1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG dạy học CHƯƠNG TRÌNH sơ cấp lý LUẬN CHÍNH TRỊ

47 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 61,47 KB

Nội dung

thông tin có chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu, từ thực tế, nhằmđưa thông tin thực tiễn vào bài giảng một cách khoa học, phùhợp với nội dung từng bài và đối tượng người ho

Trang 1

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH

SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

- Nguyên tắc của việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học chương trình sơ cấp lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Bình Thủy

- Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng của bài giảng:

Khi truyền đạt mọi kiến thức cần phải giữ đúng tính địnhhướng chính trị Đó là những vấn đề về thế giới quan, lậptrường, quan điểm và đạo đức của kiến thức được truyền đạt

Giảng dạy làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâusắc“lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lýluận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánhmối quan hệ của các giai cấp trong việc giành và giữ chínhquyền; Lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp,liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời cótính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa họccao; Chương trình sơ cấp lý luận chính trị hiện nay là hệthống những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước; công tác giáo dục lý luận chính trị làhoạt động có chủ đích của Đảng ta nhằm xác lập thế giới quankhoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp công

Trang 3

nhân – đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”[17 tr5].

Đảm bảo nguyên tắc tính Đảng “nhằm làm cho cán bộ,đảng viên thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lốicủa Đảng, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống trong Đảng, góp phần nâng cao ý thức tựgiác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cánhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên Mặt khác, giáo dục gópphần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ gồm những ngườikiên định lập trường, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên,giáo dục, thuyết phục quần chúng, có năng lực tổ chức hoạtđộng thực tiễn” [17 tr5]

Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải:

-Tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,làm cơ sở củng cố và nâng cao giác ngộ chính trị - giai cấp,niềm tin cộng sản, ý chí chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội

- Cần thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu cập nhật cácthông tin; nghiên cứu tổng kết thực tiễn, kịp thời tiếp thu

Trang 4

thông tin có chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu, từ thực tế, nhằmđưa thông tin thực tiễn vào bài giảng một cách khoa học, phùhợp với nội dung từng bài và đối tượng người học.

- Nguyên tắc đảm bảo trình bày bài giảng một cách khoa học:

Quá trình dạy học sơ cấp lý luận chính trị là quá trìnhhọc viên tiếp thu tri thức lý luận khoa học và các quan điểm,kinh nghiệm thực tiễn…làm cơ sở để hình thành, phát triểncác phẩm chất nhân cách Quá trình đó đòi hỏi giảng viênphải làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của các nội dunggiảng dạy, trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, làm cho học viênthấm nhuần các quan điểm lý luận chính trị, có niềm tin khoahọc, tự giác “Tính khoa học của nội dung giảng dạy, học tậplà cơ sở để giáo dục, thuyết phục tư tưởng người học Đồngthời trang bị cho họ tri thức lý luận khoa học để tự giáo dục,

tự vận dụng, để phê phán, khắc phục nhận thức sai trái, lạchậu, khắc phục lối tư duy siêu hình, phiến diện Nguyên tắcnày đòi hỏi giảng viên phải luôn kiên định mục tiêu dạy học,kiên định các yêu cầu để ra với học viên là xây dựng và hìnhthành các phẩm chất nhân cách cần thiết cho họ; giảng dạy lýluận chính trị là để xây dựng con người theo các tiêu chí của

Trang 5

con người Việt Nam trong thời kỳ mới Đó chính là giữ vữngđịnh hướng chính trị trong giảng dạy để điều khiển quá trình

tư duy, quá trình hình thành nhận thức và tình cảm chính trị,đạo đức đúng đắn cho người học” [36 tr 49]

Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải:

- Đảm bảo tính tích cực hóa của nội dung dạy học, phảithường xuyên, định kỳ cập nhật những vấn đề mới của lý luậnvà thực tiễn Nắm bắt đặc điểm và các xu hướng nhận thứccủa học viên, dự đoán được những khó khăn, vướng mắc củahọ trong tập thể để hướng dẫn họ tự giải quyết, qua đó họcviên tự hoàn thiện thế giới quan khoa học, hình thành niềmtin.Nâng cao nhận thức và tình cảm chính trị của họ

- Bảo đảm các biện pháp phản biện, phê phán các quanđiểm sai trái, các phương pháp nhận thức siêu hình, phiếndiện, xơ cứng…để định hướng sự phát triển tư duy và quanđiểm chính trị đúng đắn cho học viên Hướng dẫn học viênvận dụng lý luận đã học vào giải quyết những tình huống tưtưởng, nhận thức, lý giải những vấn đề thực tiễn đang đặt rađể giáo dục, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho họ

Trang 6

- “Bảo đảm cho người học nắm được những tri thứckhoa học, chính xác, phù hợp với trình độ nhận thức của họ,bằng cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục, kếthợp giảng giải với hướng dẫn tư duy tự nghiên cứu của họcviên Động viên khuyến khích học viên tìm ra những khíacạnh mới về lý luận, những vấn đề thực tiễn có liên quan vớinội dung học tập để tập cho họ thói quen tự lực nghiên cứu vàvận dụng lý luận” [36 tr 49].

- Bảo đảm tính hệ thống của cả quá trình dạy học, nhưtính logic chặt chẽ của nội dung, sự kết hợp nhẹ nhàng giữadạy và học, giữa nội dung và phương pháp, tổ chức giao tiếp

sư phạm hợp lý

- Nguyên tắc tính vừa sức của học viên:

Dạy học bảo đảm tính vừa sức là dạy học phù hợp vớigiới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của họcviên mà họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ học tập với sự

nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.Nếu yêu cầu nhiệm vụhọc tập, nôi dung và phương pháp dạy học thấp dưới mức giớihạn phấn đấu nỗ lực của học viên, sẽ triệt tiêu động lực nhận

Trang 7

thức Ngược lại yêu cầu, nhiệm vụ dạy học vượt quá giới hạncao của sự nỗ lực nhận thức, sẽ dẫn đến sự quá tải trong nhậnthức, làm nản lòng người học Vì vậy, tính vừa sức biểu hiện

ở việc đặt yêu cầu cao để người học phấn đấu hoàn thànhđược với sự nỗ lực nhất định, không quá dễ hoặc quá khó

Người giảng viên phải biết phát triển nội dung, vận dụngcác phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại và hình thức tổchức dạy học sao cho phù hợp với trình độ phát triển chungcủa tập thể lớp học, đồng thời phải chú ý đến trình độ pháttriển của từng học viên Mục tiêu cao nhất là đảm bảo chomọi học viên có thể phát triển ở mức cao nhất so với khả năngcủa mình, đảm bảo cho họ tiến bộ theo nhịp độ riêng củachính mình

Thực tiễn dạy học lý luận chính trị cho thấy, “đảm bảotính vừa sức đối với học viên có tác dụng thúc đẩy sự pháttriển năng lực và phẩm chất trí tuệ cũng như toàn bộ nhâncách nói chung của họ Học viên sẽ hứng thú học tập hơn, cóđộng cơ và thái độ học tập đúng đắn, có niềm tin vào bản thânkhi nỗ lực vượt qua khó khăn đó để đạt được sự tiến bộ trongnhận thức và phát triển trí tuệ” [1 tr 39] Nếu giảng dạy vàhọc tập ở mức độ quá dễ hay quá khó đều dẫn đến kết quả là

Trang 8

kìm hãm sự phát triển trí tuệ và rèn luyện nhân cách nóichung của học viên.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này người giảng viên cầnphải thực hiện các yêu cầu sau:

- “Giảng viên cần nắm vững đặc điểm của đối tượng họcviên về năng lực nhận thức, năng lực tự nghiên cứu học tập,động cơ, hưng thú học tập, khả năng ghi chép và trình bày ýkiến của học viên” [20 tr 55]

- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên dẫn dắt học viên

từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nắm tri thức cục

bộ, từng phần đến nắm hệ thống, toàn vẹn, từ năm tri thức đếnrèn luyện kỹ năng, từ vận dụng tri thức trong tình huống quenthuộc, bình thường đến vận dụng tri thức trong tình huốngmới, phức tạp hơn, từ tiếp thu kiến thức, tiếp nhận thông tinvới tốc độ chậm hơn, đến tốc độ cao, nén thông tin với dunglượng cao hơn

- “Khi lên lớp, giảng viên phải thường xuyên theo dõitình hình và khả năng lĩnh hội tri thức của học viên, kịp thờiđiều chỉnh hoạt động học tập của họ cũng như hoạt độnggiảng dạy của chính mình” [20 tr 55]

Trang 9

- Cần cá biệt hóa hoạt động dạy học, lựa chọn nội dungphương pháp phù hợp với trình độ chung của lớp học, đồng thờicó nội dung, phương pháp, hình thức kích thích các đối tượng

cá biệt (người học giỏi và người học yếu) Cần nâng dần mức

độ khó khăn trong học tập để tạo nhip độ khó khăn trong họctập để tạo ra nhịp độ dạy học hợp lý, tạo bầu không khí thi đuatrong học tập

- Nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành:

“Nguyên tắc này coi lý luận và thực tiễn là một khốithống nhất không chia cắt trong qua trình dạy học, trong tiếpthu tri thức, rèn luyện kỹ năng của học viên Lý luận chính trị,kinh nghiệm và sự kiện đang diễn ra trong thực tiễn đời sống

xã hội là các nội dung không tách rời nhau trong từng bàigiảng, từng nội dung giảng dạy” [1 tr 39]

Để thực hiện nguyên tắc này, giảng viên cần:

- Giúp học viên hiểu rõ quá trình ra đời, phát triển củanguyên lý lý luận, mối quan hệ giữa các nguyên lý lý luận vớiđời sống, thực tiễn xã hội và chức trách, nhiệm vụ của học viên,

Trang 10

từ đó làm nảy sinh ý thức tham gia nghiên cứu, làm sáng tỏ cácvấn đề lý luận với sự chú ý và hứng thú cao của học viên.

- Giảng viên cần hiểu rõ và nắm chắc nhu cầu nhận thứccủa người học và mối quan hệ giữa nội dung học tập với chứctrách, nhiệm vụ của người học và thực tiễn địa phương, đơn vịcông tác của họ Từ đó định hướng và hướng dẫn học viên tựliên hệ thực tiễn, vận dụng lý luận vào thực tiễn để nâng caonhận thức và kỹ năng vận dụng lý luận

- “Dưới sự điều khiển của giảng viên, học viên tham giatích cực vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn theoyêu cầu của giảng viên Học viên tự rèn luyện phương pháp tưduy, phương phápdiễn đạt, trình bày, lý giải các vấn đề lý luậnđể nâng cao trình độ lý luận và kỹ năng tiến hành công tác tưtưởng trong quá trình học tập Làm cho học viên trưởng thànhmột cách toàn diện” [1 tr 39]

- Nguyên tắc đảm bảo việc sử dụng ngôn ngữ thuyết trình phù hợp, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác

- Thực hiện nguyên tắc này, trước hết đòi hỏi giảng viênphải xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên.Động viên, khuyến khích học viên tự nghiên cứu, học tập,

Trang 11

mạnh dạn tranh luận và tham gia giải quyết những tình huốngcó vấn đề trong học tập Trước khi lên lớp nghe giảng yêu cầuhọc viên phải nghiên cứu, đọc trước tài liệu học tập, hiểu rõmục đích yêu cầu của bài học.

- Khi giảng bằng phương pháp thuyết trình cần phải đisâu vào trọng tâm, trọng điểm, có gợi mở hướng dẫn học viêncùng tham gia nghiên cứu Tích cực đổi mới phương pháp, tạo

ra các tình huống có vấn đề để học viên tự lực tìm kiếm trithức

- Giảng viên luôn yêu cầu cao, kết hợp tổ chức, điềukhiển quá trình học tập của học viên Thực hiện giao tiếp sưphạm khoa học, hợp lý, dân chủ, cởi mở trong giao tiếp, đồngthời duy trì kỷ luật học tập nghiêm túc

- Dành thời gian nhất định cho thảo luận tập thể, thảoluận nhóm

- Biện pháp sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học chương trình sơ cấp lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Bình Thủy

Trang 12

- Chuẩn bị bài giảng sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học chương trình sơ cấp lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Bình Thủy

Hiện nay, nghiên cứu lý luận dạy học người ta đề cậpđến nhiều vấn đề mới, cải tiến phương pháp dạy học Nhiềuphương pháp dạy học mới đã đưa ra và đang thực hiện tại các

cơ sở giáo dục và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện(quận) Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào người dạycũng phải chuẩn bị tốt bài giảng Đặc biệt với phương phápthuyết trình, thì việc chuẩn bị tốt bài giảng sẽ quyết định sựthành công của công tác dạy học

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận dạy học, từ thực tiễncông tác, việc chuẩn bị bài giảng cần thực hiện nghiêm túcqua các bước sau đây:

Thứ nhất, khi nhận nhiệm vụ giảng dạy, người giảng

(giáo viên, giảng viên) cần tìm hiểu, nắm vững các thông tinsau: Dạy bài gì? Trong chương trình nào? Đối tượng học làai? Trình độ nhận thức của học viên như thế nào? Thời gianthực hiện là bao lâu?

Trang 13

Đây là những thông tin rất quan trọng mà người dạy cầnnắm vững để xử lý bài giảng Bởi vì, mỗi bài giảng, mỗichương trình có mục đích, yêu cầu khác nhau; nhu cầu họctập (đối tượng học viên) thu nhận kiến thức của chương trìnhkhác nhau Vì vậy không thể đem cách dạy của chương trìnhbồi dưỡng kết nạp Đảng áp dụng vào giảng dạy trong chươngtrình lý luận chính trị sơ cấp Ngay trong các bài giảng củachương trình sơ cấp lý luận chính trị cũng có những yêu cầuvà cách giảng khác nhau.

- Giảng viên cũng cần phải biết đối tượng của bài giảnglà ai? Số lượng, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghềnghiệp, kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống, tỷ lệ namnữ, địa vị xã hội…Nắm vững những đặc điểm trên của ngườihọc, giảng viên tìm ra nhu cầu của người học Từ đó sẽ giúpgiảng viên xác định mục tiêu, tìm ra phương pháp giảng dạyđáp ứng nhu cầu mong đợi của học viên

- Tùy theo chủ đề của bài giảng, đối tượng học viên đểxác định những mục tiêu giảng dạy cần đạt tới Điều này rấtquan trọng để giúp giảng viên xác định phương hướng chuẩnbị bài giảng và cũng giúp cho học viên xác định phương

Trang 14

hướng học tập, những vấn đề cần tập trung của bài giảng, thúcđẩy sự quan tâm của họ tới việc học tập.

Thứ hai, chuẩn bị tài liệu, tư liệu:

Việc chuẩn bị tài liệu, tư liệu rất quan trọng để xây dựngbài giảng Hiện nay, tất cả các chương trình đều có sách giáokhoa, có tài liệu giảng dạy, học tập…Đây là một thuận lợi,nhưng như thế chưa đủ Vì những tư liệu đó mới chỉ nêunhững nét cơ bản (bộ khung của bài học) giảng viên cần tìmkiến thức (tư liệu để minh họa và ví dụ thực tế để chứngminh…) Vì vậy, giảng viên cần chú ý những vấn đề sau:

- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước luôn được bổ sung và phát triển phù hợpvới thực tiễn Vì vậy, người giảng cần trình bày giảng nhữngkiến thức mới, cần phải có tài liệu mới nhất, đây là điều kiệntối thiểu để chuẩn bị bài giảng Điều này ảnh hưởng lớn đếnkết quả giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập, nghiêncứu của học viên

Cùng với tài liệu (giáo khoa), giảng viên cần phải chuẩnbị những tài liệu tham khảo khác để chuẩn bị bài giảng như:những nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ

Trang 15

Chính trị; những bài nói và viết của các đồng chí lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước có liên quan đến nội dung bài giảng;những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố trên cáctạp chí lý luận và tạp chí chuyên ngành…về tình hình pháttriển kinh tế ở nước ta, hàng năm, hoặc 6 tháng…để có thêm

tư liệu minh họa…Đây là những nguồn tài liệu, tư liệu phongphú, nếu giảng viên biết kết hợp, khai thác để đưa vào bàigiảng thì sức thuyết phục, tính hấp dẫn và nội dung bài giảng

sẽ rất phong phú sinh động Để thực hiện vấn đề này, đòi hỏingười giảng viên phải thường xuyên theo dõi tình hình pháttriển của công tác nghiên cứu lý luận, sự phát triển của cácquan điểm, chủ trương, chính sác của Đảng và Nhà nước;những kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội…Phải có sự ghi chép tỉ mỉ hoặc ít ra cũng phải biết vấn đềđó trong cuốn sách nào để khi chuẩn bị bài giảng có thể tracứu, lấy tư liệu sử dụng

Như vậy có thể thấy, để chuẩn bị bài giảng những thaotác có tính nghiệp vụ nêu trên, đòi hỏi có tính bắt buộc màgiảng viên phải thực hiện, nếu muốn có bài giảng tốt Thựctiễn cho thấy, mức độ nông sâu của bài giảng, sự thành côngnhiều hay ít của giảng viên phụ thuộc rất lớn vào bước chuẩn

Trang 16

bị đầu tiên này Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, về lýthuyết phải có sự chuẩn bị và tiến hành các bước trên, nhưngcó ý kiến cho rằng: trên thực tế có những giảng viên khôngphải mất nhiều thời gian tiến hành các công đoạn trên mà vẫncó bài giảng tốt Điều đó được lý giải như thế nào? Trên thựctế không có giảng viên nào đi giảng lại không chuẩn bị cáccông đoạn, thao tác trên Có giảng viên dành nhiều thời gian,nhưng có giảng viên không mất nhiều thời gian mà vẫn làmtốt việc chuẩn bị Thực tế có điều đó, vì lý do sau: do kinhnghiệm làm việc nhiều năm, nên giảng viên đó đã có nhiềukinh nghiệm khi chuẩn bị bài giảng, mặt khác họ thườngxuyên tích lũy kiến thức cho bài giảng nên các khâu chuẩn bịđược tiến hành nhanh, không mất nhiều thời gian mà vẫn đạtyêu cầu của bài giảng Tức là những giảng viên đó thườngxuyên cập nhật kiến thức và tình hình thực tế có liên quan đếnbài giảng Vì vậy, đòi hỏi giảng viên luôn luôn quan tâm tìmkiếm, tích lũy kiến thức.

Như vậy, về nguyên tắc, không giảng viên nào bỏ quacác khâu chuẩn bị bài giảng, còn chuẩn bị như thế nào phụthuộc vào trình độ kiến thức, năng lực thực tế và kinh nghiệmcông tác của từng giảng viên

Trang 17

Thứ ba, sau khi đã có những vật liệu được chuẩn bị ở

bước thứ nhất, giảng viên phải tiến hành xây dựng cấu trúcbài giảng Cấu trúc bài giảng hiện nay thường được hiểu là

“giáo án” hoặc “đề cương bài giảng”…Đây là một đòi hỏi bắtbuộc với tất cả giảng viên, một yêu cầu của lý luận dạy họcmà người giảng phải thực hiện

Trong lý luận dạy học, người ta đã nghiên cứu đưa ranhiều phương pháp dạy học, việc áp dụng phương pháp nào làtùy thuộc vào trình độ người dạy, đặc điểm đối tượng ngườihọc và những điều kiện vật chất khác…Nhưng dù áp dụngphương pháp nào thì người dạy cũng phải chuẩn bị giáo án đểtrình bày bài giảng Hiện nay, ở các trung tâm bồi dưỡngchính trị cấp huyện đang sử dụng phương pháp thuyết trình,nên giảng viên cần chuẩn bị tốt giáo án theo phương phápgiảng dạy này Ở đây xin gợi ý một số vấn đề khi chuẩn bịgiáo án, bài giảng theo phương pháp thuyết trình

- Cần có quan niệm đúng đắn về giáo án (đề cương bàigiảng) Giáo án là một kịch bản, một công cụ không thể thiếukhi lên lớp của người giảng viên Thực tiễn cho thấy: nếu cómột giáo án được chuẩn bị tốt, đầy đủ sẽ đảm bảo thành côngcủa bài giảng Ngược lại, nếu giáo án (đề cương bài giảng)

Trang 18

chuẩn bị chưa đầy đủ, qua loa, đại khái thì việc giảng dạy chắcchắn sẽ không tốt, không đảm bảo đúng yêu cầu, dẫn đến tìnhtrạng “đầu voi đuôi chuột” Người giảng dễ lúng túng, bị động,gây sự nhàm chán đối với người học, kết quả giảng dạy sẽkhông cao, chất lượng, hiệu quả của bài giảng không đạt yêucầu.

Qua thực tiễn cho thấy, trong giáo án phải thể hiện được

ba phần: Phần mở đầu (mở bài); Phần thân bài (nội dung bàigiảng) và phần kết luận

* Phần mở đầu gồm những vấn đề sau:

a Mục đích, yêu cầu: Tùy theo tính chất, đặc điểm nội

dung của bài mà người giảng viên cần đặt ra mục đích, yêucầu cho sát hợp Mỗi bài, cũng như mỗi chương đều có nhữngyêu cầu riêng, đòi hỏi người giảng phải hết sức chú ý khaithác kỹ đặc điểm này Đưa ra mục đích yêu cầu quá cao, hoặcquá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy và học tập củahọc viên

b Nội dung bài giảng, người giảng cần nêu rõ: Bài gồm

mấy phần, nêu ra từng phần, phần nào cần nhấn mạnh (trọngtâm) để người học chú ý

Trang 19

c Phương pháp trình bày: Người giảng cần trình bày

gọn phương pháp thực hiện bài giảng của mình, lưu ý với họcviên về phương pháp đó để tạo sự đồng thuận trong quá trìnhdạy và học, nói cách khác là tạo ra tình huống có vấn đề để lôicuốn học viên, buộc họ phải tập trung theo dõi

d Tài liệu: Giảng viên phải nêu lên tài liệu bắt buộc phải

có như giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập

Tài liệu tham khảo cần đọc gồm những tài liệu nào? Ởđâu? để học viên có điều kiện tìm đọc

* Về nội dung (thân bài) cần trình bày:

Căn cứ vào tài liệu học tập, giáo trình để nêu rõ nội dunggồm mấy phần lớn, trong phần lớn có bao nhiêu phần nhỏ,phần nhỏ gồm những chi tiết nào? Ví dụ, có thể kết cấu nhưsau:

Phần I: gồm có mục 1, mục 2, mục 3…

Phần II: gồm có mục 1, mục 2…

Phần III: gồm có mục 1, mục 2, mục 3, mục 4…

Trang 20

Các phần (I, II, III) cũng như các mục 1; 2; 3 do tài liệu họctập quy định.

Trong các mục 1, 2, 3…cần nhấn mạnh các ý quan trọngcần trình bày, mỗi giảng viên có thể quy định bằng các kýhiệu riêng: (dấu +), hoặc (dấu *)…, dùng bút nhớ để lưu ý khigiảng…

* Phần kết luận:

Giảng viên cần nêu kết luận ngắn gọn tóm tắt nội dungbài giảng, nhắc nhở điểm cần lưu ý Đây là công đoạn đòi hỏigiảng viên phải thực hiện nhằm tạo dấu ấn ghi nhớ sâu củangười học

Cuối cùng giảng viên phải nêu câu hỏi thảo luận, hoặcvấn đề chuẩn bị thảo luận…

* Một số vấn đề cần lưu ý:

- Khi chuẩn bị đề cương bài giảng, người giảng cần phân

bố thời gian cho từng vấn đề, phân bố càng chi tiết về thờigian và thực hiện nghiêm túc quỹ thời gian đã phân bổ sẽkhắc phục được tình trạng “cháy giáo án”, hoặc tránh được

