1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7: Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều)

4 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

Kiến thức: - Nội dung của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật với thành viên trong xã hội.. 1' Giới thiệu giờ này chúng ta học bài xin lập khoa luật Hoạt động 2: Tìm hiểu chung: • Mục tiê

Trang 1

TUẦN 7 - TIẾT 25: ĐỌC THÊM: XIN LẬP KHOA LUẬT

(Trích Tế cấp bát điều)

A Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức:

- Nội dung của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật với thành viên trong xã hội

- Pháp luật với ý thức dân chủ

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, chứng cứ sát thực, lời lẽ mềm dẻo

2 Kỹ năng: - - Đọc, hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

3 Thái độ tư tưởng:

B Chuẩn bị của GV và HS

1 Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học

2 Học sinh: Soạn bài

C Tiến trình dạy - học:

1 Ổn định tổ chức:

1'

2 Kiểm tra bài cũ: 4'

Kiểm tra phần: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung

3 Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

+ PP giới thiệu: thuyết trình

1' Giới thiệu giờ này chúng ta học bài xin lập khoa luật

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:

Mục tiêu:

- Hiểu được nội dung của luật, mối quan

hệ của luật đối với thành viên trong xã

hội Nắm được vai trò của luật đối với

đời sống con người

5' 1 Tìm hiểu chung:

Vài nét về Nguyễn Trường Tộ và xuất xứ của bản điều trần (SGK)

Trang 2

- Hiểu đặc điểm loại văn bản điều

trần (nội dung, nghệ thuật)

Phương pháp:

- Công việc của GV: Phát vấn

- Công việc của HS: đọc bài, suy nghĩ,

trao đổi và trả lời các câu hỏi

Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:

Thao tác 1: Đọc văn bản:

- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản GV nhận

xét và đọc mẫu, giải thích từ khó

- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn

bản như thế nào

Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản

- GV: Đặt câu hỏi 1.2.3.4 trong sách giáo

khoa

- HS: Suy ghĩ và trả lời

30' B Đọc – hiểu văn bản:

I Đọc văn bản

- Bố cục:

1 Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội;

2 Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật;

3 Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức

II Tìm hiểu văn bản

(Hướng dẫn đọc thêm)

a Nội dung:

- Về thể văn điều trần (SGK)

- Nội dung của pháp luật:

+ Nội dung của luật bao gồm kỷ cương, uy quyền, chính lệnh (chính sách và luật pháp) + Việc thực hành luật pháp ở các nước phương tây rất công bằng, nghiêm minh Không có ai, kể cả vua chúa được đứng ngoài, đứng trên luạt pháp Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng luật pháp Đó là những nhà nước pháp quyền

- Vai trò của luật đối với đời sống con người: + Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước, quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không vượt khỏi luật Làm trái

Trang 3

luật và không nghiêm sẽ dẫn đến việc người dân coi thường pháp luật Luật phải đề cao tinh thần dân chủ, gắn đời sống con người + Luật còn là đạo đức, đạo đức làm người

“trái luật là có tội, giữ đúng luật là đức” và “có cái đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư”

- Tác giả chủ trương vua, quan, dân đều phải

có thái độ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, không được vi phạm, làm trái luật pháp Chủ trương như vậy mới đảm bảo được công bằng xã hội

- Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, không làm hay làm dở chẳng ai chê Đến Khổng Tử cũng phái công nhận điều này

- Quan hệ hiữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức Công bằng, luật pháp là đạo đức Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư

Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức

- Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà nho – vốn là những người giương cao ngọn cờ đạo đức của Thánh Khổng – và chính Khổng Tử đã nhận ra cái hạn chế, chủ quan và không tưởng của giáo lí, đạo đức, nghệ thuật nếu không có luật pháp làm nền tảng; để họ nhận thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp

b Nghệ thuật:

Lập luận chặt, dẫn chứng sát thực, lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục

c ý nghĩa văn bản:

Trang 4

Thao tác 3:

- GV:Em hãy cho biết nghệ thuật và ý

nghĩa của văn bản?

- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời

Bản điều trần thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng: Chuyển

về phần tự chọn

2'

4 Củng cố, dặn dò: 2'

* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài

Gv chốt lại: Tầm quan trọng của việc lập khoa luật

* Dặn dò: 1 Bài tập về nhà: Học kĩ kiến thức của bài?

2 Tiết học tiếp theo: Thực hành về nghĩa của từ

Ngày đăng: 20/05/2019, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w