1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 2015 tại công ty cổ phần việt nam mộc bài

191 346 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 5,16 MB

Nội dung

Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài” bao gồm các nội dung chính sau: Mở đầu: Giới thiệu về lý do chọn đề tài,

Trang 1

Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài” bao gồm các nội dung chính sau:

Mở đầu: Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài

Tổng quan tài liệu: giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu

chuẩn ISO 14001:2015 (lịch sử hình thành, nguồn gốc, nội dung, cấu trúc….), tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam, các lợi ích và khó khăn khi

áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Tổng quan về Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài: Về lịch sử hình thành,

lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường và các giải pháp quản lý môi trường áp dụng tại Công ty

Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài: Xây dựng các quy trình, quy trình hướng dẫn công việc, tài

liệu cho hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 tại Công ty

Kết luận và kiến nghị: Trình bày kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn

tồn đọng của đề tài Phần kiến nghị nhằm đề xuất các biện pháp để tiếp tục nghiên cứu

bổ sung việc áp dụng và vận hành hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015 một cách hiệu quả nhất

Trang 2

The theme "Building environmental management system in accordance with ISO 14001: 2015 in Moc Bai Vietnam Joint Stock Company" includes the following main contents:

Introduction to the topic of the subject, the topic of the topic, the content of the research, the research methodology, the scope and limitations of the topic

Overview of the document: introduction to the ISO 14000 and ISO 14001: 2015 standards (history of origin, origin, content, structure .), application of ISO 14001:

2004 in the world and in Vietnam, the benefits and difficulties of applying ISO 14001

in Vietnam

Overview of Viet Nam Moc Bai Joint Stock Company: About the history of production and business, production process, environmental status and environmental management solutions applied in the company

Establishing Environmental Management System in accordance with ISO 14001 in Moc Bai Vietnam Joint Stock Company: Developing procedures, procedures for working manuals, documents for environmental management system according to ISO

14001 in Public Works you

Conclusions and Recommendations: Present the results as well as the outstanding issues of the project The recommendation is to propose measures to further improve the application and operation of the environmental management system in accordance with ISO 14001: 2015

Trang 3

Trang 4

Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh i GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

1.5 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN 3

1.6 PHẠM VI THỰC HIỆN 3

1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 5

1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 14000 5

1.1.1 Sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 5

1.1.2 Cấu trúc và thành phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 5

1.1.3 Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 6

1.2 SƠ LƯỢC VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 6

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 6

1.2.2 Giới thiệu về ISO 14001:2015 7

1.2.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 7

1.2.4 Lợi ích khi áp dụng 11

1.2.5 Trở ngại khi áp dụng 12

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh ii GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

1.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2015 trên thế giới 13

1.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2015 ở Việt Nam 14

1.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2015 ở Việt Nam 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI 16

2.1.1 Thông tin về công ty 16

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 17

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bố trí dân sự 17

2.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 18

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 18

2.2 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI 19

2.2.1 Cơ sở hạ tầng 19

2.2.2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu dùng trong sản xuất 20

2.2.2 Quy trình công nghệ 26

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI 26

2.3.1 Môi trường không khí 26

2.3.2 Môi trường nước 29

2.3.3 Chất thải rắn 33

2.4 QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI 37

2.4.1 Thuận lợi 37

2.4.2 Khó khăn 37

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh iii GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

MỘC BÀI 38

3.1 BỐI CẢNH CỦA TỔ CHỨC 39

3.1.1 Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của nó 39

3.1.2 Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm 41

3.1.3 Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý môi trường 43

3.1.4 Hệ thống Quản Lý Môi Trường 44

3.2 LÃNH ĐẠO 44

3.2.1 Sự lãnh đạo và cam kết 44

3.2.2 Chính sách môi trường 44

4.2 VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRONG TỔ CHỨC 47

3.3 HOẠCH ĐỊNH 50

3.3.1 Các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội 50

3.3.2 Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt được các mục tiêu môi trường 59 3.4 HỖ TRỢ 61

3.4.1 Nguồn lực, năng lực, nhận thức 61

3.4.2 Trao đổi thông tin 64

3.4.3 Thông tin dạng văn bản 66

3.5 VẬN HÀNH 68

3.5.1 Hoạch định và kiểm soát vận hành 68

3.5.2 Chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 70

3.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 72

3.6.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá 72

3.6.2 Đánh giá nội bộ 75

3.6.3 Xem xét của lãnh đạo 77

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh iv GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

3.7.1 Yêu cầu chung 78

3.7.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục 78

3.7.3 Cải tiến liên tục 79

3.8 TÍNH TOÁN LỢI ÍCH- CHI PHÍ TỪ VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001:2015 79

3.8.1 Lợi ích 79

3.8.2 Chi phí 81

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh v GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường

BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường

PCCC Phòng cháy chữa cháy

ĐDLĐ Đại diện lãnh đạo

HDCV Hướng dẫn công việc

KCMT Khía cạnh môi trường

CSMT

TTLL

Chính sách môi trường Thông tin liên lạc

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh vi GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Trang Bảng 1.1: Kết quả khảo sát của Tổ chức ISO về hoạt động chứng nhận các tiêu chuẩn

hệ thống quản lý năm 2012 13

Bảng 2.1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 21

Bảng 2.2: Nhu cầu sử dụng hóa chất 22

Bảng 2.3: Nhu cầu sử dụng nước 25

Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng điện 25

Bảng 2.5: Kết quả phân tích bụi trong quá trình sản xuất 27

Bảng 2.6: Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn 27

Bảng 2.7: Kết quả đo chất lượng không khí xung quanh ngoài xưởng đầu và cuối hướng gió 29

Bảng 2.8: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại Công ty 31

Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước thải quá trình rửa đế 33

Bảng 2.10: Thống kê lượng chất thải không nguy hại 35

Bảng 2.11: Thống kê lượng chất thải nguy hại 36

Bảng 3.1: Mục đích xây dựng HTQLMT cho công ty 38

Bảng 3.2: Nhu cầu mong đợi của các bên quan tâm 41

Bảng 3.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức 47

Bảng 3.4: Phân tích rủi ro và cơ hội 52

Bảng 3.5: Các hoạt động/quá trình chính trong công ty CP Việt Nam Mộc Bài 55

Bảng 3.6: Danh sách KCMT đáng kể tại Công ty cố phần Việt Nam Mộc Bài 57

Bảng 3.7: Danh sách các KCMT đáng kể của công ty CP Việt Nam Mộc Bài (tiếp theo) 57

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh vii GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Trang

Hình 1.1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6

Hình 1.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 8

Hình 2.1 Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài 16

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự tại Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài 17

Hình 2.3 Sản phẩm giày Nike được sản xuất tại công ty 18

Hình 2.4 Tình hình sản xuất của Công ty 4 tháng vừa qua (từ 1/2017 - 4/2017) 18

Hình 2.5 Xưởng sản xuất A3 27

Hình 2.6 Xưởng sản xuất C6 27

Hình 2.7 Kho NVL 29

Hình 2.8 Xưởng sản xuất Plant E 29

Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 30

Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống thu gom – xử lý nước thải sinh hoạt 34

Hình 2.11 Hệ thống xử lý nước thải tại công ty 36

Hình 2.12 Rác thải để không gọn 36

Hình 2.13 Hóa chất không có khay hứng dự phòng 36

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 1 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, thế giới cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, thì nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, kéo theo đó là những vấn đề môi trường mới lại xuất hiện và ngày càng phức tạp

Nước ta hiện nay đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế là điều tất yếu phải làm, hội nhập là nhu cầu không thể bỏ qua, bối cảnh đó vừa tạo cho ta nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức Trong đó, chất lượng môi trường là một thách thức vô cùng to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người mà ta phải đối diện và giải quyết Chính vì thế, bảo

vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta Bên cạnh đó khi nước ta gia nhập WTO, được tiếp xúc với các nền kinh tế phát triển trên thế giới nơi mà yếu tố môi trường trong sản xuất được đặt lên hàng đầu Muốn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty trong và ngoài nước thì yếu tố thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu Mà hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã được quốc tế công nhận là điều kiện tiên quyết để hội nhập

Đứng trước tình hình đó, Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài đã nhận thức rằng phải xây dựng HTQLMT trong thời gian sớm nhất nhằm nâng cao hình ảnh của công ty trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng niền tin đối với khách hàng và nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ dẫn đến tăng lợi nhuận Bên cạnh đó còn giúp công ty ngăn ngừa ô nhiễm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho

người lao động Vì thế việc “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu

chuẩn ISO 14001:2015 tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài” là một việc hết

sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công

ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN

- Tìm hiểu tổng quan về hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 2 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

- Tìm hiểu tổng quan về ISO 14001:2015, tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

- Tìm hiểu tổng quan về Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài

- Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài

- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài

- Kết luận và kiến nghị

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu

Nghiên cứu tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 trên sách, báo, mạng internet, các bài giảng,

Tham khảo các tài liệu được cung cấp từ công ty như: báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường, báo cáo xả thải, đăng kí chủ nguồn thải CTNH, các tài liệu về hệ thống xử lý nước thải, các văn bản pháp luật có liên quan,

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực tế

Xem xét quy trình sản xuất tại các xưởng, các hoạt động của công nhân viên nhằm nhận diện hiện trạng môi trường, nhận diện và xác định các khía cạnh môi trường (KCMT), công tác bảo vệ môi trường và các vần đề môi trường còn tồn đọng ở công ty

Quan sát các hoạt động tại các khu vực trong công ty như: khu vực căn tin, kho chứa hóa chất, HTXLNT, nhằm nhìn nhận tổng quan về hiện trạng môi trường của công ty

1.4.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phỏng vấn công nhân viên của công ty có thể bao gồm: nhân viên môi trường, nhân viên quản lý kho hóa chất, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải, công nhân tại xưởng sản xuất, nhân viên bộ phận bảo trì, nhân viên bảo vệ, để có thể hiểu cụ thể hơn về tình hình quản lý môi trường, ý kiến của công nhân viên về môi trường làm việc

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 3 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

1.4.4 Phương pháp so sánh

So sánh các thông số nguồn thải như nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, khí thải lò hơi, tiếng ồn, độ rung, với các quy chuẩn, quy định về môi trường của Việt Nam: QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN

19:2009/BTNMT, quyết định 3733/2002/QĐ-BYT,

So sánh giữa tài liệu, quy trình mà Nhà máy đã ban hành và thực tế áp dụng

1.4.5 Phương pháp liệt kê – mô tả

Thống kê và mô tả các loại máy móc, thiết bị sử dụng; các hoạt động sản xuất; các khía cạnh môi trường; các biện pháp xử lý chất thải; tài liệu của hệ thống quản

lý môi trường của công ty

Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến các KCMT của công ty

Đánh giá theo trọng số: bình thường, bất bình thường, khẩn cấp

1.5 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Các hoạt động sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ tại Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường và công tác quản lý môi trường đã áp dụng tại công ty

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 4 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ đưa ra các hướng dẫn thực hiện ban đầu khi thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 với các điều khoản quan trọng chứ không thiết lập toàn bộ hệ thống tài liệu cho tất cả hoạt động của công ty

Do việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường chỉ được thực hiện trên lý thuyết

mà chưa đi vào áp dụng thực tế trong quá trình hoạt động của công ty Vì vậy, kết quả của đề tài chưa thể đánh giá được hiệu lực áp dụng các kế hoạch, chương trình, quy trình đề ra

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 5 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU

CHUẨN ISO 14001:2015 1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 14000

1.1.1 Sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000

Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế Quá trình hoạt động công nghiệp

đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio

De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh

tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực

và quốc tế

Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả về môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế Năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO

14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, khu vực và quốc tế

1.1.2 Cấu trúc và thành phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành hướng tới các hoạt động về bảo vệ môi trường, bao gồm nhiều nội dung khác nhau như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính,

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm như sau:

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 6 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Hình 1.1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000

1.1.3 Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000

Mục đích tổng thế là: hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội

Mục đích cơ bản là: hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp

1.2 SƠ LƯỢC VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 - HTQLMT - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

là một trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường do Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), xây dựng và ban hành phiên bản đầu tiên vào năm 1996 ISO 14001:1996

Ngày 15/11/2004, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ

2 mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho ISO 14001:1996

Hệ thống quản lý môi trường (EMS) ISO 14001 – ISO 14009 Các đánh giá về môi trường (EA) ISO 14010 – ISO 14019 Các đánh giá hoạt động môi trường (EPE) ISO 14030 - ISO14039

Nhãn môi trường (EL) ISO 14020

giá sản phẩm

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 7 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Ngày 15/7/2009, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ 3 mang số hiệu ISO 14001:2004/Cor.1:2009 thay thế cho ISO 14001:2004

Ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng

1.2.2 Giới thiệu về ISO 14001:2015

ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về quản lý môi trường phổ biến nhất trên thế giới Trên cơ sở soát xét lại nhằm đảo bảo tính phù hợp với yêu cầu trong tương lai, phiên bản ISO 14001:2015 đã đạt sự đồng thuận quốc tế trong việc đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường Nó giúp cải thiện tổ chức của họ gắn với đảm bảo hiệu suất môi trường thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng, sự tín nhiệm của các bên liên quan

20 năm qua, với việc đưa ra các yêu cầu đối với quản lý môi trường, ISO

14001 đã là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới

và là một công cụ kinh doanh quan trọng đối với nhiều tổ chức Với con số hơn 300.000 chứng chỉ được cấp mỗi năm, ISO 14001 đứng ở vị trí khá cao trong chương trình nghị sự của nhiều tổ chức, những đơn vị quan tâm đến tác động môi trường Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, mới đây, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng Phiên bản mới đáp ứng những xu hướng mới nhất, ví như thừa nhận của các công ty về sự cần thiết phải tính đến cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có ảnh hưởng đến tác động của chúng, bao gồm cả biến đổi khí hậu

1.2.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Ngày 15/11/2004, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ

2 mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho ISO 14001:1996 Mô hình của tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, mới đây, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng

Mô hình như sau:

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 8 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Phạm vi EMS (4.3 and 4.4)

Plan

Do

Check Act

Hỗ trợ và hoạt động (7, 8)

Đánh giá kết quả hoạt động (9)

Cải tiến (10)

Hình 1.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

 So sánh tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015

2 Tài liệu viện dẫn 2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa 3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 9 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

4 Các yêu cầu của Hệ thống quản lý môi

trường

4 Bối cảnh của tổ chức

4.1 Tìm hiểu về tổ chức và bối cảnh 4.2 Sự hiểu biết nhu cầu và mong đợi của

các bên quan tâm

4.1 Các yêu cầu chung 4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản

4.3.1 Khía cạnh môi trường

6.1.1 Xác định các rủi ro môi trường

4.3.2 Pháp lý và các yêu cầu khác

6.1.2 Xác định nghĩa vụ tuân thủ

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 10 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

6.1.3 Xác định các khía cạnh môi trường

và giải quyết các rủi ro cơ hội

4.3.3 Đối tượng, mục tiêu và chương

trình

6.2 Môi trường mục tiêu và lập kế

hoạch để đạt được mục tiêu

6.2.1 Mục tiêu về môi trường 6.2.2 Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu

thức

7.4 Truyền thông (tiêu đề)

7.4.1 Tổng quát

7.4.3 Giao tiếp nội bộ

7.4.4 Thông tin liên lạc bên ngoài và báo cáo

4.4.4 Tài liệu 7.5 Tài liệu thông tin (tiêu đề)

7.5.1 Tổng quát 4.4.5 Điều khiển của tài liệu hướng dẫn 7.5.2 Khởi tạo và Cập Nhật

4.4.6 Hoạt động kiểm soát 7.6 Kiểm soát tài liệu thông tin

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 11 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

9 Hiệu suất đánh giá (tiêu đề)

4.5.1 Giám sát, đo lường

9.1 Giám sát, đo lường, phân tích và đánh

giá

9.1.1 Tổng quát 4.5.2 Đánh giá về tuân thủ 9.1.2 Đánh giá về tuân thủ

4.5.3 Không phù hợp, hành động khắc

phục và phòng ngừa, hành động

9.2 Kiểm toán nội bộ

4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 9.3 Quản lý nhận xét

4.5.5 Kiểm toán nội bộ

10 Cải tiến (tiêu đề)

 Đối với lĩnh vực môi trường:

 Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục

 Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục

Trang 23

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 12 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

 Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra

 Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường vào hệ sinh thái

 Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp BVMT

 Nâng cao ý thức BVMT trong tổ chức

 Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường

 Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:

 Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch

 Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế

 Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần

 Cải tiến việc kiểm soát các chi phí

 Tiết kiệm được vật tư và năng lượng

 Đối với lĩnh vực pháp lý:

 Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường

 Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng

 Giảm bớt các quy trình rườm rà và các rắc rối về pháp lý

 Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền

 Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp

1.2.5 Trở ngại khi áp dụng

 Về nhận thức:

 Khái niệm này còn đổi mới đối với các doanh nghiệp, nhận thức hay ý thức về BVMT của CBCNV trong doanh nghiệp còn hạn chế

 Chưa tiếp cận được thông tin về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình độ

 Chưa có kinh nghiệm áp dụng hoặc doanh nghiệp không muốn áp dụng

 Về tài chính:

 Chi phí tốn kém: thuê tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xử lý chất thải, cải tiến quy trình sản xuất sạch hơn…

 Thiếu kỹ năng quản lý hệ thống

 Phát sinh những hàng rào thương mại phí thuế quan

1.2.6 Phạm vi áp dụng

- Mọi lĩnh vực hoạt động

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 13 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

- Mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức

- Tổ chức ở bất kì quy mô nào, ở mỗi trình độ công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực

- Áp dụng cho từng phần hoặc toàn bộ tổ chức

- Áp dụng cho mọi tổ chức mong muốn:

 Thực hiện, duy trì, cải tiến HTQLMT

 Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố

 Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này:

 Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này

 Được xác nhận sự phù hợp về HTQLMT của mình bởi các bên liên quan

 Được tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQLMT của mình

1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2015 HIỆN NAY

1.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2015 trên thế giới

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế -ISO vừa công bố kết quả khảo sát năm 2012 về hoạt động chứng nhận các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý Đây là một đề tài hằng năm về số lượng chứng chỉ đã ban hành cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong năm qua Dưới đây là bảng thống kê tóm tắt số liệu:

Bảng 1.1: Kết quả khảo sát của Tổ chức ISO về hoạt động chứng nhận các tiêu

chuẩn Hệ thống quản lý năm 2012

Tiêu chuẩn Số chứng chỉ

năm 2011

Số chứng chỉ năm 2012

Số lượng chứng chỉ tăng

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 14 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Kết quả từ bảng khảo sát cho thấy hoạt động chứng nhận cho Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14001 ngày càng tăng trưởng

1.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2015 ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998

và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường

và áp dụng ISO 14001 Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đã xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu

áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam trong những năm đầu tiên

Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài

áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001 Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng Theo khảo sát năm 2014 của tổ chức ISO, tính đến hết năm 2013, đã có trên 4200 tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14001 Những ngành có nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam là: thiết bị quang học, điện tử (15%), cao su và nhựa (13%), sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại cơ bản (12%), chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (11%) và hóa chất (7%) Đây cũng chính là các ngành có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường hoặc có vốn đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp và ngành nghề tham gia áp dụng hệ thống quản

lý môi trường ISO 14001 Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp có tiềm năng áp dụng Điều này là do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn hạn chế

và còn mang tính hình thức, đối phó Mặt khác, mục tiêu về quản lý môi trường tại doanh nghiệp chưa gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp do đó thiếu tính bền vững Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ từ nhà nước vẫn chưa đến được với doanh nghiệp cũng là một vấn đề đáng lưu ý của hoạt động áp dụng thực hiện ISO 14001 tại Việt Nam

Trang 26

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 15 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Để thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng tại Việt Nam; trong đó có hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình dự án năng suất chất lượng Ở cấp quốc gia, chính phủ đã ban hành quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt “chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Trên cơ sở quyết định 712, các

bộ và tỉnh/thành phố liên quan đã ban hành chương trình năng suất chất lượng Theo các chương trình này, mức hỗ trợ chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trung bình từ 20 đến 50 triệu cho 1 doanh nghiệp như tại tỉnh Quảng Ngãi,

Bà Rịa Vũng Tàu… hoặc từ 30% -50% chi phí thực hiện chứng nhận như tỉnh Bến Tre, An Giang, Bình Phước, Ninh Thuận

1.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2015 ở Việt Nam

a Thuận lợi

- Luật môi trường ngày càng chặt chẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng ISO 14001

- Yêu cầu của các Công ty đa quốc gia đối với các nhà cung cấp, nhà thầu của mình

phải đảm bảo vấn đề môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh

- Việc áp dụng ISO 14001 được cơ quan quản lý và cộng đồng quan tâm hơn

- Nguồn nhân lực trong việc xây dựng, vận hành và đánh giá HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng

- Thời gian gần đây, khủng hoảng kinh tế nên nhiều đơn vị gặp khó khăn về chi phí

để xây dựng và vận hành hệ thống ISO 14001

- Việc triển khai đánh giá nội bộ gặp khó khăn do đánh giá viên chưa có đủ năng lực, trình độ hoặc nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức

Trang 27

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 16 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI

2.1.1 Thông tin về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI

Địa chỉ: Khu Thương Mại Hiệp Thành- Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: (066)3766 060

Fax: (066)3766 060

Ngày thành lập: 25/10/2010

Đại diện công ty: Ông Shin Seung Youl

Tên nhân viên phụ trách môi trường: Trần Thị Như Ly

Tổng số lao động: 15000 CBCNV

Tổng diện tích: 24,3 ha

Hình 2.1 Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài

Trang 28

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 17 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

15000 CBCNV, Công ty đã phát triển vượt bậc và sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong và ngoài nước

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bố trí dân sự

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự tại Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài

Bộ phận quản lý

chất lượng

Bộ phận sản xuất

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận Nhân sự

Bộ phận thương mại

Phòng hậu cần

Phòng kế toán

Trang 29

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 18 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

2.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Kinh doanh sản phẩm:

- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất giày thể thao nhãn hiệu Nike

- Mục tiêu: sản xuất từ 12.000.000 đôi/năm lên 18.000.000 đôi trên năm

Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm hoàn chỉnh được xuất khẩu ra nước ngoài và được tiêu thụ trên khắp cả nước

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Sản xuất:

- Năng suất: khoảng 40000 đôi/ngày

- Khách hàng:

 Trong nước: không có

 Đơn đặt hàng của Nike, xuất ra ngoài nước

- Sự thay đổi trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp:

 Thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động, cam kết BVMT, đề án BVMT: không

 Thay đổi quy trình sản xuất: không

 Thay đổi quy mô sản xuất: không

 Thay dổi nguyên- nhiên liệu hóa chất: không

Hình 2.3 Sản phẩm giày Nike được sản xuất tại công ty

Trang 30

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 19 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Kinh doanh:

So với năm 2016 với số lượng giày xuất khẩu đưa ra thị trường là 10.000.000 đôi/năm, thì năm 2017 này công ty đã hoạch định với công suất thiết kế phải sản xuất được khoảng 18.000.000 đôi/năm Với số lượng giày xuất khẩu hiện có công ty luôn thu được lợi nhuận cao và phải hơn những năm trước

đó

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công Ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài)

Hình 2.4 Tình hình sản xuất của Công ty 4 tháng vừa qua (từ 1/2017 -

Trang 31

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 20 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

 Khu vực hoạt động trên gồm khối văn phòng, phòng cơ điện và hệ thống xử lý nước thải

 Khu vực hoạt động dưới gồm phân xưởng sản xuất từ A tới F, phân xưởng chế tạo, nhà ăn, phòng hóa chất

Giao thông vận tải: Công ty có các xe container, xe tải dùng để vận chuyển, thu

gom rác đã phân loại ra ngoài công ty Đường giao thông nội bộ trong công ty được thiết kế hài hòa với cảnh quan, trồng nhiều cây xanh giảm bụi do xe chạy, mặt đường được cán bê tông nhựa để thuận tiện cho các xe ra vào

Hệ thống cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh

doanh, sinh hoạt trong công ty là nhà máy nước Bến Cầu Nhu cầu sử dụng nước của

công ty mỗi tháng là 14, 059 m3/tháng (khoảng 1.600 m3/ngày)

Hệ thống điện: Toàn bộ hoạt động của công ty sử dụng điện do Công ty điện lực Tây

Ninh cung cấp Ngoài ra công ty còn bố trí một máy phát điện dự phòng Lượng điện

sử dụng mỗi tháng là 1,410,492 KW/giờ/tháng

Hệ thống thoát nước:

Nguồn tiếp nhận nước thải là Sông Vàm Cỏ Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến

Cầu, tỉnh Tây Ninh

Chế độ xả nước thải: 24 giờ/ ngày đêm

Giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiểm được phép xả thải: đạt tiêu chuẩn

QCVN 40:2011/BTNMT cột A

2.2.2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu dùng trong sản xuất

a Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

Khi triển khai hoạt động, nhà máy đã thay đổi một số nguyên vật liệu sử dụng để làm

đế giày khác so với ĐTM đã phê duyệt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất Do đó, dựa vào nhu cầu hóa chất hiện tại, ước lượng nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn nâng cao công suất như sau:

Trang 32

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 21 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Bảng 2.1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

liệu và hóa chất

Theo ĐTM phê duyệt

GĐ nâng công suất

Trang 33

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 22 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

(Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài, năm 2016)

b Nhu cầu sử dụng hóa chất

Bảng 2.2 Nhu cầu sử dụng hóa chất

Chất tạo xốp

Màu các loại

Chất liên kết

Chất xúc tác tăng giản

nở

Chất lưu hóa cao

su

Sơn các loại

Mực các loại

Chất làm đông rắn keo

Chất chống dính

Trang 34

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 23 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Trang 35

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 24 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

2

233 BFU

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài, 2016)

c Nhu cầu sử dụng nước

Theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy là 1.600

m3/ngày Nguồn cung cấp nước là nhà máy nước Bến Cầu Tuy nhiên, khi nhà máy đi vào hoạt động, nguồn cung cấp nước cho nhà máy là Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Tây Ninh với nhu cầu nước theo từng hạng mục như sau:

+ Nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt: nước chủ yếu dùng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty và nhà ăn Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ban hành kèm theo QĐ 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/03/2006, nhu cầu nước cấp

cho sinh hoạt từ 60-100 lít/người.ngày

+ Nước phục vụ sản xuất: Một lượng ít được sử dụng làm nước giải nhiệt, sản xuất đế giày, rửa đế giày, rửa khuôn

+ Nước tưới cây và rửa đường: Lượng nước sử dụng cho tưới thảm cỏ khoảng 4-6 lít/m2/ lần tưới

+ Nước thất thoát: chiếm khoảng 10% tổng lượng nước sử dụng

+ Nước PCCC: 10 lít/ giây/ 1 đám cháy Dự kiến 1 đám cháy xảy ra trong 3 giờ liên tục Lưu lượng nước chữa cháy là 108 m3/ngày

Trang 36

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 25 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Nước thải sinh hoạt và nước thải rửa đế giày để thu gom đến hệ thống sử lý nước thải

và nước thải sau xử lý sẽ được tái sử dụng cho toilet và tưới cỏ Nước sản xuất dùng rửa cọ thải được thu gom vận chuyển xử lý như chất thải nguy hại

Bảng 2.3 Nhu cầu sử dụng nước

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài, 2016)

d Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cung cấp điện: Công ty Điện lực Tây Ninh

Đện năng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của của nhân viên trong công ty

Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng điện

Đơn vị Theo DTM đã phê

duyệt

Giai đoạn nâng cao công suất

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài, 2016)

Nhu cầu Hiện hữu

(trước khi nâng công suất)

Theo Dự án

mở rộng (sau khi nâng công suất)

1

Nước cho sản xuất công nghiệp Qcn 1.187 1.425

Trang 37

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 26 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

e Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho máy phát điện (dầu DO) là 473 lít/h

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho lò hơi lá điện, với tổng công suất: 1.260 KWH

2.2.2 Quy trình công nghệ

(Xem Phụ lục 2: Quy trình sản xuất giày tại Công ty Cổ phần Việt Nam Mộc Bài)

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI

2.3.1 Môi trường không khí

Khí thải từ máy phá điện dự phòng

Khí thải từ quá trình đun nấu: Nhiên liệu sử dụng là gas và điện, quá trình đốt ga sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO…

Mùi hôi: Nguồn gây ô nhiễm không khí từ trạm xử lý nước thải chủ yếu là quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải Thành phần chủ yếu từ khí phát sinh là các hợp chất nitơ, sunfua… gây ô nhiễm đáng kể

Hơi dung môi, hóa chất: Dán keo mũ, đế, lắp ráp giày; in logo mũ giày (phát sinh MEK); Phun sơn đế trong; Quét lót keo đế giày; Vệ sinh đế; pha chế và bảo quản hóa chất

Bảng 2.5: Kết quả phân tích bụi trong quá trình sản xuất

Vị trí lấy mẫu Kết quả phân tích bụi

(mg/m3)

Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT

Trang 38

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 27 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy bụi trong môi trường sản xuất của công ty

đều nằm trong giới hạn cho phép theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT

Biện pháp xử lý đối với bụi, khí thải:

Bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ và đoạn đường dẫn vào công ty

Nhà xưởng xây dựng thông thoáng

Thường xuyên tiến hành vệ sinh vị trí làm việc

Bụi từ các công đoạn: mài, gọt, mũ giày, gọt mỏng sau những máy móc được thiết kế những túi vải thu hồi bụi lại, thay đổi túi định kỳ và đem đi xử lý

Với các khí thải tại các nguồn phát sinh được thu gom bằng hệ thống hút hơi được lắp đặt tại các công đoạn phát sinh khí thải

b Nhiệt độ, tiếng ồn

Nhiệt phát sinh chủ yếu từ các các hoạt động của máy móc, các loại đèn chiếu sáng, máy sấy, sự truyền nhiệt qua qua kết cấu nhà xưởng như mái nhà, tường nhà , vào bên trong nhà xưởng Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết quá nóng góp phần làm tăng nhiệt trong nhà xưởng Tuy nhiên, lượng nhiệt không lớn do có hệ thống cách nhiệt tốt Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của công ty chủ yếu từ các máy móc thiết bị: máy cắt, máy gò đế, máy gò mũi, máy dập lỗ, máy may, máy đóng gói, máy phát điện dự phòng Tuy nhiên, tiếng ồn và độ rung là không đáng kể do lượng máy móc ít, mới, hiện đại

Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển: vận chuyển nguyên vật liệu từ ngoài vào xưởng và bên trong xưởng Tuy nhiên, có thể nói cường độ ồn do các nguồn phát này rất nhỏ và chỉ mang tính chất gián đoạn

Hình 2.5 Xưởng sản xuất A3 Hình 2.6 Xưởng sản xuất C6

Trang 39

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 28 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Nhìn chung, các nguồn gây ô nhiễm này có tính chất cục bộ nên hầu như chỉ ảnh hưởng tới NLĐ trong xưởng, không ảnh hưởng nhiều đến không khí bên ngoài

Biện pháp giảm tiếng ồn tại nhà máy:

Cân chỉnh máy móc, thường xuyên bảo dưỡng máy móc

Sử dụng các thiết bị có lò xo giảm sốc

Trồng cây xung quanh tường rào nhà máy nhằm hạn chế các tác động sản xuất đến khu vực sản xuất

Bảng 2.6: Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn

Điểm Đo (dBA) Độ ồn Nhiệt độ ( o C)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió(m/s)

Ánh Sáng (Lux)

(Nguồn: BCGS môi trường Công ty cổ phần Việt Nam – Mộc Bài, lần I năm 2017)

Nhận xét: Theo kết quả đo đạt được thì hầu hết các giá trị của các tiêu chuẩn đánh giá

đều nhỏ hơn giới hạn cho phép trong Tiêu Chuẩn VSLĐ Riêng có nhiệt độ thì vượt quá giới hạn cho phép Do đặt tính ngành có nhiều máy ép nóng nóng, in lụa nên nhiệt

độ lớn là không tránh khỏi Tuy nhiên đã cho công nhân trang bị BHLĐ để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ tới sức khỏe của công nhân làm việc tại xưởng

Trang 40

Bụi (mg/m 3 )

Nhiệt độ, nồng độ bụi, tiếng ồn, SO2, CO, NO2 tại thời điểm đo đạc đều đạt Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN

2.3.2 Môi trường nước

Hình 2.7 Kho NVL Hình 2.8 Xưởng sản xuất Plant E

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Thực thi hệ thống quản lý môi trường ISO 14001- Lê Thị Hồng Trâm 4. Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài “Báo cáo giám sát môi trường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giám sát môi trường
5. Công ty Cổ Phần Việt Nam Mộc Bài “Báo cáo tác động môi trường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tác động môi trường
1. Tài liệu giảng dạy Hệ thống Quản Lý Môi Trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Khác
2. Tài liệu giảng dạy Hệ thống Quản Lý Môi Trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Khác
6. Bộ KH CN – MT – Cục môi trường. 1998. Cẩm nang phân tích chi phí – lợi ích Tài liệu Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w