Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lýtrong một thể thống nhất có phân công, phân cấp, hợp tác, liên kết giữa cácphương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một m
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận án này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại họcGiao thông vận tải Hà Nội
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đạihọc Giao thông vận tải Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Công trình đãtận tình dạy bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lã Văn Chăm đã dành nhiềuthời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận ántốt nghiệp
Đồng thời tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đặc biệt là các bạn đồng nghiệp đãtạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu trong quá trìnhlàm luận án
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận án nhưng do thời gian hạn hẹpnên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quíbáu của quý thầy cô và các bạn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Phương Loan
MỤC LỤC
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của quy hoạch mạng lưới GTVT 3
1.3 Các căn cứ để xây dựng quy hoạch GTVT 7
1.4 Các sơ đồ mạng lưới đường 9
1.5 Các yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới 14
1.6 Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới đường 16
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ 17
2.1 Giới thiệu chung 17
2.1.1 Vị trí địa lý 17
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 17
2.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội 21
2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội 28
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 28
2.2.2 Thực trạng phát triển của các ngành và lĩnh vực 30
2.3 Dự báo nhu cầu vận tải của huyện Định Hóa 35
2.3.1 Qui hoạch chung huyện Định Hoá đến năm 2025 35
2.3.2 Dự báo nhu cầu vận tải 40
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN ĐỊNH HOÁVÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025.50 3.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải 50
3.1.1 Đường tỉnh 50
3.1.2 Đường huyện, xã 52
3.2 Định hướng phát triển đến năm 2025 68
3.2.1 Phát triển mạng lưới giao thông 68
3.2.2 Phát triển hệ thống thuỷ lợi 69
3.2.3 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 70
3.2.4 Công nghiệp, xây dựng 70
Trang 33.2.5 Dịch vụ 71
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025 72
4.1 Quan điểm và mục tiêu 72
4.1.1 Quan điểm phát triển mạng lưới giao thông đường bộ 72
4.1.2 Mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông đường bộ 73
4.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đường bộ đến năm 2025 74
4.2.1Yêu cầu hướng tuyến và tiêu chuẩn áp dụng 74
4.2.2.Thiết kế quy hoạch 77
4.3 Cơ chế chính sách và các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển GTVT Huyện Định Hóa 89
4.3.1 Các chính sách chủ yếu phát triển giao thông vận tải 89
4.3.2 Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển giao thông 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Quy hoạch dạng nan quạt và nan quạt có đường bao 9
Sơ đồ 2: Dạng sơ đồ quy hoạch vòng tròn xuyên tâm 10
Sơ đồ 3: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo 11
Sơ đồ 4: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo 11
Sơ đồ 5: Mạng lưới đưòng tự do 13
Sơ đồ 6: Sơ đồ hỗn hợp 14
Hình 2.1: Dân số huyện Định Hóa, các năm 2001- 2007 26
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động huyện Định Hoá, thời kỳ 2001-2006 26
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá, giai đoạn 2005-2010 29
Bảng 2.3 So sánh cơ cấu kinh tế của Định Hoá với chung toàn tỉnh 29
Bảng 2.4 Tổng hợp một số chỉ tiêu ngành trồng trọt huyện Định Hoá 30
Bảng 2.5 Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Định Hóa (Đơn vị: con) 32
Bảng 2.6 Dự báo lưu lượng xe trên một số tuyến đường chính Huyện Định Hoá đến năm 2025 44
Bảng 2.7 Kết quả dự báo khối lượng vận tải huyện Định Hoá đến năm 2025 46
Bảng 2.8 Kết quả dự báo lưu lượng phương tiện trên các tỉnh lộ và huyện lộ 48
Bảng 3.1 Hiện trạng hệ thống đường huyện xã - Huyện Định Hóa 57
Bảng 4.1 Chiều rộng tối thiểu các yếu tố trên mặt cắt ngang 75
Bảng 4.2 Phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế 76
Bảng 4.3 Chiều rộng một làn xe và số làn xe tối thiểu đường đô thị 76
Bảng 4.4 Tiêu chuẩn thiết kế đường nông thôn 77
Bảng 4.5 Nâng cấp một số tuyến đường xã lên đường huyện 86
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTVT : Giao thông vận tải
GTNT : Giao thông nông thôn
KT – XH : Kinh tế - xã hội
QH : Quy hoạch
CNH – HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
ANQP : An ninh quốc phòng
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội Vì vậy cần được ưu tiên đầu tư phát triển để tạo tiền đề,lamg động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phầnđảm bảo an ninh, quốc phòng Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lýtrong một thể thống nhất có phân công, phân cấp, hợp tác, liên kết giữa cácphương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giaothông thông suốt và có hiệu quả là mục tiêu chung của cả đất nước cũng nhưtỉnh Thái Nguyên Để hoàn thành mục tiêu đó chúng ta cần phải quy hoạch hệthống giao thông hoàn chỉnh trước khi triển khai xây dựng
Quy hoạch là một bước trong tiến trình kế hoạch hoá, là một công táckhông thể thiếu được cho tất cả các ngành nói chung và ngành giao thông vậntải nói riêng Quy hoạch giao thông vận tải là sự sắp xếp chuẩn bị kỹ thuật và vịtrí các hạng mục, các vấn đề của ngành theo không gian và thời gian Từ đó theothời gian từng bước được thực hiện theo quy hoạch đã được duyệt
Quy hoạch bổ sung giao thông vận tải của các huyện trên địa bàn tỉnhThái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến năm 2020 trước đây đã cótuy nhiên từ năm 2010 đến nay tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nóichung và của từng huyện nói riêng đã có rất nhiều thay đổi, do đó việc Quyhoạch phát triển giao thông từng huyện đến năm 2025 để phù hợp với sự pháttriển kinh tế - xã hội là một yêu cầu thiết yếu
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyênvới diện tích tự nhiên 520,75 km2, cách thành phố 50 km về phía Tây Bắc, cóphía bắc và phía đông giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang cònphía nam giáp hai huyện Đại Từ và Phú Lương Kinh tế chủ yếu của huyện lànông nghiệp và lâm nghiệp do đó đời sống của người dân nơi đây còn khó khăn,trình độ dân trí còn thấp, việc giao lưu đi lại giữa các vùng của người dân tronghuyện chưa thuận tiện Nên để góp phần đẩy mạnh sự đầu tư phát triển kinh tế -
Trang 8xã hội, cơ sở hạ tầng và giao lưu văn hoá giữa các vùng trong huyện và giữahuyện với các địa phương khác thì việc quy hoạch mạng lưới giao thông chohuyện là điều vô cùng hệ trọng.
Do đó việc “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông vậntải huyện Định Hoá – Thái Nguyên đến năm 2025” là việc làm cần thiết để cóthể thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như giao lưu văn hoá của ngườidân trong huyện và theo sát với định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn từnay đến năm 2025
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Định Hoá phù hợp với sự pháttriển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển giao thông vận tải của tỉnh TháiNguyên
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về quy hoạch giao thông đô thị, kếthợp thu thập số liệu và phân tích hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bànhuyện Định Hoá Từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp hợp lý nhằm phát triểngiao thông huyện Định Hóa - Thái Nguyên đến năm 2025
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1:Tổng quan về quy hoạch mạng lưới Giao thông Vận tải Chương 2 : Điều kiện tự nhiên – hiện trạng kinh tế xã hội, giao thông vận
tải và dự báo nhu cầu vận tải của huyện Định Hoá
Chương 3: Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải huyện Định Hoá và định hướng phát triển đến năm 2025
Chương 4: Nghiên cứu qui hoạch mạng luới giao thông vận tải huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH
1.1 Khái niệm
Trang 9Quy hoach mạng lưới đường là một công tác chuyên môn trong quyhoạch đô thị Công tác này phải hoàn thành nhiệm vụ tổ chức các tuyến đườngtheo một nguyên tắc và phương pháp thống nhất, nhằm đảm bảo vai trò toàndiện của đường Để đảm bảo tốt vai trò và chức năng đó thì người thiết kế phảinghiên cứu, nắm vững quy hoạch tổng thể thiết kế đô thị với các công năng củacông trình hai bên đường, cũng như những vấn đề chung của công tác xây dựng
Trong đó: N: Tổng chiều dài các tuyến cao tốc
T: Tổng chiều dài các tuyến đường chính trong thành phố
K: Tổng chiều dài các tuyến đường chính khu vực
1.2 Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của quy hoạch mạng lưới GTVT.
Giao thông vận tải, có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xãhội của mỗi quốc gia Vì vậy, để có thể phát triển nhanh nền kinh tế thì GTVTphải có kết cấu hạ tầng đủ mạnh và phải đi trước một bước
Quy hoạch giao thông vận tải là một bộ phận của quá trình kinh tế hoáphát triển giao thông vận tải Là một chương trình định hướng phát triển củangành, nhằm đưa ra tất cả các phương án về mục tiêu và con đường đi đến mụcđích mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội của khu vực và quốc gia Từ đó chọn
ra phương án phát triển hợp lý nhất
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải được xây dựng trên cơ sở khoahọc, về mặt kinh tế - kỹ thuật để minh chứng rằng: Trong điều kiện kinh tế xãhội nhất định thì giao thông vận tải chỉ nên phát triển theo định hướng như thếnào là hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất
Mặt khác, quy hoạch phát triển giao thông vận tải làm cơ sở để bổ sungcho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước
Mục đích
Trang 10- Làm cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà Nước (Sở Giao thông vận tải, BộGiao thông vận tải) thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước đối với các chuyênngành.
Đặc biệt trong công tác xác định quy mô đầu tư, xây dựng kế hoạch dàihạn, trung hạn, ngắn hạn, để phát triển toàn diện hệ thống giao thông vận tải trênđịa bàn thuộc mình quản lý
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải sẽ đưa ra những luận cứ khoahọc lựa chọn phương hướng phát triển của ngành góp phần định hướng pháttriển kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,quốc phòng trên địa bàn quy hoạch và toàn quốc
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải xác định vai trò của từng phươngthức vận tải trên thị trường trong và ngoài nước trên những hành lang chủ yếu ởgiai đoạn phát triển Do vậy, trong quy hoạch tổng thể sẽ tập trung xem xét mộtcách tổng hợp hoạt động giữa các phương thức, đặt ra các tình huống cạnh tranhgiữa chúng tương ứng với các giải pháp về kết cấu hạ tầng sau khi đã thực hiệncác dự án, chương trình củng cố, cải tạo
- Kết quả nghiên cứu sẽ là hướng dẫn định hướng có tính thuyết phụckhách quan cho từng chuyên ngành, từng phương thức vận tải phát triển để đạtđược hiệu quả chung cao nhất
Ý nghĩa
- Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT là bản tường trình, minh chứng và
bổ sung cho chiến lược phát triển Là cơ sở để xây dựng các quy hoạch pháttriển của các chuyên ngành và các doanh nghiệp thuộc ngành Là căn cứ để hìnhthành nên các chương trình, dự án củng cố phát triển trọng điểm của ngành
- Song quy hoạch phát triển giao thông vận tải tập trung đi sâu phân tích,lựa chọn các phương án phát triển đối với các hạng mục chủ yếu thuộc lĩnh vựckết cấu hạ tầng Từ đó mà hình thành các chương trình, dự án củng cố phát triểnkết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong từng giai đoạn
- Đối với lĩnh vực hoạt động mang tính sản xuất kinh doanh là chủ yếu thì:Sau khi xác định vai trò của từng phương thức vận tải trong tương lai, quyhoạch phát triển giao thông vận tải đi sâu phân tích, định hướng, đưa ra các
Trang 11thông tin hướng dẫn về hướng phát triển của từng phương thức trên từng mặthoạt động của từng khối ngành, giúp các chủ thể kinh doanh xây dựng chiếnlược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, quy hoạch phát triển giao thông vận tảikhông đi sâu xác định quy mô, biện pháp phát triển hoặc cân đối nguồn lực cụthể cho từng phương thức, từng chuyên ngành như đã làm trong cơ chế kế hoạchhoá tập trung trước đây, mà chỉ tiến hành cân đối sơ bộ về nguồn lực (cân đối vềnhu cầu với các khả năng về nguồn vốn) cho việc thực hiện các phương án quyhoạch Trên cơ sở đó mà đề nghị với Nhà Nước, hoặc cơ quan quản lý NhàNước (UBND Tỉnh, Thành phố) điều chỉnh chủ trương đầu tư cho ngành hoặcthay đổi chính sách điều tiết cho phù hợp
Quy hoạch phát triển GTVT trong nền kinh tế thị trường luôn lấy hiệu quảkinh tế xã hội làm mục tiêu chính để xây dựng phát triển Nghĩa là phát triểnGTVT không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho ngành mà quan trọng hơntạo tiền đề thuận lợi cho các ngành kinh tế khác cùng cạnh tranh và cùng pháttriển, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhândân
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải góp phần vào việc tổ chứclại sản xuất phân công lao động trên toàn lãnh thổ, góp phần thúc đẩy phát triển
Trang 12kinh tế, có sự kết hợp giữa giao thông, thuỷ lợi, phát triển công nghiệp, kết hợpphát triển kinh tế với văn hoá và củng cố an ninh, quốc phòng…
Giao thông vận tải là ngành sản xuất trong hệ thống nền kinh tế quốc dân,
là bộ phận quan trọng góp phần cho sự phát triển của các ngành sản xuất, nó vừa
là tiền đề vừa là kết quả của các ngành sản xuất Vì vậy, khi xây dựng phương
án quy hoạch GTVT cần phải xem xét một cách toàn diện, phải có sự kết hợpchặt chẽ với sự phát triển của các ngành sản xuất Trên cơ sở quy hoạch, kếhoạch của các ngành mà xác định nhu cầu thị trường về vận tải mà ngành cầnđáp ứng
Mặt khác mỗi phương án phát triển GTVT phải có sự kết hợp hài hoà vớiquy hoạch phát triển của các ngành, có như vậy mới có thể tiết kiệm vốn đầu tưđồng thời còn tạo nên sự kết hợp hài hoà với các công trình của các ngành kháctheo không gian và thời gian
- Quy hoạch giao thông phải thể hiện tính tổng hợp, tính hệ thống, tínhliên tục, tính trung thực, tính khách quan và khoa học
Các số liệu điều tra trong quy hoạch phải thể hiện trung thực và kháchquan, phản ánh quy luật diễn biến khách quan của đối tượng Khi xây dựng cácphương án quy hoạch cần phải thể hiện tính khoa học, tiên tiến và tính thực tiễn.Trong so sánh lựa chọn phương án quy hoạch phải sử dụng phương pháp khoahọc và khi đánh giá phương án quy hoạch phải xem xét một cách toàn diện, phảiđánh giá một cách trung thực
- Phải khai thác mọi tiềm năng của đất nước, khai thác các nguồn vốn.Phải thể hiện tính tiên tiến, tính thừa kế và tính hiện thực để đề ra những bước đivững chắc phù hợp với khả năng của địa phương Phải đặc biệt chú ý đến vấn đềtiết kiệm Lấy việc thực hiện kế hoạch ngắn hạn để làm cơ sở cho việc xây dựngquy hoạch
- Khi nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch giao thông cần phảinghiên cứu kỹ các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành có liên quanthông qua điều tra kinh tế Quy hoạch phát triển GTVT phải vừa là tiền đề củaquy hoạch các ngành
Trang 13- Khi xây dựng quy hoạch phát triển giao thông cần phải đưa ra nhiềuphương án Từ đó so sánh lựa chọn phương án hợp lý nhất.
- Khi so sánh và lựa chọn phương án quy hoạch giao thông phải đứng trêngóc độ của cả nước mà xem xét, phải lấy lợi ích của ngành và địa phương gắnliền với lợi ích kinh tế - xã hội của cả nước Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, củng cố
an ninh quốc phòng làm mục tiêu cơ bản để xây dựng quy hoạch
1.3 Các căn cứ để xây dựng quy hoạch GTVT.
Khi tiến hành xây dựng dự án quy hoạch phát triển GTVT một khu vực,hoặc địa phương nào đó, chúng ta cần dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa Đảng và Nhà Nước trong thời kỳ quy hoạch
- Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển giao thông của toàn quốc
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc
và địa phương trong thời kỳ quy hoạch
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của ngành, của các đơn vị sảnxuất kinh doanh thuộc ngành vận tải
- Căn cứ vào những tài liệu về kế hoạch, quy hoạch phát triển của cácngành GTVT của địa phương
- Căn cứ vào kết quả điều tra về tình hình phát triển kinh tế xã hội trongkhu vực quy hoạch và kết quả đến công tác lập quy hoạch và kế hoạch
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc tính toán và so sánh lựa chọnphương án quy hoạch Tình hình khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, cáctiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của ngành, quy trình thi công xây dựng, các tài liệu
Trang 14- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Quốc hộinước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
- Thông tư số 07/208/TT- BXD ngày 07/04/2008 của Bộ xây dựng hướngdẫn lập, thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2006-2010 định hướng đến 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm2020
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII
- Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộViệt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 01 năm 2002 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVTđường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sông ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quy hoạch mạng đường sắt cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 - Bộ Giao thông vận tải
1.4 Các sơ đồ mạng lưới đường
Xuất phát từ điều kiện địa hình, địa lý, đều kiện lịch sử phát triển đô thị,điều kiện kinh tế xã hội và chính sách phát triển đô thị… Mà chúng ta có sơ đồmạng lưới đường khác nhau
Trang 15Sơ đồ 1: Quy hoạch dạng nan quạt và nan quạt có đường bao
Khi đô thị mới hình thành thì hệ thống giao thông đường thuỷ và đường bộgiao lưu với nhau ngay tại trung tâm của đô thị Giao thông đường thuỷ bám vàođường bộ giao lưu với nhau ngay tại trung tâm của đô thị Giao thông đườngthuỷ bám vào đường sông, giao thông đường bộ thì bám vào các địa hình thuậnlợi để phát triển Sau khi kỹ thuật phát triển đã thực hiện san lấp được khốilượng đất đá lớn, nối các trục chính với nhau tạo ra mạng lưới đường thuận tiệnhơn
Ưu điểm:
- Liên lạc giữa đường thuỷ và đường bộ thuận lợi
- Liên lạc với trung tâm ngắn và nhanh
- Thường thấy rõ ở các đô thị có cảng sông, biển
Trang 16Sơ đồ 2: Dạng sơ đồ quy hoạch vòng tròn xuyên tâm
Các tuyến đường phố xuất phát từ một điểm trung tâm thành phố Thời gianđầu việc liên hệ giữa các điểm ở cuối mạng xa, khó khăn vì phải qua trung tâm.Qua thời gian sử dụng và khi đô thị lớn lên cũng như khoa học kỹ thuật pháttriển, người ta đã nối các tuyến lại với nhau thành mạng có các đường vòng tròn:Vòng tròn bên ngoai thường là các đường cao tốc, các đường vòng tròn nàythường gọi là các đường vành đai
Nhược điểm chính của mạng đường này: mật độ xe tập trung vào trungtâm lớn nên tốn đất, xử lý kỹ thuật phức tạp, tốn kém Các công trình kiến trúc ởcác góc nhọn tổ chức khó khăn
Trang 17Sơ đồ 3: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo
Các tuyến đường cắt nhau tạo ra các khu đất dạng hình vuông hoặc chữ nhật
Áp dụng nhiều và rõ rệt ở các đô thị Mỹ như: New York, ở Việt Nam: Sài gòn
Qua thời gian sử dụng và đô thị phát triển lớn lên, người ta phải xây dựngthêm các đường chéo để rút ngắn thời gian liên lạc với trung tâm, tạo ra mạnglưới đường ô cờ có đường chéo ta thấy ở thành phố Hà Nội
Sơ đồ 4: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo
Đặc điểm: Đối với hai sơ đồ bàn cờ và bàn cờ có đường chéo: hiệu quảphục vụ của các công trinh kỹ thuật cao Các tuyến đường thẳng bố trí côngtrình kiến trúc thuận tiện, không tốn đất Còn lại các ô đất có góc nhọn do các
Trang 18đường chéo tạo ra thì khó tổ chức công trình kiến trúc, tốn đất, tốn kém tiền bạc,
kỹ thuật để xử lý giao thông, nhất là các điểm trong trung tâm, tốc độ lưu thôngthấp vì nhiều ngã giao nhau và khoảng cách ngắn Mạng lưới này phù hợp chocác đô thị có địa hình đơn giản, quy mô không lớn lắm
* Sơ đồ dạng tam giác
Mạng lưới tạo ra các khu vực hình tam giác, tạo điều kiện tổ chức hợp lýcác bộ phận quy hoạch thành phố với cơ cấu tam giác Tổ chức giao thông cónhiều thuận lợi, đẩm bảo giao thông giữa các khu vực ngắn, gắn bó Hiệu quảphục vụ các công trình kỹ thuật cao
+ Nhược điểm: Cứng, phù hợp với địa hình đồi núi thấp, trung du, một sốnút giao thông phức tạp, tốn kém
* Sơ đồ lục giác
Mạng lưới đường tạo ra các khu đất hình lục giác với mỗi nút giao thông
có ba nhánh với góc khoảng 1200 Dạng đường này có các góc đường này có cácgóc đường lớn nên độ an toàn cao Lưu lượng giao thông rải đều không tậptrung vào điểm nút, tránh được các điểm xung đột Để thành các khu ở trong cáckhu đất tam giác: hiệu quả phục vụ kỹ thuật cao nhưng vận tốc vận chuyểnkhông cao
Sơ đồ 5: Mạng lưới đưòng tự do
Trang 19Đặc điểm sơ đồ này là các tuyến bám theo điều kiện địa hình thuận lợi,đường hẹp, rất hạn chế chiều ngang, các vòng quay ngang nhiều chỗ rất gắt, lênxuống dốc nhiều, có đoạn vừa có đường cong đứng vừa có đường cong bằng rấtnguy hiểm, vận tốc bị hạn chế khong đáp ứng được yêu cầu của giao thông hiệnđại Sơ đồ này chỉ áp dụng cho các đô thị có quy mô nhỏ, đô thị du lịch ở miềnnúi như: Đà Lạt, Buôn Mê Thuật.
* Sơ đồ mạng lưới đường dạng cành cây
Sơ đồ này còn được gọi là sơ đồ răng lược hay sơ đồ hữu cơ Các tuyếnđường được phân nhánh phục vụ theo tầng bậc lớn nhỏ, đi sâu vào các đơn vị ở
Hiện nay đang được áp dụng rông rãi, nhất là ở các đô thị lớn có địa hìnhkhông đồng đều Tuỳ địa hình mỗi khu đất trong đô thị có thể áp dụng sơ đồ chophù hợp Dùng sơ đồ này ta có thể đầu tư đỡ tốn kém mà vẫn đáp ứng được nhucầu vận chuyển đi lại được
Sơ đồ 6: Sơ đồ hỗn hợp
Trang 201.5 Các yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới
1.5.1 Yêu cầu về mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông với quy hoạch không gian đô thị
Nhiệm vụ của các tuyến đường là phải liên lạc được với tất cả khu chứcnăng đô thị, đến tất cả các đầu mối thu hút khách hàng, hàng hoá như nhà
ga, sân vận động, khu thương mại, các khu nhà ở
Dựa vào quy mô tính chất và cấu trúc đô thị mà người ta chọn phươngtiện giao thông chính cho phù hợp Đồng thời chọn hệ thống giao thôngvận chuyển chuyên khách hàng công cộng để có phương án tổ chức cáctrục đường chính
Quy hoạch giao thông tổng thể có vai trò chính trong việc hình thành vàphát triển cấu trúc không gian đô thị, do vậy hệ thống giao thông phải đápứng được khoảng thời gian dài
1.5.2 Vận dụng tốt và phù hợp với điều kiện địa hình
Đô thị quy hoạch ở địa hình trung bình và nhất là địa hình phức tạp, ngườithiết kế phải đối chiếu với địa hình, với độ dốc cho phép của tuyến sao chotuyến đi ngắn, khối lượng đào, đắp ít đồng thời quản lý và bảo trì dễ dàng
Trang 21Trong thiết kế, nếu gặp địa hình có độ dốc lớn hơn độ dốc của tuyến cóhướng đi vuông góc với hướng của đường đồng mức tì thì ta điều chỉnh góc
để giảm bớt độ dốc Phương án này kinh tế và hợp lý hơn phương án đào đắp
- Đường cao tốc + xe tải
- Đường chính thành phố C1, C2
- Đường khu vực, đường CN,
kho
405060
- Đường khu nhà ở, tiểu khu
- Đường xe đạp
8050
1.5.3.Mạng lưới đường phố là nơi tổ chức thoát nước mặt, nước sinh hoạt, sản xuất và một số công trình ngầm đô thị
Để đảm bảo thu nước mặt tốt thì nền công trình, sàn công trình, vỉa hèphải thiết kế cốt cao hơn nền đường, độ dốc dọc của đường theo hướng dốc củamặt đất thì hệ thống cấp thoát nước tự chảy thuận lợi, nhanh chóng Trên phầnđất của vỉa hè cần dành đất để đặt đường hầm kỹ thuật
1.5.4.Mạng lưới đường làm nhiệm vụ thông thoáng và cải tạo vi khí hậu
Khi đường được xây dựng xong, công trình hai bên mọc lên, khi đó mỗituyến trở thành hành lang thông gió làm thay đổi khí hậu đô thị, các dải câyxanh, thảm cỏ là yếu tố tích cực làm mát mẻ, trong lành khí hậu đô thị Do đókhi thiết kế ta cố gắng tạo hướng đường dẫn được từ ngoài biển, sông vào đô thị,đồng thời tránh hướng nắng trực tiếp chiếu vào mặt của ngưới lái xe
1.5.5.Đường phố tạo điều kiện và góp phần xây dựng cảnh quan đô thị
Các tuyến đường phố có bố trí các công trình kiến trúc hai bên, riêng đốivới các trục đường chính, quảng trường chính lại có nhiều công trình kiến trúclớn mang tính thẩm mỹ cao: nhà hát, siêu thị, vườn hoa… với không gian rộng
Trang 22của con đường, cảm nhận vể đẹp và đặc thù của mỗi đô thị được dánh giá đúngmức.
Các đầu mối giao thông vào đô thị với hệ thống nhiêu tầng luôn tạo cho tathấy được sự thay đổi và lớn mạnh của đo thị hiện đại
Nhìn nhận sự hoạt động trên đường phố và không gian cảnh quan kiếntrúc ta cũng một phần nào đánh giá được nền văn minh và trình độ dân trí của xãhội đương đại
1.6 Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới đường
Mạng lưới đường quy hoạch phải là mạng hợp lý, phù hợp với quy hoạchkhông gian kiến trúc và phục vụ tốt cho việc vận chuyển hàng hoá và hànhkhách giữa các khu chức năng đo thị với nhau
Mạng lưới đường đô thị phải liên lạc thuận tiện, nhanh chóng với các đôthị vệ tinh, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với hệ thống giao thông đối ngoại
Mạng lưới đường phải hiện đại, các tuyến đường chính, đường phụ phải
có nhiệm vụ chức năng thật rõ ràng
Mạng lưới đường quy hoạch phải phù hợp với điều kiện dịa hình, địachất thuỷ văn, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc Tạo điều kiệntốt để tổ chức các công trình kỹ thuật ngầm Tạo điều kiện thông thoáng, trồngcây xanh để đảm bảo vệ sinh môi trường và cải tạo vi khí hậu đô thị
Mạng lưới đường luôn phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế
An toàn, thông suốt giao thông trong mọi điều kiện
Quy hoạch mạng lưới đường phải tiến hành song song với quy hoạchchung của đô thị Các phân đợt xây dựng tuyến phải phù hợp với các đợt xâydựng chung của đô thị
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - HIỆN TRẠNG KINH TẾ
XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
VẬN TẢI CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1 Giới thiệu chung.
Trang 232.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,được biết đến với di tích quốc gia đặc biệt “ An toàn khu” Cách thành phố TháiNguyên 50 km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý từ 105029’ đến 105043’ kinh độĐông và 21045’ đến 22030’ vĩ độ Bắc, phía Tây –Tây Bắc giáp tỉnh TuyênQuang, Bắc – Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, Nam – Đông Nam giáp huyện Đại
Từ, Phú Lương, huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu Diện tích đất tự nhiên của huyện
là 520,75 km2 Dân số tính đến năm 2009 là 87.089 người Huyện Định Hóa có
24 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình - Địa mạo
Do cấu trúc địa chất của huyện Định Hoá chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địahình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau Nhìn chung huyện ĐịnhHoá có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là vùng núicao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh.Những vùng đất tươngđối bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tándọc theo các khe, ven sông suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi Sự phân bố
Trang 24-địa hình trên lãnh thổ cùng với quá rình sản xuất hình thành 3 tiểu vùng sinhthái:
Tiểu vùng núi cao: Tập trung ở phía Bắc của huyện, gồm có 8 xã:
Bảo Linh, Quy Kỳ, Linh Thông, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng,Tân Dương Địa hình đặc trưng của vùng này là vùng núi cao, có độ dốc lớn ( >
250) Địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh, cùng với mạng lưới suối, khe, lạchnước… đã tạo ra các thung lũng bằng, nhỏ, hẹp, phân tán dọc theo khe suối,lach nước tạo ra các trảng cỏ xen kẽ vùng núi rừng Đây là vùng sinh thái lâmnghiệp, tiểu vùng này thích hợp với sự phát triển cây công nghiệp dài ngày,trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc
Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Đây là vùng trung
tâm của huyện, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng với hai bên làhai dãy núi cao Một bên là dãy núi đất kéo dài từ phía Tây Bắc xuống ( từ xãBảo Linh đến xã Bảo Cường) và một bên dãy núi đá vôi kéo dài từ xã LinhThông đến xã Trung Hội) Quá trình kiến tạo đã tạo ra vùng địa hình này, dãynúi đá vôi nổi lên chính là phần nối tiếp của vùng cánh sông Gâm, kéo dài từ xãLinh Thông đến xã Trung Hội (khoảng 20 km) ôm lấy cánh đồng lòng chảo ChợChu Đất đai ở vùng này khá tốt cùng với mạng lưới sông, suối, ao hồ khá dàyđặc, phân bố đều với nguồn nước dồi dào… đã tạo nên cho tiểu vùng này phongcảnh hữu tình, đồng đất màu mỡ, phì nhiêu Vùng này gồm 6 xã và 1 thị trấn:Thị trấn Chợ Chu và các xã: Trung Hội, Định Biên, Bảo Cường, Phượng Tiến,Phúc Chu và Đồng Thịnh Đây chính là vùng sinh thái nông nghiệp, là vùng sảnxuất lúa trọng điểm
Tiểu vùng đồi thoải: Tiểu vùng này tập trung ở phía Nam và Tây
Nam huyện Vùng này gồm 9 xã: Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, ĐiềmMặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành Đây là vùng địahình đồi thoải, đồi bát úp, có độ dốc không lớn, mạng lưới sông, suối, ao, hồphân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào Đây cũng là vùng sinh tháinông ngiệp mà tiềm năng của nó là sự phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
2.1.2.2 Khí hậu, thuỷ văn
Trang 25Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ.Đặc trưng chính của khí hậu như sau:
- Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình năm là 1710 mm, tuy nhiên lượngmưa phân bố không đều, trong các tháng mùa mưa tập trung 84% lượng mưa cảnăm, mưa lớn tập trung trong tháng 7 và tháng 9 thường gây xói mòn đất, lũ lụtảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C, các tháng nóng làcác tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt dộ trung bình là 28,70C, cáctháng có nhiệt độ thấp từ tháng 11 đến tháng 2, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độtrung bình 14,90C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,50C (tháng 6), tối thấp tuyệtđối 30C (tháng 1), biên độ nhiệt ngày đêm trung bình khá lớn (>70C) Số giờnắng trung bình năm là 1560 giờ
- Chế độ bốc hơi và chế độ ẩm: Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 985mm,
tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất (100mm), có 3 tháng trong mùa khô, chỉ số
ẩm ướt k < 0,5 đây là thời kỳ khô hạn gay gắt, nếu không có biện pháp tưới, giữẩm thì ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng Độ ẩm trung bình năm daođộng từ 80-85%, các tháng mưa độ ẩm cao hơn từ 83-87%, độ ẩm thấp ở cáctháng cuối năm gây khó khăn cho phát triển vụ đông
- Chế độ gió: Nằm trong vùng có chế độ gió mùa, có hai hướng gió chủ
đạo thay đổi theo mùa Mùa hè chủ yếu có gió thành phần đông, mùa đông chủyếu có gió thành phần bắc Tốc độ gió trung bình 1,5 - 2m/s trong các thángmưa (tháng 6 đến tháng 9) thường có gió mạnh, gió giật làm ảnh hưởng tới câytrồng
Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và địa hình đồi, núiđất, núi đá xen kẹp, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối phân bố khá đềutrên lãnh thổ với các nguồn nước phong phú, dồi dào Lãnh thổ huyện Định Hoá
là nơi bắt bắt nguồn của 3 hệ thống sông chính :
- Hệ thống sông Chợ Chu: Đây là hệ thống sông lớn nhất, phân bố trên
2/3 lãnh thổ huyện Định Hoá, hệ thống sông này do 3 nhánh suối chính: suốiChao, suối Mức, suối Tào hình thành nên Hệ thống sông Chợ Chu chảy dài,
Trang 26uốn lượn > 100km, chảy qua trung tâm Chợ Chu, rồi chảy sang huyện Chợ Mới(Bắc Kạn) Tổng diện tích lưu vực: 437km2; tổng dòng chảy bình quân:466.4m3/s; lưu lượng bình quân năm: 3,06m3/s; lưu lượng mùa kiệt: 1,5m3/s.
- Hệ thống sông Công: Phần chảy qua lãnh thổ Định Hoá là thượng nguồn
của hệ thống sông Công Hệ thống sông Công chảy qua các xã Phú Đình, BìnhThành rồi chảy sang Đại Từ Tổng diện tích lưu vực: 128km2; tổng dòng chảybình quân: 1950,4m3/s; lưu lượng bình quân năm: 3,06m3/s; lưu lượng mùa cạn
là 0,51m3/s
- Hệ thống sông Đu: Hệ thống sông Đu chảy qua các xã Bộc Nhiêu, Phú
Tiến rồi chảy sang huyện Phú Lương, phần chảy qua lãnh thổ huyện Định Hoá
là phần thượng nguồn sông Đu Tổng diện tích lưu vực: 70 km2; tổng dòng chảybình quân: 848m3/s ; lưu lượng bình quân năm: 1,68m3/s; lưu lượng mùa cạn:0,35m3/s
- Hệ thống ao hồ và đập nước: Huyện Định Hoá có trên 100 ao, hồ lớn
nhỏ, đặc biệt có hồ Bảo Linh có diện tích mặt nước khoảng 80ha, với dung tíchchứa 5,8 triệu m3 tưới cho đồng ruộng các xã Bảo Linh, Bảo Cường và ĐồngThịnh khoảng 800-1000 ha Ngoài ra Định Hoá còn khoảng 200 đập dâng nước,tưới cho khoảng 3.500ha
- Nguồn nước ngầm : Định Hoá không những chỉ có nguồn nước mặt
nước phong phú mà nguồn nước ngầm cũng rất dồi dào Tuy chưa có nghiêncứu và điều tra chuyên sâu về trữ lượng, chất lượng và phân bố nguồn nướcngầm trên huyện Định Hoá nhưng qua việc điều tra tình hình dân cư và nướcsinh hoạt cho thấy việc đào giếng lấy nước ăn ở khu vực dân cư thấy mực nướcngầm thường xuất hiện ở độ sâu 60-90m, lưu lượng bình quân: 360 lít/s chấtlượng nước khá tốt, phân bố đều trên lãnh thổ huyện
2.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Tài nguyên đất và rừng
Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ: 1/100.000 tỉnhThái Nguyên và cơ sở phân loại, đánh giá đất theo FAO, UNESCO huyện ĐịnhHoá có 6 nhóm đất: Nhóm đất phù sa (FLUVISOLS)/ Nhóm đất dốc tụ(GLEYSOLS) / Nhóm đất đen và nâu thẫm (LUVISOLS)/ Nhóm đất vàng xám(ACRISOLS)/ Nhóm đất đỏ và nâu vàng (FERRALSOLS)/ Nhóm đất mới biển
Trang 27đổi (CAMBISOLS) với 11 loại đất chính như sau:
-Đất phù sa không được bồi (P): Loại đất này phân bố dọc theo các triền
sông, địa hình bang phằng (>3o) tầng đất dày (>1m) tập trung ở các xã: Lam Vĩ,Kim Phượng, Tân Dương, Thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường Đây làloại đất tốt, hiện đang được khai thác trồng lúa và một số cây hoa màu ngắnngày
-Đất phù sa ngòi suối (Py): Loại đất này phân bố dọc theo triền suối, các
lớp đất chứa nhiều cát thô, sỏi, cuội, càng về thượng nguồn tỷ lệ lẫn càng tăng
và tầng đất càng mỏng đất phù sa ngòi suối còn bị ảnh hưởng pha trộn cả sảnphẩm dốc tụ từ các vùng đồi lân cận đổ xuống.Đất này phân bổ trên địa hìnhbằng phang, tập trung ở các xã Lam Vĩ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, PhúTiến, Phú Đình, Bình Thành
-Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: (D) Đất này chủ yếu dọc theo các
khe suối và các thung lũng đá vôi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốcthường < 8o, tầng đất khá dày > 1m Loại đất này được hình thành do sự tích tụcủa các sản phẩm từ trên địa hình cao rửa trôi đưa xuống, do vậy đất có độ phìtương đối khá, mùn từ đạm tổng số từ khá đến giàu, lân tổng số và lân dẽ tiêutrung bình, kali tổng số giàu, đất có phản ứng chua, (pH : 4,6-5,0) Đất nàyphân bố hầu hết các xã trong huyện
-Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ (Kk): Loại đất này phân
bố chủ yếu tập trung ở các xã: Linh Thông, Lam Vĩ, Bảo Linh, Trung Hội, SơnPhú, Bình Thành, loại đất này thường phân bố ở độ dốc < 25o chiếm tới 60%,trong đó đất có địa hình tương đối bằng phẳng < 8o - 15o chiếm khoảng 20%.Đây là loại đất rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây
ăn quả ở những nơi có độ dốc lớn thì thích hợp với cây đặc sản (trám, hồi,quế )
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (gơ-nai) (Fj): Loại đất này phân bố ở độ
dốc < 25o, tầng dầy khá (< 1m) Đất có cấu trúc tơi xốp, thoát nước tốt, thànhphần cơ giới thịt nặng đến sét, hàm lượng mùn, đạm tổng số khá, đất chua (pH:45,-5,0) Hiện nay trên loại đất này chủ yếu là rừng và phân bố ở các xã: Quy
Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu Đất này thích hợp cho
Trang 28phát triển lâm nghiệp.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch (Fs): Đây là loại đất phân bố hầu hết
trên lãnh thổ của huyện và thường ở độ dốc > 15o, tầng dầy < 1m Đất này hiệnnay chủ yếu là đất rừng thường phân bố tập trung ở các xã Linh Thông, Quy
Kỳ, Tân Dương, Phượng Tiến, Phú Tiến
- Đất vàng đỏ trên đá Macma axit (Fa): Loại đất này phân bố chủ yếu ở
độ dốc từ 15o - 25o , tầng dày khá < 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thoát nước tốt,thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, hàm lượng mùn, đạm tổng số khá, đất chua(pH: 4,55,5) Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở các xã Linh Thông, Quy
Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Phúc Chu, Bảo Cường, Đồng Thịnh, Phú Tiến,Trung Hội, Sơn Phú, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Đình Loại đất này phù hợpvới khá nhiều cây như: chè, ngô, lúa nương, sắn, vầu, cọ
-Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Loại đất này có thành phần cơ giới từ cát
pha đến thịt nhẹ (sét vật lý < 15%), đất cứng chặt, không có kết cấu, cấu trúctương đối rời rạc, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng, đất chua (pH : 4-4,5), phân
bố hầu hết ở độ dốc >25o (chiếm 60%), từ 15o-25o (chiếm 40%), tập trung ở cácxã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành
-Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố rải rác ở các xã trong huyện
và thường có độ dốc từ 8 -150, tầng đất mỏng >1m, thành phần cớ giới từ thịtnhẹ đến trung bình (sét vật lý 20-30%), đất có phản ứng chua (pH : 4-4,5) hàmlượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, loại đất này thích hợp với trồng câycông nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ
- Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit (Ha): Phân bố tập trung ở xã Phú
Đình, loại đất này có cấu trúc tơi xốp, thoát nước tốt, tầng dày khá >1m, thườngphân bố ở độ dốc từ 15-25°, hàm lượng dinh dưỡng khá, đất chua (pH: 4,5-5,5)
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (FL): Phân bố ở các xã Bình Yên,
Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành, loại đất này do tác động cải tạocủa con người nên đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, tầng đất thường dày >1mhiện nay được sử dụng trồng lúa
Đánh giá chung : Tài nguyên đất của huyện Định Hoá tương đối phong
Trang 29phú và đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, cho phép phát triển đa dạng về chủngloại cây trồng (lúa, ngô, lạc, đậu đỗ, mía, chè, cây ăn quả, cây đặc sản, cây lâmnghiệp ) Trong tổng số: 49.492,4 ha đất các loại có 8.308 ha (chiếm 16,78%)đất tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 3-8o, có 8.906 ha (chiếm 17,9%), có độdốc từ 8 - 15%, có 12.204 ha (chiếm 24,65%), có độ dốc từ 15 - 25% và18.021ha (36,41%) có độ dốc >25o Hạn chế tính về đất đai của huyện là độ dốcvao >25% chiếm khoảng 40%, diện tích đất bị rửa trôi xói mòn, tầng đất mỏng,tầng đất chua, nghèo, lân, kali.khá lớn, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đấtcác loại.
Qua nghiên cứu và phân tích số liệu về tài nguyên rừng Định Hoá cho thấy:Rừng Định Hoá đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểurừng chính: rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất Đất lâm nghiệp có rừng củahuyện chiếm 47,4% (24.794 ha) diện tích tự nhiên Nhìn chung, những năm quađất lâm nghiệp có rừng đã ngày càng được mở rộng, đã có sự đầu tư thích đángcho việc khoanh nuôi, tái sinh và trồng mới Nhiều khu vực gỗ quý như lát,nghiến đã được khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc Nạn phá rừng làm nương rẫy
đã từng bước được hạn chế
Tuy nhiên trong diện tích đất lâm nghiệp thì diện tích rừng giàu và rừngtrung bình còn lại rất ít, chủ yếu là rừng mới được khoanh nuôi tái sinh, chấtlượng rừng còn nghèo Đặc biệt huyện Định Hoá có diện tích rừng tre, nứa, lá
cọ khá lớn: 1.021,9 ha, hiện nay đang khai thác cho nguyên liệu giấy và lá cọbán tại địa phương Cần phải có nghiên cứu sâu để xác định diện tích cây cọ vàhướng chuyển đổi sử dụng (vì hiện nay lá cọ giá trị kinh tế thấp)
2.1.3.2 Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu điều tra về khoáng sản của huyệnĐịnh Hoá, chủ yếu trên địa bàn Định Hoá hiện đang khai thác đá vôi để sản xuấtvật liệu xây dựng và cát sỏi để phục vụ xậy dựng Tuy nhiên huyện Định Hoácũng là một huyện nằm trong vùng sinh khoáng Đại Từ - Phú Lương - ChợĐồn, có thể huyện Định Hoá có những điểm quặng mỏ nhỏ phân tán thuộcnhóm khoảng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại (Pyrit, Barit, Photphorit,
Trang 30Graphit ), khoáng sản vật liệu xây dựng Vì vậy, cần phải có nghiên cứu điềutra để có cơ sở đánh giá trữ lượng, chất lượng và hướng sử dụng khai tháckhoáng sản trên địa bàn Huyện.
2.1.3.3 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch sinh thái, thiên nhiên: bao gồm hồ nước, nước
khoáng, lớp phủ thực vật, thế giới động vật quý hiếm, các cảnh quan tự nhiên,hang động Xét về mặt này thì huyện Định Hóa quả là có tiềm năng, có hồ BảoLinh, thắng cảnh Chùa Hang (Bảo Cường), thác Khuôn Tát, khu vực sinh tháiQuy Kỳ, Linh Thông Với một vùng sinh thái đa dạng, phong phú, cảnh quanmôi trường đẹp và trong sạch, thảm thực vật còn gần như nguyên vẹn, mức độ ônhiễm thấp, nếu quan tâm đúng mức đến vấn đề tôn tạo và bảo vệ môi trường,huyện Định Hoá sẽ trở thành vùng du lịch sinh thái thu hút nhiều khách du lịchtrong tương lai
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, các công trình
kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội truyền thống, văn hoá đặc sắc của các dân tộc Xét về mặt này thì huyện Định Hoá là nơi có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử quý giá từ thời nhà Mạc, nhà Nguyễn đã khaiphá để canh tác lúa nước, chăn nuôi và xây dựng Đặc biệt huyện Định Hoá là vùng ATK, là thủ đô kháng chiến chống Pháp Định Hoá được đánh giá là khu
du lịch đầy tiềm năng với 108 di tích lịch sử, trong đó có 8 di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia như : Nhà tưởng niệm Chủ Tịch Hồ chí Minh (trên đồi Tỉn Keo); Nhà tù Chợ Chu; Nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (Điềm Mặc); nơi thành lập Việt Nam giải phóng quân (Định Biên) Những địa danh tên đất, tên làng đã nổi tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc huyện Định Hoá Đó là những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển các dịch vụ du lịch của huyện Định Hoá Tuy nhiên, tài nguyên du lịch của huyện Định Hoá còn ở dạng tiềm năng, đòi hỏi phải đầu tư phát triển để có thể trở thành một điểm du lịch trong mạng lưới du lịch của cả nước
Trang 31Khu du lịch ATK Định Hoá
2.1.3.4 Cảnh quan môi trường
Định Hoá là huyện miền núi, địa hình phức tạp, thấp dần từ Tây Bắc Đông Nam Phía Bắc của huyện là vùng núi cao trùng điệp, hiểm trở nối tiếprừng đại ngàn huyện Chợ Đồn - Bạch Thông (Bắc Kạn), rừng Định Hoá trướcđây có bị tàn phá song những năm gần đây đã và đang được phục hồi nhanhchóng, vùng trung tâm huyện là vùng thung lũng lòng chảo với địa danh nổitiếng Chợ Chu có dãy núi đá vôi chạy dọc theo chiều dài của huyện ôm lấy cánhđồng Chợ Chu Phần phía nam là vùng đồi thoải mang đậm nét vùng trung du.Đánh giá chung về ĐKTN và TNTN ở mỗi tiểu vùng sinh thái đối với mỗiloại hình và hệ thống sử dụng đất trên lãnh thổ huyện Định Hoá cho thấy huyệnĐịnh Hoá có các ĐKTN và nguồn TNTN phong phú đa dạng, tổng hợp các điềukiện đó đã tạo ra cho huyện Định Hoá sắc thái riêng, đặc biệt của mình Vì vậy
-để sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải có quanđiểm tổng hợp sinh thái trên cơ sở phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
2.1.3.5 Đặc điểm dân cư, xã hội
a Dân số
Theo số liệu điều tra dân số năm 2007, dân số toàn huyện có 90 nghìnngười; trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 50.110 người ( chiếm 55,9%
Trang 32dân số) Tỷ lệ gia tăng tự nhiên vào loại thấp, năm 2003 là 0,88% đến năm 2006giảm còn 0,77% Lực lượng lao động nói chung thừa nhưng lại thiếu đội ngũ laođộng có kỹ thuật, được đào tạo, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với giảiquyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Hình 2.1 Dân số huyện Định Hóa, các năm 2001- 2007
Bảng 2.1 : Tình hình dân số và lao động huyện Định Hoá,
thời kỳ 2001 - 2006
Trang 33Trong tổng số 90 nghìn người, số nữ là 45.050 người (chiếm 50,3% dân số) ,
số nam là 44.950 người ( chiếm 49,7% dân số)
Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theohướng CNH-HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớndân vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm
Định Hoá có 8 dân tộc chính: Tày, Thái, Kinh, San Chí, Nùng, Dao,Cao Lan, H’Mông Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của huyện là
sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em, lòng nhiệt tình cách mạng, tintưởng vào sự lãnh đạo vững vàng của Đảng
b Phân bố dân cư
Mật độ dân số trung bình của huyện Định Hoá năm 2009 là 172,1người/km2 Sự phân bố dân cư không đồng đều, dân số tập trung đông nhất ởthị trấn Chợ Chu (1.357,5 người/km2) và một số xã gần thị trấn, thấp nhất ởQuy Kỳ (54,0 người/ km2) Phần lớn dân cư tập trung ở vùng nông thôn, vencác thung lũng và sông suối
c Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế
Trang 34Về văn hoá : Định Hoá có 8 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có đời sống văn
hoá tinh thần khác nhau, với nhiều tập tục và lễ hội truyền thống: Lễ hội LồngTồng (tổ chức vào rằm tháng riêng hàng năm) v v Ngày nay trong xu thế hộinhập và phát triển, văn hoá của các dân tộc chịu ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫncòn lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng, đây sẽ là thế mạnh để phát triển dulịch văn hoá Người dân Định Hoá có truyền thống yêu nước, trong kháng chiếncác dân tộc anh em đã đoàn kết một lòng bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ Chính phủ,ngày nay lại cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốcphòng, trật tự xã hội
Về giáo dục: Năm học 2007 - 2008 toàn huyện có 2 trường THPT, 1
trung tâm giáo dục thường xuyên, 23 trường THCS, 24 trường tiểu học và 24trường mầm non với tổng số 820 phòng học, trong đó 416 phòng học cao tầng(50,7%), phòng học cấp 4 là 336 phòng (40,9%), còn lại là phòng học tạm, họcnhờ (8,4%) Tổng số HS toàn huyện năm học 2006-2007 là 17.621 HS, số GVtrực tiếp giảng dạy là 1.277 GV
Về y tế : Công tác y tế đã được quan tâm đúng mức thể hiện trong việc
củng cố, nâng cấp về cơ sở vật chất và nâng cao năng lực khám chữa bệnh củađội ngũ y, bác sĩ, mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng Công tác phòng trừ dịchbệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực
Nhìn chung trong những năm qua đời sống văn hoá xã hội, y tế, giáo dụccủa các dân tộc huyện Định Hoá đã từng bước được cải thiện Tuy vậy, sựnghiệp này ở vùng núi nông thôn với nền kinh tế thuần nông có rất nhiều khókhăn và còn có sự chênh lệch lớn về vật chất văn hoá so với thành phố đô thị vàyêu cầu chung của xã hội
2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội.
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nướccùng với sự nỗ lực của nhân dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ĐịnhHoá đã không ngừng được nâng cao, từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăngtrưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt 14,3% Trong đó thương nghiệp và dịch
vụ tăng 21%, công nghiệp- xây dựng tăng 18,7%, thấp nhất là ngành nông lâmnghiệp, tăng 5,8% Cùng với đó, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theohướng tích cực Năm 2009 GDP bình quân đầu người đạt 6,8 triệu
Trang 35đồng/người/năm (năm 1999 là 1,7 triệu đồng/người/năm) (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá, giai đoạn 2005-2010
Tỷ trọng (%) Ngành kinh tế
Công nghiêp- xây dựng 13,3 15,7 16,5 17,4 19,4
Dịch vụ- thương mại 26,0 27,7 30,3 32,4 32,3
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hoá, 2010
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng: Nếu so sánh tỷ trọng trong GDP với mặtbằng chung của tỉnh và cả nước thì Định Hoá vẫn cồn ở mức thấp (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 So sánh cơ cấu kinh tế của Định Hoá với chung toàn tỉnhvà cả nước,
năm 2009 (%):
Huyện Định Hoá
Tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hoá, 2009
Trang 36Nhìn chung: nền kinh tế huyện Định Hoá vẫn chủ yếu dựa vào sản xuấtnông - lâm nghiệp, (nền kinh tế thuần nông) Tuy nhiên trong thời gian qua tỷtrọng khu vực kinh tế nông lâm nghiệp ngày càng giảm, nhường chỗ cho haikhu vực Công nghiệp- xây dựng và Dịch vụ ngày càng tăng Đó là những dấuhiệu đáng mừng cho việc phát triển kinh tế huyện Định Hoá trong thời kỳ tới.
2.2.2 Thực trạng phát triển của các ngành và lĩnh vực
2.2.2.1 Ngành nông - lâm nghiệp
Trồng trọt : Tổng diện tích gieo trồng là 15.356,2 ha Cây lương thực
chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu cây trồng của huyện, mặc dù diện tích trồngtrọt có xu hướng giảm, năm 2005 là 9.591 ha, đến năm 2009 là 8814 ha nhưng
do áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và giống cây trồng mới nên sản lượnglương thực có hạt đã tăng đáng kể, nếu năm 2001 đạt 31.608 tấn thì năm 2009
đã tăng lên 40.060 tấn
Chỉ tính riêng sản lượng thóc năm 2001 đạt 31.860 tấn, năm 2009 đạt38.482 tấn Sản lượng hoa màu, nông sản cũng tăng đáng kể.Trong nhiều nămtrở lại đây, Định Hoá đã đảm bảo an ninh lương thực trong địa bàn huyện
Bảng 2.4 Tổng hợp một số chỉ tiêu ngành trồng trọt huyện Định Hoá
Trang 37Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hoá, 2010
Cây công nghiệp và cây ăn quả được quan tâm phát triển Tính đến năm
2006 diện tích trồng chè, một loại cây đặc sản của huyện và tỉnh là 2.786 ha,sản lượng chè búp tươi đạt xấp xỉ 18.379 tấn Bên cạnh đó các loại cây ăn quảnhư vải, nhãn, hồng cũng được quan tâm phát triển nhằm từng bước đa dạnghoá cây trồng, phá bỏ tính độc canh của cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, gópphần nâng cao mức sống của người dân
Chăn nuôi : Nhìn chung xu hướng chăn nuôi đại gia súc và gia cầm của
huyện có phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng của huyện, chủ yếu chănnuôi đại gia súc: trâu hàng hóa, đàn bò được phát triển theo hướng sinh sảncùng với việc đẩy mạnh chăn nuôi lợn hướng nạc, gà thả vườn Việc ápdụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi đã làm chuyển biến tập quán chănnuôi của địa phương, chuyển sang hướng chăn nuôi công nghiệp có hiệu quảkinh tế cao Theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp, tỷ trọng chănnuôi đang có xu hướng tăng dần, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuấtchính trong nông lâm nghiệp
Trang 38Huyện đã tận dụng khai thác diện tích ao, hồ sẵn có trong đó chủ yếu là
hồ Bảo Linh để đánh bắt, nuôi thả thuỷ sản Diện tích mặt nước nuôi trồngthuỷ sản toàn huyện là 481 ha, năm 2006 lượng thuỷ sản khai thác được là544.0 tấn cung cấp chủ yếu cho nhu cầu dân cư trong huyện (Bảng 2.5)
Bảng 2.5 Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Định Hóa (Đơn vị: con)
Lâm nghiệp: Huyện đã tổ chức giám sát việc thực hiện luật bảo vệ rừng và
phát triển rừng trên địa bàn huyện, đồng thời tập trung các nguồn vốn để trồngrừng mới, khoanh nuôi, tái sinh, khoán bảo vệ rừng theo các dự án 327, 133,
134, 135, 611, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư
Khai thác các sản phẩm của rừng đã trở thành truyền thống và góp phầnđáng kể trong thu nhập của nhân dân Lâm sản quan trọng nhất là gỗ, củi, mặc
dù việc khai thác gỗ củi để bán đã được hạn chế song nhu cầu sử dụng tại chỗvẫn rất lớn Ngoài gỗ, củi, tre, nứa, người dân còn khai thác song mây và dượcliệu Theo kết quả điều tra sản xuất lâm nghiệp đã đem lại 5,7% thu nhập chonhân dân địa phương
2.2.2.2 Công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và xây dựng:
Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhìnchung đang phát triển Ngoài nhà máy chè Kim Anh, Bình Yên, nhà máy giấy,
gỗ Delta và xưởng đũa, các cơ sở sản xuất khác chủ yếu do tư nhân tự thành lậpvới quy mô nhỏ, tập trung ở một số nghề truyền thống như rèn, mộc, xay sát,sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi
Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng dần
Trang 39trong cơ cấu GDP, nếu năm 2001 tổng giá trị sản phẩm công nghiệp- xây dựngđạt 27.380 triệu đồng thì năm 2006 đạt 45.600 triệu đồng Điều này cho thấyngành công nghiệp huyện Định Hoá đang được quan tâm phát triển phù hợp với
cơ cấu kinh tế huyện đã xác định cho giai đoạn 2005-2010
Nhìn chung sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở huyện ĐịnhHoá đang có sự khởi sắc, song quy mô còn nhỏ bé, phân tán, tự phát Nguồn tàinguyên khoáng sản trong huyện không nhiều, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế gặp nhiều khó khăn Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp tích cựctrong những năm tới nhằm phát triển theo hướng trong giai đoạn CNH- HĐH
2.2.2.3.Du lịch, dịch vụ
Mạng lưới dịch vụ, thương mại ngày càng được mở rộng phục vụ chủ yếucho sản xuất nông - lâm nghiệp với hình thức ngày càng đa dạng và phong phú,các mặt hàng cung cấp chính là dầu hoả, muối Iốt, phân bón các loại, giấy vở
HS, ngoài ra còn phục vụ cho các chương trình, dự án, cung cấp các giống câylương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyếnlâm Nghành thương mai dịch vụ cũng có sự tăng trưởng tương ứng, năm 2001tổng giá trị sản phẩm đạt 53,6 tỷ đồng (chiếm 16,5%) thì năm 2003 tăng lên 79,3
tỷ đồng (chiếm 30,3% GDP) Theo số liệu thống kê, năm 2006 toàn huyện có
2053 cơ sở bán lẻ, tổng mức hàng hoá bán lẻ đạt 103 tỷ đồng
Sản phẩm du lịch Định Hoá khá phong phú, bao gồm du lịch sinh thái, dulịch nhân văn, đặc biệt du lịch gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng đã hìnhthành trong huyện Tuy nhiên mới chỉ là bước sơ khai ban đầu, hiện nay ĐịnhHoá có 8/ 108 điểm di tích được Đảng và Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vănhoá quốc gia Nếu được đầu tư, du lịch sẽ mở ra hướng đầu tư mới và trở thànhngành kinh tế quan trọng đối với Định Hoá
2.2.2.4.Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong những năm qua cơ chế quản lý được cải tiến, với phương châm sử dụngkết hợp và tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư (ODA, WB đầu tư cho giao thông nông thôn, vốn thuộc dự án 135 cho các xã ĐBKK), trên địa bàn đã xây dựng được một số công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân
Trang 40Giao thông vận tải : Được sử dụng hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường
giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa, nâng cấp Trên địa bàn huyệnhiện có: Đường liên tỉnh 254 dài 37km là đường rải nhựa Đường liên xã đượcrải nhựa 90 /160 km đến 19 /24 xã trong huyện Đường liên xóm, đườngtrong khu dân cư dài 655 km , cũng đã bê tông hoá ở một số thôn
Trong những năm qua huyện đã huy động mỗi năm hàng vạn ngày công laođộng xã hội để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên
xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hànghoá trên địa bàn huyện được cải thiện một bước, tạo điều kiện góp phần phát
triển KTXH nông nghiệp và nông thôn.Do ĐKTN và đặc điểm địa hình nên hệ
thống công trình thuỷ lợi của huyện thường có quy mô vừa và nhỏ.Trên địa bàn huyện có 91 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 2 công trình có giá trị tưới lớn nhất: Hồ Bảo Linh (tưới cho 740 ha) và đập Tân Thái (tưới cho 167 ha) Nhìn chung trong những năm qua huyện đã chú ý đến việc đầu tư sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ lợi nên hầu hết đều phát huy tác dụng tốt, đảm bảo diện tích được tưới ổn định, năm 2006 tổng chiều dài kênh mương nội đồng được kiên cố hoá là 118,1 km (năm 2002 là 25,7 km).
Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện chủ yếu là nước giếng,nước suối Trong những năm gần đây, Chương trình 135, chương trình nướcsạch của UNICEP đã đầu tư xây dựng được một số công trình nước tự chảy Tỷ
lệ hộ có nguồn nước chủ động chiếm 86,4%, các xã vùng cao vẫn còn thiếunước sinh hoạt vào mùa khô, nhiều nơi đồng bào phải đi gánh nước xa 1-2 km.Nhìn chung chất lượng nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nguyên nhân lànước giếng, nước suối chưa qua xử lý, nguồn nước lại bị ô nhiễm do chất thảicủa gia súc gia cầm thả rông, nhà vệ sinh của các hộ gia đình không đảm bảo
vệ sinh, điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân đặc biệt là ngườicao tuổi và trẻ em