1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060

56 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 11,7 MB

Nội dung

I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch  Trong thời gian thực hiện triển khai Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận từ năm 2010 đến nay, nhiều nội dung chủ yếu đã được thực

Trang 1

VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM

TRUNG TÂM THIẾT KẾ & PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH

NHIỆM VỤ

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060

Trang 2

NHIỆM VỤ

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG BÌNH THUẬN

ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060

Cơ quan phê duyệt: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Cơ quan thẩm định: BỘ XÂY DỰNG

Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Cơ quan Chủ đầu tư: SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH THUẬN

Cơ quan lập Nhiệm vụ Quy hoạch:VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN

NAM

Cơ quan Chủ đầu tư:

SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH

THUẬN

Cơ quan lập Nhiệm vụ Quy hoạch:

VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

MIỀN NAM Viện trưởng

Nguyễn Thanh Hải

Trang 3

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

I.1 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận 1

I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch 1

I.3 Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch: 2

I.3.1 Mục tiêu tổng quát: 2

I.3.2 Mục cụ thể: 2

I.4 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch vùng 3

I.5 Các căn cứ lập điều chỉnh Quy hoạch 3

I.5.1 Căn cứ pháp lý 3

I.5.2 Các Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành .4

I.5.3 Các Quyết định của tỉnh 6

I.5.4 Nguồn tài liệu, số liệu 8

I.6 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch 8

I.6.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trực tiếp 8

I.6.2 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng 9

I.7 Tính chất, chức năng vai trò của vùng 10

I.7.1 Tính chất vùng 10

I.7.2 Chức năng vai trò của vùng 10

II SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH VÙNG12 II.1 Đặc điểm tự nhiên: 12

II.1.1 Vị trí: 12

II.1.2 Địa hình: 13

II.1.3 Khí hậu: 14

II.2 Tài nguyên thiên nhiên: 15

II.2.1 Tài nguyên đất đai: 15

II.2.2 Tài nguyên khoáng sản: 17

II.2.3 Tài nguyên rừng 18

II.2.4 Tài nguyên biển 18

II.3 Diện tích, dân số và các đơn vị hành chính: 20

II.3.1 Hệ thống đô thị toàn tỉnh 20

II.3.2 Hệ thống điểm dân cư nông thôn 21

II.3.3 Thực trạng phát triển kinh tế: 22

II.3.4 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội: 23

II.3.5 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật: 25

II.3.6 Dự án trọng điểm của Tỉnh 33

III ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÙNG BÌNH THUẬN 2010 36

Trang 4

IV DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN VÙNG 39

IV.1 Tiền đề, động lực phát triển vùng 39

IV.2 Sơ bộ dự báo phát triển vùng 39

IV.2.1 Dự báo khung phát triển kinh tế 39

IV.2.2 Dự báo dân số 40

IV.2.3 Dự báo đất đai 40

IV.2.4 Đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng 40

V CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 41 V.1 Yêu cầu về đánh giá hiện trạng vùng tỉnh Bình Thuận 41

V.1.1 Đánh giá Về vị thế và mối liên hệ vùng 41

V.1.2 Lịch sử phát triển đô thị: 41

V.1.3 Về điều kiện tự nhiên và môi trường: 41

V.1.4 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội 42

V.1.5 Thực trạng phát triển đô thị - nông thôn : 42

V.1.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội 42

V.1.7 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường 42

V.2 Yêu cầu về dự báo phát triển vùng tỉnh Bình Thuận 44

V.2.1 Dự báo quy mô dân số, đất đai: 44

V.2.2 Xác định tầm nhìn và các mục tiêu phát triển vùng: 44

V.2.3 Đề xuất phân vùng phát triển 44

V.2.4 Yêu cầu định hướng phát triển không gian vùng 45

V.2.5 Định hướng bảo tồn và bảo vệ di sản 48

V.2.6 Định hướng bảo vệ rừng đầu nguồn 48

V.2.7 Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên phát triển: 48

V.2.8 Đề xuất các cơ chế thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận 49

V.2.9 Kết luận và kiến nghị: 49

VI HỒ SƠ SẢN PHẨM 49

VII.1 Phần bản vẽ: 49

VII.2 Phần văn bản: 50

VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN 50

IX DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH 50

Trang 5

I MỞ ĐẦU

I.1 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận

 Bình Thuận nằm cực Nam Trung bộ, là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ(DHNTB), nằm liền kề vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng TP.HCM)

 Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (TP Phan Thiết); 1 thị

xã (thị xã La Gi); và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam,Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý)

 Thành phố Phan Thiết là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học củatỉnh, đồng thời là đô thị trung chuyển giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, du lịchgiữa vùng thành phồ Hồ Chí Minh (TP.HCM) và vùng Duyên hải Nam Trung bộ(DHNTB) Là đô thị hạt nhân trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng DHNTB

I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch

 Trong thời gian thực hiện triển khai Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận từ năm

2010 đến nay, nhiều nội dung chủ yếu đã được thực hiện nhằm phát huy mọi tiềm năng,lợi thế của tỉnh theo đúng mục tiêu đã được duyệt Hiện tại, hầu hết các quy hoạch ngànhđều đã được tổ chức lập và phê duyệt, trong đó: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xãhội tỉnh, Quy hoạch Giao thông vận tải và vận tải biển tỉnh, Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ

và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án xây dựng Bình Thuậntrở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm Quốc gia… là những quy hoạchquan trọng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội và tổ chức không gian vùng

Tuy nhiên giai đoạn từ 2010 đến nay bối cảnh phát triển của cả nước, của vùng tỉnh

Bình Thuận có những thay đổi, điều chỉnh cũng như các tồn tại, hạn chế trong quá

trình thực hiện như sau:

- Các quy hoạch cấp Quốc gia, vùng liên tỉnh được điều chỉnh, lập mới Đặc biệt năm

2016, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được duyệt với một số mục tiêu phát triển được điều chỉnh về kinh tế xã hội cũng như phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật,

hạ tầng xã hội, có thay đổi, tác động đến định hướng Quy hoạch vùng đã được phê

duyệt năm 2010;

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, cho đến nay đã thực hiện được

07 năm Quy hoạch này đã tạo điều kiện để tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã phát triểnnhưng vẫn bộc lộ những bất cập như thiếu đầu tư đồng bộ, thiếu kết nối, chưa khai thácđược tiềm năng, thế mạnh, vị trí của tỉnh Đồng thời các dự án động lực của vùng có sựthay đổi so với tình hình thực tế như: dừng dự án cảng nước sâu Kê Gà, một số dự án ưuđầu tư trong giai đoạn 2020 của tỉnh và Trung ương chưa được đầu tư kịp thời Ngoài ramột số chi tiêu dự báo trong giai đoạn này của quy hoạch năm 2010 khó có thể đạt yêucầu như dự báo trong bối cảnh thực tế hiện nay

- Quy định pháp luật về xây dựng đã được điều chỉnh theo Luật Xây dựng năm 2014, Nghịđịnh số 44/2015/NĐ-CP và Thông tư số 12/2016/TT-BXD đã quy định cụ thể các nộidung về cấp phê duyệt và nội dung của hồ sơ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng thời,Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/06/2015 quy

Trang 6

động không nhỏ đến các nội dung Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và khu vực phát triểnkinh tế ven biển của Bình Thuận.

 Những thay đổi về pháp lý, những điều chỉnh định hướng phát triển trên phạm vi cácngành lĩnh vực và thực tế tình hình thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã đượcduyệt như phân tích ở trên dẫn đến các tác động không nhỏ đến nội dung Quy hoạch xâydựng vùng tỉnh Chính vì vậy việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận

để đồng bộ các mục tiêu phát triển phù hợp cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong tươnglai là thật sự cần thiết

I.3 Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch:

I.3.1 Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2040 căn bản trở thành một tỉnh công

nghiệp theo hướng hiện đại, có hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ

thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phủ hợp với yêu cầu phát triển kinh kế

xã hội trong từng thời kỳ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số2532/2016/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

I.3.2 Mục cụ thể:

 Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Tỉnh về định hướng tổ chức không gian vùng, không giancho hệ thống đô thị, nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạolập môi trường sống thích hợp đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốcphòng, an ninh cho người dân tại các đô thị và điểm dân cư trong phạm vi Tỉnh; đồng thời

là cơ sở để tỉnh Bình Thuận xác định các định hướng không gian phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội một cách toàn diện trong giai đoạn đến 2040, đặc biệt là phát triển các hệ thống

đô thị

 Cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu chính về phát triển kinh tế - xã hội, không gian đôthị, không gian cho phát triển các ngành đối với vùng Duyện hải Nam Trung bộ nóichung và vùng tỉnh Bình Thuận nói riêng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

 Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng tỉnh Bình Thuận để phấn đấu đến năm 2040,vùng Bình Thuận sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệpkhai khoáng, dầu khí, du lịch của cả nước; giao thương thuận lợi với ba vùng kinh tế độnglực của quốc gia là: vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hảiNam Trung bộ; ứng dụng tốt các tiến độ khoa học – kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp,đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng

 Tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm Quốc gia: trung tâm năng lượng; trung tâm dulịch – thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan

 Đến năm 2040, hệ thống đô thị của tỉnh Bình Thuận phân bố hợp lý, trong đó thành phốPhan Thiết là đô thị hạt nhân, động lực phát triển của vùng; có sức lan tỏa mạnh đến các

đô thị khác trong tỉnh, trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Thị xã La Gi là đô thị trọngđiểm của vùng kinh tế Tây Nam Các thị trấn huyện lỵ là đô thị động lực của vùng huyện;Khu vực nông thôn phát triển bền vững theo mô hình nông thôn mới

 Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch,văn hóa, sinh thái và cảnh quan, dịch vụ, kinh tế biển đảo nhằm phát triển kinh tế, thực

Trang 7

hiện tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vữnggiữa đô thị và nông thôn

 Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Bảo vệ các vùng cảnh quan thiênnhiên, các vùng sản xuất, môi trường và sinh thái tự nhiên Gắn phát triển kinh tế xã hộivới bảo vệ môi trường đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị, hướng tới mụctiêu phát triển bền vững

 Làm công cụ để quản lý, kiểm soát phát triển không gian đô thị, nông thôn, các khu chứcnăng đặc thù và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Là cơ sở triểnkhai điều chỉnh, lập mới các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạchchuyên ngành, chương trình phát triển đô thị, trên địa bàn toàn tỉnh

 Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn vùng tỉnh Bình Thuận

I.4 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch vùng

 Kế thừa, phát huy các kết quả tích cực của Đồ án Quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh BìnhThuận đã được phê duyệt năm 2010 (QHXDVT năm2010) Đồng thời điều chỉnh các tồntại, hạn chế của QHXDVT năm2010 cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã thội của tỉnhtheo từng giai đoạn phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 2532/2016/QĐ-TTg,ngày 28/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhBình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QHTTKT-XH năm 2016);

 Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được đặt trong bối cảnh phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước; vùng TP Hồ Chí Minh, vùng Duyên hải Nam Trung bộ,vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (KTTĐMT);

 Điều chỉnh Quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận phát triển theo từng giai đoạn đảm bảo phùhợp với Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Namđến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giaiđoạn 2012 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng vùng Duyên hảiNam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch xây dựng vùng Duyênhải Nam Trung bộ đến năm 2025, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt;

 Đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹthuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựngmới; Xây dựng vùng có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong vùngBình Thuận và vùng Bình Thuận với Vùng khác có liên quan;

 Phù hợp với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng;

I.5 Các căn cứ lập điều chỉnh Quy hoạch

I.5.1 Căn cứ pháp lý

 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009;

Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;

Trang 8

Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

I.5.2 Các Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành

Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;

 Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

 Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

 Quyết định số 2350/QĐ-TTg, ngày 24/12/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

 Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiếnlược quốc gia về tăng trưởng xanh;

 Quyết định số 2139 /QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

 Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtđiều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030;

 Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12 /2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầmnhìn sau năm 2020;

 Quyết định số 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtQuy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến2030; Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtĐiều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và địnhhướng đến 2030;

 Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điềuchỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến

2020, tầm nhìn đến 2030;

 Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01 /2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtQuy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030;

 Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtChiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

 Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

Trang 9

 Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030.

Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030;

 Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030;

 Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địnhhướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

 Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điềuchỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;

 Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địnhhướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

 Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030;

 Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quyhoạch tổng thể và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướngđến năm 2030;

 Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiếnlược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;

 Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

“Xây dựng Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn2012-2020”;

 Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020,định hướng đến năm 2030;

 Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quyhoạch tổng thể phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm2030;

Quyết định số 1086/QĐ-TTg, ngày 12/00/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025;

 Quyết định số 1114/QĐ-TTg, ngày 09/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trungđến năm 2020;

Quyết định số 2532/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm

Trang 10

 Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04/05/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bình Thuận;

 Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3566/QĐ-BCT ngày 22/06/2012;

 Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Giao thông vận tải phêduyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủynội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

 Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015

có xét đến năm 2020 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 7288/QĐ-BCTngày 15/08/2014

I.5.3 Các Quyết định của tỉnh

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020;

Quyết định số 2567/QĐ-UBND, ngày 10/11/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030;

Quyết định số1878/QĐ-UBND, ngày 12/08/2013của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 ÷

2020 và định hướng đến năm 2030;

 Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 01/04/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2025;

 Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 30/06/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh BìnhThuận đến năm 2020;

 Quyết định số 1792/QĐ-UBND ngày 12/09/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030;

 Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020;

 Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,định hướng đến năm 2025;

 Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìnđến 2030;

 Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

 Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

Trang 11

 Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2015-2020 trên địa bàntỉnh Bình Thuận;

 Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030;

 Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010-2020;

 Quyết định số 3607/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việcthực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Thuận;

 Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 30/08/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030;

 Quyết định số 2536QĐ-UBND ngày 31/08/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xâydựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm2030;

 Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát trắng thạch anhtỉnh Bình Thuận giai đoạn đến năm 2015, có xét tới năm 2020;

 Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việcBan hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 củaThủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

 Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Phêduyệt Quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thời kỳ

 Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phêduyệt Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Bình Thuận phục vụ quá trình pháttriển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

 Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc banhành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, biển,hải đảo tỉnh Bình Thuận;

 Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 07/8/2013 của Tỉnh ủy Bình Thuận về Chương trình hành

Trang 12

 Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phêduyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

I.5.4 Nguồn tài liệu, số liệu

 Quy hoạch phát triển Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bình Thuậnđến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

 Quy hoạch phát triển Ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

 Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

 Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu tương đối đồng bộ, tạo thế liênkết với khu vực cả nước đến năm 2020;

 Công văn số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015 của Tổng cục thống kê thông báo số liệuGRDP năm 2011-2015 của tỉnh Bình Thuận;

 Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo khác có liên quan đến các ngành, lĩnh vựccủa tỉnh Bình Thuận;

 Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận các năm từ 2010 đến 2016;

 Báo cáo Đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và xây dựng Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 của UBND tỉnh Bình Thuận

 Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH do địa phương và các cơ quan liên quancung cấp

 Bản đồ địa hình toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000, các bản đồ địa hình các huyện tỷ lệ 1/25.000

 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000

 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm liên quan

I.6 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch

I.6.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trực tiếp

 Phạm vi quy hoạch xây dựng Vùng trong phạm vi ranh giới toàn tỉnh Bình Thuận, tổngdiện tích tự nhiên 7.943,93 km2, bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 8 huyện(Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, HàmTân, Phú Quý) Quy mô dân số năm 2016 : 1.222.696 người

Trang 13

Hình 1: Phạm vi nghiên cứu trực tiếp

I.6.2 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng

 Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được nghiên cứu mở rộng với cácvùng sung quanh có tác động, ảnh hưởng qua lại gồm: Vùng DHNTB, Vùng TP.HCM,vùng KTTĐMT và vùng Tây Nguyên

Trang 14

 Là trung tâm kinh tế phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

 Là trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệp khai khoáng Trung tâm phát triểnnông nghiệp công nghệ cao, Đánh bắt nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên hải NamTrung bộ

 Là trung tâm du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển - đảo và du lịch văn hóa lịch sử đặctrưng tầm quốc gia và quốc tế

I.7.2 Chức năng vai trò của vùng

 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với Quốc gia

Trang 15

- Có vai trò quan trọng về phát triển công nghiệp điện năng, khai khoáng và chế biến quặng

sa khoáng Titan, du lịch sinh thái biển - đảo

- Có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng

 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng DHNTB

- Là động lực kinh tế của tiểu vùng phía Nam vùng DHNTB

- Vị trí tiếp giáp vùng TP HCM, tạo cơ hội cho Bình Thuận phát triển, sẽ góp phần thúcđẩy phát triển vùng DHNTB

- Liên kết các tỉnh trong vùng DHNTB phát triển du lịch biển

 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng TP.HCM

- Hưởng lợi từ các công trình hạ tầng kỹ thuật của vùng TP HCM như sân bay, cảng quốc

tế, các trục hành lang kinh tế quốc gia, quốc tế

- Hợp tác khai thác phát triển du lịch, tạo mối liên kết khai thác các tour du lịch, đầu tưphát triển du lịch, thương mại dịch vụ

- Hỗ trợ, hợp tác trao đổi, tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp

- Tận dụng và đón đầu cơ hội đầu tư

- Giao lưu trung tâm tài chính quốc tế

- Tiếp nhận trung tâm giáo dục - đào tạo

 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng Tây Nguyên

- Là cửa mở hướng ra thế giới của các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Lắk, tỉnhĐắk Nông, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua cửa khẩu Bu Prăng và Quốc

lộ 28

- Hỗ trợ hợp tác phát triển công, nông, lâm nghiệp

- Liên kết phát triển công nghiệp khai khoáng bôxít

- Quan hệ phát triển du lịch rừng vùng Tây Nguyên đặc trưng với du lịch biển, đảo BìnhThuận

- Liên kết với Tây Nguyên bảo vệ nguồn nước và rừng phòng hộ đầu nguồn

Trang 16

Hình 3: Sơ đồ phân tích chức năng và vai trò của tình Bình Thuận trong vùng DHMT, vùng TP.HCM và vùng Tây Nguyên

II.1 Đặc điểm tự nhiên:

II.1.1 Vị trí:

 Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10º33’42’’ đến 11º33’18’’ vĩ độ Bắc và từ107º23’41’’ đến 108º52’42’’ kinh độ Đông Vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông

- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trang 17

- Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận.

Hình 4: Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận

II.1.2 Địa hình:

 Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc - Tây Nam khoảng 192 km(chiều rộng 95 km, chỗ hẹp nhất là 32 km) Phía bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãyTrường Sơn, phía Nam là các dải đồi cát (động cát) chạy dài; phần lớn lãnh thổ là đồi núithấp, đồng bằng ven biển Địa hình phân chia phức tạp Có thể chia địa hình của tỉnhthành 4 loại sau:

- Vùng núi trung bình (>500m): chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung phíaBắc và Tây bắc; Có độ dốc cao, địa hình phức tạp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn

- Vùng đồi núi thấp (cao độ Trung bình 200-500 m): chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủyếu là đất lâm nghiệp và rừng

- Vùng đồng bằng phù sa (cao độ khoảng 5-10 m): chiếm 9,43% diện tích, gồm các đồngbằng Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao,

Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà)

- Vùng đồi, đụn cát ven biển (cao 100 m - < 200 m): gồm các đồi cát phân bố dọc bờ biển

từ Tuy Phong tới Hàm Tân có hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tựnhiên

Trang 18

Hình 5: Sơ đồ phân tích địa hình

Nhận xét: Đặc điểm địa hình nói trên tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng, nhưng

cũng gây khó khăn nhiều cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư Địa hình nhiều khu vực bịchia cắt mạnh do núi cao và sông suối vì vậy giao thông đi lại khó khăn, đầu tư hạ tầngtốn kém đặc biệt là khu vực phía Bắc

II.1.3 Khí hậu:

 Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió và

là một trong những vùng khô hạn nhất cả nước Có 2 loại gió chính ảnh hưởng đến khíhậu là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 - tháng10) Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khókhăn cho sản xuất, đời sống, song là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận (sử dụng sứcgió để sản xuất điện)

 Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm.Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, với lượng mưa trungbình từ 800-1.600 mm/năm tăng dần vào phía Nam

 Số giờ nắng bình quân trong ngày giảm dần từ 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùamưa Tổng số giờ nắng trong năm lên đến 2.900-3.000giờ/ năm ở vùng ven biển và 2500-

2600 giờ/ năm đối với vùng trung du cùng với nhiệt độ trung bình khá cao (27-29oC) vàphân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm là nguồn năng lượng sạch tái sinh (nănglượng mặt trời)

Trang 19

 Độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình 1.250 -1.450mm/năm, lượng bốc hơi >4mm/ngày vàomùa khô và 1,5 -2mm/ngày vào mùa mưa Độ ẩm trung bình 75-85%.

