Quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế iso 45001 tại công ty cổ phần cao su tây ninh (Trang 33 - 39)

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

2.2.4. Quy trình sản xuất

Công nghệ sản xuất của nhà máy gồm 3 dây chuyền chính: dây chuyền chế biến mủ Ly tâm từ mủ nước, dây chuyền chế biến mủ cốm SVR 3L từ mủ nước và dây chuyền chế biến mủ cốm SVR 10, 20 từ mủ tạp.

SVTH: Dương Phương Duy

GVHD: Lê Bảo Việt 25

2.2.4.1. Quy trình chế biến mủ Ly tâm từ mủ nước

Hình 2.4 Quy trình chế biến mủ Ly tâm

Mủ đạt chất lượng Mủ không đạt chất lượng Hơi hóa chất

Ray lọc Nước (rửa sàn)

Mủ đã xử lý Nước thải Tiếng ồn

Mủ đông, cặn bã hơi hóa chất

Mủ đã xử lý Hóa chất, nước Máy khuấy mủ

Mủ đã lắng Hơi hóa chất Tiếng ồn

Mủ đã lắng Máy ly tâm

Mủ đã ly tâm Dụng cụ kiểm tra Nước

Bồn tồn trữ

Tiếng ồn, độ rung Hơi hóa chất Mủ rơi vãi

Mủ nước

Tiếp nhận và xử lý

Lắng

Ly tâm

Kiểm tra chất lượng

Lưu trữ

Mủ đã ly tâm Mủ skim Hơi hóa chất Nước thải Tiếng ồn, độ rung

Mủ đạt chất lượng Hóa chất

Bồn trung chuyển, bồn lưu trữ, máy khuấy mủ, ray lọc

SVTH: Dương Phương Duy

GVHD: Lê Bảo Việt 26

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Mủ nước sau khi từ vườn cây về được đưa qua ray lọc để loại bỏ các chất rắn. Sau đó được bơm lên bồn để chuẩn bị cho công đoạn lắng.

Công đoạn 1: (tiếp nhận và xử lý) Mủ sau khi được bơm lên bồn sẽ được châm hóa chất NH3 (chống đông), DAH (loại bỏ lượng Mg), hệ thống cánh khuấy trong bồn sẽ được lập trình để hoạt động tránh cho mủ bị đông tụ. Thời gian lắng khoảng 12 tiếng, mủ sau đó được chuyển xuống máy ly tâm.

Công đoạn 2: (ly tâm) Trước khi ly tâm, phải xả đáy hồ kiểm tra sao cho bỏ đi hết phần bùn lắng bên dưới đáy hồ, khi xuất hiện mủ thì dừng lại. Khởi động máy ly tâm, cho dung dịch NH3 5% vào máy ly tâm để tráng và diệt khuẩn trong bowl. Cho mủ vào máy ly tâm, chu kỳ đầu tiên chỉ định là 2 tiếng, sao đó lấy bowl ra xem xét lượng bùn đóng lại trong thành máy, nhiều hay ít để chỉ định cho các chu kỳ kế tiếp (lưu ý: ngoài việc xác định lượng bùn đóng trong máy, khi chất lượng latex thành phẩm có vấn đề thì cũng phải xem xét đến thời gian ly tâm cho các chu kỳ sau), lấy mẫu xác định TSC% bằng phương pháp ISO (qua 2 tiếng), khi có kết quả xem xét để hiệu chỉnh vít skim. Trong suốt quá trình ly tâm cần phải kiểm tra: việc cấp liệu mủ, độ rung của máy, tình trạng cúp điện để xử lý kịp thời do tốc độ ly tâm rất cao nên việc cân bằng máy trong lúc chạy là rất quan trọng.

Vệ sinh bowl: làm vệ sinh các đĩa của bowl thật sạch, quan trọng nhất là bố trí rửa đĩa sao cho không bị sai trật tự đĩa trong bowl. Các dụng cụ sử dụng sau khi ngưng sản xuất phải được ngâm trong dung dịch formol nồng độ loãng để diệt khuẩn.

Công đoạn 3: (kiểm tra chất lượng) Mủ sau khi được ly tâm sẽ được kiểm tra chất lượng sau đó chuyển mủ xuống bồn trung chuyển. Nếu mủ không đạt chất lượng thì tiến hành ly tâm lại. Mủ đạt chất lượng sẽ được bơm lên bồn lưu trữ.

Công đoạn 4: (lưu trữ) Tại bồn lưu trữ mủ ly tâm sẽ được châm NH3 và bố trí cánh khuấy hoạt động để mủ không bị đông.

SVTH: Dương Phương Duy

GVHD: Lê Bảo Việt 27

2.2.4.2. Quy trình chế biến mủ cao su SVR 3L từ mủ nước

Hình 2.5 Quy trình chế biến mủ SVR 3L

Ray lọc, máy khuấy mủ Nước, hóa chất

Mủ đã xử lý Nước thải Bụi, tiếng ồn Mủ đông, cặn bã Mùi, hơi hóa chất Mủ đã xử lý

Acid formic 1%

Hóa chất (Na2S2O5)

Mủ đã đông Mùi, hơi hóa chất Nước thải

Mủ đã đông Nước

Máy móc, thiết bị

Hạt cốm Nước thải Tiếng ồn, độ rung Mủ rơi vãi

Hạt cốm Lò sấy Gas

Mủ đã sấy Khí thải, hơi nước Tiếng ồn, nhiệt thừa, mùi

Mủ đã sấy

Dao ,máy cân, máy ép bánh

Bánh mủ Mủ rơi vãi Bụi, Tiếng ồn Bánh mủ

Nhãn dán, bao PE, PP

Bao bì hỏng Nhãn bị hỏng

Băng chuyền Pallet Xe nâng

Mủ nước

Tiếp nhận và xử lý

Đánh đông

Gia công cơ học

Gia công nhiệt

Cân và ép bánh

Bao bì và dán nhãn

Xếp kiện và lưu kho Tiếng ồn, bụi, khí thải Pallet hỏng

SVTH: Dương Phương Duy

GVHD: Lê Bảo Việt 28

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Đối với dây chuyền sản xuất mủ cốm SVR 3L, nguyên liệu chính là mủ nước, công nghệ sản xuất được thực hiện theo quy trình như sau:

Công đoạn 1: (xử lý nguyên liệu) Mủ ngoài lô đưa về xả vào bể chứa, châm chất chống nám (Na2S2O5), trộn đều bằng máy khuấy, sau đó qua hệ thống máng dẫn bằng inox, mủ được dẫn từ bể chứa xuống mương đánh đông. Tiếp đó mủ được đánh đông bằng acid formic nồng độ 1% với nồng độ DRC 25% và độ pH 4,5-5.

Công đoạn 2: (gia công cơ học) Sau 6-8 giờ, mủ từ mương đánh đông được đưa qua máy cán kéo, máy cán crepper, máy cán cắt và tạo hạt. Các máy được nối với nhau thành những băng chuyền tải. Sau đó bơm chuyển cốm sẽ đưa các hạt mủ lên sàn rung để tách nước rồi đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

Công đoạn 3: (gia công nhiệt) Mủ cốm được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 105-1200C, thời gian lưu khoảng 3-4,5 giờ, tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông để loại ẩm còn 0,1% đưa ra hệ thống làm nguội.

Công đoạn 4: (hoàn thiện sản phẩm) Sau khi ra khỏi lò sấy mủ được cân, ép bánh và phân loại. Các sản phẩm bị lỗi sẽ được thu gom tái chế, các sản phẩm đạt yêu cầu được đưa qua bộ phận đóng gói. Trọng lượng và kích thước mỗi bánh theo TCCS 101:2015/TĐCNCSVN (trọng lượng mỗi bánh là 33,33kg hoặc 35kg). Các bánh cao su được bọc bằng PE và đóng bao vào các pallet đưa vào kho thành phẩm chờ xuất xưởng.

SVTH: Dương Phương Duy

GVHD: Lê Bảo Việt 29

2.2.4.3. Quy trình chế biến mủ cao su SVR 10, 20 từ mủ tạp

Hình 2.6 Quy trình chế biến mủ SVR 10, 20

Hạt cốm Nước thải

Bụi, tiếng ồn, độ rung Mùi hôi, mủ rơi vãi Xe xúc, dao cắt

Nước

Mủ đã phân loại, cắt nhỏ Nước thải, khí thải, mùi hôi

Bụi ,tiếng ồn Mủ đã xử lý

Nước

Máy móc, thiết bị

Hạt cốm Lò sấy, Gas

Mủ đã sấy Khí thải, hơi nước Tiếng ồn, nhiệt thừa, mùi

Mủ đã sấy Dao ,máy cân Máy ép bánh

Bánh mủ Mủ rơi vãi

Bụi, tiếng ồn, mùi hôi

Bánh mủ

Máy dò kim loại, nhãn dán, bao PE, PP

Bánh mủ đã bao bì và dán nhãn

Bao bì hỏng, nhãn bị hỏng Mùi hôi

Mủ tạp

Tiếp nhận và xử lý mủ

Gia công nhiệt

Cân và ép bánh

Bao bì và dán nhãn Gia công cơ học

Xếp hiện và ưu kho

Bánh mủ đã bao bì và dán nhãn

Băng chuyền Pallet Xe nâng

Khí thải, tiếng ồn, bụi Pallet hỏng

SVTH: Dương Phương Duy

GVHD: Lê Bảo Việt 30

Thuyết minh quy trình sản xuất

Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 10, 20 từ mủ tạp qua các công đoạn sau:

Công đoạn 1:(xử lý nguyên liệu) Do mủ tạp có chứa nhiều tạp chất nên cần phải được phân loại theo chất lượng và rửa nhiều lần trước khi chế biến. Mủ khối gom từ các lò cao su trong khu vực tiểu điền, đưa về bể chứa trong nhà máy (kho nguyên liệu), sau khi kiểm tra phân loại, chúng được để ổn định trong kho có mái che và nền bê tông thoát nước tốt ở dạng khô ráo từ 7-10 ngày. Xe xúc sẽ phối trộn nguyên liệu theo yêu cầu pha chế, rửa nhiều lần trước khi chế biến.

Công đoạn 2:(gia công cơ học) Sau khi ngâm rửa, mủ khô qua máy cắt miếng (Slad cutter), mủ sau khi cắt miếng được đưa tới hồ trộn rửa bằng hệ thống vòi phun có công suất mạnh sẽ đưa tiếp nguyên liệu đến máy ép cắt thô (Prebreaker), máy băm thô (Hammer Mill) tiếp tục xé nhỏ các khối mủ, mủ được trộn rửa trong các hồ có cánh khuấy, các chất bẩn sẽ được lấy ra từ các mương nước phía dưới máy. Băng chuyền tải sẽ đưa qua 3 máy cán tạo dải băng và nhào trộn, qua máy cắt cốm thô tạo hạt để xuống bể trộn tiếp theo, qua 5 máy cán (Creper) đến máy cắt cốm tinh (Shredder), qua hệ thống bơm chuyển cốm đưa các hạt mủ lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

Công đoạn 3:(gia công nhiệt) Mủ cốm được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 105-1200C, thời gian lưu khoảng 4-5 giờ để loại ẩm còn 0,1% đưa ra hệ thống làm nguội.

Công đoạn 4:(hoàn thiện sản phẩm) Sản phẩm đưa qua cân định lượng. Trọng lượng và kích thước mỗi bánh theo TCCS 102:2015/TĐCNCSVN (trọng lượng mỗi bánh là 33,33kg hoặc 35kg), ép bánh (Balling Press), kiểm tra bằng máy dò kim loại (Metal Detector) và đưa vào hệ thống vô bao.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế iso 45001 tại công ty cổ phần cao su tây ninh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)