1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY TRÌNH, điều KIỆN vận DỤNG NGUYÊN tắc kết hợp lý LUẬN với THỰC TIỄN TRONG dạy học học PHẦN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH lớp sơ cấp lý LUẬN CHÍNH TRỊ

29 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 39,55 KB

Nội dung

-Quy trình thiết kế bài giảng “kết hợp lý luận vớithực tiễn” - Xác định mục tiêu bài học Trong mỗi bài giảng, khâu đầu tiên giảng viên cần xácđịnh những yêu cầu đối với người học, nghĩa

Trang 1

QUY TRÌNH, ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KẾT HỢP LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỚP SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

-Quy trình thiết kế bài giảng “kết hợp lý luận với

thực tiễn”

- Xác định mục tiêu bài học

Trong mỗi bài giảng, khâu đầu tiên giảng viên cần xácđịnh những yêu cầu đối với người học, nghĩa là: “Bài họcgiúp cho người học biết được cái gì, cần làm cái gì”

Một bài học đạt chuẩn không chỉ trang bị về kiến thức,nghĩa là, sau khi học xong bài thì học viên cần nắm đượcnhững kiến thức cơ nào? học viên cần có kỹ năng gì và có thái

độ như thế nào trong nhận thức và hoạt động thực tiễn củabản thân

- Phương pháp, phương tiện và tài liệu

Khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học chính là sựlựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng.Không thể chỉ có một phương pháp độc tôn trong bài giảng

Do vậy, người dạy phải cân nhắc để lựa chọn phối hợp cácphương pháp Nhưng vẫn xác định nguyên tắc “kết hợp lýluận với thực tiễn”, “học đi đôi với hành” phải là trọng tâm,định hướng cho quá trình giảng dạy

Trang 3

Tài liệu, phương tiện giảng dạy như: máy chiếu, giáotrình, các tác phẩm nói về Người, phim tư liệu, hình ảnh vềBác,…

- Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa cácmục tiêu bài học, bao gồm:

Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra nhận thức.

Do đặc thù của mỗi bài học, giảng viên có thể thực hiệnhoặc không, thông thường được thực hiện kết hợp với dạy bàimới bằng các câu hỏi tái hiện hoặc phân tích, đánh giá

Bước 2: Giới thiệu bài mới

Đây là hoạt động hỗ trợ của giảng viên nhằm dẫn dắt, lôicuốn học viên đến với nội dung của bài mới một cách tựnhiên Giới thiệu bài mới thường được thực hiện thông quaviệc liên hệ với các hiện tượng đang diễn ra của thực tiễn đờisống

Bước 3: Giảng bài mới

Sau phần giới thiệu bài mới, giảng viên đi ngay vào phần

Trang 4

dạy bài mới Đây là hoạt động chính của giảng viên nhằmgiúp học viên lĩnh hội tri thức mới Thông thường, khi chuẩnbài giảng, giảng viên phải thể hiện được:

+ Hoạt động của giảng viên và học viên

Thực tế chứng minh, thao tác này được thiết kế kỹlưỡng, khoa học thì hiệu quả vận dụng nguyên tắc “kết hợp lýluận với thực tiễn” trong dạy học càng cao, theo đó, chấtlượng càng được nâng cao Đối với mỗi nội dung cấn có yêucầu khác nhau để học viên tích cực tham gia và hiểu bài tốtnhất Đồng thời, phải đơn giản hóa kiến thức, minh họa bằngnhững ví dụ, tình huống gắn với thực tiễn Chỉ có như vậymới giúp học viên dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nội dungbài học, và vận dụng vào thực tế từng cơ quan, đơn vị hoặctrong cuộc sống Những yêu cầu này thực chất là những câuhỏi, bài tập tình huống hoặc những chỉ dẫn được sắp xếp theolôgíc của nhận thức

Tóm lại, việc thiết kế bài giảng phải đảm bảo các yếu tốsau: phương pháp phù hợp qua các hoạt động cụ thể; đơn vịkiến thức vừa phải, phù hợp; thời gian thực hiện, dự kiến cáctình huống phát sinh có thể xảy ra, Đặc biệt, giảng viên

Trang 5

phải thấy được hiệu quả của nguyên tắc “kết hợp lý luận vớithực tiễn”.

+ Nội dung cần đạt

Nội dung cần đạt là phần trọng tâm của mỗi bài giảng.Nội dung này chủ yếu dựa trên hệ thống tri thức được giảngviên xác định trước đó Nội dung cần đạt được gồm:

Thứ nhất, nội dung cơ bản Đó là những nội dung cốt lõi,

cần nhấn mạnh mà học viên phải đạt được Những nội dung

cơ bản này được giảng viên lựa chọn trong nội dung bài học,

từ các nguồn tài liệu bổ trợ và thực tiễn cuộc sống

Thứ hai, nội dung tham khảo, bổ sung Ở mỗi bài học

đều có những nội dung bổ sung làm phong phú vốn hiểu biếtcủa học viên Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức, mục tiêu vàđối tượng học tập… giảng viên có thể đưa ra câu hỏi gắn vớicác hoạt động sản xuất, các hiện tượng kinh tế trong nướccũng như thế giới và yêu cầu người học phải thực hiện Thôngthường, người học rất có hứng thú với kiến thức tham khảo

Vì vậy trong quá trình soạn giáo án, người dạy nên tìm hiểu

và đưa vào những kiến thức xã hội để lôi cuốn học viên vàobài học

Trang 6

Bước 4: Củng cố kiến thức

Khi kết thúc mỗi bài giảng, giảng viên phải tổng kết kiếnthức cho học viên Đây là khâu rất cần thiết Trong phần này,giảng viên khái quát lại nội dung bài học theo logic hoặc bản

đồ tư duy Việc củng cố này nhằm giúp cho người học thấy rõđược tổng thể nội dung bài học, lưu ý tập trung vào các kiếnthức trọng tâm, từ đó sẽ làm cho người học ghi nhớ dễ dànghơn

Bước 5: Hướng dẫn học tập ở nhà

Sau khi học xong, giảng viên hướng dẫn, định hướngcho học viên liên hệ thực tế, tiếp tục nghiên cứu theo nhữnghướng mở Giảng viên có thể giao bài tập về nhà để học viênhoàn thiện với những hoạt động cụ thể

- Lý luận về sự kết hợp lý luận với thực tiễn trong dạy học

Lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổnghợp các tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong quátrình lịch sử, tiêu chuẩn của một lý luận khoa học là nó phảnánh đúng bản chất qui luật của đối tượng nhận thức và phải

Trang 7

được khái quát thành một hệ thống bao gồm các khái niệmphạm trù nhất định Lý luận giữ vai trò định hướng chỉ đạohoạt động thực tiễn của con người để nhằm đạt được kết quảcao nhất.

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính xã hội –lịch sử của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Thựctiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối với lí luận, là cơ sở, điểmxuất phát, là động lực cho sự phát triển của lí luận, đồng thời

là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

Về vấn đề lý luận phải liên hệ thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định “Kết hợp giữa lí luận và thực tiễn là một nguyêntắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin …lý luận mà khôngliên hệ với thực tế là lý luận suông”1, đó là thứ lý luận xa rời

và không giúp ích gì cho thực tế cuộc sống Lý luận là sự tổngkết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những trithức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử.Nhưng lí luận không phải là một cái gì đứng im, chết cứng mà

nó luôn luôn cần đến thực tiễn để được thực tiễn bổ sung,hoàn thiện bằng những kết luận mới trong những điều kiện,hoàn cảnh mới Mặt khác, lý luận là kết quả của tư duy trừutượng, được khái quát hóa thành những nguyên lí phổ biến,

Trang 8

những quy luật; dó đó Người nói : lý luận “phải cụ thể hóa …cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”.

Và một vấn đề nữa, theo Hồ Chí Minh lý luận liên hệ với thực

tế còn là ở chỗ “mục đích học để vận dụng chứ không phảihọc lý luận vì lí luận” Người nói : “Lý luận cốt để áp dụngvào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào côngviệc thực tế là lý luận suông Dù xem được hàng ngàn, hàngvạn quyển lí luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khácnào cái một hòm đựng sách”2

Giáo dục lí luận chính trị, theo Hồ Chí Minh, là giáo dụcchính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao đạo đứccách mạng cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân,nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí, phẩm chất cách mạng vànăng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụngnhững hiểu biết ấy vào cuộc sống do đó, gắn lí luận với thựctiễn trong giáo dục lí luận chính trị là nguyên tắc cơ bản

Trên cơ sở xác định phương châm như vậy, Người yêucầu người dạy và người học phải tuân thủ theo những cáchthức, phương pháp nhất định trong quá trình giảng dạy và họctập lí luận chính trị

Trang 9

Đối với giáo viên, Người căn dặn: “các chú dạy cán bộ,đảng viên về Chủ nghĩa Mác – Lênin chắc có nhiều ngườithuộc, nhưng các chú có làm cho họ hiểu Chủ nghĩa Mác –Lênin là thế nào không”3 “Trường Đảng là một trường học đểđào tạo những chiến sỹ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp củagiai cấp vô sản, chứ không phải biến các đồng chí thànhnhững người lí luận suông mà nhằm làm thế nào cho công táccủa các đồng chí tốt hơn”4 “Đảng ta tổ chức trường học lýluận cho cán bộ để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng

để giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hìnhthực tế…, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình,hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình”5

Như vậy, đối với Trường Đảng và đội ngũ giảng viên,với mục đích cuối cùng là để học viên “phục vụ tốt hơn cho

sự nghiệp cách mạng” Vì thế, trong quá trình giảng dạy,ngoài trang bị lý luận chính trị, người giảng viên phải gắn vớithực tiễn, bám sát tình hình thực tiễn để người học hiểu vànắm chắc lý luận Và quan trọng hơn, người giảng viên phảigiúp cho học viên biết cách vận dụng vận dụng lý luận vàothực tiễn

Trang 10

Đối với người học, Người dạy: “Học lý luận không phải

để nói mép… Học để áp dụng vào việc làm Làm mà không

có lý luận thì không khác nào đi mò trong đêm tối, vừa chậmchạp vừa vấp váp Có lý luận thì mới hiểu được mọi chuyệntrong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làmcho đúng”6 Người chỉ rõ: “Học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin làhọc tập tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối vớibản thân mình; là học tập những nguyên lí phổ biến của chủnghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàncảnh thực tiễn ở nước ta Học để làm, lý luận đi đôi với thựctiễn”7 Ngắn gọn mà đầy đủ, sâu sắc, Người đã yêu cầu giáodục lí luận chính trị phải biết gắn lí luận với thực tiễn cuộcsống, công tác

Quán triệt thực hiện tinh thần chỉ dẫn của Chủ tịch HồChí Minh, đồng thời bám sát yêu cầu của chuyên ngành giảngdạy, trong thời gian qua, các giảng viên phụ trách phần học

“Nghiệp vụ công tác đoàn thể” (trước đây gọi là công tác Dânvận) đã có nhiều cố gắng để nâng cao tính thực tiễn trong bàigiảng và đạt được những kết quả nhất định

Trang 11

Từ thực tiễn công tác giảng dạy trong thời gian qua,chúng tôi suy nghĩ, để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng

lí luận chính trị cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

Trước hết, giảng viên phải nắm vững các nội dung lýluận mà mình đảm nhiệm giảng dạy, để qua đó có sự lựa chọnđúng Không phải tất cả các nội dung lý luận trong bài giảngđều cần có liên hệ thực tế, mà chỉ ở những vấn đề nào quantrọng, cần thiết nhấn mạnh, khó hiểu, hay muốn tăng thêmtính thuyết phục…

Không chỉ vậy, nắm vững lí luận còn giúp giảng viên lựachọn được loại kiến thức thực tiễn nào, ở mức độ nào thì phùhợp Như chúng ta biết, thực tiễn rất rộng và đa dạng, như HồChủ tịch đã nói : “Thực tế của chúng ta là những vấn đề màcách mạng đề ra cho ta giải quyết Thực tế bao gồm rất rộng

Nó bao gồm kinh nghiệm công tác tư tưởng của cá nhân,chính sách và đường lối của Đảng cho đến các vấn đề trongnước và trên thế giới Đó là những thực tế mà chúng ta cầnliên hệ …”8. Một vấn đề lí luận có thể có nhiều hiện tượng,hoạt động thực tiễn để liên hệ, phân tích, chứng minh; và mộtbài giảng cần gắn lí luận với thực tiễn không chỉ một, hai lần

Do đó để tránh sự trùng lặp, đơn điệu cũng như để các liên hệ

Trang 12

thực tiễn đưa vào bài giảng sát, phù hợp với những vấn đề líluận định làm rõ, chứng minh thì nhất thiết giảng viên phảinắm vững kiến thức lí luận của từng tiết mục, từng bài và toàn

bộ nội dung mà mình đảm nhiệm

Thứ hai, giảng viên phải thường xuyên bám sát thựctiễn Kết hợp các phương thức khác nhau để tiếp cận với cáchình thức, các mức độ của thực tiễn Ví dụ: đi thực tế cơ sở(xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp…), gặp gỡ trao đổi vớicán bộ, hội viên nông dân, phụ nữ, đến với các tổ chức côngđoàn cơ sở gặp gỡ cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân;thăm quan các các mô hình lao động sản xuất, để có thực tiễntrực tiếp sinh động, thời sự Hoặc tích cực khai thác thông tin

ở các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tạp chí,Internet,…) để có thực tiễn đa chiều, rộng lớn đã được chọnlọc, phân tích Và chịu khó nghiên cứu các tài liệu chínhthống, nhất là các văn kiện Hội nghị, Đại hội Đảng,…đây làdạng thực tiễn có độ tin cậy cao, vừa có tính cụ thể, vừa cótính khái quát Có thể nói, ở thời điểm hiện nay, giảng dạyphần học Nghiệp vụ công tác đoàn thể ở cở sở có nhiều thuậnlợi mà một phần nguyên nhân là nhờ có hệ thống kiến thứcthực tiễn từ các văn bản chính thống này Ví dụ: giảng dạy

