CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI
3.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
3.6.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
Kiến thức cơ bản: Theo điều 9.1 của ISO 14001:2015
Công ty phải xác định những nội dung, phương pháp, tiêu chí đánh giá, thời điểm thực hiện theo dõi đo lường các kết quả thực hiện môi trường và một số các hoạt động cần thiết khác của HTQLMT.
Công ty luôn đảm bảo các thiết bị sử dụng cho việc theo dõi, đo lường các kết quả hoạt động môi trường được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ nhằm đảm bảo mức độ chính xác cần thiết cho việc theo dõi đo lường
Tùy theo mức độ cần thiết, công ty thực hiện việc phân tích và đánh giá các kết quả theo dõi, đo lường nhằm xác định kết quả hoạt động môi trường cũng như hiệu lực của HTQLMT.
Các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện môi trường được thông báo đến các bên có quan tâm (nội bộ hoặc bên ngoài) theo đúng các quy định hoặc các nghĩa vụ phải tuân thủ.
Diễn giải
Giám sát và đo là kim chỉ nam cho các hành động cần thực hiện tiếp theo trong việc triển khai thực hiện và cải tiến HTQLMT. Việc giám sát và đo giúp công ty:
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 73 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
Kiểm tra hiệu quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường bằng các thông số cụ thể.
Phân tích nguyên nhân của sự KPH.
Đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác của công ty.
Xác định các khu vực cần cải thiện.
Theo dõi hoạt động của các nhà cung cấp.
Theo dõi hiệu quả thực hiện HTQLMT
Thực trạng công ty
Công ty tiến hành đo đác các thông số ô nhiếm đối với khí thải là 3 tháng/lần và nước thải là 2 tháng/lần.
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Nhận dạng các KCMT cần giám sát và đo
Phòng môi trường sẽ nhận dạng các hoạt động có liên quan đến các KCMT đáng kể để giám sát và đo.
Bước 2: Phân công trách nhiệm thực hiện giám sát và đo
Phòng môi trường sẽ phân công cho các phòng ban có liên quan thu thập số liệu hàng ngày về các KCMT đáng kể.
Các hoạt động theo dõi và đo lường sẽ được phòng môi trường rà soát định kỳ 3 tháng 1 lần nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Bước 3: Thực hiện hoạt động giám sát và đo
Mỗi phòng ban chức năng cần thực hiện theo kế hoạch giám sát và đo các KCMT đáng kể liên quan đến các hoạt động của mình, ghi nhận lại kết quả chuyển cho phòng môi trường
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện
Trưởng các phòng ban, quản đốc các phân xưởng là người đầu tiên có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hoạt động giám sát và đo tại khu vực của mình:
Kiểm tra việc tuân thủ thực hiện của các nhân viên phụ trách hoạt động giám sát và đo.
Kiểm tra sự chính xác của các số liệu thu thập.
Sau đó phòng môi trường sẽ kiểm tra các bằng chứng liên quan đến việc giám sát và đo một lần nữa xem có chính xác và phù hợp với thực tế của công ty không rồi báo cáo cho ĐDLĐ.
Bước 5: Lưu hồ sơ/tài liệu
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 74 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
Phụ lục 9: Quy trình theo dõi và đo lường Quy trình kiểm soát thiết bị đo
Bảng kế hoạch đo các chỉ số môi trường Phiếu hiệu chuẩn nội bộ
b. Đánh giá sự tuân thủ
Kiến thức cơ bản: Yêu câu theo mục 9.1.2 của ISO 14001
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì quy trình cho việc định kỳ đánh giá sự tuân thủ đối với các nghĩa vụ mà công ty cam kết thực hiện với các bên có quan tâm.
Lưu giữ hồ sơ đánh giá
Công ty xác định và duy trì các thông tin dạng văn bản cần thiết liên quan đến việc đánh giá cũng như kết quả tuân thủ.
Diễn giải:
Việc đánh giá sự tuân thủ nhằm xác định các hành động phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác để có biện pháp duy trì và cải tiến hệ thống cho hiệu quả hơn dựa trên các nội dung:
Các yêu cầu pháp luật mà công ty cam kết tuân thủ.
Các yêu cầu khác mà công ty thiết lập.
CSMT của công ty.
Các mục tiêu và chỉ tiêu và chương trình môi trường.
Thực trạng công ty
Công ty chưa tự thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường của các xưởng trong công ty được thực hiện qua các cuộc kiểm tra hoạt động quản lý môi trường của phòng SM.
Hướng dẫn thực hiện
Việc đánh giá sự tuân thủ được thực hiện mà không cần tổ chức một cuộc đánh giá như việc đánh giá nội bộ, không cần phải do một bên độc lập đánh giá. Nó được thực hiện khi:
Có sự thay đổi về các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Có sự than phiền của các bên hữu quan về các KCMT của công ty.
Có yêu cầu của các cơ quan chính quyền.
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 75 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
Các cấp quản lý sử dụng danh sách các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, danh sách các KCMT đáng kể và kết quả của việc giám sát và đo hay quá trình kiểm tra, giám sát thực tế để đánh giá mình. Từ đó sẽ đánh giá được mức độ tuân thủ của cả khu vực đối với yêu cầu đó.
Nếu việc không đáp ứng một yêu cầu nào xảy ra thì đó có thể là:
Sự không phù hợp: Các cấp quản lý ghi nhận sự không phù hợp này vào Phiếu ghi nhận thông tin và sự không phù hợp và làm theo mục Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa.
KCMT mới: Các cấp quản lý đánh giá KCMT này theo mục KCMT và đề ra hành động kiểm soát điều hành nếu đó là KCMT đáng kể.
Xem chi tiết Phụ lục 10: Quy trình đánh giá sự tuân thủ
Quy trình đánh giá sự tuân thủ của yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác