1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

106 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 11,98 MB

Nội dung

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch xây dựng Vùng Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tếtrọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ

Trang 2

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BẮC NINH

ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Cơ quan phê duyệt : UBND Tỉnh Bắc Ninh

Chủ đầu tư : Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tư vấn : Liên danh Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng T.A.T

và Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd (NSC) - Nhật Bản

 Chủ nhiệm đồ án : PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh

 Chủ trì thực hiện triển khai đồ án : KTS Phạm Lệ Thủy

 Quản lý kỹ thuật : PGS.TS.KTS Lê Đức Thắng

 Cán bộ tham gia nghiên cứu : KTS Lê Đức Lộc KS Phạm Thanh Toàn

KTS Trịnh Văn Dũng KS Nguyễn Việt TuấnKTS Lê Hữu Thành KS Vũ Văn TrungKTS Dương Đình Long

CƠ QUAN THIẾT KẾ

Trang 3

1.2 Quan điểm, mục tiêu quy hoạch xây dựng Vùng 7

1.2.1 Quan điểm 7

1.2.2 Mục tiêu 7

1.3 Các căn cứ lập quy hoạch 8

1.4 Phạm vi, ranh giới và thời hạn lập quy hoạch 8

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 8

1.4.2 Ranh giới lập quy hoạch 9

1.4.3 Thời hạn lập quy hoạch 9

1.5 Quá trình chỉ đạo, thực hiện 9

II ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG 10

2.1 Vị trí và các mối quan hệ liên vùng 10

2.1.1 Vị trí 10

2.1.2 Các mối quan hệ liên vùng 11

2.2 Các điều kiện tự nhiên 11

2.2.1 Địa hình địa mạo 11

2.2.2 Địa chất 12

2.2.3 Thủy văn 12

2.2.4 Khí hậu 12

2.2.5 Cảnh quan 13

2.3 Hiện trạng 13

2.3.1 Kinh tế - xã hội 13

2.3.2 Dân số - lao động 15

2.3.3 Hệ thống các đô thị và điểm dân cư nông thôn 15

2.3.4 Sử dụng đất đai 17

2.3.5 Hạ tầng xã hội 17

2.3.6 Hạ tầng kỹ thuật 18

2.4 Đánh giá tổng hợp các điều kiện và nguồn lực phát triển Vùng 21

2.4.1 Đánh giá tổng hợp đất xây dựng 21

2.4.2 Đánh giá tổng hợp điều kiện và nguồn lực phát triển 23

III NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG 25

3.1 Các tiền đề phát triển Vùng 25

3.1.1 Tầm nhìn đến năm 2050 25

3.1.2 Tính chất 26

3.1.3 Các động lực chủ yếu định hướng phát triển vùng 26

3.1.4 Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng 27

3.2 Các phương án ý tưởng định hướng phát triển không gian vùng Tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 31

Trang 4

3.2.1 Mô hình cấu trúc Vùng 31

3.2.2 Các chiến lược phát triển vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 34

3.3 Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 39

3.3.1 Hệ thống các vùng lãnh thổ 39

3.3.2 Hệ thống các cơ sở sản xuất 43

3.3.3 Hệ thống các đô thị và các điểm dân cư nông thôn 53

3.3.4 Định hướng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 60

3.4 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội 61

3.4.1 Định hướng phát triển nhà ở 61

3.4.2 Định hướng phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ 61

3.4.3 Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa lịch sử 62

3.5 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030 63

3.5.1 Giao thông 63

3.5.2 Chuẩn bị kỹ thuật 69

3.5.3 Cấp nước 70

3.5.4 Cấp điện 77

3.5.5 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường 79

IV ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 89

4.1 Phần mở đầu 89

4.1.1 Phạm vi nghiên cứu: 89

4.1.2 Các căn cứ lập ĐMC 89

4.1.3 Các phương pháp lập ĐMC 90

4.1.4 Mục tiêu 90

4.2 Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng 90

4.2.1 Cơ sở xác định 90

4.2.2 Các vấn đề môi trường chính 90

4.2.3 Các nguyên nhân chính 91

4.3 Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi chưa thực hiện quy hoạch xây dựng 91

4.3.1 Vấn đề môi trường nước 91

4.3.2 Vấn đề môi trường không khí 93

4.3.3 Vấn đề môi trường đất 94

4.3.4 Vấn đề đa dạng sinh học 95

4.3.5 Vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa - lịch sử 95

4.3.6 Vấn đề tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường 95

4.4 Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng 95

4.4.1 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 95

Trang 5

4.4.2 Sức ép của vấn đề cơ cấu dân số 95

4.4.3 Sức ép của vấn đề phát triển công nghiệp 96

4.4.4 Sức ép phát triển nông nghiệp 97

4.4.5 Sức ép phát triển du lịch 98

4.4.6 Sức ép từ hoạt động sinh hoạt dân cư 99

4.4.7 Sức ép từ hoạt động khai thác tài nguyên 99

4.4.8 Sức ép từ biến đổi khí hậu toàn cầu, tai biến môi trường 99

4.4.9 Sức ép từ vấn đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 99

4.5 Giải pháp Quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển trên địa bàn vùng Tỉnh 99

4.5.1 Giải pháp kỹ thuật 99

4.5.2 Giải pháp quản lý 101

V CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG 101

5.1 Các chương trình và dự án đầu tư xây dựng ưu tiên 101

5.2 Ước tính tổng mức đầu tư và các giải pháp huy động các nguồn vốn 102

5.3 Các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng vùng 103

5.4 Các chính sách và cơ chế phát triển vùng 103

VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104

6.1 Kết luận 104

6.2 Kiến nghị 105

Trang 6

I MỞ ĐẦU

1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch xây dựng Vùng

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tếtrọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô

Hà Nội Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, HảiDương ở phía Đông và Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.Theo thống kê năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,71 km2 với tổng dân số1.041.159 người

Bắc Ninh ở vị trí rất thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không Các tuyếnđường huyết mạch: QL 1A, QL 18, QL 38, QL 3, VĐ4 Hà Nội, đường sắt Hà Nội –Lạng Sơn, Hà Nội – Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa

và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài vàliên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến mọi miền trong nước

Bắc Ninh là một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa, làmảnh đất “địa linh nhân kiệt” Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệthuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống

Bắc Ninh có tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa, một thành phố

vệ tinh quan trọng cho Thủ đô Hà nội Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vựccung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các vùnglân cận

Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, với dân số chỉ hơn một triệu người (đứngthứ 8 trong khu vực), nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng GDP cao, gần gấp đôi tốc

độ trung bình của cả nước và đứng thứ 2 trong số các tỉnh ở đồng bằng Bắc nộ (thống kênăm 2007) Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh đứng thứ 16 trong số 63tỉnh thành trên toàn quốc (thống kê năm 2008) Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn nhưCanon, Samsung, Nikon Seiki…đã đầu tư, mở cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh

Nhìn chung, tỉnh Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên, kinh tế, chính trị, nhân văn; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội kèm theo sựcần thiết về phát triển không gian đô thị và nông thôn Chính vì vậy, các định hướngphát triển cũ trước đây không còn phù hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninhnhằm tổ chức không gian kinh tế - xã hội và hệ thống hạ tầng dịch vụ, kế thừa và pháthuy những thành tựu đã đạt được sau 15 năm tái lập Tỉnh; khớp nối các quy hoạch, dự

án đầu tư trong Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các quy hoạchngành trên địa bàn Tỉnh và các địa phương có liên quan đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt; giúp khai thác các thế mạnh, cơ hội cho phát triển kinh tế xã hộicủa Tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đóng góp giải pháp thực hiện cácchủ trương của Chính phủ, Bộ xây dựng, tỉnh Bắc Ninh và Nhiệm vụ Quy hoạch xâydựng vùng tỉnh

Trang 7

1.2 Quan điểm, mục tiêu quy hoạch xây dựng Vùng

1.2.1 Quan điểm

1 Xây dựng và phát triển tỉnh Bắc Ninh thành vùng đô thị lớn - Thành phố trực

thuộc Trung ương theo định hướng: “Hiện đại, Văn minh, Văn hiến, Hài hòa, Bền

vững”, gắn kết chặt chẽ với Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, hai hành

lang và một vành đai kinh tế

2 Đảm bảo sự phát triển hài hòa và ổn định trong quá trình công nghiệp hóa,thành thị hóa và hiện đại hóa trên cơ sở:

- Tăng cường vai trò không gian kinh tế dịch vụ - công nghiệp và đô thị của khuvực Nam sông Đuống

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, đặc biệt là giaothông nhằm kết nối chặt chẽ giữa khu vực Bắc sông Đuống và khu vực Nam sôngĐuống; giữa tỉnh Bắc Ninh với Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cảnước và quốc tế

- Đẩy mạnh quá trình nhất thể hóa đô thị nông thôn, theo hướng xóa bỏ sự chênhlệch về điều kiện và chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng trong Tỉnh

3 Phát triển không gian theo mô hình “đô thị xanh, sinh thái” trên cơ sở hình

thành bộ khung thiên nhiên gồm vành đai xanh sông Đuống, sông Cầu, sông NgũHuyện Khê; các núi sót, ao hồ; các vùng nông nghiệp ngoại thành, ngoại thị, tạo nên

sự phát triển cân bằng giữa các khu vực đô thị hóa và các khu vực phi đô thị hóa

4 Phát triển nền kiến trúc Bắc Ninh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và văn hóa KinhBắc

5 Phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo tồn và phát huy các giátrị thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử và đảm bảo an ninh, quốc phòng

1.2.2 Mục tiêu

1 Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, trong đó đô thị lõi Bắc Ninhchủ yếu được hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Dugiữ vai trò là “đầu tầu và hạt nhân” thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - xã hội của Tỉnh vàđạt tiêu chuẩn đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trựcthuộc Trung ương

2 Xây dựng tỉnh Bắc Ninh có cơ sở kinh tế vững chắc, có cơ sở hạ tầng đồng bộ

và hiện đại, có môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thầncủa nhân dân; phát triển hài hòa giữa đô thị, nông thôn, giữa con người và thiên nhiên;bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu

3 Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, từng bước xây dựng nềnkiến trúc Bắc Ninh hiện đại, có bảo tồn và phát huy kiến trúc truyền thống, mang đặctrưng văn hóa Kinh Bắc

4 Xác lập cơ sở để quản lý, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triểnVùng theo đúng quy hoạch, pháp luật, đảm bảo chất lượng và hiệu quả

5 Xây dựng và phát triển Vùng gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng

Trang 8

1.3 Các căn cứ lập quy hoạch

1 Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng, tỉnh Bắc Ninh và Nhiệm vụQHXD Vùng tỉnh Bắc Ninh:

- Thông báo số 161/TB.VPCP ngày 14/06/2010 của Văn phòng Chính phủ về Kếtluận của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

- Văn bản số 2454/BXD - KTQH ngày 02/12/2010 của Bộ Xây dựng về triển khai,

2 Các Luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư có liên quan

- Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12ngày 17/6/2009;

- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảođảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2010, định hướng đến 2020

và Chương trình hành động theo Quyết định số 191/2006/QĐ - TTg ngày 17/8/2006của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết trên;

- Nghị định số 37/2010/NĐ - CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 145/2004/QĐ - TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ vềPhương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đếnnăm 2010 và tầm nhìn 2020;

- Quyết định số 865/QĐ- TTg ngày 10/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2050;

- Thông tư số 10/2010/TT - BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ

sơ của từng loại quy hoạch đô thị và Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

3 Các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm của Nhànước có liên quan

4 Các Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Quyhoạch xây dựng, quy hoạch ngành, các chương trình và các dự án có liên quan

5 Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2011, Atlat tỉnh Bắc Ninh, các tài liệu,

số liệu, bản đồ v.v có liên quan

1.4 Phạm vi, ranh giới và thời hạn lập quy hoạch

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch gồm toàn tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là822,71 km2, bao gồm 08 đơn vị hành chính: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn,

Trang 9

huyện Quế Võ, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, huyện Thuận Thành, huyện GiaBình và huyện Lương Tài.

1.4.2 Ranh giới lập quy hoạch

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên;

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;

- Phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Hà Nội

1.4.3 Thời hạn lập quy hoạch

1 Tầm nhìn : Đến năm 2050

2 Quy hoạch dài hạn : Đến năm 2030

3 Quy hoạch ngắn hạn : Đến năm 2020

(Nguồn: Atlas tỉnh Bắc Ninh)

Hình 01: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

1.5 Quá trình chỉ đạo, thực hiện

1 Ngày 31/12/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xâydựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2 Ngày 23/02/2012, ký kết hợp đồng tư vấn lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnhBắc Ninh giữa Sở xây dựng Bắc Ninh và Công ty TNHH tư vấn và xây dựng TAT

3 Ngày 15/06/2012, báo cáo các Phương án ý tưởng Quy hoạch xây dựng vùngtỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước các Sở, Ban ngành do Sởxây dựng Bắc Ninh làm chủ trì

Trang 10

4 Ngày 14/07/2012, Hội thảo khoa học về “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh BắcNinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sở xây dựng, Hội Kiến trúc sư vàHội Xây dựng Bắc Ninh tổ chức, UBND tỉnh chủ trì.

5 Ngày 20/08/2012, hoàn thành Báo cáo các Phương án ý tưởng và Thiết kế sơ bộQuy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, báocáo Sở Xây dựng

6 Ngày 06/09/2012, báo cáo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh trước cáccấp chính quyền: Tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và các Sở, Ban ngành

7 Ngày 19/09/2012, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

8 Ngày 04/10/2012, báo cáo Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng vùng cấp tỉnh

9 Ngày 08/10/2012, báo cáo Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Bắc Ninh

10 Ngày 18/10/2012, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy

11 Ngày 19/10/2012, báo cáo các đồng chí Nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ

12 Ngày 24/10/2012, báo cáo Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội nghị banhành Kết luận số 65-KL/TU ngày 07/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quyhoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh

13 Ngày 22/11/2012, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đồng ýnhư phương án 1 về lựa chọn đô thị lõi và cho phép hoàn chỉnh đồ án báo cáo HĐNDtỉnh

14 Ngày 24/01/2013, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh ra Báo cáo thẩm định đồ án Quyhoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 số20/BCTD-SXD

15 Ngày 12/12/2012, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số HĐND17 về việc thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050

67/2012/NQ-16 Ngày 08/02/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số UBND về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2050

60/2013/QĐ-II ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG

2.1 Vị trí và các mối quan hệ liên vùng

2.1.1 Vị trí

- Tỉnh Bắc Ninh nằm trong tọa độ từ 20058’ đến 21016’ vĩ độ Bắc và 105054’ đến

106019’ kinh độ Đông, là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong Vùng thủ đô Hà Nội và liền kề vớiThủ Đô

- Khoảng cách với các đầu mối giao thông của Quốc gia:

+ Cách sân bay Quốc tế Nội Bài theo (theo QL 18) : khoảng 31 Km;+ Cách cảng Lạch Huyện và sân bay Cát Bi TP Hải Phòng

Trang 11

(theo QL 38 và QL5) : khoảng 100 Km;+ Cách Cảng Cái Lân Hạ Long (QL 18) : khoảng 120 Km;+ Cách cửa khẩu Lạng Sơn (QL 1) : khoảng 135 Km; + Cách cửa khẩu Lào Cai (QL 2, đường 70) : khoảng 320 Km;

Nằm trên hai hành lang kinh tế: Côn Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh và Quảng Đông - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

-2.1.2 Các mối quan hệ liên vùng

- Đối với các tỉnh phía Nam Trung Quốc: Thông qua hai hành lang kinh tế là LàoCai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh, giúp thúc đẩy giao lưu, thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, du lịch

- Đối với cả nước: Bắc Ninh là đầu mối quan trọng bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch

sử của Việt Nam

- Với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Là một hạt nhân trong các các hành langcông nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội : QL5, QL2, QL1A, QL18 và haihành lang kinh tế Trung Quốc - Việt Nam

- Gắn kết với tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh

- Đối với vùng Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Hà Nội:

+ Là “cửa ngõ” phía Đông Bắc, cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miềnnúi phía Bắc

+ Là một “hạt nhân” trong hành lang tăng trưởng, góp phần tạo ra sự phát triểncân đối

+ Bổ sung chức năng cho nhau trên cơ sở liên kết với Thủ đô Hà Nội

+ Là một trong những trung tâm du lịch văn hóa của vùng Thủ đô, Vùng kinh tếBắc Bộ và cả nước có ý nghĩa quốc tế

+ Đảm bảo an ninh, quốc phòng

2.2 Các điều kiện tự nhiên

2.2.1 Địa hình địa mạo

- Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tâysang Đông

- Phần lớn là địa hình đồng bằng (khoảng 99,47% diện tích tự nhiên); địa hình núisót chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,53% diện tích tự nhiên) phân bố rải rác tại thành phốBắc Ninh, huyện Tiên Du, huyện Gia Bình và huyện Quế Võ; một số vùng thấp trũngven đê thuộc huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ

Trang 12

+ Núi Phật tích (Tiên Du) : + 84m

+ Núi Thiên Thai (Gia Bình) : + 71m

2.2.2 Địa chất

- Địa chất công trình

+ Đặc điểm: có đặc trưng cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, vàvòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõrệt của cấu trúc mỏng

+ Thành tao: Chủ yếu là thành tạo Đệ Tứ dày: 5 -30m và thành tạo Trias muộndày: 200 - 300m

+ Ổn định hơn so với Hà Nội và các vùng khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ

- Địa chất thủy văn

+ Mang đặc trưng của địa chất thuỷ văn đồng bằng Bắc Bộ Mặt cắt địa chấtthuỷ văn được phân thành 21 tầng chứa nước

+ Chất lượng nước ngầm : Tốt

- Tài nguyên khoáng sản

+ Không có khoáng sản là kim loại Chủ yếu là phi kim (Đất sét, cát xây dựng,than bùn)

2.2.3 Thủy văn

- Mật độ sông ngòi khá cao, trung bình từ 1,0 - 1,2 Km/km2

- Ba hệ thống sông lớn : Sông Đuống , Sông Cầu và sông Thái Bình

- Các hệ thống sông ngòi nội địa: sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông ĐôngCôi, sông Bùi, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình

Bảng 1: Các thông số chủ yếu của các sông

Chiềudài chảyqua Tỉnh(km)

Lượngnước(tỷ m3)

Lượng nước(m3/s)(mùa khô)

Mực nước(m)

- Nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt

- Nhiệt độ trung bình năm: 240C

- Gió:

+ Hướng gió chủ đạo: Đông Bắc và Đông Nam

+ Tốc độ: 2,5m/s

- Giờ nắng trung bình: 1.417 giờ/năm

- Lượng mưa trung bình: 1500mm/ năm

- Độ ẩm trung bình: 81%

Trang 13

2.2.5 Cảnh quan

- Bốn vùng cảnh quan đặc trưng: Núi, đồi, đồng bằng và sông ngòi

- Cảnh đẹp với nhiều danh thắng lạ và thiêng gắn với các truyền thuyết: Núi TiênSơn, Tam Sơn, Nguyệt Hằng, núi Dạm ,trong đó nổi bật là “Ngũ Sơn trấn” gồm: NúiPhật tích, núi Thiên Thai, núi Chè, núi Bàn Cờ (Núi Dạm) và núi Bùng trong đó núiBàn Cờ (Núi Dạm) là “chủ Sơn” nằm tại trọng tâm của Tỉnh

- Vùng đất phía Nam núi Dạm là cuộc đất đẹp, phong thuỷ tốt Sau có Núi Dạm(hậu trẩm), tả có núi Bùng, núi Thiên Thai, hữu có núi Chè và núi Phật Tích (làmThanh Long, Bạch Hổ) phía trước có sông Đuống Tiền án là đền thờ Kinh DươngVương

- Là vùng đất có nhiều làng mạc cổ với nhiều di tích, di sản văn hoá lịch sử nổitiếng, và có nền văn hiến lâu đời

- Xét theo góc độ phong thổ học: Là vùng đất “Sơn, thuỷ hữu tình” và “Địa linhnhân kiệt”

2.3 Hiện trạng

2.3.1 Kinh tế - xã hội

1 Cấu trúc lãnh thổ

Toàn tỉnh được phân thành hai khu vực và một hành lang trung chuyển

- Khu vực Bắc sông Đuống

+ Tổng diện tích đất tự nhiên: 491,3 km2, bằng 59,7% diện tích đất tự nhiêntoàn tỉnh

+ Dân số: 705.427 người, bằng 67,75% dân số toàn tỉnh

+ Gồm 05 đơn vị hành chính cấu thành là: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn,huyện Tiên Du, huyện Quế Võ và huyện Yên Phong

+ Cấu trúc khung: Hai trục giao thông chủ đạo là: Bắc Ninh - Tiên Du - Từ Sơn(QL1A); Quế Võ - Bắc Ninh - Yên Phong (QL 18) và hai vành đai 3, 4 của Thủ đô HàNội; với 2 trung tâm thu hút lớn làm hạt nhân là thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn

- Khu vực Nam sông Đuống

+ Tổng diện tích đất tự nhiên: 331,4 km2, bằng 40,3 % diện tích đất tự nhiêntoàn tỉnh

+ Dân số: 335.732 người, bằng khoảng 32,25 % dân số toàn tỉnh

+ Gồm 03 đơn vị hành chính cấu thành là: Huyện Thuận Thành, huyện GiaBình và huyện Lương Tài

+ Cấu trúc khung: Hai trục giao thông chủ đạo là: tỉnh lộ 282 và đường QL38,trong tương lai có đường vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội đi qua Là vùng đồng tính,chưa có trung tâm thu hút làm hạt nhân, tạo nên sự phân cực

- Hành lang trung chuyển

Hành lang trung chuyển giữa 2 khu vực là sông Đuống, với chiều dài chảy quaTỉnh: 42 Km, rộng trung bình 260m

Trang 14

2 Phân vùng kinh tế

- Khu vực Bắc sông Đuống: Là vùng động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của Tỉnh với vai trò là trung tâm chính trị hành chính; trung tâm kinh tế dịch vụ dulịch, công nghiệp Và là một đầu mối giao thông giao lưu của cả vùng

- Khu vực Nam sông Đuống: Là vùng nông nghiệp, dịch vụ; đảm bảo an toànlương thực, thực phẩm

3 Tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế

Bảng 2: Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh qua các giai đoạn

TăngtrưởngBQ1997-2001(%/năm)

TSPXH(tỷ đồng)

TăngtrưởngBQ2001-2005(%/năm)

TSPXH(tỷ đồng)

TăngtrưởngBQ2005-

2010 (%/năm)

4 Cơ cấu kinh tế

Bảng 3: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 2001-2010

5 Thu nhập bình quân đầu người

- Năm 2004: 5,9 triệu đồng/người năm;

- Năm 2006: 8,0 triệu đồng/người năm;

- Năm 2008: 12,8 triệu đồng/người năm;

- Năm 2010: 19,8 triệu đồng/người năm;

2.3.2 Dân số - lao động

1 Dân số

- Tổng số năm 2010: 1.041.159 người

- Tỷ lệ nam: 49,23%; nữ: 50,77%;

Trang 15

- Tỷ lệ tăng tự nhiên: 12,6 ‰.

2 Phân bố dân cư

- Thành thị: 269.373 người; chiếm 25,87% tổng dân số

- Nông thôn: 771.786 người, chiếm 74,13% tổng dân số

- Mật độ dân số: 1.266 người/km2:

3 Lao động

- Tổng số người trong độ tuổi lao động: 660.330 người, chiếm 63,42% dân số toàntỉnh

- Số người lao động có việc làm: 504.365 người, chiếm 48,4% dân số toàn tỉnh

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45% (cả nước là 32%)

- Cơ cấu lao động - xã hội:

- 06 đô thị thuộc Huyện:

+ Thị trấn Chờ: đô thị loại V, huyện lỵ huyện Yên Phong

+ Thị trấn Phố Mới: đô thị loại V, huyện lỵ huyện Quế Võ,

+ Thị trấn Hồ: đô thị loại V, huyện lỵ huyện Thuận Thành

+ Thị trấn Lim: đô thị loại V, huyện lỵ huyện Tiên Du

+ Thị trấn Thứa: đô thị loại V, huyện lỵ huyện Lương Tài

+ Thị trấn Gia Bình: đô thị loại V, huyện lỵ huyện Gia Bình

Bảng 4: Hiện trạng các đô thị Tỉnh Bắc Ninh năm 2010

TT Tên đô thị Diện tích

(km2)

Dân số (người) Loại

đô thị

Cấpquản lý Chức năngTổng Nội thị Ngoại thị

1 Thành 82,6088 169.544 121.137 48.407 III Thuộc Trung tâm tổng

Trang 16

3 Thị trấnChờ 8,4483 14.276 14.276 0 V HuyệnThuộc Trung tâm tổnghợp, huyện lỵ

4 Phố MớiThị trấn 2,1649 6.629 6.629 0 V HuyệnThuộc Trung tâm tổnghợp, huyện lỵ

5 Thị trấnHồ 5,1071 11.514 11.514 0 V HuyệnThuộc Trung tâm tổnghợp, huyện lỵ

6 Thị trấn

ThuộcHuyện

Trung tâm tổnghợp, huyện lỵ

7 Thị trấnThứa 7,1457 8.955 8.955 0 V HuyệnThuộc Trung tâm tổnghợp, huyện lỵ

8 Gia BìnhThị trấn 4,6501 6.865 6.865 0 V HuyệnThuộc Trung tâm tổnghợp, huyện lỵ

Trang 17

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên

+ Nông thôn : 14.521.307 m2 Bình quân : 18,82 m2/người

(Bình quân cả nước: 21,3 m2/người)

2 Hệ thống phục vụ công cộng

Hệ thống các công trình phục vụ công cộng gồm: Giáo dục, y tế, văn hoá, câyxanh, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, ngân hàng, bưu điện, quản lýhành chính, được tổ chức thành 4 cấp:

- Trung tâm cấp tỉnh : Thành phố Bắc Ninh

- Trung tâm cấp khu vực : Thị xã Từ Sơn

- Trung tâm huyện : Các thị trấn huyện lỵ

- Trung tâm cấp cơ sở : Phường, xã

3 Các trung tâm chuyên ngành

- Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh: thành phố Bắc Ninh

- Các cơ sở y tế:

+ 01 bệnh viện đa khoa : 1.000 giường

+ 03 bệnh viện chuyên khoa : 330 giường

Trang 18

+ 01 bệnh viện điều dưỡng : 90 giường.

+ 07 bệnh viện huyện : 580 giường

+ 126 trạm y tế xã, phường, thị trấn : 630 giường

- Các cơ sở giáo dục và đào tạo:

+ 06 trường đại học và cao đẳng : 13.920 sinh viên

+ 02 trường trung học chuyên nghiệp : 6.644 học viên

+ 02 trường đạo tạo công nhân : 3.168 học viên

+ Một số phân hiệu của các trường đại học, cao đẳng khác

- Các cơ sở văn hoá - thông tin và di tích lịch sử:

+ 01 rạp hát (100 buổi biểu diễn) và 8 thư viện (169.000 đầu sách)

+ 01 đài trạm phát thanh cấp tỉnh, 8 đài truyền thanh huyện và thành phố

+ 427 di tích lịch sử được xếp hạng trong đó có 192 di tích được xếp hạng cấpTrung ương

(Nguồn: Theo Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2010)

- Thể dục thể thao - Cây xanh:

+ Công viên, cây xanh: Diện tích khoảng 500ha, bố trí phân tán, thiếu sự đầu tưđồng bộ

+ Thể dục - thể thao : 01 khu liên hợp thể dục thể thao cấp tỉnh (mới có quyhoạch nhưng chưa đầu tư)

Các công trình, cơ sở vật chất thể dục thể thao còn hạn chế do Sở Văn hoá - dulịch - thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân các thành phố, thị xã huyện và các ngành,doanh nghiệp quản lý

- Các trung tâm thương mại - dịch vụ

+ 03 trung tâm thương mại: TTTM Quốc tế Lim (Tiên Du) (thực chất chỉ là chợđầu mối có giao thương với Trung Quốc); trung tâm thương mại Hồng Công (Từ Sơn)

và trung tâm thương mại Him Lam Plaza (Bắc Ninh) (chưa đi vào hoạt động)

+ 178 Khách sạn, nhà nghỉ: 792 phòng, trong đó có 06 khách sạn xếp hạng sao(252 phòng)

2.3.6 Hạ tầng kỹ thuật

1 Giao thông

a Giao thông đối ngoại:

- Đường bộ: 05 tuyến quốc lộ, trong đó 03 tuyến đã xây dựng: QL1A mới (20km);QL18 cao tốc (44km); QL 38 (23km); QL 3 mới (đang triển khai đầu tư), đường VĐ4

- HN (đang chuẩn bị đầu tư); QL 1A cũ (đổi thành ĐT 295B)

Bảng 6 : Các tuyến giao thông đối ngoại

TT Đường bộ

Chiều dàiqua tỉnh (km)

Lànxe

Trang 19

1 QL 1A (mới) Hà nội - Lạng Sơn 20 4

5 VD4- HN Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh -Bắc Giang 18,5 6

- Đường sắt:

+ Hà Nội - Lạng Sơn (20km): 04 ga

+ Đường sắt cao tốc Yên Viên - Hạ Long (qua Bắc Ninh 30km)

- Đường thuỷ : 129 km đường sông

+ Sông Đuống : 42km

+ SôngThái Bình : 17km

+ 03 cảng sông lớn: Đáp cầu: 100.000 t/năm

Đáp cầu chuyên dùng (NMK Đáp Cầu): 30.000 t/nămĐáp cầu (NMK Quế Võ): 5.000T/năm

- Hàng không

Sân bay quốc tế Nội Bài cách thành phố Bắc Ninh 31 km theo QL 18 và cách thị

xã Từ Sơn: 25km

b Giao thông đối nội

- Đường bộ: 14 tuyến tỉnh lộ hiện có và 03 tuyến đang triển khai

- Giao thông công cộng: 10 tuyến, trong đó 05 tuyến nội tỉnh và 05 tuyến ngoạitỉnh

Bảng 7: Các tuyến giao thông đối nội của Tỉnh

TT Tuyến đường Lộ giới(m) Chiều dài(km) Kết cấu

3 ĐT 277, 286 7,5 38,0 Bê tông nhựa và cấp phối đá dăm

4 284, 285 ĐT 276, 278, 279, 283, 6,0 117,5 Bê tông nhựa và cấp phối đá dăm

5 Huyện lộ và đường đô thị 7,5 -15 404 Bê tông nhựa và cấp phối đá dăm

6 278 (mới) ĐT 282B, ĐT 295C, ĐT 39,5-56 53 Bê tông nhựa

2 Chuẩn bị kỹ thuật đất đai

a Nền

- Cao độ đê quốc gia: +7,8m - 12,0m

- Cao độ nền xây dựng: 4,0 - 6,0m

Trang 20

b Thoát nước mưa

- Lưu vực Bắc Sông Đuống: Hướng thoát là sông Cầu, Sông Đuống

- Lưu vực Nam Sông Đuống: Hướng thoát là Sông Đuống, Sông Thái Bình và BắcHưng Hải

c Công trình

- 285 trạm bơm

- Mạng lưới thoát nước mưa

+ Tại các đô thị hiện có: Phần lớn hệ thống thoát nước mưa chung với nước thải.Riêng tại các khu công nghiệp, đô thị mới: Thoát riêng

+ Tại nông thôn: Tự chảy

3 Cấp nước

a Nguồn

- Nước ngầm: 699.310m3/ngày đêm

- Nước mặt: Sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình, Sông Bùi và một số sôngnhỏ trong tỉnh

b Công trình cấp nước: 26 nhà máy nước có tổng công suất: 70,260 m3/ngày đêm,trong đó có 4 nhà máy nước cấp cho đô thị, còn lại là các nhà máy cấp nước cho nôngthôn

- Viễn thông: 118 điểm chuyển mạch

- Điện thoại, internet: 185.881 thuê bao (17,76 thuê bao/100 người); 919.848 thuêbao điện thoại di động; 45.896 thuê bao Internet (3,49 thuê bao/100 dân)

6 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

a Nước thải

- 02 nhà máy xử lý nước thải đang được xây dựng tại thành phố Bắc Ninh và thị xã

Từ Sơn

Trang 21

- Tại các Khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong: Có hệ thống xử lý nướcthải riêng.

- Tại các bệnh viện: 08/14 bệnh viện đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống xử

c Nghĩa trang tập trung

Thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đã có nghĩa trang 1,8- 2ha (nhưng đã hếtkhả năng tiếp nhận)

2.4 Đánh giá tổng hợp các điều kiện và nguồn lực phát triển Vùng

2.4.1 Đánh giá tổng hợp đất xây dựng

1 Rà soát các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

- Quy hoạch cấp vùng

+ Đồ án Quy hoạch hệ thống đô thị Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

- Quy hoạch chung đô thị

+ Quy hoạch chung thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 06 thị trấn huyện lỵ trênđịa bàn tỉnh

- Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết

+ Các khu nhà ở, Khu thương mại dịch vụ, Khu đô thị: 192 dự án, diện tích:2.502,12 ha

+ Các khu công nghiệp tập trung: 15 khu, diện tích: 6.847 ha

+ Các cụm công nghiệp: 32 cụm, diện tích 1578,58 ha

+ Các khu du lịch: 06 dự án

+ Các khu đô thị đại học và đào tạo: 02 dự án

- Quy hoạch nông thôn mới

+ Các đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: 100 đồ án/ 100 xã;

2 Tình hình sử dụng đất theo kết quả rà soát quy hoạch và các dự án đầu tư

- Năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là : 43.282,9 ha Sau khi cập nhậtcác dự án, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là : 39.813,5 ha Như vậy, diện tích đấtsản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là: 3.469,4 ha (chiếm 4,2% đất

Trang 22

Bảng 8: Hiện trạng và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

TT Loại đất hiệuKý Đặc điểm Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I Các loại đất không trong phạm vi đánh giá A 32.900 39,98

1.1 Mặt nước MN - Ao, hồ, sông, suối, kênh mương 9.741,80 11,841.2 Đất hiện có đó sử dụngphù hợp với quy hoạch IA

- Về cơ bản thuộc đất thuận lợi cho xây dựng

và đất trồng lúa 22.508,10 27,351.3

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Hạ tầng kỹ thuật

- Giá trị sử dụng và sinhlời

2.4.2 Đánh giá tổng hợp điều kiện và nguồn lực phát triển

1 Đánh giá theo phương pháp SWOT

a Các mặt mạnh

- Có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước

- Vị trí thuận lợi

- Mối quan hệ liên vùng rộng và thuận lợi

- Quỹ đất xây dựng và phát triển thuận lợi lớn

- Có hệ thống giao thông tương đối phát triển và đa dạng

Trang 23

- Là vùng đất có văn hiến lâu đời, có nền văn hoá đặc sắc với nhiều di sản văn hoá lịch sử nổi trội.

- Tài nguyên du lịch, lao động phong phú, dồi dào

- Có nền kinh tế tăng trưởng nhanh ổn định

- Hệ thống đô thị nông thôn và hạ tầng xã hội khá phát triển

b Các mặt yếu

- Nằm trong vùng trũng của đồng bằng Bắc bộ, dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậutoàn cầu

- Nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa mạnh và vững chắc

- Hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn chưa đồng bộ, hiện đại Các tuyến đường cao tốc chia cắt Tỉnh (QL 1A, QL 18, VĐ4 )

- Tình hình phát triển và xây dựng tự phát, cần sắp xếp, cân đối lại, thiếu quy hoạch vùng

- Nhiều dự án và nhà đầu tư tham gia đầu tư

- Có điều kiện và năng lực tham gia vào quá trình phân công lao động với Thủ đô, vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước

- Tỉnh có quy mô nhỏ, có điều kiện để xây dựng thành vùng đô thị lớn, tập trung

và trở thành thành phố khi hội đủ các điều kiện

- Chương trình xây dựng nông thôn mới đang triển khai

d Thách thức

- Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế khó khăn

- Biến đổi khí hậu toàn cầu

- Cạnh tranh với Thủ đô và một số tỉnh xung quanh về thu hút đầu tư và sức hấp dẫn

- Việc rà soát và sắp xếp lại các dự án đã cấp

- Sức hút của Thủ đô đối với dân cư quá mạnh

Trang 24

- Nhu cầu vốn đầu tư lớn để xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng lớn, nhưng khả năng có hạn

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường

- Tạo lập động lực phát triển bền vững thành thị hóa và xây dựng hệ thống giá trịmới khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

2 Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các chiến lược phát triển bền vững

a Các vấn đề trọng tâm

- Xác định tầm nhìn, tính chất và động lực phát triển vùng

- Rà soát các quy hoạch, dự án đầu tư đã phê duyệt

- Mô hình cấu trúc và định hướng phát triển không gian, gắn với vùng thủ đô vàquy hoạch sử dụng đất hợp lý

- Lộ trình tái cấu trúc lãnh thổ và phân bố lại dân cư, lao động theo định hướngxây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố vào năm 2020

- Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng theo hướng đồng bộ và hiện đại

- Phát triển kinh tế - xã hội, đô thị nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, ứng phóvới biến đổi khí hậu toàn cầu và đảm bảo an ninh quốc phòng

- Kết nối với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, các quy hoạch khác củacác địa phương có liên quan và chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh BắcNinh

- Các vấn đề khác theo Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

b Các chiến lược phát triển bền vững:

- Chiến lược phát huy điểm mạnh (Tăng cường)

- Chiến lược tạo ra sự khác biệt (Tạo ra thế lực và dòng chảy)

- Chiến lược khắc phục điểm yếu (Khai thác cái mạnh từ cái yếu)

- Chiến lược đảo nghịch (Biến thách thức thành cơ hội )

Bảng 10: Ma trận các chiến lược phát triển bền vững

Trang 25

phố trực thuộc Trung ương, trong đó

đô thị Bắc Ninh là đô thị lõi loại I

làm hạt nhân là “đầu tầu” thúc đẩy sự

phát triển của vùng và tham gia một

cách khách quan vào quá trình phân

công lao động trong vùng Thủ đô và

cả nước

- Xây dựng các đô thị vệ tinh gắn

với thủ đô Hà Nội (Từ Sơn và Yên

Phong)

Chiến lược tạo ra sự khác biệt

- Hình thành thành phố độc lập với trọng tâm là du lịch ( văn hóa tâm linh, cuối tuần) - dịch vụ và kinh tế trithức, có môi trường sống tốt, chi phí

xã hội thấp; phát triển hài hòa với nông thôn và cộng sinh với môi trường thiên nhiên

- Phân công chức năng hợp lý với Thủ đô Hà Nội

lớn có sức lan tỏa và hấp dẫn cao,

tham gia vào quá trình phân công lao

động xã hội bình đẳng và cùng có lợi

với vùng

- Xây dựng đô thị vệ tinh để thu hút

người dân có thể đến sinh sống an

tâm và an toàn

- Xây dựng hệ thống giao thông

thống nhất Tách các luồng vận tải

ngoại tỉnh và kết nối chặt chẽ với

giao thông nội tỉnh

Chiến lược đảo nghịch

- Xây dựng thành phố trên nền tảng

những hệ thống giá trị đặc trưng phong phú phù hợp với văn hóa kinh Bắc quy luật phong thổ học của "Nơi chốn“ (tỉnh Bắc Ninh)

- Xây dựng thành phố có quy mô

hợp lý phù hợp với sức chứa của môi trường sinh thái và thân thiện với thiên nhiên

III NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG

2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch

vụ du lịch sẽ định hướng cho quy hoạch xây dựng Vùng tương lai Nói cách khác, việcQuy hoạch xây dựng Vùng phải đáp ứng được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và laođộng xã hội

3 Đặc điểm lịch sử, điều kiện tự nhiên, hiện trạng của tỉnh Bắc Ninh và NghịQuyết số 01/NQ - TU ngày 21/9/2010 của Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng Bộtỉnh Bắc Ninh

Trang 26

4 Quy luật đô thị hóa và xu thế phát triển đô thị của các nước trên thế giới trongbối cảnh toàn cầu hóa Thế kỷ XXI.

5 Lợi thế là láng giềng gần của Thủ đô Hà Nội

3.1.1.2 Tầm nhìn đến năm 2050

1 Trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng Kinh tế Bắc

Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội với trọng tâm là Dịch vụ, trong đó dịch vụ Đào tạo, Dulịch nghỉ dưỡng, Văn hoá, Y tế và Thương mại chiếm tỷ trọng lớn với chất lượng cao

2 Trở thành một đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá của vùng Thủ đô,vùng Kinh tế Bắc Bộ và cả nước, có ý nghĩa quốc tế

3 Trở thành vùng đô thị lớn phát triển bền vững theo định hướng là thành phố trựcthuộc Trung ương với đặc trưng:

- Hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hoà, bền vững;

- Có sức cạnh tranh cao, có cơ sở kinh tế vững chắc;

- Đảm bảo các tiêu chuẩn của đô thị xanh, đô thị sinh thá;

- Có điều kiện an sinh tốt và cuộc sống có chất lượng cao, phong phú cho nhân dân;

- Nhất thể hoá đô thị và nông thôn, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các khuvực;

- An toàn, an tâm về thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

4 Là thành phố láng giềng gần của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Giang, HảiDương, Hưng Yên, Thái Nguyên, phát triển trên cơ sở phối hợp hỗ trợ và phân cônglao động hợp lý trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Bắc Bộ trên nguyên tắc hợp táccùng phát triển

3.1.2 Tính chất

1 Là một vùng thuộc vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằmtrên hành lang Kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh

2 Là một trung tâm Kinh tế tổng hợp, trong đó công nghiệp và dịch vụ giữ vai tròchủ đạo; tập trung phát triển kinh tế tri thức: Giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụngKHCN, du lịch văn hoá và dịch vụ thương mại

3 Là một vùng đô thị phát triển bền vững theo định hướng trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương

4 Có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng

3.1.3 Các động lực chủ yếu định hướng phát triển vùng

1 Vị trí chiến lược, có nhiều điều kiện thuận lợi

2 Có nền văn hiến lâu đời, văn hóa đặc sắc, phong thổ học đặc trưng, sự kết tụ các

di sản văn hóa nổi trội

3 Đô thị lõi Bắc Ninh hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh mở rộng, sẽ làhạt nhân làm đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng

4 Hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế chủ đạo:

Trang 27

- Công nghiệp (công nghiệp kỹ thuật cao và phụ trợ) và tiểu thủ công nghiệp.

- Dịch vụ: Du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, giáo dục đào tạo, nghiêncứu khoa học công nghệ, giao thông vận tải, cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao lưu

tổ chức các sự kiện vùng, quốc gia, quốc tế, kinh doanh bất động sản v.v

- Nông nghiệp sinh thái, kỹ thuật cao và làng nghề truyền thống

5 Tập trung các cơ sở đảm bảo an ninh, quốc phòng

6 “Cửa ngõ” phía đông bắc của Thủ đô, góp phần chia sẻ chức năng và gánh váccác trọng trách cùng thủ đô và là đầu mối giao thông và giao lưu quan trọng quốc gia,quốc tế

3.1.4 Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng

3.1.4.1 Kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Tỉnh, chỉ tiêu tăng trưởng (%)

dự báo như sau:

2 Cơ cấu kinh tế

Xây dựng cơ cấu Kinh tế toàn tỉnh trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công

nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp sau năm 2030 của thế kỷ XXI

Bảng 11: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

TT Các ngành kinh tế Năm 2010 (%) Năm 2020 (%) Năm 2030 (%)

3 Chỉ số thu nhập bình quân hàng năm (GDP/người)

- Năm 2010 : 1.800 USD/ người

- Năm 2015 : 3.500 USD/ người

- Năm 2020 : 6.500 USD/ người

- Năm 2030 : 10.000 – 14.000 USD/ người

3.1.4.2 Dân số và lao động

1 Cơ sở dự báo:

- Các số liệu điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009

- Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010

Trang 28

- Quyết định số 98/ 2008/QĐ.TTg ngày 11/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh đến năm 2020.

- Các chỉ tiêu dự báo tại Quyết định số 445/ QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủtướng Chính phủ

- Nghị định số 42/2009/ND.CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ

- Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam của WB

2 Các phương án dự báo

a Phương án I: (Phương án thấp)

Bảng 12: Các chỉ tiêu dân số lao động (Phương án I)

TT Các chỉ tiêu Hiện trạng Quy hoạch Tầm nhìn

5 Dân số nông thôn ( người) 771.786 763.000 723.000 630.000

6 Số người trong độ tuổi lao động

7 Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo ( %) 45,0 65,00 80,00 95,00

9 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động

(Số liệu hiện trạng lấy theo Niên giám thống kê Bắc Ninh 2010)

Các giả thuyết của phương án:

- Tỷ lệ tăng dân số từ 1,26% bình quân năm (năm 2010), lên 1,284 (năm 2020) vàgiữ ổn định 2,2% (năm 2030 và năm 2050)

- Tăng cơ học do di dân đô thị liên vùng, đô thị hóa tại chỗ và di dân trong tỉnhtăng dần từ 0,81% (năm 2010) (13,21 - 12,4%), lên 4,3% (năm 2020), 4,8% (năm2030) và giữ ổn định 2,64% (năm 2050)

- Tỷ lệ đô thị hóa

+ Năm 2020: 35,5% (thấp hơn so với định hướng cả nước là 45%) tỷ lệ tăngtrưởng hàng năm là 5,6% (cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân hàng năm của cảnước hiện nay là 3,4% và dự báo của WB khoảng 3,5%), do có sự tăng dân số bởi sựđiều chỉnh địa giới hành chính trong khu vực đô thị

+ Năm 2030: 50% ( Bằng mức tỷ lệ đô thị hóa bình quân của cả nước), nhưng mứctăng trưởng bình quân hàng năm rất cao, khoảng 7,1% so với xu thế toàn cầu

Trang 29

+ Năm 2050: tỷ lệ đô thị hóa 67% phù hợp với định hướng của xu thế đô thị hóatoàn cầu đối với nhóm nước thu nhập trung bình cao với mức tăng trưởng bình quânhàng năm là 3,47%

b Phương án II: ( Phương án theo Nhiệm vụ QHXD vùng)

Bảng 13: Các chỉ tiêu dân số lao động (Phương án II)

5 Dân số nông thôn ( người) 771.786 798.000 699.300 358.000

6 Số người trong độ tuổi lao động

7 Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động (%) 63,42 60 55 50

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo ( %) 45,0 65,0 80,00 90,0

9 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham

Các giả thuyết của phương án:

Căn cứ vào toàn bộ các dự án do các chủ đầu tư đăng ký trên địa bàn Tỉnh đến thờiđiểm dự báo để xác định nhu cầu lao động, từ đó cân đối và dự báo dân số theophương pháp cân bằng động

c Phương án III: (Phương án chọn)

Bảng 14: Các chỉ tiêu dân số lao động (Phương án III)

TT Các chỉ tiêu Hiện trạng Quy hoạch Tầm nhìn

2 Dân số thường trú cả Tỉnh (người) 1.041.159 1.183.000 1.443.000 2.100.000

3 Dân số vãng lai và tạm trú (người) 7.770 60.000 200.000 250.000

Trang 30

4 Tổng dân số thường trú và tạm

trú ổn định (người) 1.048.929 1.243.000 1.643.000 2.350.000

5 Dân số đô thị thường trú (người) 269.373 420.000 720.000 1.470.000

6 Dân số đô thị thường trú và tạm

7 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 25,87 35 - 39 50 - 56 70 - 73

8 Dân số nông thôn (người) 771.786 763.000 723.000 630.000

9 Số người trong độ tuổi lao động

Các giả thuyết của phương án: Căn cứ tương tự như phướng án I, có tính đến sự

gia tăng của khách vãng lai và dân cư tạm trú

3 So sánh đánh giá và lựa chọn phương án dự báo dân số

a Dự báo dân số toàn tỉnh

- Xu hướng tăng tự nhiên giảm dần

- Xu hướng tăng cơ học diễn ra chủ yếu trong nội tỉnh, phù hợp với sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế; còn tăng cơ học liên vùng vẫn rất hạn chế

- Do tăng cường chức năng du lịch, dịch vụ và đầu mối giao lưu, nên tỷ lệ tăng dân

số vãng lai sẽ giữ vai trò chủ yếu

- Do đó, quy mô dân số toàn tỉnh theo phương án I cũng chính là phương án III

(có tính đến sự gia tăng của khách vãng lai và dân cư tạm trú)

b Dự báo dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa

- Phương án I: Phù hợp với quy luật đô thị hóa và tăng trưởng dân số; nhưng chưaxét đến quy mô dân số tạm trú khách vãng lai và dân số di chuyển con lắc

- Phương án II: Không khả thi và nếu có diễn ra thì cũng gây áp lực rất lớn choTỉnh

- Phương án III: Hài hòa, có xét đến tỷ lệ khách vãng lai và dân cư sống ở BắcNinh nhưng hàng ngày về Hà Nội làm việc theo tỷ lệ, và lực lượng quân đội, sinh viên,học sinh tăng hàng năm nhằm đảm bảo được các mục tiêu sau:

+ Đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị loại I, đủ điều kiện để xây dựng Tỉnh thànhthành phố trực thuộc TW

Trang 31

+ Đảm bảo chiến lược sử dụng đất với cơ cấu khoảng 50% (đất nông nghiệp) và50% (đất phi nông nghiệp) đến năm 2030.

+ Phù hợp với quy luật phát triển dân số và đô thị hóa

+ Phù hợp với Nghị Quyết số 01/NQ – TU của Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh BắcNinh lần thứ XVIII

+ Đảm bảo tính khả thi và sự phát triển ổn định, bền vững

3.1.4.3 Nhu cầu sử dụng đất đai

1 Đất phi nông nghiệp.

- Năm 2010: 32.642,5 ha bằng 39,73% tổng diện tích đất tự nhiên

- Năm 2020: 38.271 ha bằng 46,5% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng và phát triển đô thị bình quân 250 m2/ người và đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn bình quân 108 m2/ người

- Năm 2030: 44.271 ha bằng 53,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xâydựng và phát triển đô thị bình quân 200 m2/người và đất xây dựng các điểm dân cưnông thôn bình quân 108 m2/ người

2 Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng

- Năm 2010: 49.528,7 ha, bằng 60,27% tổng diện tích đất tự nhiên

- Năm 2020: 44.000 ha, bằng 53,50% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Năm 2030: Diện tích 38.000 ha, bằng 46,2% tổng diện tích đất tự nhiên.

3.2 Các phương án ý tưởng định hướng phát triển không gian vùng Tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

3.2.1 Mô hình cấu trúc Vùng

3.2.1.1 Mô hình cấu trúc Vùng theo phân cấp quản lý hành chính

1 Mô hình cấu trúc Vùng tỉnh (mô hình A)

Ghi chú:

1 Tỉnh

2 Thành phố thuộc tỉnh 2.1 Nội thành : 2.1.1 Phường2.2 Ngoại thành : 2.2.1 Xã

3 Thị xã:

3.1 Nội thị 3.2 Ngoại thị

4 Huyện:

4.1 Thị trấn huyện lỵ 4.2 Thị trấn trung tâm xã, cụm xã 4.3 Xã

Trang 32

Hình 2: Cấu trúc Vùng tỉnh

2 Mô hình cấu trúc vùng thành phố trực thuộc Trung ương (mô hình B)

Hình 3: Cấu trúc vùng thành phố trực thuộc Trung ương

3.2.1.2 Mô hình cấu trúc không gian các vùng thành phố trực thuộc Trung ương

1 Sơ đồ nguyên tắc tổ chức không gian của vùng thành phố trực thuộc Trung ương

Ghi chú:

1.Hạt nhân của hệ thống (đô thị lõi)

2 Ranh giới ngoài của hệ thống

3 Khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo vệcảnh quan thiên nhiên

4 Các điểm dân cư đô thị có chứcnăng tổng hợp

5 Các đô thị công nghiệp

6 Các điểm phát triển tự phát

Ghi chú:

1 Thành phố trực thuộc Trung ương

2 Nội thành: 2.1 Quận 2.2 Các phường

3 Ngoài thành: 3.1 Thị xã vệ tinh

3.2 Huyện

* Thành phố trực thuộc Trung ươngkhông phải là một đô thị, mà là mộtvùng tỉnh có trình độ phát triển caođạt các tiêu chí trở thành một vùng

đô thị

Trang 33

Hình 4: Sơ đồ nguyên tắc tổ chức không gian

các vùng thành phố cực lớn trực thuộc TW

\

Hình 5: Sơ đồ nguyên tắc quy hoạch vùng các đô

thị cực lớn - thành phố trực thuộc Trung ương

Ghi chú:

1.Đô thị trung tâm ( đô thị lõi)2.Khu vực dự kiến phát triển của đô thị trung tâm

3.Ranh giới theo quy hoạch chung vùng

ngoại ô thành phố trung tâm4.Vành đai nghiên cứu của điểm dân

cư thuộc vùng ngoại ô (nông nghiệp ngoại thành)

5,6 Các trung tâm sản xuất công nghiệp hiện có

Ghi chú:

1 Vành đai đất thành phố (3,5 - 10 km từ ranh giới dự kiến củathành phố)

2 Vành đai ngoài được thiết lập theođiều kiện cụ thể địa phương

3 Đô thị trung tâm hiện hữu

4 Vùng mở rộng đô thị hiện có theoQHC

5 Phần lãnh thổ dự kiến phát triểntheo QHXD đợt đầu và trong các giaiđoạn tiếp theo

6 Các đô thị hiện có

7 Các đô thị mới dự kiến

Trang 34

Hình 6: Sơ đồ phân vùng các vành đai của vùng ngoại ô

3.2.2 Các chiến lược phát triển vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

3.2.2.1 Tầm nhìn chiến lược đến năm 2050

- Đô thị : 1.720.000 người chiếm 73% (Tổng dân số)

- Nông thôn : 630.000 người chiếm 30% (Tổng dân số)

- Mật độ : 2.856 người/km2 (so với hiện trạng 1.262 người/km2)

3 Chiến lược sử dụng đất đai

- Đất nông nghiệp và chưa sử dụng : 41%

- Đất phi nông nghiệp : 59%

4 Chiến lược tổ chức không gian

a Mô hình cấu trúc: Thành phố trực thuộc Trung ương (Áp dụng mô hình B)

b Khu vực nội thành:

- Bắc Sông Đuống gồm : Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, các huyện Tiên Du,Quế Võ và Yên Phong có diện tích tự nhiên là: 49.091 ha (60%) có sức chứa tối đakhoảng 1,7 -1,8 triệu người

- Khu vực nội thành dự kiến được chia thành 06 Khu thành phố có chức năng tổnghợp là cơ sở để lập các quận tương lai:

+ Khu vực thành phố Bắc Ninh : Đa chức năng, trung tâm chính trị, hành chínhcấp Tỉnh

+ Khu vực thị xã Từ Sơn : Công nghiệp, dịch vụ, du lịch

+ Khu vực huyện Tiên Du : Du lịch, dịch vụ, giáo dục đào tạo (Hạt nhân là Lim).+ Khu vực đô thị mới Nam Sơn ( chủ yếu trên cơ sở một số xã của Thành phố BắcNinh, huyện Tiên Du và Quế Võ): Khu trung tâm tổng hợp mới của đô thị Bắc Ninh,dành để phát triển: Giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ (KhuĐại học tập trung số 2); dịch vụ, tài chính, thương mại, văn phòng và du lịch; nhà ởtrên cơ sở tổ chức không gian kiến trúc - quy hoạch gắn với cây xanh mặt nước, trong

đó có hồ nước lớn phía sông Đuống; kết hợp tổ chức không gian du lịch núi Nam Sơnnhằm kết nối trực tiếp với vành đai xanh sông Đuống

+ Khu vực huyện Quế Võ : Công nghiệp, dịch vụ (Hạt nhân là Phố Mới)

Trang 35

+ Khu vực huyện Yên Phong: Công nghiệp, dịch vụ (Hạt nhân là Chờ).

Quy mô dân số khoảng 1.450.000 người (nếu tính cả dân số tạm trú khoảng1.643.000 người) trung bình mỗi khu thành phố hoặc quận khoảng: 24 - 25 vạn người.Mật độ dân số khoảng 2.954 người/ Km2

- Tổ chức hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn:

+ Hình thành một thị xã Hồ (Thuận Thành) là đô thị loại III, khoảng 10 vạn dân + Hình thành hai chùm đô thị vệ tinh : Gia Bình (thị trấn Gia Bình là đô thị loại IVlàm trung tâm) và Lương Tài (Thị trấn Thứa là đô thị loại IV làm trung tâm), trungbình mỗi chùm có quy mô dân số khoảng 8,0 - 9,0 vạn người, gồm các thị trấn làmtrung tâm xã, cụm xã

+ Các điểm dân cư nông thôn được trang bị tốt cơ sở hạ tầng và cập nhật lối sốngthành thị (thành thị hóa nông thôn tại chỗ) Người dân sống tại các khu dân cư nôngthôn bao gồm: Người làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hoặc có chỗ làmviệc tại nội thành và thủ đô Hà Nội

d Hình thành và phát triển “ Bộ khung bảo vệ thiên nhiên”, lấy “ trục sôngĐuống” làm trung tâm, giữ vai trò là vành đai xanh, kết nối với các hành lang xanh,các công viên, cây xanh đan xen trong đô thị và gắn kết với vùng nông nghiệp ngoạithành

5 Chiến lược phát triển giao thông

a Hình thành các trục chủ đạo:

- Trục giao thông đường bộ:

+ Trục liên kết vùng VĐ3, VĐ4 Hà Nội, QL1A mới và QL 18 mới và đường sắt

Hà Nội - Lạng Sơn, đường sắt cao tốc Yên Viên - Hạ Long

+ Trục liên kết đô thị : ĐT 295B ( QL1A cũ ), ĐT 286 - QL 18 cũ, QL 38

+ Trục liên kết khu vực (2 vành đai): ĐT 282B, ĐT 287, ĐT285B, ĐT 281, ĐT

276, ĐT 295C, ĐT279 thành vành đai khớp nối khu vực nội thành và ngoại thành

- Trục tàu điện ngầm:

+ Tuyến Hà Nội - Từ Sơn - Bắc Ninh: Chạy dọc trục ĐT.295C;

+ Tuyến: Bắc Ninh - Hồ - Hưng Yên: Chạy dọc trục QL38 (định hướng kết nốivới tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng)

+ Xây dựng nhà ga tàu điện ngầm tại khu vực trung tâm đô thị lõi Bắc Ninh kếthợp phát triển trung tâm dịch vụ thương mại

- Trục đường sắt trên cao:

Trang 36

+ Tuyến kết nối Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long: Đoạn qua Yên Phong chạy dọctrục QL18 mới và ĐT 285B; đoạn qua TP.Bắc Ninh đi theo trục ĐT279; đoạn qua Quế

Võ chạy dọc theo ĐT 285B và QL18 mới; đoạn qua Từ Sơn, Tiên Du chạy dọc theo

- Các trục sông ngòi: Sông Đuống, Sông Cầu, sông Thái Bình: Là trục giao thông,cảnh quan và du lịch

b Hình thành bảy “cửa ngõ” chính gồm:

- Bắc Ninh - Hà Nội QL1A

- Bắc Ninh - Nội Bài : QL18

- Bắc Ninh - Thái Nguyên : VĐ3

- Bắc Ninh - Bắc Giang : QL1 A

- Bắc Ninh - Hạ Long : QL18

- Bắc Ninh - Hưng Yên : VĐ4

- Bắc Ninh - Hải Dương : QL38

3.2.2.2 Các phương án ý tưởng

a Phương án I: Tuyến điểm hướng tâm

- Hình thành chùm thành phố Bắc Ninh (Bắc sông Đuống), trong đó thành phốBắc Ninh là hạt nhân, gắn kết với 3 tuyến hành lang dân cư, gồm:

+ T1: Bắc Ninh - Chờ - đi sân bay Nội Bài dọc QL18 mới và QL 18

+ T2: Bắc Ninh - Lim - Từ Sơn - trung tâm thành phố Hà Nội (QL 1A)

+ T3: Bắc Ninh - Nam Sơn - Hồ (QL 38)

- Hình thành 2 tuyến hành lang dân cư Nam sông Đuống:

+ T4: Hồ - trung tâm Hà Nội dọc ĐT 282

+ T5: Thứa - Gia Bình - Thiên Thai - Phố Mới

- Bảo tồn hành lang xanh dọc sông Đuống, Sông Cầu, sông Thái Bình

- Bảo tồn vùng nông thôn hiện có

- Xây dựng mạng lưới giao thông theo tầm nhìn chiến lược phát triển giao thôngđến năm 2050

Năm 2020 Năm 2030

Trang 37

b Phương án II: Chùm đô thị hướng tới nhất thể hoá đô thị - nông thôn (Phương án chọn)

- Hình thành đô thị Bắc Ninh chủ yếu trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn,huyện Tiên Du là đô thị loại I, chức năng là Trung tâm tổng hợp

- Xây dựng 3 đô thị vệ tinh loại IV gồm: Phố Mới (Quế Võ), Chờ (Yên Phong) và

Hồ (Thuận Thành)

- Xây dựng 2 chùm đô thị loại V gắn với huyện Lương Tài và huyện Gia Bình

- Hình thành vành đai xanh dọc sông Đuống gắn kết với các hành lang xanh của

c Phương án III: Tuyến điểm đa tâm

- Phát triển tuyến hành lang dọc các đường QL1A, ĐT 295 với các trung tâm làthành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, và thị trấn Lim

- Phát triển tuyến hành lang dọc QL 18 gắn kết các trung tâm là thành phố BắcNinh, đô thị Phố Mới (Quế Võ) và đô thị Chờ (Yên Phong)

- Phát triển tuyến hành lang dọc QL 38 gắn kết các trung tâm: Thành phố BắcNinh, đô thị mới Nam Sơn và thị xã Hồ (Thuận Thành)

- Phát triển tuyến hành lang dọc ĐT 282 gắn kết với các trung tâm thị xã Hồ, thịtrấn Gia Bình (đô thị loại V) và các thị trấn là trung tâm các cụm xã

- Xây dựng chùm đô thị vệ tinh tại huyện Lương Tài, thị trấn Thứa (đô thị loại V),

là trung tâm các thị trấn là trung tâm các cụm xã;

Trang 38

3.2.2.3 So sánh lựa chọn phương án

Bảng 15: Đánh giá lựa chọn phương án phát triển không gian

T

T Các tiêu chí đánh giá Điểm PA I PA II PAIII

I Kế thừa được hiện trạng và các quyết định

1.2 Hiện trạng quy hoạch và các dự án đã giao 05 04 04 031.3 Diện tích quỹ đất đã giao cho dự án 10 10 10 10

II Giải quyết tốt các mối quan hệ nội vùng và liên vùng 20 15 18 15

2.1 Quan hệ giữa các đơn vị hành chính trong vùng 10 05 08 05

III Có cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ 35 29 34 25

3.1 Phù hợp với mô hình cấu trúc vùng đô thị lớn 05 04 05 023.2 Phù hợp với lộ trình phát triển hướng tới tầmnhìn 2050 15 14 15 13

3.4 Đảm bảo phát triển bền vững và khả thi 10 06 09 05

IV Hiệu quả quản lý và thực thi QH 20 12 18 12

3.3 Định hướng phát triển không gian đến năm 2030

3.3.1 Hệ thống các vùng lãnh thổ

3.3.1.1 Cơ sở phân vùng

1 Hệ thống các đơn vị hành chính thuộc Tỉnh (thành phố, thị xã, huyện);

2 Mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính - lãnh thổ;

3 Quy mô đô thị lõi Bắc Ninh;

4 Định hướng phát triển các ngành sản xuất, bố trí dân cư, hạ tầng;

5 Đặc điểm riêng của mỗi đơn vị hoặc lãnh thổ và ranh giới tự nhiên

6 Quy mô các đơn vị lãnh thổ hiện tại:

Trang 39

a Khu vực Bắc sông Đuống:

- Huyện Yên Phong

b Khu vực Nam sông Đuống:

ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp

+ Khu vực Nam Sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Huyện Thuận Thành với diện tích11.791 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; huyện Gia Bìnhvới diện tích 10.779,8 ha, chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ vàhuyện Lương Tài với diện tích 10.566,6 ha, chức năng là vùng Nông nghiệp - Côngnghiệp - Dịch vụ

- Các chỉ tiêu của hệ thống các tiểu vùng:

Bảng 16: Các chỉ tiêu của hệ thống các tiểu vùng (Phương án I)

TT Các tiểu vùng Diện tích

(ha)

Dân số (2010) (Người)

Số lượng các đơn vị hành chính (xã)

Chức năng

1 Đô thị lõi Bắc

Ninh 25.940 452.697 48 Trung tâm tổng hợp của Vùng

2 Huyện Yên Phong 9.686,2 128.603 14 Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp

3 Huyện Quế Võ 13.464,8 119.148 18 Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp

4 Huyện Thuận Thành 11.791 146.563 18 Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp

5 Huyện Gia Bình 10.779,8 92.238 14 Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ

Trang 40

+ Khu vực Bắc sông Đuống: 04 tiểu vùng: Đô thị lõi (gồm Bắc Ninh, Tiên Du và

05 xã của huyện Quế Võ (xã Hán Quảng, Chi Lăng, Yên Giả, Việt Thống và ĐạiXuân), Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ

+ Khu vực Nam sông Đuống: 03 tiểu vùng: Huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình

và huyện Lương Tài

- Các chỉ tiêu của hệ thống các tiểu vùng

Bảng 17: Các chỉ tiêu của hệ thống các tiểu vùng (Phương án II)

TT Các tiểu vùng

Diện tích (ha)

Dân số (2010) (Người)

Số lượng các đơn vị hành chính (xã)

Chức năng

1 Đô thị lõi Bắc

Ninh 21.129,4 325.745 26 Trung tâm tổng hợp của Vùng

Ngày đăng: 24/11/2015, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w