Trang 13

chuyên đề “Công tác vận động công nhân…”, khi liên hệ thựctiễn thì Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trungương khóa X (2008) “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhânViệt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”cung cấp nhiều số liệu, sự kiện; hoặc khi giảng các chuyên đề

“Công tác vận động nông dân…”, “Công tác vận động phụnữ…”, “Công tác vận động thanh niên…”, giảng viên có thểkhai thác được nguồn kiến thức thực tiễn phong phú, chấtlượng từ các Nghị quyết liên quan như: Nghị quyết 11 ngày27/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác phụ nữtrong thời kì mới, Nghị quyết 25 của Ban chấp hành Trungương khóa X (2008) về tăn cường sự lãnh đạo công tác thanhniên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghịquyết về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn…

Thứ ba, nắm bắt được đối tượng học viên

Cùng một chuyên đề nhưng giảng dạy tại các lớp học vùngthành phố, đồng bằng, không thể đồng nhất với các lớp vùngtrung du, miền núi, hoặc giảng dạy tại các lớp đại đa số họcviên là thanh niên thế hệ trẻ, không thể giống với lớp đa sốhọc viên lớn tuổi Nắm bắt được đối tượng sẽ giúp lựa chọn

Trang 14

kiến thức thực tiễn hoặc cách khai thác nhấn mạnh khía cạnhnào trong cùng một sự kiện để phù hợp đối tượng

Thứ tư, phải đảm bảo tính khoa học khi đưa các yếu tốthực tiễn vào bài giảng đó là: yếu tố thực tiễn đưa vào bàigiảng phải có tính điển hình, tính thời sự, tính chính xác, cóđịa chỉ rõ ràng và phù hợp nội dung lí luận đang cần đượcphân tích chứng minh

- Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp

Sau khi chuẩn bị kỹ giáo án, giảng viên bắt đầu dạy học.Thực chất là thực hiện các bước đã thiết lập ở trên Trong quátrình thực hiện bài giảng, cả giảng viên và học viên phải tuânthủ các bước đề ra, trong đó, giảng viên giữ vai trò chủ đạo, làngười tổ chức, điều hành, dẫn dắt, gợi mở… học viên sángtạo, chủ động

- Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

Để quá trình dạy học ngày càng hoàn thiện và hiệu quảcao thì khâu “mắt xích” chính là đánh giá Đây cũng là khâuthể hiện rõ nhất sự vận dụng nguyên tắc “kết hợp lý luận với

Trang 15

thực tiễn” trong dạy học.

Nguyên tắc “kết hợp lý luận với thực tiễn” cần đượcđảm bảo vận dụng thường xuyên trong các hình thức như: tựluận, vấn đáp, trắc nghiệm, dự án… Trong đó, tự luận là hìnhthức được sử dụng phổ biến ở các trung tâm Yêu cầu đặt ra làphải đảm bảo sự công bằng, đánh giá khách quan, công khai

và đánh giá toàn diện Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá, lớp thực nghiệm có

sự thay đổi đối với lớp đối chứng khi sử dụng phương phápkết hợp lý luận với thực tiễn trong dạy học học phần Tư tưởng

Hồ Chí Minh lớp sơ cấp lý luận chính trị ở trung tâm bồidưỡng chính trị huyện Tuy An

Bước 2: Xây dựng câu hỏi đánh giá có liên hệ thực tế tạiđịa phương

bước 3 Xây dựng đáp án có mức điểm

Bước 4: Tiến hành kiểm tra, kiểm tra trên lớp với hìnhthức tự luận, học viên trả lời câu hỏi kiểm tra trong giấy

Bước 5: Chấm điểm, điểm tối thiểu 0.25/ một ý; tối đa1,0/ một ý

Trang 16

Bước 6: Tập hợp kết quả, rút kinh nghiệm

Kết quả này còn là cơ sở quan trọng để giảng viên căn

cứ vào đó điều chỉnh phương pháp, cách thức dạy

- ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG “KẾT HỢP LÝ LUẬN VỚITHỰC TIỄN” TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH LỚP SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ỞTTBDCT HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN

- Đối với đội ngũ giảng viên

- Giảng viên cần được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ

Trước khi yêu cầu mỗi giảng viên phải có phương phápdạy học hiệu quả thì trước hết họ phải là những người thấmnhuần lý luận, vững kiến thức Để làm được điều này thìgiảng viên phải được đào tạo chuẩn; đồng thời, phải có sựhiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực, cập nhật những kiến thứcliên quan đến môn học Hơn hết, giảng viên phải hiểu sâu sắc

và thực hành “kết hợp lý luận với thực tiễn” trong hoạt độngcủa bản thân

Mặt khác, giảng viên cũng cần có những kỹ năng nghiệp

Ngày đăng: 30/04/2019, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w