1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế iso 45001 tại công ty cổ phần cao su tây ninh

245 1,2K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 3,15 MB

Nội dung

Với thực tế của công tác bảo hộ lao động và nhận thức được tầm quan trọng về OH&S nên em chọn đề tài: “Xây dựng Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế I

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp.HCM, Ngày tháng năm

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Tp.HCM, Ngày tháng năm

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ii

ABSTRACT iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

DANH MỤC CÁC HÌNH xii

MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 2

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 45001 3

1.2 LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN ISO 45001 4

1.2.1 Về mặt kinh tế 4

1.2.2 Về mặt thị trường 4

1.2.3 Về đối tượng lao động 5

1.2.4 Về quản lý rủi ro 5

1.2.5 Về mặt pháp luật 5

1.2.6 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận 5

1.3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP TIÊU CHUẨN ISO 45001 5

1.3.1 Tổng quát về PDCA 6

1.3.2 Các giai đoạn của PDCA 6

Trang 4

1.4 TÍNH MỚI TRONG TIÊU CHUẨN ISO 45001 7

1.5 SO SÁNH TIÊU CHUẨN ISO 45001 VÀ OHSAS 18001 7

1.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 45001 Ở VIỆT NAM 11

1.6.1 Thuận lợi 11

1.6.2 Khó khăn 11

1.7 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN ISO 45001 12

CHƯƠNG 2 13

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH 13

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 13

2.1.1 Khái quát chung về công ty 13

2.1.2 Vị trí địa lý 13

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 14

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động 16

2.1.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 16

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 20

2.2.1 Nhu cầu sử dụng điện, nước 20

2.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất 20

2.2.3 Danh mục các máy móc, thiết bị 21

2.2.4 Quy trình sản xuất 24

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 30

2.3.1 Môi trường không khí 30

2.3.2 Môi trường nước 33

2.3.3 Chất thải công nghiệp 37

2.4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ OH&S TẠI CÔNG TY 39

2.4.1 Công tác bảo hộ lao động 39

2.4.2 Phòng chống cháy nổ 40

2.4.3 An toàn vệ sinh thực phẩm 41

2.4.4 An toàn hóa chất 41

2.4.5 Công tác chăm sóc sức khỏe 42

2.5 ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY 42

Trang 5

2.5.1 Thực trạng công ty 42

2.5.2 Lợi ích khi áp dụng 43

2.5.3 Vấn đề còn tồn đọng 43

CHƯƠNG 3 44

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 45001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH 44

3.1 BỐI CẢNH CỦA TỔ CHỨC 44

3.1.1 Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức 44

3.1.2 Tìm hiểu về nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên hữu quan khác 45

3.1.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S 47

3.2 LÃNH ĐẠO VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 48

3.2.1 Lãnh đạo và cam kết 48

3.2.2 Chính sách OH&S 50

3.2.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức 53

3.2.4 Sự tham gia và tham vấn 54

3.3 HOẠCH ĐỊNH 56

3.3.1 Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro OH&S 56

3.3.2 Xác định cơ hội OH&S và các cơ hội khác 64

3.3.3 Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác 66

3.3.4 Mục tiêu OH&S và hoạch định để đạt được các mục tiêu 67

3.4 HỖ TRỢ 69

3.4.1 Năng lực và nhận thức 69

3.4.2 Thông tin và trao đổi thông tin 70

3.4.2.1 Nội dung yêu cầu theo mục 7.4 của tiêu chuẩn ISO 45001 70

3.4.3 Thông tin dạng văn bản 71

3.5 VẬN HÀNH 73

3.5.1 Hoạch định và kiểm soát vận hành 73

3.5.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp 75

3.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 77

3.6.1 Theo dõi/giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá 77

3.6.2 Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác 78

Trang 6

3.6.3 Đánh giá nội bộ 79

3.6.4 Xem xét của lãnh đạo 80

3.7 CẢI TIẾN 82

3.7.1 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục 82

3.7.2 Cải tiến thường xuyên 83

3.8 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ KHI ÁP DỤNG ISO 45001 84

3.8.1 Lợi ích từ hoạt động quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001 84

3.8.2 Chi phí 85

3.8.3 So sánh lợi ích và chi phí từ việc áp dụng ISO 45001 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1 KẾT LUẬN 87

2 KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 89

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng so sánh các điều khoản 7

Bảng 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CPCS Tây Ninh 14

Bảng 2.2 Nguyên, nhiên liệu và hóa chất của Công ty CPCS Tây Ninh 20

Bảng 2.3 Danh mục máy móc, thiết bị 21

Bảng 2.4 Các nguồn phát sinh khí thải tại Công ty CPCS Tây Ninh 32

Bảng 2.5 Nguồn phát sinh chất thải rắn không nguy hại 37

Bảng 2.6 Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại 38

Bảng 2.7 Danh mục thiết bị PCCC 40

Bảng 2.8 Kết quả khám sức khỏe định kỳ 42

Bảng 3.1 Nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan 45

Bảng 3.2 Phạm vi của HTQL OH&S (tham khảo) công ty CPCS Tây Ninh 47

Bảng 3.3 Chính sách OH&S (tham khảo) của Công ty CPCS Tây Ninh 50

Bảng 3.4 Hình thức phổ biến chính sách 51

Bảng 3.5 Cơ cấu tổ chức ban ISO của công ty 53

Bảng 3.6 Tần suất diễn ra (F) 58

Bảng 3.7 Khả năng xảy ra sự cố (L) 58

Bảng 3.8 Mức độ nghiêm trọng 59

Bảng 3.9 Bảng đánh giá cấp độ rủi ro 59

Bảng 3.10 Bảng danh mục khu vực nhận diện 61

Bảng 3.11 Bảng tóm tắt kết quả nhận diện mối nguy theo nhóm 61

Bảng 3.12 Bảng các cơ hội OH&S 64

Bảng 3.13 Lợi ích thu được 84

Bảng 3.14 Chi phí cho công tác an toàn vệ sinh lao động 85

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình Hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO 45001 5

Hình 2.1 Sơ đồ Công ty CPCS Tây Ninh 14

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (2/2017) 16

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 17

Hình 2.4 Quy trình chế biến mủ Ly tâm 25

Hình 2.5 Quy trình chế biến mủ SVR 3L 27

Hình 2.6 Quy trình chế biến mủ SVR 10, 20 29

Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất 35

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

“Nhân là gốc của sự phát triển" điều đó quả thật không sai, sự vận hành của cuộc sống sẽ trật nhịp nếu thiếu đi yếu tố con người Nhất là trong xã hội phát triển ngày nay, mọi hoạt động từ lao động trí óc đến lao động chân tay đâu đâu cũng cần đến sự điều khiển và tác động của con người Trong quá trình lao động sản xuất, sáng tạo tìm tòi để đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và cho sự tiến bộ xã hội, con người dường như đã quên đi yếu tố an toàn cho chính bản thân mình Từ đó mà không ít những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc xảy ra, các mối nguy hiểm, đe doạ đến sức khỏe người lao động vẫn luôn diễn ra hàng ngày Có thể nói OH&S là một phần quan trọng không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, muốn lao động sản xuất được tiếp tục, giảm nguy cơ mất an toàn cho người lao động thì vấn đề về OH&S phải luôn

là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước

Công ty CPCS Tây Ninh là công ty chuyên chế biến và gia công mủ cao su thiên nhiên, với đặc thù công việc, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố bất lợi như tiếng ồn, mùi hôi,…gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, song công tác bảo hộ lao động trong công ty luôn được chú trọng và nâng cao nên tỷ lệ TNLĐ và BNN đều giảm đi đáng kể Với thực tế của công tác bảo hộ lao động và nhận thức được tầm quan trọng về OH&S nên em chọn đề tài: “Xây dựng Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 tại Công

ty Cổ phần Cao su Tây Ninh” nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn hệ thống quản lý cũ từ

đó nâng cao hiệu quả môi trường làm việc, ngăn ngừa ô nhiễm cũng như cải thiện điều kiện lao động cho công nhân viên, phòng tránh TNLĐ và BNN, giúp giữ vững uy tín

và hình ảnh của công ty đối với khách hàng

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Nâng cao kiến thức, tích lũy các kinh nghiệm thực tế về công tác an toàn lao động,

an toàn thiết bị và sức khỏe nghề nghiệp

Xây dựng “Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn

quốc tế ISO 45001 tại Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh” nhằm cải tiến công tác quản

lý OH&S của công ty, giảm chi phí tiềm ẩn từ các mối nguy và rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong và ngoài

nước

3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn của ISO 45001 trong việc xây

dựng HTQL OH&S

- Tìm hiểu tổng quan và hoạt động sản xuất tại Công ty CPCS Tây Ninh

- Hiện trạng môi trường lao động, điều kiện vệ sinh lao động, sức khỏe nghề

nghiệp

- Tiến hành Xây dựng Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo

tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên tình hình thực tế của công ty

- Kết luận và kiến nghị

Trang 11

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp tham khảo tài liệu

Nghiên cứu tài liệu về tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 trên sách báo, mạng internet, các bài giảng,

Tham khảo các tài liệu được cung cấp từ công ty như: Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 đã được xây dựng tại công ty, Hiện trạng môi trường lao động và an toàn sức khỏe nghề nghiệp của công, Chính sách công ty hiện tại, Các quy trình công nghệ hiện có, Văn bản pháp luật có liên quan,

Phương pháp khảo sát thực tế

Xem xét quy trình sản xuất tại các xưởng, các hoạt động của công nhân viên nhằm nhận diện hiện trạng OH&S, công tác quản lý và các vấn đề bảo hộ lao động còn tồn đọng ở công ty

Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Khảo sát điều tra, phỏng vấn công nhân làm việc trực tiếp tại nhà xưởng nhằm thu thập và bổ sung các thông tin về hiện trạng OH&S tại công ty

Tham khảo ý kiến chuyên gia (thầy cô, nhân viên phụ trách an toàn lao động tại công ty, )

Phát triển ổn định, bền vững là ưu tiên hàng đầu của công ty nên việc xây dựng HTQL OH&S theo tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ sức khỏe người lao động và giảm thiểu TNLĐ Do đó thị trường kinh doanh của công ty sẽ được mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của công ty

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 45001

Sự ra đời tiêu chuẩn ISO 45001

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2013 đã có 2,34 triệu người chết do các hoạt động công việc Phần lớn trong số đó (2 triệu người) chết có liên quan đến vấn đề sức khỏe hơn là chấn thương Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (IOSH) ước tính có khoảng 660.000 người chết mỗi năm do các bệnh ung thư phát sinh từ các hoạt động công việc Cùng với đó, khảo sát cho thấy tại mỗi 1 tổ chức đều có các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn lao động chung hoặc các tiêu chuẩn của

1 quốc gia nhằm cung cấp môi trường làm việc an toàn, giảm khả năng gây thương tích cho người lao động Tuy nhiên đây là một mô hình không bền vững và chưa chứng tỏ được sự phù hợp với toàn cầu

Trước tình hình cấp bách này, Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã chính thức xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001 do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành năm 1999 nhằm giúp các tổ chức quản lý rủi ro OH&S và cải tiến kết quả hoạt động OH&S Việc thực hiện hệ thống quản lý OH&S sẽ là một quyết định có tính chiến lược đối với tổ chức, có thể được sử dụng để thực hiện phát triển bền vững, đảm bảo cho người lao động được an toàn hơn và khỏe mạnh hơn đồng thời tăng lợi nhuận cho tổ chức

Khái quát tiêu chuẩn ISO 45001

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản

lý OH&S, cùng với hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn nhằm cho phép tổ chức chủ động cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật

Tiêu chuẩn ISO 45001 được thiết kế để áp dụng cho bất kỳ tổ chức bất kể quy mô, loại hình kinh doanh Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn được thiết kế để tích hợp vào các quá trình quản lý của tổ chức

Tiêu chuẩn ISO 45001 giúp tổ chức tích hợp các khía cạnh khác của sức khỏe và

an toàn thông qua hệ thống quản lý OH&S, chẳng hạn như sức khỏe/phúc lợi của nhân viên; tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yêu cầu pháp lý khác có thể cũng yêu cầu tổ chức giải quyết những vấn đề như vậy

Tiêu chuẩn ISO 45001 không đưa ra các tiêu chí cụ thể cho kết quả hoạt động OH&S, mà cũng không phải là quy tắc về thiết kế một hệ thống quản lý OH&S Hệ thống quản lý OH&S của tổ chức phải cụ thể để đáp ứng những nhu cầu riêng của tổ chức đó trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật; do đó một doanh nghiệp nhỏ với rủi ro thấp có thể chỉ cần phải thực hiện một hệ thống tương đối đơn giản, trong khi một tổ chức lớn với mức độ rủi ro cao có thể cần một hệ thống phức tạp hơn nhiều Bất kỳ loại hình hệ thống nào thì cũng phải có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, với điều kiện hệ thống đó phù hợp và có hiệu quả với tổ chức

Trang 13

Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một cách cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động môi trường, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động Tiêu chuẩn ISO 45001 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp

lý, mà nó là một công cụ quản lý để các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại

Tiêu chuẩn ISO 45001 tuân theo cách tiếp cận cấu trúc cao cấp đang được áp dụng đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác của ISO, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO

9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường) Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác cũng đã được xem xét (như OHSAS 18001 hoặc "Hướng dẫn ILO - OSH" của Tổ chức Lao động quốc tế) và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILSs)

Khi tiêu chuẩn này được công bố, những tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của tiêu chuẩn đều phù hợp với các tiêu chuẩn khác Điều này sẽ giúp cho việc chuyển đổi khá dễ dàng từ sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001, đồng thời cũng sẽ giúp liên kết và tích hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO khác về hệ thống quản lý vào các quá trình quản lý tổng thể của tổ chức

1.2 LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ chính thức thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn đầu tiên về HTQL OH&S Nối tiếp thành công của OHSAS 18001, ISO 45001 hứa hẹn giúp hàng nghìn tổ chức tạo ra môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu tử vong, chấn thương và bệnh tật cho người lao động, cải tiến kết quả hoạt động của tổ chức

1.2.1 Về mặt kinh tế

- Giảm được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm

xã hội

- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN

- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tai nạn khẩn cấp

- Giảm chi phí về tai nạn và chi phí bảo hiểm hằng năm

1.2.2 Về mặt thị trường

- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ các tiêu chuẩn như là một điều kiện bắt buộc

- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng

- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động OH&S

- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất của tổ chức) và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S

- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước

Trang 14

1.2.3 Về đối tƣợng lao động

- Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc được nâng cao, đảm bảo lợi ích cho người lao động

- Tăng sự thỏa mãn đối với công việc

- Hiệu suất và chất lượng công việc được cải thiện

1.2.4 Về quản lý rủi ro

- Giảm thiểu các mối nguy và rủi ro OH&S

- Thực hiện tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu tác động tiềm ẩn

- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có)

1.2.5 Về mặt pháp luật

- Rút ngắn thời gian tiến hành cấp thủ tục các giấy phép

- Giảm bớt các thủ tục báo cáo, giám sát, giấy tờ

- Mang đến uy tính cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng

- Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu pháp luật của nhân viên

1.2.6 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận

- Được sự đảm bảo của bên thứ ba

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại

- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá hình ảnh của công ty

1.3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP TIÊU CHUẨN ISO 45001

Hình 1.1 Mô hình Hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO 45001

Trang 15

1.3.1 Tổng quát về PDCA

Vòng tròn quản lý chất lượng (PDCA cycle) do W.E.Deming (1900-1993) – người được xem là cha đẻ của quản lý chất lượng giới thiệu vào năm 1950 Chu trình PDCA: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh (Plan-Do-Check-Act) với các nội dung có thể tóm tắt như sau:

PDCA được đại diện với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), nó cho thấy: thực chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng

PDCA lúc đầu được đưa ra như là các bước công việc tuần tự cần tiến hành của việc quản trị nhằm duy trì chất lượng hiện có, ngày nay nó là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống quản lí (ISO 9001, ISO 14001,…)

1.3.2 Các giai đoạn của PDCA

P (Plan): Lập kế hoạch, định hướng và phương pháp đặt mục tiêu

- Lập kế hoạch, định hướng:

Chính sách, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp cần được xác định bởi ban lãnh đạo, dựa trên sự tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin Không xác định được chính sách, mục tiêu thì tổ chức không thể xác định được những nhiệm vụ của nó Các nhiệm vụ được xác định rõ ràng sẽ giúp các bộ phận trong tổ chức hoạt động có định hướng Chính sách, mục tiêu sau khi được xác định thì các nhiệm vụ phải được lượng hóa (khối lượng, tiêu chuẩn, thời hạn hoàn thành,…) bằng các con số và chỉ tiêu cụ thể; phân công, giao cho các thành viên ở từng vị trí với các nội dung công vệc phù hợp

- Phương pháp đạt mục tiêu:

Sau khi đã xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cần phải lựa chọn phương pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Mọi người cần thiết phải hiểu rõ cách thức để làm chủ nó, đồng thời xây dựng phương pháp giải quyết vấn đề một cách tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm

D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện

Sau khi đã xác định nhiệm vụ và chuẩn hóa các phương pháp để hoàn thành nhiệm

vụ đó, người ta tổ chức bước thực hiện công việc Nhưng trong thực tế công việc, nhiều khi các quy định, quy chế chưa đáp ứng hay phù hợp hoàn toàn với các vấn đề phát sinh Vậy nên, nếu tuân theo các quy định, quy chế một cách máy móc thì các điểm không phù hợp vẫn tồn tại hoặc phát sinh Như vậy, cần phải cải tiến, đổi mới, cập nhật các quy định, quy chế và chỉ có ý thức, trình độ, kinh nghiệm của người thực hành thì kế hoạch thực hiện mới thành công Nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức là một tác nhân không thể thiếu để luôn cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc ở từng bộ phận nói riêng và tổ chức nói chung

C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra thực hiện

Trong quản lý chất lượng điều không thể thiếu là công tác kiểm tra kết quả thực hiện Nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp/ sai/ thiếu để còn có cơ sở cho công

Trang 16

tác quản lý tiếp theo Các yếu tố chủ quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến kết quả thực hiện được xem xét và phân tích chuyên sâu

A (Act): Thực hiện những hành động quản trị thích hợp

Khi thực hiện những tác động điều chỉnh, điều quan trọng là phải áp dụng những biện pháp để tránh lặp lại những điều chưa phù hợp đã phát hiện, cần loại bỏ được các yếu tố nguyên nhân đã gây nên những điều đó Phòng ngừa và khắc phục là hai hành động cần thiết để áp dụng trong các biện pháp quản lý

Vòng tròn Deming có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực một cách có hiệu quả Hãy thử vận dụng nó trước tiên vào chính ngay những công việc thường nhật của bạn, khi đó bạn tin chắc rằng bạn sẽ thu được kết quả mong muốn

1.4 TÍNH MỚI TRONG TIÊU CHUẨN ISO 45001

- Tích hợp với các hệ thống quản lý khác

- Cung cấp cách tiếp cận tích hợp đối với quản lý tổ chức

- Phản ánh môi trường làm việc ngày càng phức tạp của tổ chức

- Nâng cao khả năng của tổ chức để giải quyết các rủi ro về sức khỏe và an toàn

1.5 SO SÁNH TIÊU CHUẨN ISO 45001 VÀ OHSAS 18001

Mục tiêu tổng thể của tiêu chuẩn ISO 45001 vẫn giữ nguyên so với OHSAS

18001, chỉ tập trung đi sâu phân tích chi tiết ở từng điều khoản do ISO 45001 sẽ sử dụng “Phụ lục SL” – các quy định về sự phát triển của tất cả các tiêu chuẩn quản lý ISO Ví dụ tập trung mạnh mẽ hơn vào bối cảnh của một tổ chức cũng như tầm quan

trọng của lãnh đạo cấp cao

Bảng 1.1 Bảng so sánh các điều khoản

Tài liệu viện dẫn 2 2 Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ và định nghĩa 3 3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Bối cảnh của tổ chức

4.1 Hiểu về tổ chức và bối cảnh

của tổ chức

4.2 Tìm hiểu về nhu cầu và

mong đợi của người lao động

và các bên hữu quan khác

Các yêu cầu hệ thống quản

lý OH&S

4 4.3 Xác định phạm vi của hệ

thống quản lý OH&S

Trang 17

Các yêu cầu chung 4.1 4.4 Hệ thống quản lý OH&S

5 Lãnh đạo và sự tham gia của

người lao động 5.1 Lãnh đạo và cam kết Chính sách OH&S 4.2 5.2 Chính sách OH&S

Sự tham gia và tham khảo ý

OH&S và các rủi ro khác đối với hệ thống quản lý OH&S

6.1.2.3 Xác định cơ hội OH&S và

các cơ hội khác Yêu cầu của pháp luật và

Trang 18

và tham vấn

4.4.3 7.4 Thông tin và trao đổi thông

tin Trao đổi thông tin 4.4.3.1

7.5 Thông tin dạng văn bản

Hệ thống tài liệu 4.4.4 7.5.1 Khái quát

Kiểm soát tài liệu 4.4.5 7.5.2 Tạo ra và cập nhật thông tin

8.1.2 Hệ thống phân cấp kiểm soát

8.2 Quản lý sự thay đổi

8.3 Thuê ngoài

8.4 Mua sắm

8.5 Nhà thầu

Trang 19

Chuẩn bị và ứng phó với

tình trạng khẩn cấp

4.4.7 8.6 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng

phó với tình huống khẩn cấp

9 Đánh giá kết quả hoạt động

tích và đánh giá

Đo lường và theo dõi thực

hiện

4.5.1 9.1.1 Khái quát

Đánh giá sự tuân thủ 4.5.2 9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ các yêu

cầu pháp lý và yêu cầu khác

9.2 Đánh giá nội bộ 9.2.1 Đánh giá nội bộ 9.2.2 Quá trình đánh giá nội bộ Xem xét của lãnh đạo 4.6 9.3 Xem xét của lãnh đạo

10 Cải tiến Điều tra sự cố, sự không phù

hợp, hành động khắc phục,

hành động phòng ngừa

4.5.3 10.1

Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục

Các yêu cầu chung 4.1 10.2 Cải tiến thường xuyên

Chính sách OH&S 4.2 10.2.1 Các mục tiêu cải tiến thường

xuyên

Xem xét của lãnh đạo 4.6 10.2.2 Quá trình cải tiến thường

xuyên

Trang 20

1.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 45001 Ở VIỆT NAM

1.6.1 Thuận lợi

Luật pháp về OH&S ngày càng chặt chẽ hơn

Với Việt Nam thì việc quan tâm đến OH&S vẫn còn mới so với thế giới Tuy nhiên, trong những năm gần đây vấn đề OH&S đã được chú ý quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người lao động ngày càng được hoàn thiện hơn, quy định về OH&S cũng đáp ứng được nhu cầu hiện tại Các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có tác dụng to lớn, góp phần đáng kể trong việc cải thiện và nâng cao ý thức trong quản lý nhà nước, doanh nghiệp về OH&S

Sức ép từ các đối tác kinh doanh

Các đối tác kinh doanh thường yêu cầu nhà cung cấp hoặc nhà thầu của mình phải đảm bảo các vấn đề OH&S của mình trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của tổ chức Chứng chỉ ISO 45001 chính là sự đảm bảo cho các yếu tố trên

Sự quan tâm của cộng đồng ngày càng tăng

Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý, cộng đồng đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn về OH&S cũng ngày càng gia tăng Hàng loạt các vấn đề OH&S trong những năm gần đây xảy ra làm xôn xao dư luận cho thấy cộng đồng ngày càng quan tâm hơn về OH&S của doanh nghiệp

Quan niệm của mọi người cho rằng việc áp dụng hệ thống OH&S sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động do phải sử dụng đồ bảo hộ cồng kềnh, phải thực hiện đúng các quy trình an toàn