 Hàng năm có 2 loại gió chính ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu Bình Thuận là:

- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10

 Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khó khắncho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận (phát triểnphong điện)

 Theo số liệu trắc quan 1910 – 1994 (84 năm) chỉ có khoảng 20% số năm có bão và ápthấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận Song những năm gần đây, số lượng bão và áp thấpnhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng, thường

có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 -12 trong năm, kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt

lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân

 Khí hậu Bình Thuận có thể chia thành 4 nhóm:

- Vùng núi Tây Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao tạothuận lợi cho sự phân hóa thổ nhưỡng

- Vùng khí hậu khô hạn, thiếu ẩm, năng lượng bức xạ lớn

- Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày

- Vùng khí hậu hải dương ven biển và đảo Phú Quý ôn hòa, mát mẻ,

Nhận xét, đánh giá: Nhìn chung, đặc điểm khí hậu Bình Thuận rất thuận lợi cho các loại

cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn; nềnnhiệt độ cao, gió lớn quanh năm thuận lợi cho sấy khô các sản phẩm nông - lâm - ngư,diêm nghiệp và phát triển năng lượng tái sinh, sạch (năng lượng mặt trời, điện gió) Tuynhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa và thấp, thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc,lượng bốc hơi cao, gió nắng nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của dân

cư Do đó, việc nâng cấp và xây dựng hệ thống thủy lợi, trồng rừng nâng độ che phủ vàchắn gió có vai trò rất quan trọng đối với phát triển của tỉnh

II.2 Tài nguyên thiên nhiên:

II.2.1 Tài nguyên đất đai:

 Tài nguyên đất ở Bình Thuận khá đa dạng: đất cát, đất mặn, đất phù sa, đất xám, đất đen,đất đỏ, đất mới biến đổi, đất xói mòn trơ sỏi đá, glay, phân bố trên 4 nền địa hình chínhcủa tỉnh, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại Đây là yếu tố thuận lợi để có thể đadạng hóa cây trồng, vật nuôi như lúa nước, hoa màu, các loại cây công nghiệp như điều,cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, phần lớn đất BìnhThuận nghèo dinh dưỡng, một số nơi còn bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng Để khai tháctốt tài nguyên đất đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt các công trình thủy lợi,chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sảnxuất nông - lâm nghiệp, sử dụng đất theo hướng bền vững

Trang 20

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2016

Số

tt Loại đất

Năm 2006 Năm 2016

Biến động Tăng (+), giảm (-) D.tích

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.136 2,73 2.688 0,34 552

5 Đất sông suối và MNCD 18.600 2,37 11.091 1,40 -7.509

III Đất chưa sử dụng 54.746 6,99 11.829 0,002 -42.917

Trang 21

1 Đất bằng chưa sử dụng 20.222 2,58 4.220 0,53 -16.002

2 Đất đồi chưa sử dụng 29.953 3,82 6.856 0,86 -23.097

3 Núi đá không có rừng cây 4.571 0,58 753 0,09 -3.818

Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận.

Nhận xét, đánh giá: Tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Thuận là 794.393 ha, bao gồm:

Đất nông nghiệp chiếm 89,94% Đất phi nông nghiệp chiếm 9,07%; đất chưa sử dụng0,022% So với thời kỳ năm 2006 đến nay có thể thấy đất nông nghiệp giảm nhẹ, chủ yếugiảm đất lâm nghiệp để tăng đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tăng nhanhnhất, chủ yếu là đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng đã và đang được đưa vào khai thác để

có thể sản xuất nông - lâm nghiệp

Hình 6: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận

II.2.2 Tài nguyên khoáng sản:

 Theo tài liệu điều tra, Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng như:vàng, chì, kẽm, nước khoáng Trong đó, nước khoáng và các khoáng sản (sét, đá xâydựng…) có giá trị thương mại và công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong

những năm gần đây

 Những loại khoáng sản chính đã được khai thác:

- Sét Bentônit: Phân bổ ở Tuy Phong với trữ lượng khoảng 5,0 triệu tấn

- Sa khoáng titan (ilmenit-zircon): Theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 của

Thủ tường Chính Phủ thì trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan cả nước khoảng 650triệu tấn khoáng vật nặng (trong đó khoảng 78 triệu tấn zircon); trữ lượng và tài nguyên

Trang 22

trung ở các điểm mỏ: Tiểu khu Lương Sơn (huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và TuyPhong), Nam Phan Thiết và Tuy Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình), Suối Nhum (Hàm ThuậnNam)

- Cát thủy tinh: Có 17 điểm phân bố dọc vùng Tây Nan từ Hàm Tân đến Tuy Phong Hiệnnay, loại cát này đang được khai thác ở mỏ Hồng Liêm (Cây Táo) và một số mỏ khác vớisản lượng khoảng 25.000 tấn/năm

- Đá ốp lát và đá xây dựng phong phú, chất lượng cao (đá granit, đá ardezit màu lục, đa xitmàu xám dùng để ốp lát xuất khẩu) Hiện tại, có 2 đơn vị kinh tế khai thác đá xây dựng ở

mỏ Tà Dôn, Núi Nạng, Núi Đất, Tân Hà, Núi Nhọn và một số cơ sở tư nhân sản xuất đáchẻ trong tỉnh Sản lượng khai thác đá các loại đạt khoảng 700.000 m3/năm

- Sét để sản xuất gạch ngói được tập trung khai thác ở Hàm Thuận Nam, Tánh Linh - ĐứcLinh với sản lượng khai thác khoảng 500 triệu viên/năm

- Nước khoáng đang được khai thác ở Vĩnh Hảo (công suất 30 triệu lít/năm) và Đa Kai

(công suất 25 triệu lít/năm)

 Những loại khoáng sản trên chủ yếu phân bố trên những vùng kết cấu hạ tầng kém pháttriển, thiếu đường giao thông Để khai thác, cần phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khálớn, khó hấp dẫn các nhà đầu tư Đồng thời việc khảo sát, đánh giá trữ lượng và chấtlượng còn sơ bộ, nên chưa có cơ sở chắc chắn để kêu gọi đầu tư

Nhận xét, đánh giá: Bình Thuận có tài nguyên khoán sản phong phú, đặc biệt là trử

lượng sa khoáng titan lớn cả nước, có giá trị tạo điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh, tuynhiên cần có các giải pháp để tối ưu hóa trong công tác khai thác và chế biến quặng sakhoán titan nhằm phát triển bền vững tránh chồng lấn, hạn chế phát triển của các lĩnh vực

du lịch, năng lượng , bảo vệ môi trường

II.2.3 Tài nguyên rừng

 Tổng diện tích đất rừng đến năm 2016 là 344.212 ha (chiếm 43,33% tổng diện tích tựnhiên của tỉnh), trong đó rừng phòng hộ 151.855 ha, rừng đặc dụng 33.770 ha, rừng sảnxuất 158.587 ha Rừng tự nhiên Bình Thuận khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗquí có giá trị cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,…

 Rừng tự nhiên bao gồm chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim; còn lại là rừng hỗn hợp,rừng tre nứa và rừng đặc sản Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở Tánh Linh,tiếp đến là Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam

 Động vật rừng ở Bình Thuận rất phong phú và đa dạng với các loài thú quí, hiếm Nhưng do rừng ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ vàsăn bắt bừa bãi nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc có loài không còn

Nhận xét, đánh giá: so với năm 2010 diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng năm 2016

tăng 6,9% Nhìn chung, tổng trữ lượng rừng còn khá lớn nhưng phần lớn ở trạng thái rừngnghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và chất lượng không cao Việc bảo

vệ và quản lý nghiêm ngặt việc khai thác rừng, săn bắt thú rừng là cấp bách

II.2.4 Tài nguyên biển

 Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng Bờbiển Bình Thuận dài 192 km chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam Ngoài khơi có đảoPhú Quý với diện tích 17,91km2 (1.791ha) nằm cách Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông -

Trang 23

Nam Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km2 là một trong những ngư trường lớncủa cả nước Thềm lục địa thuộc tỉnh mở rộng dần từ Bắc đến Nam Sườn bờ ngầm vàđáy biển thoải rộng, bằng phẳng rất thuận lợi các nghề đánh bắt cá đáy và cá nổi Theo ýkiến của các chuyên gia, vùng biển sâu 50 mét trở ra có trữ lượng hải sản rất lớn, songchưa được điều tra đánh giá cụ thể Nguồn lợi thủy sản không những lớn về trữ lượng màcòn phong phú về chủng loại: về cá có trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tếcao như cá thu, cá hồng, cá mú, mực, cá bạc má, cá ngừ… và nhiều đặc sản có giá trị caonhư tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai… Tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể, nhưng sảnlượng khai thác hàng năm (năm 2016 là 203.679 tấn) cho thấy trữ lượng là rất đáng kể

 Diện tích các bãi bồi, bãi triều ven sông biển và nằm sát cận với bờ biển có khả năng pháttriển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 915ha (nước lợ) Dọc bờ biển và đảo Phú Quý cóthể phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm,…

Những bãi biển thoai thoải, cát trắng mịn, phong cảnh đẹp là lợi thế để phát triển du lịch

tại Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong); Đồi Dương, Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né, TiếnThành (Phan Thiết); Tân Thành, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam); Tân Hải (Hàm Tân);ngoài ra còn một số đảo ven biển có thể đưa vào khai thác các tuyến du lịch đảo (các đảo

Cù Lao Câu, Phú Quý )

Dọc ven biển có những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển lớn, cùng với

những diện tích đất rộng trên bờ có thể kết hợp để xây dựng những khu công nghiệp quy

mô lớn gắn với kinh tế biển, như Vĩnh Tân, Hòn Rơm, Hòn Hồng, Sơn Mỹ,

 Biển Bình Thuận là nơi gặp nhau của hai dòng hải lưu; có hiện tượng nước trồi tạo nênmột trong những ngư trường lớn, đa dạng về chủng loại của cả nước Biển Bình Thuận có

02 khu bảo tồn biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong Quy hoạch hệ thốngcác khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2020, đó là Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau với 146loài san hô, 78 loài động vật phù du, 107 loài động vật đáy và loài cá rạn san hô và Khubảo tồn biển đảo Phú Quý đang trong giai đoạn nghiên cứu để thiết lập

 Vùng biển ngoài khơi và vùng thềm lục địa của tỉnh nằm gần trọn trong bồn trũng CửuLong, nơi được đánh giá có triển vọng khá về trữ lượng dầu mỏ Hiện nay đang khai thác

dầu tại mỏ Sư Tử Đen với sản lượng khoảng 80 ngàn thùng dầu/ng.đ Ngoài nguồn khí

(Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng) đã được thẩm lượng với trữ lượng có thể thu hồi 1,97 tỉ m3,trong đó mỏ Sư Tử Đen (trữ lượng thu hồi cơ bản là 1,55 tỉ m3) đã đi vào khai thác và đãđưa vào bờ cung cấp cho khu vực Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào năm 2007, phát hiện

về khí ở mỏ Sư Tử Trắng dự kiến trữ lượng thu hồi tiềm năng khoảng 19,8 tỉ m3 Đồngthời, phát hiện được công bố (17/1/2007) về trữ lượng dầu đáng kể của Công ty nănglượng Talisman (Canada) tại giếng thăm dò mỏ Sư Tử Trắng cho thấy có thể khai thác ởmức khoảng 15 nghìn thùng dầu/ng.đ Như vậy, tiềm năng dầu khí đã và sẽ tiếp tục đượcthăm dò khai thác sẽ tạo điều kiện cho hình thành và phát triển công nghiệp dầu khí ởBình Thuận

Nhận xét, đánh giá: Tài nguyên biển Bình Thuận đa dạng và phong phú, có bờ biển dài

dọc hướng Đông của tỉnh Thuận lợi phát triển KT-XH trong đó có du lịch biển, đảo,đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên vì là tỉnh có địa hình đặc trưng vùng Duyênhải Miền trung (chiều rộng hẹp, chiều ngang dài theo bờ biển) bị ảnh hưởng bởi biến đổi

Trang 24

II.3 Thực trạng phát triển vùng tỉnh Bình Thuận:

II.3.1 Thực trạng phát triển dân số

 Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016, dân số toàn tỉnh Bình Thuận là1.222.696 người trong đó:

- Dân số đô thị 480.620 người (chiếm 39,3%), dân số nông thôn 742.076 người chiếm60,7%

- Mật độ dân số toàn tỉnh: 154 người/km2

- Số người trong độ tuổi lao động: 716.300 người chiếm 58,6% dân số toàn tỉnh , tỷ lệ thấtnghiệp chiếm 2,81% tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh

Bảng tổng hợp diện tích, dân số và mật độ dân số trên toàn tỉnh

Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận, phân tích tổng hợp.

II.3.2 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh

Toàn tỉnh Bình Thuận năm 2016 có 15 đô thị trong đó có 1 đô thị loại II là thành phốPhan Thiết, 2 đô thị loại IV là thị xã La Gi, thị trấn Phan Rí Cửa, 12 đô thị loại V là cácthị trấn huyện lỵ

Bảng tổng hợp hệ thống độ thi, diện tích đô thị trên toàn tỉnh

Diện tích

tự nhiên (ha)

3 Thị trấn Liên Hương H Tuy Phong V Huyện lỵ 101,0

Trang 25

TT Tên đô thị Trực thuộc Loại Tính chất

Diện tích

tự nhiên (ha)

15 Trung tâm huyện lỵ Ngũ Phụng H Phú Quý V Trung tâm huyện

 Các đô thị phân bố không đồng đều giữa các huyện, mật độ phân bố đô thị toàn tỉnh là 1,8

đô thị/1000km2; Thị trấn Phan Rí Cửa có mật độ cao nhất (>13.000 người/km2), thị trấnTân Nghĩa có mật độ thấp nhất (200 - 250 người/km2), các đô thị còn lại có mật độ trungbình 500 – 1000 người/km2

 Mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh phân theo 2 khu vực với các hình thái phân bố khácnhau:

- Dọc hành lang QL.1A và hành lang ven biển: Khu vực này có mật độ xây dựng đô thịcao Hình thái phân bố theo chuỗi, dọc QL.1A và các khu vực cửa sông, cửa biển, các khuvực có quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, khu vực này cũng bao gồm toàn

bộ các đô thị lớn như TP.Phan Thiết, TX.La Gi

- Khu vực các huyện miền núi: Mật độ phân bố đô thị thưa, quy mô dân số khoảng 16 – 20ngàn người Đa số các thị trấn mới thành lập, khu vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thịkhông tập trung, chủ yếu phát triển theo đường chính, từ trung tâm lan rộng ra xa

II.3.3 Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn

Bảng tổng hợp thống kê dân số trung bình nông thôn phân theo huyện, thị xã, thành phố

ĐVT: Người - Unit: Pers.

Prel 2016

Trang 26

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016.

