Mục 6.1.2.1. Xác định mối nguy
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 57
“Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quá trình để xác định chủ động các mối nguy phát sinh. Quá trình này sẽ tính đến nhưng không giới hạn các vấn đề sau:
- Hoạt động và tình huống thường xuyên và không thường xuyên, bao gồm cả việc xem xét:
+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư, các chất và các điều kiện vật chất của nơi làm việc;
+ Các mối nguy phát sinh như là kết quả của thiết kế sản phẩm bao gồm trong quá trình nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, cung cấp dịch vụ, bảo trì hoặc xử lý;
+ Các yếu tố con người;
+ Cách thức thực hiện công việc.
- Các tình huống khẩn cấp;
- Con người, bao gồm việc xem xét:
+ Những người có quyền tiếp cận nơi làm việc và các hoạt động của họ, bao gồm cả người lao động, nhà thầu, du khách và những người khác;
+ Những người trong vùng lân cận với nơi làm việc có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức;
+ Người lao động tại địa điểm không nằm trong sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức.
- Các vấn đề khác, bao gồm cả việc xem xét:
+ Thiết kế các khu vực làm việc, quá trình, lắp đặt, máy móc/thiết bị, các quy trình vận hành và tổ chức công việc, bao gồm thích ứng của chúng với khả năng của con người;
+ Các tình huống xảy ra trong vùng lân cận với nơi làm việc do các hoạt động liên quan đến công việc dưới sự kiểm soát của tổ chức;
+ Các tình huống không được tổ chức kiểm soát và diễn ra ở các vùng lân cận của nơi làm việc có thể gây ra chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc cho những người tại nơi làm việc.
+ Thay đổi thực tế hoặc đề xuất trong tổ chức, vận hành, quá trình, các hoạt động và hệ thống quản lý OH&S (xem mục 8.2);
+ Các thay đổi trong kiến thức và thông tin về các mối nguy;
+ Các sự cố trong quá khứ, bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, bao gồm các trường hợp khẩn cấp và nguyên nhân của chúng;
+ Cách thức sắp xếp công việc và các yếu tố xã hội, bao gồm khối lượng công việc, giờ làm việc, lãnh đạo và văn hóa trong tổ chức.”
Mục 6.1.2.2. Đánh giá các rủi ro về OH&S và các rủi ro khác đối với hệ thống quản lý OH&S
“Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quá trình để:
- Đánh giá các rủi ro OH&S từ các mối nguy được xác định có tính đến các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác cũng như hiệu lực của các kiểm soát hiện có;
- Xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến việc thiết lập, thực hiện, vận hành và duy trì hệ thống quản lý OH&S có thể xảy ra từ những vấn đề được xác định trong 4.1 và các nhu cầu và mong đợi được xác định trong 4.2.
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 58
Các phương pháp và tiêu chí đánh giá rủi ro OH&S của tổ chức phải được xác định liên quan đến phạm vi, tính chất và thời gian, để đảm bảo đánh giá chủ động hơn là phản ứng và được sử dụng một cách có hệ thống. Những phương pháp và tiêu chí này phải được duy trì và lưu giữ như thông tin dạng văn bản.”
3.3.1.2. Thực trạng công ty
Công ty chưa tiến hành xác định mối nguy và đánh giá rủi ro về OH&S.
3.3.1.3. Hướng dẫn thực hiện
Phương pháp đánh giá rủi ro:
Bước 1: Cách thức đánh giá
Mối nguy được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Tần suất diễn ra: Mức độ thường xuyên xuất hiện của mối nguy trong khoảng thời gian nhất định.
- Khả năng xảy ra sự cố: Mức độ thường xuyên của khả gây ra tổn thất, thiệt hại khi có sự xuất hiện của mối nguy, tính bằng con số định lượng trong một đơn vị thời gian bao gồm cả khả năng xảy ra của sự cố suýt bị.
- Hậu quả (mức độ nghiêm trọng): Mức độ tổn thương đối với sức khỏe người lao động hay hậu quả có thể gây ra nếu sự cố xảy ra ở tình trạng xấu nhất.
Việc đánh giá cấp độ rủi ro theo hình thức cho điểm đánh giá từng mối nguy, mỗi mối nguy phải đánh giá cho điểm theo 3 tiêu chí như sau:
Trong đó: R = Số điểm rủi ro F = Tần suất diễn ra
L = Khả năng xảy ra sự cố
S = Hậu quả (mức độ nghiêm trọng).
Căn cứ vào điểm rủi ro và yêu cầu pháp luật, mối nguy được phân chia thành các cấp độ khác nhau và có các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát khác nhau. Với các mối nguy có cùng điểm rủi ro nhưng có yêu cầu pháp luật khác nhau, mối nguy có yêu cầu pháp luật được xem xét ở cấp độ rủi ro cao hơn.
Bước 2: Phương thức tính Tần suất xảy ra (F) và Khả năng xảy ra sự cố (L)
Dựa trên số liệu thống kê qua khảo sát xác định tổng số lần xuất hiện và số lần xảy ra sự cố ước tính và thời gian trung bình cho từng mối nguy sau đó áp làm phép tính chia sau:
Tần suất xảy ra (F) =
= F( ngày/lần) Khả năng xảy ra sự cố (L) =
= L( ngày/lần)
Số điểm rủi ro (R) = Tần suất diễn ra (F) × Khả năng xảy ra sự cố (L) × Hậu quả (S)
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 59
Quy ước trung bình tháng có 30 ngày và năm có 365 ngày.
Bảng 3.6 Tần suất diễn ra (F) Tần suất diễn ra, xuất hiện
mối nguy (F)
Mô tả Điểm số
( thang điểm 5) Liên tục trong quá trình làm
việc
Hoạt động diễn ra một hoặc nhiều lần trong ngày
5 Thường xuyên xuất hiện Lớn hơn 1 cho đến 7 ngày thì hoạt động
mới diễn ra một lần
4 Khá thường xuyên Lớn hơn 7 cho đến 30 ngày thì hoạt
động mới diễn ra một lần
3 Không thường xuyên Lớn hơn 30 cho đến 365 ngày thì hoạt
động mới diễn ra một lần
2
Ít khi diễn ra Lớn hơn 365 ngày mới xuất hiện hoạt động
1
Bảng 3.7 Khả năng xảy ra sự cố (L) Khả năng ảy ra
sự cố (L)
Mô tả Điểm số
(thang điểm 5) Thường xảy ra Sự cố xảy ra một hoặc nhiều lần trong ngày 5
Dễ xảy ra Lớn hơn 1 cho đến 7 ngày thì sự cố mới diễn ra một lần
4
Ít xảy ra Lớn hơn 7 cho đến 30 ngày thì sự cố mới diễn ra một lần
3
Hiếm khi xảy ra Lớn hơn 30 cho đến 365 ngày thì sự cố mới diễn ra một lần
2 Rất hiếm khi xảy
ra
Lớn hơn 365 ngày thì sự cố mới xảy ra hoặc có dấu hiệu có thể xảy ra tại Công ty.
1
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 60
Bảng 3.8 Mức độ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng Mô tả Điểm số
(thang điểm 5)
Cực kỳ nghiêm trọng
Có hơn 1 người chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn hoặc mất khả năng lao động hoặc có hơn 4 người
bị thương nặng. 5
Nghiêm trọng
Mắc bệnh ung thư do các yếu tố nghề nghiệp hoặc mất chức năng 1 bộ phận trên cơ thể có hơn 2 người bị thương nặng.
Bị thương nặng: chấn thương sọ não nặng, gãy xương mức độ nặng, bỏng nặng hoặc mất một bộ phận trên cơ thể. Đồng thời có thời gian nghỉ việc hơn 15 ngày.
4
Không bình thường
Mắc bệnh nghề nghiệp, gãy xương mức độ nhẹ hay chấn thương nhẹ, phải nằm viện điều trị.
Đồng thời có thời gian nghỉ việc từ 5 đến 14 ngày.
3
Bình thường Trật gân hoặc bỏng giác mạc hay bị cắt nặng.
Đồng thời có thời gian nghỉ việc từ 2 đến 4 ngày.
2
Nhẹ Chóng mặt, nhức đầu, bị cắt nhẹ, trầy xước ngoài da, chảy máu chỉ cần sơ cứu tại chỗ hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa.
Tai nạn, va quẹt nhẹ, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời có thời gian nghỉ việc trong phạm vi 1 ngày hoặc không cần nghỉ việc.
1
Bảng 3.9 Bảng đánh giá cấp độ rủi ro
Số điểm rủi ro Cấp độ rủi ro Ký hiệu Mô tả
<18 Rủi ro có thể chấp nhận được
I Rủi ro có thể chấp nhận được không bắt buộc.
Rủi ro có thể chấp nhận
Rủi ro có thể chấp nhận được, tuy nhiên cần có các hướng dẫn thao tác
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 61
18 - 34 được, cần chú ý II để hạn chế rủi ro và các ghi chú theo dõi để kiểm soát rủi ro.
35 - 59 Rủi ro đáng kể, cần kiểm soát
III
Hoạt động chỉ được tiến hành khi được cho phép, đồng thời có sự giám sát thỏa đáng và phải được kiểm soát trong vòng 06 tháng. Phải kiểm tra xem có thể tiến hành công việc bằng cách khác hoặc đề xuất thêm biện pháp kiểm soát mà có thể giới hạn mức độ tác hại và thời gian hoàn thành của sự cố.
60 - 99 Rủi ro cao, cần kiểm soát
IV
Hoạt động cần kiểm soát ngay trong vòng 03 tháng, đề xuất các biện pháp kiểm soát, có thể thay đổi thiết bị hay công nghệ, chỉ chọn ra những nhân viên đủ năng lực để tiến hành công việc.
100 Rủi ro cao, phải chấm dứt ngay
V
Hoạt động phải ngừng ngay và có giải pháp kiểm soát trong vòng 1 tuần.
Phải được xem xét, đánh giá lại hoặc đề ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn phải được thiết lập để giảm thiểu mức độ nguy hại. Công việc sẽ không được tiến hành.
Tiêu chí bổ sung (áp dụng đồng thời với các tiêu chí trên), nếu:
- Với các mối nguy có yêu cầu pháp luật thì cấp độ rủi ro tăng lên 1 cấp.
- Mức độ nghiêm trọng (S) là 5 hoặc Khả năng xảy ra sự cố (L) là 5 thì cấp độ rủi ro là V.
- Với các mối nguy có cùng điểm rủi ro nhưng có yêu cầu pháp luật khác nhau, mối nguy có yêu cầu pháp luật được xem xét ở mức độ cao hơn và được ưu tiên kiểm soát trước.
Khi xác định biện pháp kiểm soát và xem xét các thay đổi với các biện pháp hiện hữu thì phải theo thứ tự ưu tiên như sau: Loại trừ - Thay thế - Kiểm soát công nghệ - Dấu hiệu/cảnh báo, biện pháp kiểm soát hành chính - Phương tiện bảo vệ cá nhân. Trong đó:
+ Sự loại trừ: loại trừ hoàn toàn sự hiện diện của mối nguy.
+ Sự thay thế: tách riêng mối nguy.
+ Kiểm soát công nghệ: sửa chữa máy móc hiện tại hoặc thay đổi công nghệ nếu có thể.
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 62
+ Dấu hiệu/cảnh báo và các biện pháp kiểm soát hành chính: Quy định về vận hành an toàn, quy định về thời gian luân phiên làm việc và tổng thời gian làm việc đối với những công việc có yêu cầu đặc biệt, thiết lập lịch huấn luyện chuyên môn hợp lý.
+ Phương tiện bảo vệ cá nhân: Lập kế hoạch cấp phát trang bị thiết bị bảo hộ khi thao tác với hóa chất nguy hiểm, thiết bị bảo vệ mắt, giày bảo hộ, nút chống ồn, nón bảo hộ.
Bước 3: Lưu thông tin dạng văn bản
Tài liệu tham chiếu: Phụ lục 3 – Quy trình xác định mối nguy và đánh giá rủi ro OH&S – Bảng nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro.
Bảng 3.10 Bảng danh mục khu vực nhận diện
Bảng 3.11 Bảng tóm tắt kết quả nhận diện mối nguy theo nhóm
STT NHÓM MỐI
NGUY
CẤP ĐỘ SỐ
LƢỢNG MÃ MỐI NGUY
1 Điện III 1 H87
V 5 H32, H33, H60, H61, H65
2 Cháy nổ
I 1 H58
III 1 H90
V 4 H6, H38, H44, H50
3 Bụi
II 1 H2
III 3 H9, H26, H43
STT TÊN KHU VỰC Mã mối
nguy
STT TÊN KHU VỰC Mã mối
nguy
1 Khuôn viên H1-H19 6 Kho hóa chất H49-H56
2 Cổng bảo vệ H20-H25 7 Cơ khí, bảo trì máy móc H57-H66
3 Nhà xe H26-H28 8 Xí nghiệp chế biến H67-H91
4 Văn phòng H29-H37 9 Xử lý nước thải H92-H95
5 Kho thành phẩm H38-H48 10 Bãi chứa chất thải H96-H98
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 63
IV 2 H20, H98
4 Vật cản I 4 H13, H14, H40, H68
II 3 H5, H10, H12
5 Tiếng ồn
II 1 H3
III 4 H27, H59, H82, H95
IV 2 H8, H22
6 Vật sắc nhọn I 1 H74
II 1 H17
III 1 H57
7 Nhiệt độ
I 1 H18
II 5 H47, H56, H64, H86, H91
IV 1 H49
8 Vật rơi
I 2 H48, H66
II 1 H11
III 1 H39
V 1 H63
9 Tiếp xúc hóa chất
II 5 H35, H54, H67, H69, H93 III 6 H15, H55, H83, H84,H85, H88
IV 1 H96
V 1 H97
10 Tư thế làm việc III 1 H30
11 Ánh sáng II 2 H29, H42
12 Tâm sinh lý II 2 H25, H34
13 Mặt phẳng trơn I 5 H19, H37, H71, H77, H79
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 64
trượt
14 Khí thải II 2 H1, H7
III 4 H21, H28, H80, H94
15 Không gian hẹp II 1 H53
III 1 H41
16 Chênh lệch độ cao I 5 H16, H62, H70, H73, H78
II 3 H46, H72, H92
17 Bức xạ/tia/sóng II 1 H36
IV 1 H31
18 Tràn đổ hóa chất V 2 H51, H52
19 Độ rung III 1 H23
20 Bề mặt nóng IV 1 H76
21 Vi khuẩn, virus II 1 H89
22 Giao thông III 2 H4, H45
23 Độ ẩm II 1 H75
III 1 H81
24 An ninh I 1 H24