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là vấn đề phải tính đến Doanh nghiệp lớn có tiềm năng về kinh tế thường nghĩ đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng Họ sẵn sàng thực hiện các chương trình an toàn sức khỏe nhằm tạo môi trường làm việc thoải mái và an toàn Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chất lượng

và năng suất là vấn đề hàng đầu mà doanh nghiệp tập trung nâng cao nên việc áp dụng

hệ thống OH&S đòi hỏi phải có thời gian, nguồn lực và sự hỗ trợ

Các cấp lãnh đạo doanh nghiệp chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài do hệ thống OH&S mang lại mà chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn

Trang 21

1.7 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN ISO 45001

Bước 1: Khảo sát thực trạng hệ thống quản lý hiện hành

Bước 2: Thành lập ban ISO và bổ nhiệm đại diện lãnh đạo HTQL OH&S

Bước 3: Đào tạo nhận thức về HTQL OH&S

Bước 4: Đào tạo cách thức xây dựng hệ thống thông tin bằng văn bản

Xây dựng hệ thống thông tin văn bản của HTQL

Bước 5: Ban hành và áp dụng văn bản của HTQL và hoạt động thực tế

Bước 6: Khắc phục sự không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục (và phòng ngừa) sau đánh giá nội bộ

Bước 7: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ các lần

Bước 8: Xem xét của lãnh đạo

Bước 9: Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý

Bước 10: Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn

Trang 22

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

2.1.1 Khái quát chung về công ty

Tên pháp định: Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh

Tên quốc tế: Tay Ninh Rubber Joint Stock Company

Tên viết tắt: TANIRUCO

- Phía Đông giáp ruộng lúa

- Phía Tây giáp nhà dân

- Phía Nam giáp nhà dân và sông Vàm Cỏ Đông

- Phía Bắc giáp với nhà dân và đường nhựa dẫn ra Quốc lộ 22B

Tổng diện tích của công ty là: 93.352 m2, bao gồm các hạng mục công trình sau:

- Khu vực hành chính + khu vực chế biến mủ cốm tinh và mủ tạp + hệ thống xử

lý nước thải + khu vực chứa chất thải chiếm: 64,3%;

- Khu vực chế biến mủ latex chiếm: 1,6%;

- Sân bãi + đất trống chiếm: 34,1%

Trang 23

Hình 2.1 Sơ đồ Công ty CPCS Tây Ninh

(Nguồn: Tài liệu Công ty CPCS Tây Ninh)

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Bảng 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CPCS Tây Ninh

1908

Tiền thân của Cao su Tây Ninh là đồn điền của người Pháp Công ty bắt đầu thành lập với 27ha đầu tiên tại Vên Vên và sau đó phát triển thêm lên đến 2.600ha

4/1975 Đồn điền được Cách mạng phát triển thành Nông trường Quốc doanh

cao su Tây Ninh và thuộc sở hữu của Nhà nước

1981 Nông trường được nâng cấp lên thành Công ty và lấy tên là Công ty Cao

su Tây Ninh

Trang 24

1987

Tổng cục cao su Việt Nam ký quyết định đổi Công ty Cao su Tây Ninh thành Xí Nghiệp liên hợp Cao su Tây Ninh theo quyết định QĐ320/TB ngày 31/12/1986

1993

Bộ Nông nghiệp cho phép chuyển Xí Nghiệp liên hợp cao su Tây Ninh lại thành Công ty Cao su Tây Ninh theo quyết định số 505/NN/TGCB/QĐ của bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm

2006

Tháng 11, Bộ NN & PTNT ký quyết định chuyển công ty TNHH một thành viên Cao su Tây Ninh thành Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh theo quyết định số 3549/QĐ/BNN/ĐMĐN của Bộ NN & PTNT

12/2006

Tổ chức đại hội cổ đông sáng lập lần đầu tiên của công ty Cổ phần Cao

su Tây Ninh và hoạt động với mức vốn điều lệ là 300 tỉ đồng, tương đương 30 triệu cổ phần cổ đông Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh được nhận giấy phép đăng kí kinh doanh số 4503000058 từ sở Kế hoạch đầu

tư tỉnh Tây Ninh, chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần

2007 Niêm yết 30 triệu cổ phiếu lên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

(HOSE)

2012 Triển khai phát triển dự án trồng cao su tại Vương quốc Campuchia

2014

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

số 682/BKHĐT-ĐTRNN ngày 08/02/2014 cho công ty Cổ Phần Cao su Tây Ninh trực tiếp đầu tư cho dự án tại Vương quốc Campuchia

Trang 25

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động

- Trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh cao su thiên nhiên

- Kiểm nghiệm cao su cốm SVR các loại và cao su ly tâm theo TCVN

- Chế biến xuất nhập khẩu gỗ, đóng pallet, sản xuất cây cao su giống

- Kinh doanh nhiên liệu, vật tư tổng hợp

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và điện

2.1.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Tính đến tháng 2/2017 tổng số lao động của công ty là 1723 người, trong đó lao động nữ: 620 người, lao động nam: 1103 người

Do đặc thù của ngành là sử dụng lao động phổ thông, khai thác theo phương pháp thủ công nên số lượng công nhân kỹ thuật chiếm số lượng cao trong công ty Số lượng lao động có trình độ Đại học, Trung cấp cũng chiếm tỉ lệ khá cao, nhìn chung công ty

có đội ngũ lao động với trình độ tương đối tốt và đây cũng là một lợi thế của công ty

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (2/2017)

Trang 26

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên năm 2015-2016 của TRC)

TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ TGĐ ĐẦU TƯ

LĐTL

P.TCHC-BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TGĐ KỸ THUẬT

PHÓ TGĐ NỘI CHÍNH

Trang 27

 Chức năng của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có quyền hạn cao nhất trong công ty, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; quyền thành lập, giải tán công ty; quyết định các kế hoạch dài hạn, cơ cấu về vốn, bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Tổng Giám đốc, ban Kiểm soát; bổ sung và sửa đổi Điều lệ công ty

Hội đồng quản trị:

Điều hành công ty, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát:

Đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của công ty

Tổng Giám đốc:

Phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo phòng Kinh doanh, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Xây dựng cơ bản, các Nông trường, Xí nghiệp sản xuất

Phó Tổng Giám đốc Nội chính và Đầu tư:

Phụ trách tổ chức nhân sự, quản trị hành chính, thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, chăm sóc đời sống, sức khỏe cho người lao động

Phụ trách công tác bảo vệ nội bộ, công tác An ninh – Quốc phòng toàn công ty Trực tiếp chỉ đạo, quản lý nhà đất, cơ sở vật chất trong toàn công ty

Chỉ đạo P.TCHC – LĐTL, phòng Bảovệ, Trung tâm Y tế, Khu kinh doanh xăng dầu

Quản lý và theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư mở rộng trồng cây cao su trong và ngoài nước

Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật:

Xây dựng và điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật

Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra quá trình công nghệ ở nhà máy chế biến và quy trình kỹ thuật trên vườn cây cao su

Phụ trách phòng Kỹ thuật, phòng Quản lý chất lượng, Phân xưởng chế biến

Phòng Tổ chức hành chính & Lao động tiền lương:

Tham mưu cho Tổng Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân

sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty

Quản lý giấy tờ, sổ sách, hồ sơ, lý lịch của CBCNV trong công ty; tổ chức tuyển dụng; cho thôi việc; khen thưởng;…

Quy hoạch, đánh giá, nhận xét cán bộ; lập kế hoạch lao động tiền lương

Trang 28

Quản lý, xây dựng kế hoạch tiền lương, kiểm tra thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền lương,…

Tổ chức liên hệ công tác, bố trí nơi ăn ở, đón tiếp khách đến công ty

Phòng Kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vật tư, kế hoạch tiếp thị

Quản lý hàng hóa, vật tư, kho hàng, thủ tục xuất nhập vật tư

Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ công tác

Phòng Tài chính - Kế toán:

Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động của công ty; tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, lập báo cáo thống kê, quyết toán tài chính

Ghi chép, phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Theo dõi công nợ,

đề xuất các kế hoạch thu tiền, chi tiền, hình thức thanh toán

Thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quyết định của Bộ Tài Chính

Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế trong toàn công ty

Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, yêu cầu các đơn vị hạch toán báo sổ cung cấp số liệu có liên quan

Được quyền quan hệ với cơ quan cấp trên, quan hệ giao dịch với các ngân hàng theo phạm vi, chức năng của phòng

Phòng Xây dựng cơ bản:

Thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra việc xây dựng các công trình mới, mở rộng

và cải tạo cơ sở vật chất

Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư

Phòng Quản lý chất lượng:

Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng định mức, tiêu chuẩn

kỹ thuật chứng chỉ ISO 9001:2008

Phòng Bảo vệ:

Thanh tra bảo vệ an toàn cho tài sản của công ty

Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, quốc phòng an ninh

Trang 29

Trung tâm y tế:

Quản lý hồ sơ bệnh án của CBCNV

Tổ chức khám định kỳ, điều trị, phòng bệnh cho CBCNV

Xí nghiệp cơ khí chế biến:

Tiếp nhận mủ nguyên liệu từ vườn cây, trực tiếp sản xuất mủ theo quy trình chế biến từng loại sản phẩm

Theo dõi kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí như bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, lắp đặt thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật vận hành máy móc thiết bị

Các nông trường:

Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, vật tư, tiền vốn, lao động nhận từ công ty

Tổ chức thực hiện kế hoạch trồng mới, chăm sóc và khai thác mủ cao su

Chủ động giải quyết đời sống CBCNV trong đơn vị

Được quyền tuyển dụng lao động, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương của CBCNV thuộc phạm vi đơn vị quản lý; đề nghị, đề bạt, bổ nhiệm trợ lý nông trường, đội trưởng, đội phó theo đúng thông tư của công tác đề bạt, bổ nhiệm

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

2.2.1 Nhu cầu sử dụng điện, nước

Nhu cầu về điện: nhà máy sử dụng điện của điện lực quốc gia – Công ty điện lực Tây Ninh, nhu cầu sử dụng điện của nhà máy dao dộng trong khoảng 75.000 Kwh/tháng

Nhu cầu về nước: nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt nước được lấy từ giếng khoan của nhà máy với lưu lượng sử dụng 600 m3/ngày

2.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất

Nguyên liệu được sử dụng cho hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu tại các nông trường trực thuộc công ty như: nông trường Gò Dầu, nông trường Cầu Khởi, nông trường Bến Củi

Bảng 2.2 Nguyên, nhiên liệu và hóa chất của Công ty CPCS Tây Ninh

Trang 30

(HCOOH 1%) Kg/năm 2.000 Đánh đông mủ nước

3 Sodium Metabisulfite Kg/năm 300 Chống nám mủ khi đánh

đông

Ly tâm

đông

7 Bao PE, PP Cái/năm 800.000 Đóng gói thành phẩm

(Nguồn: Bảng thanh toán vật tư và hóa chất của TRC)

2.2.3 Danh mục các máy móc, thiết bị

Bảng 2.3 Danh mục máy móc, thiết bị

bị

đầu sử dụng Dây chuyền mủ cốm SVR 10,20

Trang 31

1 Máy cắt miếng Cái 3 Việt Nam 1/6/2011

17 Bơm nước tạo

dòng

20 Tủ điện điều khiển Cái 1 Việt Nam 1/6/2011

Dây chuyền mủ cốm SVR 3L

Trang 32

1 Máy cán kéo Cái 1 Việt Nam 1977

Dây chuyền mủ Ly tâm

5 Máy alfa laval

9 Máy phát điện

capterpillar

Trang 33

khuấy 1HP

14 Băng tải cao su

(skim)

15 Băng tải bẩy mủ

hồ (ngắn)

16 Băng tải bẩy mủ

hồ (dài)

2.2.4 Quy trình sản xuất

Công nghệ sản xuất của nhà máy gồm 3 dây chuyền chính: dây chuyền chế biến

mủ Ly tâm từ mủ nước, dây chuyền chế biến mủ cốm SVR 3L từ mủ nước và dây chuyền chế biến mủ cốm SVR 10, 20 từ mủ tạp

Trang 34

2.2.4.1 Quy trình chế biến mủ Ly tâm từ mủ nước

Hình 2.4 Quy trình chế biến mủ Ly tâm

Mủ đạt chất lượng

Mủ không đạt chất lượng Hơi hóa chất

Ray lọc

Nước (rửa sàn)

Mủ đã xử lý Nước thải Tiếng ồn

Mủ đông, cặn bã hơi hóa chất

Mủ đã xử lý

Hóa chất, nước

Máy khuấy mủ

Mủ đã lắng Hơi hóa chất Tiếng ồn

Mủ đạt chất lượng

Hóa chất

Bồn trung chuyển, bồn lưu trữ,

máy khuấy mủ, ray lọc

Trang 35

 Thuyết minh quy trình sản xuất:

Mủ nước sau khi từ vườn cây về được đưa qua ray lọc để loại bỏ các chất rắn Sau

đó được bơm lên bồn để chuẩn bị cho công đoạn lắng

Công đoạn 1: (tiếp nhận và xử lý) Mủ sau khi được bơm lên bồn sẽ được châm hóa

chất NH3 (chống đông), DAH (loại bỏ lượng Mg), hệ thống cánh khuấy trong bồn sẽ được lập trình để hoạt động tránh cho mủ bị đông tụ Thời gian lắng khoảng 12 tiếng,

mủ sau đó được chuyển xuống máy ly tâm

Công đoạn 2: (ly tâm) Trước khi ly tâm, phải xả đáy hồ kiểm tra sao cho bỏ đi hết

phần bùn lắng bên dưới đáy hồ, khi xuất hiện mủ thì dừng lại Khởi động máy ly tâm, cho dung dịch NH3 5% vào máy ly tâm để tráng và diệt khuẩn trong bowl Cho mủ vào máy ly tâm, chu kỳ đầu tiên chỉ định là 2 tiếng, sao đó lấy bowl ra xem xét lượng bùn đóng lại trong thành máy, nhiều hay ít để chỉ định cho các chu kỳ kế tiếp (lưu ý: ngoài việc xác định lượng bùn đóng trong máy, khi chất lượng latex thành phẩm có vấn đề thì cũng phải xem xét đến thời gian ly tâm cho các chu kỳ sau), lấy mẫu xác định TSC% bằng phương pháp ISO (qua 2 tiếng), khi có kết quả xem xét để hiệu chỉnh vít skim Trong suốt quá trình ly tâm cần phải kiểm tra: việc cấp liệu mủ, độ rung của máy, tình trạng cúp điện để xử lý kịp thời do tốc độ ly tâm rất cao nên việc cân bằng máy trong lúc chạy là rất quan trọng

Vệ sinh bowl: làm vệ sinh các đĩa của bowl thật sạch, quan trọng nhất là bố trí rửa đĩa sao cho không bị sai trật tự đĩa trong bowl Các dụng cụ sử dụng sau khi ngưng sản xuất phải được ngâm trong dung dịch formol nồng độ loãng để diệt khuẩn

Công đoạn 3: (kiểm tra chất lượng) Mủ sau khi được ly tâm sẽ được kiểm tra chất

lượng sau đó chuyển mủ xuống bồn trung chuyển Nếu mủ không đạt chất lượng thì tiến hành ly tâm lại Mủ đạt chất lượng sẽ được bơm lên bồn lưu trữ

Công đoạn 4: (lưu trữ) Tại bồn lưu trữ mủ ly tâm sẽ được châm NH3 và bố trí cánh khuấy hoạt động để mủ không bị đông

Trang 36

2.2.4.2 Quy trình chế biến mủ cao su SVR 3L từ mủ nước

Hình 2.5 Quy trình chế biến mủ SVR 3L

Ray lọc, máy khuấy mủ

Nước, hóa chất

Mủ đã xử lý Nước thải Bụi, tiếng ồn

Mủ đông, cặn bã Mùi, hơi hóa chất

Mủ đã xử lý

Acid formic 1%

Hóa chất (Na2S2O5)

Mủ đã đông Mùi, hơi hóa chất Nước thải

Mủ đã đông

Nước

Máy móc, thiết bị

Hạt cốm Nước thải Tiếng ồn, độ rung

Mủ đã sấy

Dao ,máy cân, máy ép bánh

Bánh mủ

Mủ rơi vãi Bụi, Tiếng ồn

Bánh mủ

Nhãn dán, bao PE, PP

Bao bì hỏng Nhãn bị hỏng

Gia công cơ học

Gia công nhiệt

Cân và ép bánh

Bao bì và dán nhãn

Xếp kiện và lưu kho Tiếng ồn, bụi, khí thải

Pallet hỏng

Trang 37

 Thuyết minh quy trình sản xuất:

Đối với dây chuyền sản xuất mủ cốm SVR 3L, nguyên liệu chính là mủ nước, công nghệ sản xuất được thực hiện theo quy trình như sau:

Công đoạn 1: (xử lý nguyên liệu) Mủ ngoài lô đưa về xả vào bể chứa, châm chất

chống nám (Na2S2O5), trộn đều bằng máy khuấy, sau đó qua hệ thống máng dẫn bằng inox, mủ được dẫn từ bể chứa xuống mương đánh đông Tiếp đó mủ được đánh đông bằng acid formic nồng độ 1% với nồng độ DRC 25% và độ pH 4,5-5

Công đoạn 2: (gia công cơ học) Sau 6-8 giờ, mủ từ mương đánh đông được đưa qua

máy cán kéo, máy cán crepper, máy cán cắt và tạo hạt Các máy được nối với nhau thành những băng chuyền tải Sau đó bơm chuyển cốm sẽ đưa các hạt mủ lên sàn rung

để tách nước rồi đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy

Công đoạn 3: (gia công nhiệt) Mủ cốm được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 105-1200

C, thời gian lưu khoảng 3-4,5 giờ, tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông để loại ẩm còn 0,1% đưa ra hệ thống làm nguội

Công đoạn 4: (hoàn thiện sản phẩm) Sau khi ra khỏi lò sấy mủ được cân, ép bánh và

phân loại Các sản phẩm bị lỗi sẽ được thu gom tái chế, các sản phẩm đạt yêu cầu được đưa qua bộ phận đóng gói Trọng lượng và kích thước mỗi bánh theo TCCS 101:2015/TĐCNCSVN (trọng lượng mỗi bánh là 33,33kg hoặc 35kg) Các bánh cao

su được bọc bằng PE và đóng bao vào các pallet đưa vào kho thành phẩm chờ xuất xưởng

Trang 38

2.2.4.3 Quy trình chế biến mủ cao su SVR 10, 20 từ mủ tạp

Hình 2.6 Quy trình chế biến mủ SVR 10, 20

Hạt cốm Nước thải Bụi, tiếng ồn, độ rung Mùi hôi, mủ rơi vãi

Xe xúc, dao cắt

Nước

Mủ đã phân loại, cắt nhỏ Nước thải, khí thải, mùi hôi

Bánh mủ

Máy dò kim loại, nhãn

dán, bao PE, PP

Bánh mủ đã bao bì và dán nhãn

Bao bì hỏng, nhãn bị hỏng Mùi hôi

Xếp hiện và ưu kho

Trang 39

 Thuyết minh quy trình sản xuất

Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 10, 20 từ mủ tạp qua các công đoạn sau:

Công đoạn 1:(xử lý nguyên liệu) Do mủ tạp có chứa nhiều tạp chất nên cần phải được

phân loại theo chất lượng và rửa nhiều lần trước khi chế biến Mủ khối gom từ các lò cao su trong khu vực tiểu điền, đưa về bể chứa trong nhà máy (kho nguyên liệu), sau khi kiểm tra phân loại, chúng được để ổn định trong kho có mái che và nền bê tông thoát nước tốt ở dạng khô ráo từ 7-10 ngày Xe xúc sẽ phối trộn nguyên liệu theo yêu cầu pha chế, rửa nhiều lần trước khi chế biến

Công đoạn 2:(gia công cơ học) Sau khi ngâm rửa, mủ khô qua máy cắt miếng (Slad

cutter), mủ sau khi cắt miếng được đưa tới hồ trộn rửa bằng hệ thống vòi phun có công suất mạnh sẽ đưa tiếp nguyên liệu đến máy ép cắt thô (Prebreaker), máy băm thô (Hammer Mill) tiếp tục xé nhỏ các khối mủ, mủ được trộn rửa trong các hồ có cánh khuấy, các chất bẩn sẽ được lấy ra từ các mương nước phía dưới máy Băng chuyền tải sẽ đưa qua 3 máy cán tạo dải băng và nhào trộn, qua máy cắt cốm thô tạo hạt để xuống bể trộn tiếp theo, qua 5 máy cán (Creper) đến máy cắt cốm tinh (Shredder), qua

hệ thống bơm chuyển cốm đưa các hạt mủ lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy

Công đoạn 3:(gia công nhiệt) Mủ cốm được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 105-1200

C, thời gian lưu khoảng 4-5 giờ để loại ẩm còn 0,1% đưa ra hệ thống làm nguội

Công đoạn 4:(hoàn thiện sản phẩm) Sản phẩm đưa qua cân định lượng Trọng lượng

và kích thước mỗi bánh theo TCCS 102:2015/TĐCNCSVN (trọng lượng mỗi bánh là 33,33kg hoặc 35kg), ép bánh (Balling Press), kiểm tra bằng máy dò kim loại (Metal Detector) và đưa vào hệ thống vô bao

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động và sự va chạm động cơ của máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm tiếng ồn với cường độ cao và liên tục Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển, quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm, hoạt động của nhân viên trong nhà máy cũng gây ra tiếng ồn Tuy nhiên, cường

độ ồn do các nguồn phát này không gây ảnh hưởng nhiều đến nhân viên do chỉ mang tính chất gián đoạn

Trang 40

 Biện pháp quản lý:

Công ty khuyến khích tận dụng ánh sáng tự nhiên để tránh bệnh về mắt, mở tất cả các cửa sổ, cửa kéo để tận dụng ánh sáng tự nhiên Bảo trì và sửa chữa hệ thống chiếu sáng định kỳ 6 tháng và đột xuất khi phát hiện sự cố hư hỏng

Nhà máy thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, vì vậy tiếng ồn phát sinh từ quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị được giảm thiểu

Công nhân làm việc tại các phân xưởng được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như khẩu trang, găng tay, ủng cao su, nút tai chống ồn…

Khoảng cách khu vực văn phòng và khu vực sản xuất được bố trí đảm bảo chống

ồn và ô nhiễm phát sinh do quá trình sản xuất

Bố trí máy móc trong dây chuyền một cách hợp lý, tránh để các máy gây ồn cũng như hoạt động cùng lúc gây cộng hưởng tiếng ồn làm tăng độ ồn

Ngoài ra trong các hoạt động như vận chuyển, tháo dỡ… công nhân của nhà máy

đã rất cẩn thận và nhẹ nhàng Qua đó giảm đáng kể tiếng ồn phát sinh

2.3.1.2 Nhiệt thừa, độ ẩm và gió

 Hiện trạng:

Nhiệt phát sinh do quá trình vận hành hệ thống lò hơi, vận hành máy móc trong sản xuất, vận hành máy ép bánh mủ, bàn ủi và các loại máy móc khác Ngoài ra nhà xưởng làm bằng tôn hấp thụ bức xạ mặt trời sinh nhiệt và có nhiều hệ thống đèn chiếu sáng gây tăng nhiệt độ môi trường làm việc Việc tập trung cùng lúc lượng lớn công nhân gây tăng nhiệt độ khu vực

Độ ẩm sinh ra do hoạt động của lò hơi, các khu vực xử lý mủ và công việc vệ sinh nhà máy hàng ngày

 Biện pháp quản lý hiện tại:

Đảm bảo thông thoáng nhà máy, sử dụng vật liệu tôn cách nhiệt, tận dụng thông gió tự nhiên

Lắp đặt hệ thống quạt thông gió chung và quạt cho từng bộ phận, từng khu vực chế biến, quạt thổi công nghiệp trong nhà máy

2.3.1.3 Khí thải và bụi

 Hiện trạng:

Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ các nguồn sau:

- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển ra vào công ty bao gồm bụi, NOx, SOx,

CO, CO2,…

- Khí thải do đốt nhiên liệu phục vụ công đoạn sấy, từ máy phát điện dự phòng

- Mùi hôi phát sinh từ khu vực các bể lắng mủ để sản xuất mủ cốm, mủ ly tâm, đặc biệt là khu vực sản xuất mủ tạp

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w