II.3.4 Thực trạng phát triển kinh tế:

Để đánh giá quá trình phát triển kinh tế của tỉnh sát với thực tế, phù hợp với tăng trưởngkinh tế chung của cả nước và cách tính mới về tổng sản phẩm địa phương GRDP, chúng

ta cần đánh giá lại tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê cân đối cho các tỉnh/thành để làm tiền đề cho xâydựng kế hoạch 5 năm 2016-2020 và các năm tiếp theo đến 2030 Theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Tổng sản phẩm (GRDP) (giá SS 2010)quy đổi; Thông báo số 723/TCTK-TKQG ngày 23/9/2014 của Tổng cục thống kê về việcthông báo kết quả rà soát số liệu GRDP năm 2011-2013 cho các tỉnh/thành (trong đó cótỉnh Bình Thuận); Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàntỉnh/thành trực thuộc TW; Thông báo số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015 của Tổng cụcthống kê về việc thông báo kết quả rà soát số liệu GRDP năm 2011-2015 cho cáctỉnh/thành Để thống nhất và phù hợp với cả nước và thông lệ quốc tế, điều chỉnh Quyhoạch lần này đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015với số liệu đã được điều chỉnh từ Niên giám thống kê theo cách tính mới để làm cơ sở dựbáo sát với xu hướng phát triển cho các giai đoạn tới

Bảng Hiện trạng kinh tế Bình Thuận

Năm Tổng số

Chia ra

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Tổng số Công nghiệpTrong đó:

Triệu đồng - Mill Dongs

Trang 27

Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận

Về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đóng góp tăng trưởng kinh tế

Quy mô tổng giá trị sản phẩm GRDP (giá hiện hành) của tỉnh Bình Thuận tăng liên tụcqua các năm: từ 32.652 tỷ đồng năm 2012 lên 48.801.774tỷ đồng vào năm 2016 (gấp gần1,5 lần so với năm 2012) So sánh quy mô nền kinh tế năm 2015 thì Bình Thuận: bằng74,5% tỉnh Lâm Đồng (58.007 tỷ đ), gấp 2,5 lần tỉnh Ninh Thuận (17.228 tỷ đ), bằng22,5% tỉnh Đồng Nai (191.942 tỷ đ), bằng 15,3% tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (282.275 tỷ đtính cả dầu khí), và bằng khoảng 1% cả nước

II.3.5 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội:

II.3.5.1 Giáo dục và đào tạo:

 Hiện hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất trường, lớp học và thiết bị được đầu tư ở tất cảcác cấp học trên địa bàn tỉnh Đến năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có: 184 trường mầmnon; 278 trường tiểu học, 126 trường trung học cơ sở và 25 trường trung học phổ thông,

02 trường phổ thông cơ sở, 02 trường trung học (cấp 2, 3), 02 trường phổ thông và trunghọc (cấp 1, 2, 3), 01 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 01 trường trung học chuyênnghiệp, 02 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề

Bảng hiện trạng cơ sở vật chất giáo dục – đào tạo

Trang 28

Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GD&ĐT

 Đến năm 2016, tổng số lớp các cấp trên địa bàn tỉnh đạt (Mầm non có 1.929 lớp, Tiểu học

có 4 014 lớp, THCS có 2.266 lớp, THPT có 937 lớp), với tổng cộng 6.923 phòng học,trong đó có 4.312 phòng học kiên cố

 Nhờ huy động vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ và vốn xổ số kiến thiết thực hiện Đề ánkiên cố hóa giai đoạn 2008 – 2012 đã xóa phòng học tạm và ca 3 của các cấp học trên địabàn huyện, thị xã, thành phố; cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, đồng bộ… góp phần chongành dạy tốt và học tốt Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa, hệthống mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được đầu tư nâng cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện Đếnnăm 2016, có 26 cơ sở dạy nghề, trong đó có 12 cơ sở công lập và 14 cơ sở ngoài cônglập

 Quy mô các cấp học, bậc học tiếp tục được mở rộng; số trường lớp được đầu tư theohướng kiên cố hóa và chuẩn hóa ngày càng tăng; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia

từ 6,48% (năm 2010) tăng lên 14,57% (năm 2013), 16,83% (năm 2014) và 25,67% (năm2015); do đó đến năm 2016 trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập được quan tâmđầu tư nhiều hơn Hệ thống trường lớp ở các cấp học tiếp tục được sắp xếp hợp lý, tạođiều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhândân trong tỉnh Giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao, hải đảo tiếptục ổn định và phát triển Việc củng cố và phát triển các trường chuyên nghiệp, trung tâmdạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được quan tâm chỉ đạo

II.3.5.2 Y tế:

 Năm 2016, toàn tỉnh có: 16 bệnh viện/2943 giường, 10 phòng khám đa khoa khu vực/310giường và 117 trạm y tế xã/phường Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và phòng khám đakhoa khu vực đều được đầu tư xây mới, nâng cấp Trong đó, Bệnh viện huyện Bắc Bình

và Đức Linh đã được nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa khu vực của tỉnh Bệnh việnChuyên khoa Lao và Bệnh phổi với quy mô 100 giường bệnh được xây mới đưa vào sửdụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây mới năm 2005 với quy mô 800 giường, mới được đầu

tư bổ sung 50 giường cho Khoa Ung bướu Các bệnh viện tuyến huyện đều được đầu tưnâng cấp và xây mới, trong đó Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Phú Quýđược đầu tư xây mới và đã đưa vào sử dụng Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chứcnăng tỉnh đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng; nâng cấp Trung tâm Da liễu lênthành Bệnh viện Da liễu tỉnh

 Hệ thống y tế dự phòng tỉnh, huyện từng bước được đầu tư nâng cấp và xây mới, trongđó: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các trung tâm y tế huyện Đức Linh, Tánh Linh, HàmThuận Nam, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã được xây dựng mới và đưa vào sửdụng Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng; đã sửa

Ngày đăng: 18/04/2019, 03:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w