Giếng khoan: Có 35.718 cái, hợp vệ sinh 31.205 cái, đạt tỷ lệ 87,36% Lưulượng khai thác từ các giếng đạt khoảng 1,5-2,5 m3/h/giếng, mỗi giếng phục vụ chokhoảng 10-15 người
- Giếng đào: Có 129.773 giếng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 80.721 cái, đạt tỷ lệ62,2% Các giếng trung bình sâu 4-5m
- Lu, bể chứa nước mưa: Toàn tỉnh hiện có 462 cái, trong đó số lu, bể chứa đạttiêu chuẩn hợp vệ sinh là 379 cái, đạt tỷ lệ 82,03%
- Cấp nước tập trung: Có 150 công trình cấp nước tập trung bao gồm từ cácnguồn nước mặt 129 công trình, nước ngầm 2 công trình; trong đó 23 công trình bơmdẫn và 127 công trình tự chảy
3 Đánh giá chung:
- Hiện tại dân số được hưởng nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước tập trungtoàn tỉnh là khoảng 36%; trong đó khu vực được cấp nước từ hệ thống cấp nước tậptrung lớn nhất là TX Sông Công 70%, TP Thái Nguyên 72% với tổng công suất trênđịa bàn toàn tỉnh khoảng 62.000 m3/ngđ, với tiêu chuẩn cấp nước từ 60 đến 115lít/người/ngày
- Tỷ lệ thất thoát nước của tỉnh Thái Nguyên vào khoảng 22,88% (theo số liệubáo cáo của công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên)
2.7.4 Hiện trạng nguồn và lưới điện:
1 Tỉnh Thái Nguyên được cấp điện từ 2 nguồn bao gồm:
a Nguồn điện Việt Nam: Thuỷ điện Thác Bà (công suất 3x36 MW) qua đườngdây 110KV Thác Bà- Tuyên Quang - Thái Nguyên dài 90 km, dây dẫn AC185; Nhàmáy nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 2x57,5MW); Cấp điện từ trạm 220KV Sóc Sơnqua đường dây 110KV Sóc Sơn - Gò Đầm; Ngoài ra trên đại bàn tỉnh còn có nhà máythuỷ điện Hồ Núi Cốc có công suất thiết kế 3x630KW, công suất của nhà máy phát lênlưới 22KV cấp điện cho khu vực ngoại thị TP Thái Nguyên
b Nguồn điện mua Trung Quốc: Công suất mua tối đa 200MW, trong vòng 10năm (đến 2017) truyền tải qua các đường dây 220KV; sử dụng một mạch đường dâymạch kép dài 205 km, dây dẫn AC400 và AC2x330 mm2 Hà Giang-Tuyên Quang-Thái Nguyên và sử dụng một mạch đường dây mạch kép Tuyên Quang-Bắc Kạn-TháiNguyên dài 130 km dây phân pha AC2x330mm2 Các đường dây này đấu nối về trạmbiến áp 220KV Thái Nguyên Hiện tại phần lớn phụ tải của tỉnh Thái Nguyên đượccấp điện từ nguồn điện mua từ Trung Quốc, phần phụ tải còn lại được cấp điện từnguồn điện Việt Nam Điện năng mua từ Trung Quốc được cấp cho hầu hết các trạm110KV Thái Nguyên (trừ trạm 110KV Gia Sàng) và cấp ngược lên phía Bắc cho trạmPhú Lương và tỉnh Bắc Kạn
2 Lưới điện:
Trang 32a Lưới điện 220KV: Tỉnh Thái Nguyên hiện liên kết với hệ thống điện quốc giaqua 4 hướng tuyến/7 đường dây 220KV xuất tuyến từ trạm 220KV Thái Nguyên baogồm: Thái Nguyên - Sóc Sơn (dây phân pha AC2x330mm2); Thái Nguyên - Bắc Giang(dây mạch đơn AC400mm2); Thái Nguyên - Sóc Sơn - Tuyên Quang (dây phân phaAC2x330mm2); Thái Nguyên - Bắc Cạn - Tuyên Quang (mạch kép, dây phân phaAC2x330mm2); Các đường dây 220KV này truyền tải công suất mua điện của TrungQuốc và của các nhà máy thuỷ điện về luới điện Việt Nam
Trên địa bàn tỉnh có 1 trạm biến áp 220/110/22KV Thái Nguyên gồm 2 máybiến áp (MBA) 2x250MVA Hiện tại phần điện của trạm bị tách làm 2 phía: một phíahoà vào hệ thống điện Việt Nam và một phía nhận điện mua của Trung Quốc MộtMBA mua điện Trung Quốc và một MBA hoà lưới điện Việt Nam Các nhà máy điệnCao Ngạn, TĐ Thác Bà đấu vào thanh cái 110KV của MBA thuộc phía Việt Nam.Trạm 220KV Thái Nguyên còn có 2 MBA 110/35/22KV - 2x63MVA
b Lưới điện 110KV: Từ thanh cái 110KV của trạm 220KV Thái Nguyên có 6xuất tuyến 110KV Có 8 trạm biến áp 110KV (Chi tiết xem phụ lục 12)
c Khả năng liên kết lưới điện :
- Tỉnh Thái Nguyên hiện được liên kết với hệ thống điện quốc gia qua 4 tuyến/7đường dây 220KV trong đó 3 tuyến tải điện từ nguồn điện Việt Nam (Sóc Sơn-TháiNguyên, Tuyên Quang-Thái Nguyên và Thái Nguyên-Bắc Giang) và 2 mạch tải điện
từ nguồn của Trung Quốc là Hà Giang-Tuyên Thái Nguyên và Tuyên Bắc Cạn-Thái Nguyên Trong trường hợp một trong các tuyến đường dây bị sự cố,trạm 220KV Thái Nguyên sẽ được cấp điện từ các tuyến còn lại nên độ an toàn cungcấp điện cao
Quang Lưới cao thế 110 KV: đồng bộ với việc mua điện Trung Quốc, 2 tuyến đườngdây 110KV Sóc Sơn-Thái Nguyên cấp điện cho phần lớn các trạm 110KV của TháiNguyên cũng được cải tạo thành đường dây mạch kép, tiết diện AC400 (lộ 171 và172) Tuy nhiên do tình trạng thiếu điện từ nguồn chung của cả nước nên Thái Nguyên
là nơi điều chỉnh tải nhận nguồn điện từ Trung Quốc Hiện tại toàn bộ các trạm biến áp110KV đấu vào 2 đường dây này (trừ trạm 110KV Gia Sàng) đều được cấp từ điệnTrung Quốc Do vậy tuy đường dây này mới được cải tạo nhưng đã bị quá tải Năm2010-2011, Công ty Gang thép Thái Nguyên mở rộng nâng công suất, trạm biến áp110KV Gang Thép (2x63)MVA đưa vào vận hành tháng 4/2010 cũng tiếp tục đượcđấu 2 đường dây này, dẫn đến tình trạng quá tải càng nặng nề hơn Vì vậy trong tươnglai cần tính toán các phương án kết cấu lưới hợp lý, giảm tải cho các đường dây này
- Từ thanh cái 110KV của trạm 220KV Thái Nguyên còn có 2 xuất tuyến 110
KV cấp điện cho các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và nhận điện từ Tuyên Quang Do vậylưới 110 KV của Thái Nguyên có liên kết mạnh với các tỉnh khác và hỗ trợ cấp điệncho nhau ở chế độ vận hành bình thường cũng như khi sự cố Tuy nhiên đường dây110KV Tuyên Quang - Thái Nguyên tải điện từ Thác Bà về hiện bị quá tải, cần sớmcải tạo nâng tiết diện dây
3 Đánh giá chung hệ thống lưới điện phân phối:
a Đường dây 35KV: Lưới 35KV trải rộng từ TP Thái Nguyên đến 8 huyện, thịcủa tỉnh Hiện tại một số đường trục 35KV quá tải như đường dây 377 từ trạm 220KVThái Nguyên đi Đại Từ Một số đường dây 35KV lại kéo quá dài gây tổn thất lớn nhưđường dây 373 từ trạm 110KV Phú Lương đi Định Hoá (4,1%) Năm 2010, dự kiến ởhuyện Đại Từ đưa thêm 2 trạm biến áp 110KV Đại Từ và XM Quán Triều, do vậy
Trang 33đường dây 377 sẽ phải cải tạo nâng tiết diện để khép mạch vòng 35KV của 2trạm baogồm trạm 220KV Thái Nguyên và trạm 110KV Đại Từ Ngoài ra ở khu vực huyệnĐồng Hỷ cũng cần cải tạo nâng cấp đường dây 371 lên AC95 để khép mạch vòng35KV với trạm XM Thái Nguyên cấp điện cho mỏ sắt Tiến Bộ và cụm công nghiệp(CCN) Nam Hoà
b Đường dây 22, 10, 6KV: Đường dây 22KV: Hiện tại lưới phân phối 22KVmới có tại khu vực TP Thái Nguyên, KCN Sông Công và huyện Định Hoá Điện lựcThái Nguyên đang triển khai các dự án cải tạo lưới 6KV sau trung gian 35/6KV ChùaHang (huyện Đồng Hỷ), lưới 10KV sau trung gian Phú Lương và đường dây10KV-
972 Phố Cò sang cấp điện áp 22KV Đồng thời điện lực Thái Nguyên cũng có kếhoạch xây dựng thêm một số đường dây 22KV mới để cấp điện cho phụ tải mới choKCN Sông Công
c Đường dây 10KV: Đường dây 10KV hiện có sau các trạm trung gian (TG)35/10KV bao gồm: TG Phú Lương, TG Đại Từ, TG Phú Bình, TG Phố Cò của cáchuyện Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên với tổng chiều dài 291,9km chiếm15,5% khối lượng đường dây trung thế toàn tỉnh Một số tuyến dây 10KV đường trụcquá dài, công suất mang tải cao và tổn thất điện áp cuối đường dây lớn bao gồm lộ 972sau trung gian Phố Cò (17,9%), lộ 971 trung gian Phú Bình (7,8%)
d Đường dây 6KV: Chỉ tồn tại ở huyện Đồng Hỷ và khu vực Sông Công:
- Trạm biến áp trung gian 35/10 và 35/6KV: Hiện tại toàn tỉnh Thái Nguyên có
16 trạm/30 máy với tổng dung lượng là 32.400KVA cấp điện cho lưới 6-10KV toàntỉnh Hiện tại các trạm đều vận hành tốt, không có trạm nào bị quá tải
- Trạm biến áp phân phối 35,22,10,6/0,4KV: Các trạm biến áp phân phối củatỉnh Thái Nguyên hiện có 1.346 trạm với 1.377 MBA tổng dung lượng 446.776 KVA.Trong tổng số 1.346 trạm phân phối, có 554 trạm 22/0,4KV với tổng công suất đạt235.365KVA chiếm 52,7% tổng số trạm phân phối, tiếp đến lần lượt là trạm35/0.4KV; 10/0,4KV; 6/0,4KV
2.7.5 Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
1 Thoát nước thải:
a Nước thải sinh hoạt:
- TP Thái Nguyên có hệ thống cống thoát nước chưa hoàn chỉnh dùng chungcho cả nước mưa và nước thải Nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra đồng ruộng,sông suối Khoảng 20% lượng nước thải được xử lý bằng bể tự hoại chủ yếu tập trung
ở khu vực trung tâm và một số các khu dân cư xây dựng mới tiêu thoát ra các kênh,mương, rạch, hồ và sông Cầu Tuy vậy, dự án quy hoạch thoát nước các đô thị vàKCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã và đang từngbước được thực hiện
- TX Sông Công đang từng bước đầu tư xây dựng một số đường cống vàmương thoát nước chung cho các trục phố chính Trước đây, trong TX đã có một trạm
xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ được xây dựng từ năm 1976 Tuy nhiên trạm
xử lý này đã xuống cấp, bị bỏ hoang và không hoạt động được Hiện tại TX SôngCông đang xây dựng thí điểm một trạm xử lý nước thải cho cụm dân cư tại khu vựcgiao nhau giữa đường Cách Mạng Tháng 10 và Kênh Tây Phần lớn các hộ dân ở thị
xã đều có nhà vệ sinh riêng, nước thải được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại
Trang 34- Các thị trấn thuộc các huyện: Thị trấn Hùng Sơn có 2 trạm xử lý nước thải vớicông suất nhỏ 400m3/ngày, phục vụ cho dân tái định cư từ khu vực Núi Pháo với mộttrạm ở phía Bắc và một trạm ở phía Nam sông Công Các thị trấn khác chưa có hệthống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt Phần lớn các hộ dân đều có nhà vệ sinhriêng, những hộ dân xây nhà kiên cố, nước thải từ khu vực nhà vệ sinh đều xử lý sơ bộbằng bể tự hoại
- Các điểm dân cư nông thôn hầu hết là không có hệ thống thoát nước Nướcthải sinh hoạt chủ yếu là tự thấm, hoặc chảy tràn xuống các khu vực trũng… kênhmương nội đồng xung quanh rồi thoát ra sông hồ
* Nước thải công nghiệp: Ngoài KCN Sông Công I đã được đầu tư xây dựng hệthống thu gom và xử lý nước thải sản xuất, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuấttrên địa bàn tỉnh hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, chỉ xử lý cục
bộ chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Đây sẽ là nguy cơ tiềmtàng gây ô nhiễm môi trường nước
* Nước thải bệnh viện: Tỉnh Thái Nguyên có khoảng 529 cơ sở y tế với lưulượng nước thải ước tính khoảng 2.331 m3/ngày Hiện tại chỉ có một số bệnh viện có
hệ thống xử lý nước thải bao gồm bệnh viện C, bệnh viện lao và phổi, bệnh viện đakhoa Phổ Yên, bệnh viện A hoạt động tương đối hiệu quả, chất lượng nước thải saukhi xử lý đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải Các bệnh viện khác như bệnh viện đa khoatrung ương, bệnh viện gang thép và một số bệnh viện tuyến huyện đã có hệ thống xử
lý nước thải nhưng chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh Các bệnh viện, cơ sở y tế còn lại đềukhông có hệ thống xử lý nước thải
2 Chất thải rắn (CTR):
a CTR sinh hoạt đô thị:
Rác thải sinh hoạt phát sinh ở các đô thị đã có tổ chức thu gom, sau đó được tậpkết về các khu xử lý, bãi rác hoặc khu chôn lấp Ước tính khối lượng CTR phát sinhtrong toàn tỉnh khoảng 404 tấn/ngày, nhưng tỷ lệ thu gom mới đạt khoảng 36% tươngđương 144 tấn ngày Ở khu vực thành phố, thị xã thu gom được khoảng 70%, khu vựccác thị trấn huyện lỵ chỉ đạt khoảng 17%, khu vực nông thôn khoảng 5% Riêng huyệnĐịnh Hóa vẫn chưa có tổ chức thu gom CTR sinh hoạt:
- CTR của TP Thái Nguyên được chuyển đến bãi rác Đá Mài, diện tích 25ha;CTR của TX Sông Công và khu vực phía Tây Nam TP Thái Nguyên được chuyển đếnnhà máy xử lý rác thải tại xóm Tân Mỹ 2, xã Tân Quang với diện tích 2ha có công suất
50 tấn rác/ngày
- CTR ở các thị trấn thường được tập trung đến một khu vực cụ thể là nơi dùng
để đổ rác, đốt rác và chôn lấp không hợp vệ sinh có diện tích nhỏ và chưa được đầu tư
về kỹ thuật xây dựng
- Một số huyện đã có nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động như Đồng Hỷ, PhổYên, Phú Bình hoặc đã xây dựng khu xử lý rác chôn lấp hợp vệ sinh như ở Định Hóa
b Chất thải rắn nông thôn:
- Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn trong tỉnh còn rấtthấp, ước tính chỉ đạt 15 - 20 % chủ yếu ở khu vực ven đô thị Các khu vực nông thônmiền núi, vùng cao nằm xa các trục đường giao thông lớn hầu hết chưa được thu gom
Trang 35- Công tác thu gom và vận chuyển CTR tại khu vực nông thôn chưa đồng bộ vànhiều bất cập Một số thôn, xóm, cụm dân cư đã có các tổ vệ sinh môi trường của thôn,hợp tác xã, các đơn vị tư nhân đứng ra tổ chức thu phí để hoạt động thu gom, vậnchuyển đến bãi rác tập trung chờ phơi khô rồi tiến hành đốt và chôn lấp.
- Hiện tượng rác thải nằm ngổn ngang trên đường phố, các khu công cộng, đặcbiệt là các khu chợ, gần trường học, ven đường nông thôn là khá phổ biến tạo nên cácbãi rác lộ thiên, khu chôn lấp quy mô nhỏ Đây có thể trở thành những ổ dịch bệnh dễlan truyền đe doạ sức khoẻ và môi trường sống của người dân
c Chất thải rắn công nghiệp:
- Các cơ sở công nghiệp đều tự tổ chức thu gom và xử lý, không hợp đồng thugom rác thải với Công ty môi trường đô thị Ngoài ra một số nhà máy trao đổi nguyênvật liệu bằng cách đưa chất thải công nghiệp phát sinh đến những nơi sản xuất khác đểtái sử dụng hoặc tái chế nhằm sản xuất các nguyên vật liệu thô với giá thành thấp
- CTR sinh hoạt của các cơ sở sản xuất được thu gom và xử lý cùng với CTRsinh hoạt của các đô thị Một số nơi không có dịch vụ thu gom thì các cơ sở tự thugom và xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp
- Ước tính, lượng CTR công nghiệp toàn tỉnh phát sinh khoảng 65 tấn/ngày,tương đương 22.000 tấn/năm Nếu kể cả chất thải từ quá trình tuyển quặng thì cókhoảng 500-1.500 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh mỗi ngày Dovậy, nhiều khả năng tồn tại một số loại chất thải nguy hại "thường thấy" như kim loạinặng có trong bùn thải, trong sơn, trong các dung môi, dầu thải… Tuy nhiên, hiện nayvẫn chưa có số liệu điều tra về tổng lượng CTR nguy hại phát sinh trong quá trình sảnxuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Phần lớn rác thải độc hại không đượcphân tách và thường được chôn lấp hoặc xả thẳng trực tiếp vào môi trường Rác thảikhác thường được đốt tự do hoặc có sử dụng lò đốt
- Tỉnh Thái Nguyên chưa có bất kỳ một cơ sở hoặc một bãi rác nào chuyên xử
lý CTR công nghiệp không nguy hại hoặc nguy hại từ quá trình sản xuất, chế biến vàkhai thác tài nguyên Việc thu gom và xử lý CTR công nghiệp hiện tại của các cơ sởsản xuất chỉ là cục bộ và tự phát, chưa có phân loại, thu gom và quản lý môi trườngtheo quy định
d Chất thải rắn bệnh viện:
- Tỉnh Thái Nguyên hiện có 21 bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện nhưng chỉ có
có 3 lò đốt rác đang hoạt động đặt tại Bệnh viện Gang Thép, Bệnh viện C và Bệnhviện Lao và bệnh phổi; 1 lò đốt Hoval để xử lý CTR y tế nguy hại đặt tại bãi rác ĐáMài Các bệnh viện và cơ sở y tế khác đều chưa đầu tư lò đốt do hạn chế về kinh phí
- Tại những bệnh viện huyện và các cơ sở y tế chưa được trang bị lò đốt, chấtthải y tế nguy hại được xử lý theo những cách không an toàn như đốt tại các bãi tựnhiên hoặc đổ và chôn ngay tại khuôn viên các bệnh viện Những chất thải được chônlấp chủ yếu là chất thải y tế nguy hại bao gồm vật sắc nhọn như kim tiêm, vật phẩm vàbệnh phẩm Còn tại các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là các phòng khám tư nhân nhỏCTR được thu gom và xử lý cùng với CTR sinh hoạt đô thị
3 Nghĩa trang:
Hiện chỉ có nghĩa trang tập trung ở TP Thái Nguyên và TX Sông Công Cụ thể
là nghĩa trang ở phường Tích Lương (42,6ha) và ở xã Thịnh Đức (20,92 ha); Các thịtrấn thuộc huyện hầu như chỉ có các nghĩa trang phân tán, phục vụ cho từng đô thị,
Trang 36cụm dân cư (đối với khu vực nông thôn); Hình thức an táng chủ yếu là cát táng, hungtáng chưa có hỏa táng
4 Nhận xét chung:
a Thoát nước thải:
* Khu vực đô thị: TP Thái Nguyên và TX Sông Công đã có hệ thống thoát nướcchung nhưng chưa hoàn chỉnh và chất lượng không đồng đều Tại một số các khu vựcphố cũ hệ thống thoát nước đã xây dựng từ lâu nên hư hỏng nhiều, kích thước nhỏ dẫnđến khả năng tiêu thoát nước kém, không đáp ứng được thoát nước khi có mưa lớn;Các thị trấn hầu như chưa có hệ thống thoát nước hoặc mới chỉ là các trục rãnh thoátnước cục bộ, không có quy hoạch Nước thải và nước mưa chủ yếu là tự thấm và chảytràn xuống các khu vực trũng rồi thoát ra kênh, mương, sông, hồ; Nước thải sinh hoạthầu như chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm Nước thải côngnghiệp xả trực tiếp ra môi trường Nước thải các cơ sở y tế thì chỉ có một số bệnh viêntuyến tỉnh có xử lý cục bộ, các cơ sở y tế khác nước thải đều không qua xử lý xả trựctiếp ra môi trường gây ô nhiễm và ảnh hưởng sức khoẻ của nhân dân
* Khu vực nông thôn: Tỷ lệ cấp nước sạch toàn tỉnh thấp chỉ khoảng 65%, cònlại người dân đang sử dụng các nguồn nước không được kiểm soát như nước mưa,nước ngầm, nước sông rạch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ; Vệ sinh môi trườngkhu vực nông thôn là một vấn đề phức tạp vì nhận thức của người dân còn hạn chế, cơ
sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là những khu vực miền núi, vùng cao
b Chất thải rắn:
- CTR sinh hoạt mới chỉ tập trung xử lý cho khu vực đô thị tuy nhiên vẫn chưađược phân loại tại nguồn và xử lý riêng Tỷ lệ thu gom thấp, không đồng đều(20%80%) Toàn tỉnh hiện có 7 bãi rác, trong đó chỉ có bãi chôn lấp Đá Mài củathành phốThái Nguyên có thể coi là hợp vệ sinh, còn lại tất cả các bãi rác khác đềukhông được xử lý ô nhiễm môi trường Các dự án khu xử lý CTR xây dựng mở rộngtại Sông Công, Phú Bình, Định Hóa và xây mới tại Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ,nhìn chung triển khai chậm
- CTR công nghiệp và xây dựng hiện chưa được quản lý đúng quy định, chưa
có nơi xử lý riêng Chất thải công nghiệp tại Thái Nguyên chủ yếu là xỉ quặng, được
đổ tại các bãi thải trong các nhà máy và khu mỏ
- CTR y tế đã có phân loại và xử lý riêng bằng lò đốt Ngoài lò đốt lớn 400-500kg/ngày của Bệnh viện Đa khoa Trung ương đặt tại khu xử lý Đá Mài, trên địa bàn chỉ
có 3 lò đốt công suất 20 kg/h đặt tại bệnh viện C, khu Gang Thép và bệnh viện Lao vàBệnh phổi Các lò đốt này đều đã cũ và không đảm bảo tiêu chuẩn Các bệnh viện khácđều chưa được trang bị lò đốt Hiện Sở Y tế đang có kế hoạch đấu thầu xây dựng 9 lòđốt công suất 20 kg/h cho các bệnh viện nhưng tiến độ triển khai chậm Do hạn chế vềmặt kinh phí, rất nhiều cơ sở y tế không ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với công tyURENCO Trong khi đó lò đốt hiện nay đang hoạt động với công suất rất thấp, chấtthải y tế nguy hại từ tất cả các cơ sở y tế được xử lý và chôn lấp theo những cáchkhông an toàn Tình trạng này nếu không được quan tâm và giải quyết trong thời giantới thì nguy cơ gây ô nhiễm là rất cao, ảnh hưởng đến môi trường đô thị, sức khoẻ củangười dân
c Nghĩa trang:
Trang 37Đối với tỉnh Thái Nguyên, chỉ các đô thị lớn là thành phố, thị xã có nghĩa trangtập trung còn lại các đô thị khác đều trong tình trạng nghĩa trang phân tán, rải rác, đặcbiệt nhiều nơi còn tồn tại tình trạng chôn trong đất vườn nhà Đây là phong tục tậpquán riêng nhưng nếu không được kiểm soát và quản lý thiếu quy hoạch sẽ nảy sinhnhiều bất cập về môi trường nói chung; Tỉnh Thái Nguyên cho đến nay vẫn chưa cónghĩa trang cấp vùng với công nghệ táng phù hợp.
2.7.6 Hiện trạng môi trường:
1 Hiện trạng môi trường văn hóa lịch sử:
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất Thái Nguyên vớitruyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường
đã làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di sản văn hoá vô cùng quý giá Đặcbiệt qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, để lại trên mảnh đất nàymột hệ thống di tích lịch sử cách mạng có giá trị tiêu biểu như Khu ATK Định Hóa
(Chi tiết xem phụ lục 13)
2 Hiện trạng môi trường nước:
Tỉnh Thái Nguyên có hai sông chính là sông Công và sông Cầu và có nhiều hồ
ao, trong đó có rất nhiều hồ nhân tạo do đắp đập ngăn dòng chảy, lấy nước làm thuỷlợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
- Nước thải công nghiệp: Phần lớn lượng nước thải tại các cơ sở công nghiệp
trên địa bàn tỉnh không được xử lý đạt quy chuẩn môi trường quy định trước khi xảvào nguồn nước mặt Số lượng cơ sở công nghiệp hàng năm vẫn gia tăng cùng với đó
là lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn Ước tính lượng nước thải công nghiệphàng năm của tỉnh khoảng 20 triệu m3/năm
- Nước thải sinh hoạt: ước tính lưu lượng nước thải hàng ngày trên địa bàn tỉnh
là trên 90.000 m3/ngày Nước thải sinh hoạt đều không được xử lý, thải thẳng vào cácnguồn nước mặt Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không co biệnpháp xử lý triệt để
- Nước thải y tế: hiện chỉ có một số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải hoạtđộng tương đối hiệu quả, ngoài ra còn nhiều bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thảinhưng hiệu quả xử lý không cao chất lượng nước sau xử lý không đáp ứng được tiêuchuẩn và thải trực tiếp vào nguồn nước mang theo nhiều hoá chất độc hại, các chất hữu
cơ, dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngnếu không có biện pháp khắc phục
- Hoạt động nông nghiệp: với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 99.440,69
ha, chiếm 28,2% diện tích toàn tỉnh Ước tính tổng lượng hoá chất bảo vệ thực vật sửdụng trên toàn tỉnh khoảng trên 298 tấn/năm và hàng nghìn tấn phân bón hoá học
Trang 38Lượng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học dư thừa được đổ vào nguồn nướcmặt, ước tính khoảng 33%.
- Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm: đã phát sinh một lượng lớn nước thải,CTR nhưng hầu hết đều chưa được xử lý triệt để lên đây cũng là một nguồn gây ônhiễm môi trường nước mặt rất lớn
- Chất thải rắn: với tỷ lệ thu gom CTR thấp, lượng CTR không được thu gom và
xử lý, thường thải thẳng ra các mương, rãnh, sông suối là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàngcho nguồn nước mặt
* Diễn biến chất lượng nước mặt:
- Sông Cầu và các phụ lưu:
+ Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2008 - 2013 cho thấy chất lượng nước trênsông Cầu không đáp ứng được QCVN về chất lượng nguồn nước mặt sử dụng cho mụcđích sinh hoạt Theo không gian, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt hơn so với
hạ lưu Theo thời gian, từ 2008- 2013, mức độ ô nhiễm tại một số đoạn trên sông Cầu có
xu hướng giảm do nhiều nguồn thải đã được kiểm soát trước khi thải
+ Các phụ lưu chính của sông Cầu: chất lượng nước đều không đáp ứng đượcQCVN đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, cụ thể là hàmlượng BOD, COD, As vượt QCVN từ 1,3 đến 3 lần
+ Các suối chính tiếp nhận nước thải trước khi đổ ra sông Cầu: gồm nước thải
từ các hoạt động đô thị, công nghiệp, khai khoáng mức độ ô nhiễm tại các suối là rấtlớn và nghiêm trọng
- Sông Công và các phụ lưu:
+ Hàm lượng các chất ô nhiễm trên sông Công thấp hơn so với sông Cầu, tuynhiên chất lượng nước vẫn không đáp ứng được tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Do đặctrưng ô nhiễm tại từng khu vực mà diễn biến hàm lượng các chất ô nhiễm là khácnhau Từ 2008 trở lại đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm so với trước do các giảipháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước từng bước được nâng cao
+ Các phụ lưu chính của sông Công có chất lượng nước còn tương đối tốt, gầnđáp ứng được so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 Tuy nhiên có một vài thông số
đã vượt quá QCVN cho phép như As, BOD, COD, NH4+
3 Hiện trạng môi trường không khí:
a Các nguồn gây ô nhiễm không khí:
* Hoạt động công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh các hoạt động sản xuất công nghiệp
là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí Nguyên nhân là
Trang 39các cơ sở công nghiệp thường dùng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu) làm nhiên liệuđốt Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất TTCN cũng là các nguồn gây ô nhiễm môi trườngkhông khí cục bộ; Hoạt động khai thác khoáng sản cũng phát sinh một lượng lớn bụi vàkhí thải độc hại ra môi trường Một số khu vực mỏ đã và đang gây ô nhiễm môi trườngkhông khí nghiêm trọng như mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Phấn Mễ, mỏ sắt Trại Cau,
… Hoạt động sản xuất VLXD với công nghệ lạc hậu và chưa được đầu tư đúng mứccho công tác bảo vệ môi trường cũng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khítrên diện rộng
* Hoạt động giao thông vận tải: Do điều kiện kinh tế phát triển, số lượng cácphương tiện giao thông vận tải tăng nhanh, dẫn đến lượng khí thải (SO2, NO2, CO…)phát sinh từ hoạt động giao thông ngày càng tăng Đây là một trong những nguồnchính gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị như TP TháiNguyên và TX Sông Công
* Hoạt động xây dựng đô thị, HTKT: Với quá trình đô thị hoá, các hoạt độngxây dựng nhà cửa, cầu cống, đường,… diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh gây ô nhiễmbụi nghiêm trọng đối với môi trường không khí xung quanh
* Hoạt động sinh hoạt: Quá trình đun nấu trong sinh hoạt của các gia đình bằngthan, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí
b Diễn biến ô nhiễm không khí:
* Tại khu vực đô thị:
- Ô nhiễm bụi: do tập trung nhiều hoạt động công nghiệp, giao thông và xâydựng nên nhiều khu vực có mức độ ô nhiễm vượt mức cho phép
- Ô nhiễm các khí SO2, CO, NO2, Pb: kết quả quan trắc cho thấy các chỉ số nhỏhơn so với quy chuẩn cho phép
- Ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD:vấn đề ô nhiễm không khí cục bộ là rất đáng quan ngại với nhiều nơi có hàm lượng bụi
lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép đến 5 lần Các khí ô nhiễm độc hại khác (SO2, NO2,
CO, Pb) được phát hiện thấy nhưng thấp hơn so với quy chuẩn cho phép
* Tại khu vực nông thôn: Môi trường không khí các khu vực nông thôn còntương đối tốt, kết quả quan trắc cho kết quả thấp hơn so với quy chuẩn giới hạn chophép
4 Ô nhiễm tiếng ồn, rung:
- Các hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng, khai thác khoáng sản là cácnguyên nhân gây ồn, rung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã ảnh hưởng tới đời sốngcủa nhân dân trên địa bàn
- Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các khu vực trên cho thấy mức ồn tương đươngtại nhiều thời điểm đã vượt TCVN 5949:1998 từ 1 đến 8 dBA
5 Hiện trạng môi trường đất:
a Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất:
- Bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 8.950 tấn phân bón hoáhọc và 298 tấn hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng Việc sử dụng phân bón khôngđúng kỹ thuật, hiệu quả phân bón thấp, chất lượng phân bón không đảm bảo đã gâysức ép đến môi trường đất nông nghiệp nông thôn
Trang 40- Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất làm suy thoái hoá học, mất chất dinhdưỡng và chất hữu cơ của đất làm thái hóa đất.
- Sự gia tăng dân số, đói nghèo, kỹ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, cháyrừng, phát triển hạ tầng, KCN, khai thác khoáng sản,…đã làm mất đất, biến đổi cáctính chất đất và làm cho đất không còn tính năng sản xuất
b Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất:
- Việc sử dụng phân bón hoá học không đúng kỹ thuật trong canh tác nôngnghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, theo ước tính trung bình tại Việt Nam có trên 50%lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếpgây ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong đất: thuốc bảo vệ thực vật trong đất cóđặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường, gây độc đối vớitất cả các sinh vật Là nguồn gây ô nhiễm đất nghiêm trọng và tác động lâu dài
- Ô nhiễm đất do hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản: các hoạt độngnày đã làm ô nhiễm đất ở một số chỉ tiêu về As, Pb, Zn, Cd
6 Hiện trạng môi trường sinh thái:
a Các nguyên nhân gây suy thoái:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: việc chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệpthành đất phục vụ cho hoạt động công nghiệp, phát triển hạ tầng đã dẫn đến mất cânbằng và phá vỡ các hệ sinh thái, sinh cảnh
- Khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài nguyên sinh học: khai thác thuỷ sảnquá mức, khai thác gỗ thiếu kiểm soát; khai thác và buôn bán các loại động vật hoang
dã không được kiểm soát
- Ô nhiễm môi trường do các nguồn thải là nguyên nhân quan trọng đe doạ đadạng sinh học, gây chết, làm giảm số lượng cá thể, phá vỡ cấu trúc quần thể, huỷ hoạinơi cư trú và môi trường sống của các loại sinh vật
- Cháy rừng và chặt phá rừng: việc cháy rừng, mất diện tích rừng đã làm ảnhhưởng xấu về môi trường, giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan,…
- Thiên tai: các thiên tai như bão lũ đã gây ra tác động lớn đối với đa dạng sinhhọc như làm huỷ hoại môi trường sống, thu hẹp nơi cư trú, làm giảm số lượng sinh vật,huỷ hoại nguồn dinh dưỡng, nguồn nước, làm thay đổi đặc điểm, tính chất, tập quáncủa một số loài sinh vật,…
b Hệ sinh thái cạn:
Diện tích rừng tự nhiên Thái Nguyên còn lại không nhiều Do khai thác khônghợp lý, nhiều vùng đã bị khai thác biến thành nương rẫy Sự suy giảm đa dạng sinhhọc thể hiện rõ ở sự tuyệt chủng một số loài, suy giảm cá thể ở nhiều loài khác, trong
đó có nhiều loài quý hiếm Hiện nay với việc tích cực thực hiện các chương trình trồngrừng, phần lớn diện tích đất rừng ở các huyện trong tỉnh đã được che phủ bởi các loàicây ngoại lai: Bạch đàn, keo, tràm bông vàng
Diện tích rừng trên đất dốc tụ chân núi đá vôi hầu như không còn vì bị chặt đốt
để làm nương rẫy nhiều lần Thay vào đó là trạng thái đất trống, đồi trọc; Diện tích rừngtrên núi đá bị khai thác ít có cơ hội phục hồi chỉ còn ở những nơi cao, địa hình hiểmtrở thuộc các xã vùng cao của tỉnh; Diện tích rừng trồng đang tăng lên đáng kể Tuy