Trang 21

tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, mất cân đối trong việc thựchiện bài giảng…

- Giảng viên không nên quan niệm chỉ soạn giáo án mộtlần là xong, cứ thế đi giảng ở mọi nơi trong dạy học, người tagọi hiện tượng này là “giáo án chết” Bởi vì, thực tiễn luônvận động, phát triển, mỗi lớp học, người học có yêu cầu khácnhau, nên không thể coi chỉ soạn giáo án một lần Muốn khắcphục tình trạng đó thì người giảng phải điều chỉnh giáo án,luôn bổ sung những tư liệu mới, những sự kiện mới trong giáo

án để bài giảng sinh động và gắn với hơi thở của cuộc sống.Đặc điểm của công tác giáo dục lý luận chính trị, lại càngkhông cho phép chỉ soạn giáo án một lần là xong Đó là vấnđề người giảng viên cần hết sức lưu ý

- Một bài giảng xong mỗi giảng viên cần tự mình rútkinh nghiệm (hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ góp ý và

tự mình điều chỉnh kịp thời)

- Tổ chức sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học chương trình sơ cấp lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Bình Thủy

Trang 22

Thực hiện bài giảng là một khâu rất quan trọng, một yếutốt góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tácgiáo dục lý luận chính trị Sự chuẩn bị giáo án một cách côngphu, tỉ mỉ và kỹ lưỡng của giảng viên là cơ sở trước hết để cómột bài giảng tốt Tuy nhiên, kết quả chuẩn bị đó mới chỉ làbước đầu, một sản phẩm tĩnh, một yếu tố quan trọng và cầnthiết, nhưng nếu không có phương pháp thực hiện bài giảngtrên lớp tốt thì hiệu quả sẽ không cao Bởi vì, thực hiện bàigiảng luôn là quá trình động, người giảng phải vận dụng tổnghợp các thao tác: nhìn, nghe, nói, cử chỉ, thái độ, tác phong…và phải nâng lên thành nghệ thuật tiến hành bài giảng để đạtmục đích, yêu cầu của bài giảng Kỹ thuật và nghệ thuật tiếnhành thực hiện bài giảng là nhân tố quyết định đến chất lượngvà hiệu quả của quá trình giảng dạy chương trình sơ cấp lýluận chính trị.

-Những yêu cầu chuẩn bị thực hiện bài giảng

Để có thể thực hiện tốt bài giảng lý luận chính trị, giảngviên cần chuẩn bị đầy đủ đáp ứng những yêu cầu sau:

- Nắm vững, xác định tương đối rõ về đối tượng học viên:

Trang 23

Họ là ai? Nhu cầu của họ là gì? để từ đó giảng viên tìmcách đáp ứng Muốn vậy, giảng viên cần xem xét tìm hiểuthành phần học viên về các vấn đề như: tỷ lệ nam nữ, tuổi đời,trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sống vàlàm việc… Đây là vấn đề mà người giảng viên cần tìm hiểuvà nắm vững.

- Xác định mục tiêu bài giảng:

Căn cứ vào chủ đề, nội dung bài giảng cũng như đặcđiểm đối tượng học viên, người giảng sẽ phân tích tổng hợpđể đưa ra mục tiêu cần đạt tới Việc xác định mục tiêu bàigiảng giúp cho giảng viên phương hướng thực hiện bài giảngcó trọng tâm, trọng điểm; đồng thời cũng giúp cho học viênxác định phương hướng cần tập trung lĩnh hội bài giảng,những trọng tâm, trọng điểm của bài giảng để học viên có sựhiểu biết sâu sắc

Từ việc xác định mục tiêu sẽ đi đến việc xác định nộidung Nội dung bài giảng được sắp xếp, cấu trúc lôgic, rõ rànggóp phần quan trọng vào thành công của người giảng viên khithực hiện bài giảng, đáp ứng yêu cầu, gây sự hưng phấn chohọc viên Việc cấu trúc bài giảng là sự cụ thể hóa chi tiết của

Ngày đăng: 30/04/2019, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w