Hiện trạng:
Tính từ năm 2015 – 2017, công ty có 3 vụ tai nạn do lao động nhẹ (1 tại phân xưởng chế biến mủ SVR 3L, 2 tại phân xưởng chế biến mủ SVR 10, 20).
Nguyên nhân là do bất cẩn trong quá trình sử dụng các máy móc : máy cán kéo, máy cán tạo tờ mủ, máy băm cốm, xe nâng,…
Biện pháp quản lý:
Cung cấp trang bị bảo hộ cá nhân cho CBCNV theo đúng tính chất công việc.
Công nhân làm việc trong xưởng được trang bị dép cao su, bao tay, áo mưa chống nước.
Nhân viên vận hành xe nâng đã có chứng chỉ theo đúng quy định Pháp luật.
Huấn luyện ATLĐ, vận hành máy móc thiết bị định kỳ cho CBCNV vận hành lò hơi, máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
Lắp đặt hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm, xây dựng hành lan an toàn, cách ly các khu vực, bộ phận tiềm tàng rủi ro nguy hiểm cao. Vẽ đường đi an toàn trong khu vực nhà máy.
Trang bị vòi xối nước, tủ thuốc y tế, trang thiết bị ứng phó với TNLĐ tại nhiều vị trí trong công ty.
Vấn đề còn tồn đọng:
Một số trường hợp công nhân không chấp hành an toàn lao động trong công ty (không trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc hóa chất, đu lên xe nâng).
Một số tủ y tế sơ cứu chưa có bông băng, hoặc thiếu thuốc sát trùng.
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 40
2.4.2. Phòng chống cháy nổ
Hiện trạng:
Tính từ 2015-2017, công ty không có vụ cháy nổ nào.
Các chất có khả năng gây cháy nổ:
- Bao bì nylon, giấy, gỗ,… là nguyên liệu rất dễ bắt lửa.
- Các nhiên liệu dễ cháy như gas, xăng, dầu, dung môi, khí hóa lỏng.
- Các thiết bị điện.
- Khả năng nổ do tồn trữ khí hóa lỏng với số lượng lớn, không tuân thủ đúng các quy định về an toàn khi lưu trữ nhiên liệu.
Một số nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ tại công ty như:
- Vứt tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa vật liệu dễ bắt lửa.
- Tàng trữ các loại hóa chất, dung môi, nhiên liệu không đúng quy định.
- Tồn trữ các loại rác, bụi, và các chất thải rắn có nguồn gốc từ cenllulose, sợi nhân tạo trong khu vực sản xuất, đặc biệt là ở khu vực có nhiệt độ cao.
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt,… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt dẫn đến cháy.
- Trời mưa gây sét trúng các khu vực có vật liệu dễ cháy nổ.
Biện pháp quản lý:
Công ty đã lập kế hoạch ứng phó với sự cố cháy nổ, định kỳ diễn tập 2 lần/năm với sự tham gia của tất cả các CBCNV tại công ty.
Trang bị thiết bị PCCC, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố cháy nổ.
Cử CBCNV học lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.
Công nhân trực tiếp làm trong nhà xưởng được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ.
Lắp đặt hệ thống chống sét cho từng khu vực như nóc nhà xưởng, văn phòng.
Sơ đồ thoát hiểm khi có sự cố xảy ra.
Bảng 2.7 Danh mục thiết bị PCCC
STT Tên Thiết Bị PCCC Số Lƣợng
1 Bình CO2 70
2 Bình bột 86
3 Máy bơm chữa cháy 2
4 Quả cầu chữa cháy tự động 170
5 Thang chữa cháy 1
6 Hệ thống chữa cháy tự động -
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 41
7 Hệ thống chữa cháy vách tường -
Vấn đề còn tồn đọng:
Các bình chữa cháy không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến rỉ sét, bụi bám đầy.
2.4.3. An toàn vệ sinh thực phẩm
Hiện trạng:
Tính từ năm 2015-2017, công ty không có vụ ngộ độc thực phẩm nào.
Công ty không có nhà ăn.
Biện pháp quản lý:
Công ty thường xuyên tuyên truyền vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và yêu cầu CBCNV ăn uống đúng nơi quy định.
Vấn đề còn tồn đọng:
Một số công nhân không chấp hành quy định của công ty.
2.4.4. An toàn hóa chất
Hiện trạng:
Công ty có sử dụng một số hóa chất chính:
- Acid formic để sử dụng cho công đoạn đánh đông;
- Amoniac cho công đoạn chống đông;
- Formol cho việc khử trùng.
Tình trạng tràn đổ hóa chất tại khu vực đánh đông và chống đông mủ.
Việc vận chuyển hóa chất từ nơi lưu trữ đến khu vực cần sử dụng có thể xảy ra tràn đổ hóa chất.
Biện pháp quản lý:
Xây dựng vách ngăn trong kho hóa chất nhằm ngăn chặn việc tràn đổ hóa chất trong kho.
Có dán nhãn các thùng can chứa hóa chất tại kho.
Trang bị vòi rửa mắt trong kho hóa chất tránh sự cố tai nạn khi dính hóa chất vào mắt.
Bố trí sẵn các dụng cụ ứng phó ngay tại vị trí có khả năng tràn đổ hóa chất.
Vấn đề còn tồn đọng:
Công nhân sử dụng hóa chất không dùng bảo hộ lao động (không đeo khẩu trang, găng tay).
Không đặt biển báo cách ly tại kho hóa chất.
SVTH: Dương Phương Duy
GVHD: Lê Bảo Việt 42
Nhà kho chứa hóa chất chưa đạt các tiêu chuẩn nhà kho, còn đặt gần nơi làm việc của công nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.
2.4.5. Công tác chăm sóc sức khỏe
Mỗi năm 2 lần, công ty thực hiện khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho CBCNV tại công ty.
Công ty có trung tâm y tế riêng.
Kết hợp cùng Y tế địa phương và Y tế ngành cao su luôn luôn đảm bảo đủ lượng thuốc dự phòng chống dịch, đảm bảo công tác phòng dịch có hiệu quả.
100% CBCNV công ty có thẻ BHYT bắt buộc do BHXH Tây Ninh phát hành.
Bệnh nhân BHYT được đối xử công bằng và tạo mọi điều kiện để khám chữa bệnh.
Bảng 2.8 Kết quả khám sức khỏe định kỳ STT Loại sức khỏe Tổng cộng
(người)
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
1 Loại I 142 11.99 Tốt
2 Loại II 155 13.09 Khá
3 Loại III 501 42.31 Trung bình
4 Loại IV 145 12,25 Trung bình kém
5 Loại V 52 4.39 Kém
(Nguồn: Thống kê khám sức khỏe định kỳ Công ty CPCS Tây Ninh, 6/2017) 2.5. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU