CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM MỘC BÀI
2.3.1 Môi trường không khí
a. Bụi, khí thải
Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm: SO2, NOx, CO, VOC
Bụi từ quá trình sản xuất: cắt, may; mài gọt mũ giày; mài đế giày ngoài; gọt mỏng đế giày trong…
Khí thải từ máy phá điện dự phòng
Khí thải từ quá trình đun nấu: Nhiên liệu sử dụng là gas và điện, quá trình đốt ga sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO…
Mùi hôi: Nguồn gây ô nhiễm không khí từ trạm xử lý nước thải chủ yếu là quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Thành phần chủ yếu từ khí phát sinh là các hợp chất nitơ, sunfua… gây ô nhiễm đáng kể.
Hơi dung môi, hóa chất: Dán keo mũ, đế, lắp ráp giày; in logo mũ giày (phát sinh MEK); Phun sơn đế trong; Quét lót keo đế giày; Vệ sinh đế; pha chế và bảo quản hóa chất.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích bụi trong quá trình sản xuất Vị trí lấy mẫu Kết quả phân tích bụi
(mg/m3)
Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT K/v xưởng sản xuất A3 0,440
6 K/v xưởng sản xuất B7 0,519
K/v xưởng sản xuất B8 0,583 K/v xưởng sản xuất C5 0,397 K/v xưởng sản xuất C6 0,473
(Nguồn: Công ty cổ phần Việt Nam Mộc Bài, 2017)
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 27 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy bụi trong môi trường sản xuất của công ty đều nằm trong giới hạn cho phép theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
Biện pháp xử lý đối với bụi, khí thải:
Bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ và đoạn đường dẫn vào công ty.
Nhà xưởng xây dựng thông thoáng
Thường xuyên tiến hành vệ sinh vị trí làm việc
Bụi từ các công đoạn: mài, gọt, mũ giày, gọt mỏng... sau những máy móc được thiết kế những túi vải thu hồi bụi lại, thay đổi túi định kỳ và đem đi xử lý.
Với các khí thải tại các nguồn phát sinh được thu gom bằng hệ thống hút hơi được lắp đặt tại các công đoạn phát sinh khí thải.
b. Nhiệt độ, tiếng ồn
Nhiệt phát sinh chủ yếu từ các các hoạt động của máy móc, các loại đèn chiếu sáng, máy sấy, sự truyền nhiệt qua qua kết cấu nhà xưởng như mái nhà, tường nhà.., vào bên trong nhà xưởng. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết quá nóng góp phần làm tăng nhiệt trong nhà xưởng. Tuy nhiên, lượng nhiệt không lớn do có hệ thống cách nhiệt tốt
Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của công ty chủ yếu từ các máy móc thiết bị: máy cắt, máy gò đế, máy gò mũi, máy dập lỗ, máy may, máy đóng gói, máy phát điện dự phòng....Tuy nhiên, tiếng ồn và độ rung là không đáng kể do lượng máy móc ít, mới, hiện đại.
Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển: vận chuyển nguyên vật liệu từ ngoài vào xưởng và bên trong xưởng. Tuy nhiên, có thể nói cường độ ồn do các nguồn phát này rất nhỏ và chỉ mang tính chất gián đoạn.
Hình 2.5 Xưởng sản xuất A3. Hình 2.6 Xưởng sản xuất C6
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 28 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
Nhìn chung, các nguồn gây ô nhiễm này có tính chất cục bộ nên hầu như chỉ ảnh hưởng tới NLĐ trong xưởng, không ảnh hưởng nhiều đến không khí bên ngoài.
Biện pháp giảm tiếng ồn tại nhà máy:
Cân chỉnh máy móc, thường xuyên bảo dưỡng máy móc.
Sử dụng các thiết bị có lò xo giảm sốc.
Trồng cây xung quanh tường rào nhà máy nhằm hạn chế các tác động sản xuất đến khu vực sản xuất
Bảng 2.6: Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn
Điểm Đo Độ ồn
(dBA)
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió(m/s)
Ánh Sáng (Lux) 1. Xưởng In lụa 68,5 32,6 70,3 0,15 – 0,5 368 2. Xưởng Ép đế 76,8 31,7 70,3 0,3 – 1,2 281
3. Xưởng NVL 63.7 31,4 73,9 0,1 – 0,2 298
4. Xưởng cơ khí 80,5 30,6 76,0 0,4 – 1,2 306 5. Xưởng sản xuất 78,1 31,7 70,3 0,2 – 0,3 342 Tiêu chuẩn VSLĐ
(Theo QĐ 3733/2002/QĐ–
BYT 10/10/2002)
85 32 80 0,2 – 1,5 >200
(Nguồn: BCGS môi trường Công ty cổ phần Việt Nam – Mộc Bài, lần I năm 2017)
Nhận xét: Theo kết quả đo đạt được thì hầu hết các giá trị của các tiêu chuẩn đánh giá đều nhỏ hơn giới hạn cho phép trong Tiêu Chuẩn VSLĐ. Riêng có nhiệt độ thì vượt quá giới hạn cho phép. Do đặt tính ngành có nhiều máy ép nóng nóng, in lụa nên nhiệt độ lớn là không tránh khỏi. Tuy nhiên đã cho công nhân trang bị BHLĐ để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ tới sức khỏe của công nhân làm việc tại xưởng.
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 29 GVHD: Th.S Lê Bảo Việt
Bảng 2.7: Kết quả đo chất lượng không khí xung quanh ngoài xưởng đầu và cuối hướng gió
TT Điểm đo Nhiệt độ (oC)
Độ ồn (dBA)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
CO (mg/m3)
Bụi (mg/m3) 01 Khu vực đầu
hướng gió 29,7 57,3 0,047 0,063 2,98 0,076
02 Khu vực cuối
hướng gió 29,1 59,8 0,059 0,065 3,2 0,082
QCVN
05:2009/BTNMT - - 0,35 0,2 30 0,3
TCVS
3733:2002/QĐ-BYT
≥ 20,
≤ 34 85 - - - -
(Nguồn: BCGS môi trường Công ty cổ phần Việt Nam – Mộc Bài, lần I năm 2017)
Nhận xét:
Nhiệt độ, nồng độ bụi, tiếng ồn, SO2, CO, NO2 tại thời điểm đo đạc đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT.
Ghi chú:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế.