Phân tích và đánh giá các thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.. - Phân tích những thuận lợi và
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu 1
3.Nội dung 1
4.Phương pháp 2
5.Đối tượng và phạm vi 2
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3
1.1 Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 3
1.1.1Sơ lược về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 3
1.1.2Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001:2015 4
1.1.3Lợi ích, trở ngại khi thực hiện ISO 14001:2015 5
1.1.4Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 6
1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Việt Nam và Thế Giới 7
1.2.1Trên Thế Giới 7
1.2.2Trên Việt Nam 8
1.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam 9
1.3.1Thuận lợi 9
1.3.2Khó khăn 10
1.4 So sánh ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015 12
CHƯƠNG 2 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH TRY ON RUBBER 17
2.1 Giới thiệu chung 17
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.1.2Vị trí và quy mô 18
2.1.3Cơ cấu tổ chức và nhân sự 18
Trang 22.1.4Tình hình sản xuất của công ty 20
2.1.5Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 20
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất của công ty 20
2.2.1Máy móc và trang thiết bị 20
2.2.2Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu cần trong sản xuất 22
2.2.3Quy trình sản xuất 25
2.3 Hiện trạng môi trường tại công ty và biện pháp khống chế 26
2.3.1Môi trường không khí 26
2.3.2Môi trường nước 29
2.3.3Chất thải rắn 32
2.3.4Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố 33
2.4 Hiện trạng môi trường xung quanh 34
2.4.1Môi trường không khí xung quanh 34
2.4.2Môi trường không khí lao động 35
2.5 Nhận xét chung về hiện trạng môi trường của công ty 35
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 TẠI CÔNG TY TNHH TRY ON RUBBER (VIỆT NAM) 36
3.1 Bối cảnh của tổ chức 36
3.1.1Hiểu biết về bối cảnh của tổ chức 36
3.1.2Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm 38
3.1.3Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường 40
3.1.4Hệ thống quản lý môi trường 42
3.2 Sự lãnh đạo 43
3.2.1Sự lãnh đạo và cam kết 43
3.2.2Chính sách môi trường 44
3.2.3Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức 47
3.3 Hoạch định 49
3.3.1Các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội 49
3.3.2Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt mục tiêu 58
Trang 33.4 Hỗ trợ 60
3.4.1Nguồn lực, năng lực, nhận thức 60
3.4.2Trao đổi thông tin 64
3.4.3Thông tin dạng văn bản 67
3.5 Vận hành 69
3.5.1Hoạch định và kiểm soát vận hành 69
3.5.2Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp 71
3.6 Đánh giá hoạt động 74
3.6.1Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá 74
3.6.2Đánh giá nội bộ 78
3.6.3Xem xét của lãnh đạo 83
3.7 Cải tiến 85
3.7.1Tổng quan 85
3.7.2Sự không phù hợp và hành động khắc phục 85
3.7.3Cải tiến liên tục 88
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ: An toàn lao động
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
CSMT: Chính sách môi trường
CTNH: Chất thải nguy hại
ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐTT: Trao đôi thông tin
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một Số Cơ Quan Chứng Nhận ISO 14001 Tại Việt Nam 11
Bảng 1.2 so sánh giữa hai cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn ISO 14001:2015 13
Bảng 2.1 Máy móc và thiết bị của công ty 19
Bảng 2.2 Thành phần, tính chất của một số hóa chất 22
Bảng 2.3 Thông số và phương pháp phân tích nước thải 30
Bảng 2.4 Kết quả phân tích nước thải 31
Bảng 2.5 Các thông số và phương pháp phân tích 33
Bảng 2.6 Các thông số và phương pháp phân tích môi trường không khí lao động 34
Bảng 3.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty 36
Bảng 3.2 Nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan 38
Bảng 3.3 CSMT của công ty TNHH Try On Rubber 45
Bảng 3.4 Bảng phân công trách nhiệm và quyền hạn quản lý MT 47
Bảng 3.5 Rủi ro và cơ hội của Công ty 49
Bảng 3.6 Chiến lược và phương pháp đánh giá 51
Bảng 3.7 Các hoạt động, quá trình chính trong Công ty 52
Bảng 3.8 Danh sách các KCMT đáng kể tại Công ty 54
Bảng 3.9 Mục tiêu môi trường của Công ty TNHH Try On Rubber 58
Bảng 3.10 Các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra tại Công ty 71
Bảng 3.11 Nội dung cần theo dõi và đo lường trong Công ty 75
Bảng 3.12 Đánh giá mức độ tuân thủ 77
Bảng 3.13 Đánh giá nội bộ tại Công ty 79
Bảng 3.14 Kế hoạch chương trình đánh giá nội bộ tại công ty 80
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 4
Hình 1.2 Chu trình PDCA 6
Hình 1.3 Mô hình Hệ thống Quản lý Môi trường của ISO 14001:2015 7
Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện số lượng chứng chỉ được cấp qua các năm 8
Hình 2.1 Giới thiệu Công Ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam) 16
Hình 2.2 Bản đồ Công ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam) 17
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty .18
Hình 2.4 Hạt nhựa EVA 21
Hình 2.5 Khu vực lấy nước .23
Hình 2.6 Quy trình sản xuất của công ty .24
Hình 2.7 Nguồn phát sinh bụi và khí thải .25
Hình 2.8 Quy trình xử lý khí thải lò hơi .26
Hình 2.9 Nhiệt phát ra từ các máy thông gió .27
Hình 2.10 Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung .27
Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo của bể tự hoại .28
Hình 2.12 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt .29
Hình 3.1 Hệ thống quản lý môi trường PDCA .41
Hình 3.2 Xem xét của lãnh đạo và các mối quan hệ của nó .81
Trang 7MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, một tương lai đầy triển vọng và thách
thức Cùng với sự phát triển đời sống kinh tế_ xã hội, môi trường cũng đang bị biến động
theo chiều hướng ngày càng xấu dần mà nguyên nhân sâu xa là do sự thải bỏ các chất
thải một cách vô tội vạ ra môi trường tự nhiên từ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy,
khu công nghiệp … Nếu chúng ta không có những biện pháp thích hợp, không quan tâm,
bảo vệ môi trường tự nhiên thì trong tương lai chúng ta sẽ tự hủy diệt chính mình
Trước tình hình đó, tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã soạn thảo và cho ra đời bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm đưa ra một hệ thống Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên
một cách hiệu quả Tại Việt Nam, nhằm bảo vệ môi trường và tạo thuận lợi cho việc hội
nhập Quốc tế, nhà nước ta đã soạn thảo ra bộ TCVN 14000 dựa theo tiêu chuẩn Quốc tế
ISO 14000, trong đó có TCVN ISO 14001 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã và đang được
các doanh nghiệp quan tâm và đưa vào áp dụng trong công ty của mình Tuy nhiên, việc
áp dụng tiêu chuẩn này còn khá mới mẻ đối với các công ty, doanh nghiệp ở nước ta
Công Ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam) là một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản
xuất, gia công sản phẩm đế giày các loại đã đáp ứng được nhu cầu rất lớnvề sản phẩm đế
giày cho các khách hàng Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất của công ty gây ra nhiều tác
động xấu đối với môi trường Do đó, việc “Xây dựng một hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2015 tại Công ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam)” là hết
sức cần thiết, để đảm bảo việc quản lý môi trường tại công ty đạt hiệu quả cao nhất
2.Mục tiêu
Tìm hiểu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001 phiên
bản 2015 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp
Phân tích và đánh giá các thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình
triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Dựa trên nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, xây dựng mô hình cụ thể về
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đối với Công Ty TNHH
Try On Rubber (Việt Nam)
3.Nội dung
Tìm hiểu các nội dung và yêu cầu của Bộ Tiêu Chuẩn quốc tế ISO 14001: 2015 trong
việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường
Phân tích và đánh giá việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 : 2015 trong việc xây dựng
hệ thống quản lý môi trường tại Công Ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam) Từ đó, xây
dựng một hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu Chuẩn quốc tế ISO 14001: 2015 hoàn
chỉnh
Trang 84.Phương pháp
Đề tài thực hiện kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:
- Tìm hiểu, chọn lọc và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài từ các nguồn: nhà
sách, thư viện, Internet
- Điều tra khảo sát hiện trạng môi trường tại Công Ty TNHH Try On Rubber (Việt
Nam) bằng các phương pháp như quan sát trực tiếp, phỏng vấn cán bộ, công nhân trong
công ty, sưu tầm và kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn của công ty và các chuyên
ngành có liên quan
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thường gặp phải
trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
5.Đối tượng và phạm vi
Đề tài chỉ tập trung xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu Chuẩn quốc tế
ISO 14001: 2015 tại Công Ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam) tại địa chỉ Lô J-3,
đường N6, KCN Mỹ Phước 1, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Trang 9CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
1.1.1 Sơ lược về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000
Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International organization for
standardization) ISO thành lập năm 1946 Trụ sở tại Geneva Có trên 12000 tiêu chuẩn
Trên 100 nước thành viên Là một tổ chức phi chính phủ (NGO), gồm 165 nhân viên của
25 nước, 200 hội đồng trên khắp thế giới
Năm 1991, ISO cùng hội đồng quốc tế về kĩ thuật mạ đã thiết lập nên nhóm tư vấn
chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham gia của 25 nước Năm 1992, Tại hội nghị
Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường
quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này Bộ tiêu chuẩn chính thức ban
hành tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập nhật vào tháng 11/2004
Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Cung cấp công cụ hỗ trợ việc bảo vệ môi trường đối với những yêu cầu kinh tế xã hội
của tổ chức để có những biện pháp cải thiện tốt các ảnh hưởng tới môi trường cũng như
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế
Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi
trường, nhằm thiết lập HTQLMT và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như : kiểm
toán môi trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm, các khía cạnh
môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm cho các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác
để quản lý tác động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải tiến
môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của
cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
1 Hệ thống quản lý môi trường ( EMS )
2 Kiểm toán môi trường ( EA )
3 Đánh giá kết quả hoạt động môi trường ( EPE )
4 Ghi nhãn môi trường ( EL )
5 Đánh giá chu trình sống của sản phẩm ( LCA )
6 Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm ( EAPS )
Trang 10Hình 1.1 Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000
1.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001:2015
Các bộ danh mục tiêu chuẩn ISO phổ biến tại Việt Nam hiện nay là bộ tiêu chuẩn
ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004 ): Hệ thống quản lý chất lượng, bộ tiêu
chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO
22006 ): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO
14001, ISO 14004 ): Hệ thống quản lý môi trường
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường do tổ chức ISO ban hành
năm 1996, trong đó ISO 14001 và ISO 14004 là các tiêu chuẩn về hệ thống QLMT ISO
14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó việc đánh giá chứng nhận các hệ
thống QLMT sẽ được tiến hành) ISO 14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ
thống theo các yêu cầu đó Năm 1996 bộ tiêu chuẩn đầu tiên được tổ chức ISO ban hành
với phiên bản ISO 14001:1996 Ngày 15/11/2004 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được soạn
thảo và hiệ chuẩn thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996 (Phiên bản ISO 14001: 1996
đã hết hạn vào 05/2006) Ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm
2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố
và áp dụng
ISO 14000 Các tiêu chuẩn về quản lý môi trường
Đánh giá tổ chức
Đánh giá sản phẩm
Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (AEAPS)
Trang 11Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho: Mọi lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp,
tổ chức ở bất kỳ quy mô nào, ở mọi trình độ công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực Áp
dụng cho từng phần hoặc toàn bộ tổ chức mong muốn: Thực hiện, duy trì, cải tiến
HTQLMT Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố Chứng minh
sự phù hợp với tiêu chuẩn này: Tự xác định và tuyên bố phù hợp hoặc được xác nhận sự
phù hợp về HTQLMT của mình bởi các bên liên quan, được tổ chức bên ngoài chứng
nhận HTQLMT của mình
1.1.3 Lợi ích, trở ngại khi thực hiện ISO 14001:2015
Lợi ích
Có nhiều lý do tại sao một tổ chức nên tiếp cận một cách có chiến lược để cải tiến hệ
thống quản lý môi trường Có rất nhiều lợi ích khi chỉ ra sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO
14001:2015:
• Thể hiện phù hợp với các yêu cầu luật định ở hiện tại và tương lai, tuân thủ các quy
định về môi trường ở từng nước
• Tăng sự tham gia của lãnh đạo và nhân viên vào quản lý môi trường
• Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thụ
• Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới
• Quản lý các mối nguy về môi trường
• Chứng minh rằng tổ chức của bạn là một tổ chức có trách nhiệm với tương lai
• Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng họ đang làm việc trong một tổ chức thân
thiện với môi trường
• Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan thông qua các
chiến lược truyền thông
• Đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh bằng cách kết hợp các vấn đề môi trường
vào quản lý kinh doanh
• Cung cấp một lợi thế về tài chính và lợi thế cạnh tranh thông qua hiệu quả cải tiến
và giảm chi phí
• Khuyến khích các hoạt động môi trường tốt hơn bằng cách tích hợp chúng vào hệ
thống kinh doanh của tổ chức
Khi tham gia áp dụng ISO 14001, đối với các nhà sản xuất ở các nước đang phát
triển nếu áp dụng quá chặt chẽ các yêu cầu của Tiêu chuẩn thì có thể gây cản trở trong
hàng rào thương mại vì khó khăn và hạn chế về khoa học kỹ thuật của nước họ, đây là
một yếu điểm đối với nhiều nhà sản xuất trong việc thích ứng với tiêu chuẩn này
Trang 12Trở ngại
• Về nhận thức:
Khái niệm này còn đổi mới đối với mỗi doanh nghiệp, nhận thức – ý thức về BVMT
của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp còn hạn chế Chưa tiếp cận được thông tin
về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình độ Chưa có kinh nghiệm áp dụng hoặc
doanh nghiệp không muốn áp dụng
• Về tài chính
Chi phí tốn kém: thuê tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu
tư xử lý chất thải, cải tiến quy trình sản xuất sạch hơn
• Thiếu kỹ năng quản lý hệ thống
• Phát sinh những hàng rào thương mại phi thuế quan
1.1.4 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Cơ sở cho việc tiếp cận cơ bản một hệ thống quản lý môi trường được dựa trên khái
niệm của chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA) Mô hình PDCA cung cấp một quá trình
lặp đi lặp lại được tổ chức sử dụng để đạt được cải tiến liên tục Nó có thể được áp dụng
cho cả một hệ thống quản lý môi trường và từng phần riêng biệt của hệ thống Chu trình
PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như sau:
Hình 1.2 Chu trình PDCA
• Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu môi trường và các quá trình cần thiết để
chuyển giao các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức
• Thực hiện: Thực hiện các quá trình đã hoạch định
Trang 13• Kiểm tra: Theo dõi và đo lường các quá trình đối chiếu với chính sách môi trường,
bao gồm các cam kết, mục tiêu môi trường và chuẩn mực vận hành và báo cáo các kết
quả
• Hành động: Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục
Mô hình Hệ thống Quản lý Môi trường của ISO 14001:2015 dựa trên Chu
trình PDCA:
Hình 1.3 Mô hình Hệ thống Quản lý Môi trường của ISO 14001:2015
1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Việt Nam và Thế Giới
1.2.1 Trên Thế Giới
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO) vừa công bố kết quả khảo sát về số lượng
các chứng chỉ hệ thống quản lý được cấp qua các năm trên toàn thế giới Đây là nghiên
cứu thường niên của tổ chức này đối với hoạt động chứng nhận của các quốc gia trên
toàn thế giới cho tiêu chuẩn quản lý ISO được áp dụng Số lượng chứng chỉ được cấp qua
các năm trên toàn thế giới được thống kê (theo phòng Chứng nhận Hệ thống-Trung tâm
Chứng nhận Phù hợp QUACERT) dưới đây:
Trang 14(Nguồn: phòng Chứng nhận Hệ thống-Trung tâm Chứng nhận Phù hợp QUACERT)
Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện số lượng chứng chỉ được cấp qua các năm
1.2.2 Trên Việt Nam
Chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 và từ đó đến nay,
số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước
ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản vì Nhật Bản luôn là nước
đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 Mặt khác Nhật Bản cũng là một
trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam, như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đã xây dựng
và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong
việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam trong những năm đầu tiên
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức, doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp
dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong
công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO
14001 Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ
chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng Theo khảo sát năm
2014 của tổ chức ISO, tính đến hết năm 2013, đã có trên 4200 tổ chức, doanh nghiệp tại
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14001 Năm 2014 có thêm 830 chứng chỉ, và năm
2015 là 903 chứng chỉ Những ngành có nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO
14001 ở Việt Nam là: thiết bị quang học, điện tử (15%), cao su và nhựa (13%), sản xuất
kim loại và các sản phẩm kim loại cơ bản (12%), chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc
lá (11%) và hóa chất (7%) Đây cũng chính là các ngành có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm
môi trường hoặc có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Năm
Trang 15Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp và ngành nghề tham gia áp dụng hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001 Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
ISO 14001 chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp có tiềm năng áp dụng Điều này
là do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn hạn chế và còn
mang tính hình thức, đối phó Mặt khác, mục tiêu về quản lý môi trường tại doanh
nghiệp chưa gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp do đó thiếu tính
bền vững Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ từ nhà nước vẫn chưa đến được
với doanh nghiệp cũng là một vấn đề đáng lưu ý của hoạt động áp dụng thực hiện ISO
14001 tại Việt Nam
Để thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành
nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình dự án năng
suất chất lượng Ở cấp quốc gia, chính phủ đã ban hành quyết định số 712/QĐ-TTg ngày
21 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt “chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Trên cơ sở
quyết định 712, các bộ và tỉnh/thành phố liên quan đã ban hành chương trình năng suất
chất lượng Theo các chương trình này, mức hỗ trợ chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001 trung bình từ 20 đến 50 triệu cho 1 doanh nghiệp như tại tỉnh
Quảng Ngãi, Bà Rịa Vũng Tàu… hoặc từ 30% -50% chi phí thực hiện chứng nhận như
tỉnh Bến Tre, An Giang, Bình Phước, Ninh Thuận
1.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam
1.3.1 Thuận lợi
Tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng do đó cải thiện hiệu quả nội bộ doanh
nghiệp
Giảm thiểu các rủi ro về môi trường, tăng cao hiệu quả hoạt động môi trường, đáp
ứng yêu cầu phát luật do đó giảm sức ép về yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất từ
phía các tổ chức khác nhau – các tổ chức chính phủ, quản đại công chúng, các tổ chức
môi trường và người tiêu dùng
Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao
lợi nhuận Đối với thương mại quốc tế, tiêu chuẩn đảm bảo cơ sở cho những triển vọng
môi trường chung giữa các doanh nghiệp Nó có thể dẫn đến việc hòa nhập các nguyên
tắc quốc gia và cho phép ngành công nghiệp và các cơ quan kiểm toán trên toàn thế giới
có một ngôn ngữ và phạm vi chung trong việc đánh giá các hệ thống quản lý môi trường
Riêng tập hợp các tiêu chuẩn môi trường có thể giúp tránh được việc đăng ký, thanh tra,
cấp chứng chỉ nhiều lần và những yêu cầu mâu thuẫn của các tiêu chuẩn quốc gia khác
nhau và do đó giảm được các chi phí tuân thủ theo các tiêu chuẩn Tăng khả năng hòa
nhập môi trường kinh doanh quốc tế
Trang 16Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức quốc tế
Theo định hướng phát triển bền vững của Thủ tướng Chính phủ, chiến lược bảo vệ
môi trường trong sản xuất năm 2010 là 80% các doanh nghiệp trong nước đạt chứng chỉ
ISO 14001 Bên cạnh đó nhiều đơn vị trong cả nước đã và đang trực tiếp tham gia vào
việc quảng bá, hướng dẫn áp dụng các hệ thống này trong các doanh nghiệp thông qua
đào tạo, tư vấn hay cung cấp thông tin Các Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại
địa phương cũng tham gia một cách tích cực trong quá trình này
Ngoài ra, có các dự án nghiên cứu như: Hệ thống quản lý môi trường– Đánh giá và
chứng nhận ISO 14001 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thái Lan, Việt Nam, Philipine
và Indonesia do Đức tài trợ, kết quả dự án là nâng cao nhận thức về giảm thiểu ô nhiễm
cho các doanh nghiệp Việt Nam; xây dựng năng lực về hệ thống quản lý môi trường
ISO14001 cho hơn 200 doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện mạ, dệt may và nghành chế
biến thực phẩm; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai hệ thống ISO 14001
1.3.2 Khó khăn
Chi phí tăng
Các chuyên gia đều nhất trí là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO 14001 nói
chung sẽ rất tốn kém cho các doanh nghiệp Các chi phí liên quan gồm có 3 loại như sau:
• Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường: việc
thực hiện ISO 14001 nhìn chung sẽ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ khác nhau, vì
tiêu chuẩn áp dụng cho HTQLMT chứ không phải là chỉ tiêu hoạt động Tuy nhiên yêu
cầu về “cải tiến liên tục” có thể cần đến sau đó Nếu một doanh nghiệp chuẩn bị cải thiện
liên tục thì sẽ phải giảm và thay thế đầu vào và đi theo các thành tựu công nghệ mới
• Chi phí tư vấn: Một doanh nghiệp cần đăng ký HTQLMT đạt theo tiêu chuẩn ISO
14001 thì cần phải thực hiện đánh giá nghiêm khắc các thủ tục và xác định là nó có đáp
ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 không? Để tránh việc nơi đăng ký tuyên
bố là không tuân thủ, các công ty có thể thuê các chuyên gia tư vấn để giúp họ thực hiện
HTQLMT Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu hệ thống đã được xây dựng nhờ sự
hỗ trợ của một số công ty làm tư vấn có kinh nghiệm, nơi đăng ký có thể cho rằng việc
thực hiện đó là hợp lý hơn
• Chi phí đăng kí với bên thứ ba: Các chuyên gia đều cho rằng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ gặp những khó khăn nguồn tài chính, nhân lực để thực hiện ISO 14001 là rất
chung nên có thể áp dụng linh hoạt cho một doanh nghiệp thực hiện HTQLMT Những
chi phí này phụ thuộc vào thời gian thực hiện và đăng ký HTQLMT Một doanh nghiệp
nhỏ hơn có thể do cơ cấu ít phức tạp hơn và các sản phẩm ít đa dạng hơn, cần ít thời gian
hơn so với một doanh nghiệp lớn và do đó chi phí thấp hơn Nếu một doanh nghiệp có
Trang 17chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cho việc thực
hiện một HTQLMT là khoảng 20% so với một doanh nghiệp chưa có chương trình môi
trường
Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải đối mặt với các khó khăn trong việc
xây dựng hệ thống quản lý môi trường như vấn đề tài chính, trình độ chuyên môn của các
cán bộ, thiếu thông tin cụ thể về việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường
Nhận thức về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh
nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở Việt Nam,
những thông tin về các yêu cầu của thị trường quốc tế về việc chứng nhận hệ thống quản
lý môi trường đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rất ít Còn đối với thị trường trong
nước, người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được về hệ thống quản lý môi trường nên
chưa có những áp lực lớn, vì vậy nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001 còn thấp Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đã đạt được chứng
nhận ISO 14001 đều là các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Các công ty
con này chịu áp lực từ phía công ty mẹ yêu cầu phải áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Mạng lưới các cơ quan tư vấn và chứng nhận
Nhu cầu các doanh nghiệp trong việc tiếp cận HTQLMT theo Tiêu Chuẩn ISO 14001
ngày càng cao Ở Việt Nam, số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh
giá cấp chứng nhận ISO 14001 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp dễ dàng lựa chọn một cơ quan tư vấn hay đánh giá cho HTQLMT của mình Điều
đáng quan tâm ở đây là Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng chuyên môn và các
dịch vụ tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
giữa các cơ quan với nhau như phá giá, chạy đua theo số lượng chứ không có phương
hướng, làm cản trở quá trình xây dựng HTQLMT của các doanh nghiệp, điều này dẫn
đến tình trạng chất lượng tư vấn sút kém
Trang 18
Bảng 1.1 Một Số Cơ Quan Chứng Nhận ISO 14001 Tại Việt Nam
STT Tên tổ chức Tên quốc gia STT Tên tổ chức Tên quốc gia
1.4 So sánh ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được dựa trên Phụ luc SL – cấu trúc cao cấp mới (HLS)
đưa ra khuôn khổ chung cho tất cả các hệ thống quản lý Điều này giúp duy trì sự nhất
quán, liên kết các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác nhau, đề xuất các tiểu mục phù hợp
với cấu trúc cấp cao và áp dụng ngôn ngữ chung cho tất cả các tiêu chuẩn Bên cạnh đó,
phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức
hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường Dưới đây là một số điểm mới so
với phiên bản cũ:
• Quản lý môi trường chiến lược
Quản lý môi trường đóng một vai trò ngày càng tăng trong quá trình lập kế hoạch
chiến lược của tổ chức Một yêu cầu mới để hiểu bối cảnh của tổ chức đã được thiết lập
nhằm xác định và tạo ra cơ hội đòn bẩy cho lợi ích của cả tổ chức và môi trường của tổ
chức Một chú ý đặc biệt dựa trên các vấn đề hoặc hoàn cảnh thay đổi liên quan đến các
nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (bao gồm cả yêu cầu điều chỉnh) và điều kiện
môi trường địa phương, môi trường khu vực hoặc toàn cầu có thể ảnh hưởng, bị ảnh
hưởng bởi hoạt động của tổ chức Một khi xác định ưu tiên, các hành động để giảm thiểu
rủi ro bất lợi hoặc khai thác các cơ hội có lợi được tích hợp trong các kế hoạch hoạt động
của hệ thống quản lý môi trường
• Vai trò của lãnh đạo
Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để
phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy
về quản lý môi trường trong tổ chức
Trang 19• Công tác bảo vệ môi trường
Có một sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trong việc bảo vệ môi
trường khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức Tiêu chuẩn ISO
14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng
nó có thể bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và
thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái
• Kết quả hoạt động môi trường
Việc nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý, nhằm mục
đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường Phù hợp với các cam kết trong chính sách
của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và chất thải tới
mức quy định của tổ chức
• Tư duy về vòng đời sản phẩm
Bên cạnh việc bổ sung các yêu cầu hiện tại để quản lý các khía cạnh môi trường liên
quan đến hàng hóa và dịch vụ mua sắm, các tổ chức sẽ cần phải mở rộng việc kiểm soát
và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm và
việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời Điều này không mang ý nghĩa là yêu
cầu đánh giá vòng đời sản phẩm
• Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin bên ngoài và nội bộ được nhấn mạnh, được bổ sung trong việc
phát triển chiến lược truyền thông Điều này bao gồm yêu cầu về thông tin phù hợp và
đáng tin cậy, và thiết lập cơ chế để mọi người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức có
thể đề xuất cải tiến liên quan đến hệ thống quản lý môi trường Quyết định trao đổi thông
tin với bên ngoài được lưu giữ bởi tổ chức, tuy nhiên quyết định này cần phải tính tới
thông tin phải được báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sự mong đợi của các
bên quan tâm
• Thông tin dạng văn bản
Phản ánh cuộc cách mạng trong hệ thống máy tính và điện toán đám mây để vận
hành hệ thống quản lý, bản sửa đổi kết hợp thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa” thay
thế cho “tài liệu” và “hồ sơ” Để nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức này sẽ tự
linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết để đảm bảo kiểm soát quá trình hiệu
quả
Trang 20Bảng 1.2 so sánh giữa hai cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn
ISO 14001:2015
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
4.1.Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh tổ chức 4.2.Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
môi trường 4.4.Hệ thống quản lý môi trường
Trang 21Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
7.4.1.Yêu cầu chung 7.4.2.Trao đổi thông tin nội bộ 7.4.3.Trao đổi thông tin bên ngoài
7.5.1.Yêu cầu chung 7.5.2.Tạo lập và cập nhật
Trang 22Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
4.4.7.Chuẩn bị ứng phó với tình
huống khẩn cấp
8.2.Chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp
9.1.1.Yêu cầu chung
4.5.3.Không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa
10.2.Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.Cải tiến
Trang 23CHƯƠNG 2 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH TRY ON RUBBER
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên cơ sở: CÔNG TY TNHH TRY ON RUBBER (VIỆT NAM)
Địa chỉ: Lô J-3, đường N6, KCN Mỹ Phước 1, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Giấy chứng nhận đầu tư số: 462045000257 chứng nhận lần đầu vào ngày 20 tháng
09 năm 2007, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 vào ngày 09 tháng 5 năm 2014 do Ban quản
lý các KCN Bình Dương cấp
Mã số thuế: 3700829768
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, gia công sản phẩm đế giày các loại; sản xuất sản
phẩm trang trí giày dép bằng plastic
Lịch sử hình thành và phát triển :
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Try On Rubber Việt Nam là công ty TNHH
một thành viên, trải qua gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, gia công đế
giày lắp đặt dây chuyền sản xuất đồng bộ rất hiện đại gồm: Máy trộn liệu, máy cán, máy
xuất miếng, máy ép và nhiều loại máy khác Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000
Hình 2.1 Giới thiệu Công Ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam)
Trang 242.1.2 Vị trí và quy mô
Công ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam) là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật
Việt Nam Địa chỉ trụ sở chính nằm tại vị trí lô J-3, khu công nghiệp Mỹ Phước, thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương Diện tích đất sử dụng là 10.963 m2
Hình 2.2 Bản đồ Công ty TNHH Try On Rubber (Việt Nam)
Mục tiêu và quy mô đã đăng kí của nhà máy khoảng 8.000.000 đôi/năm với chất lượng
sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Công ty sử dụng tổng số lao động khoảng 670 người (568 người lao động trực tiếp/102
người lao động gián tiếp)
Trang 25Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng của các phòng ban như sau:
• Giám đốc: sẽ quản lý và điều hành toàn bộ sản xuất và hoạt động của công ty
• Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức công tác kế toán đảm bảo chính xác, kịp thời đúng pháp lệnh kế toán thống
kê Quản lý tình hình tài chính của công ty, thanh toán công nợ khách hàng để nâng cao
hiệu quả sử dụng và phân phối vốn
• Phòng công nghệ thông tin:
Quản trị nguồn lực máy tính, thiết bị – công nghệ vận hành an toàn, thông suốt, đúng
kỹ thuật, đảm bảo hoạt động kỹ thuật máy tính văn phòng sử dụng trong toàn bộ công ty
được hoạt động tốt
• Phòng nhân sự:
Quản trị nguồn nhân lực, môi trường an ninh - hành chính, an ninh – chính trị – xã hội
nội bộ, kiểm tra vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, đường giao thông nội bộ,
tổ chức vận tải, duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, tổ chức
tuyển dụng công nhân viên, các chế độ phúc lợi đãi ngộ của công ty, chính sách xã hội -
y tế cho công nhân, phục vụ bữa ăn giữa ca cho tất cả công nhân hằng ngày
P TÀI CHÍNH P HÀNH CHÍNH-NHÂN SỰ P NGHIỆP VỤ P SẢN XUẤT
SỰ
PHÒNG CÔNG
VỤ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG MARKE TTING
XƯỞNG SẢN XUẤT
KHO NGUYÊN VẬT LIỆU
Trang 26• Phòng công vụ: Tổ chức thu mua các công dụng cụ, cung ứng các giấy đơn, văn phòng
phẩm, các công cụ dụng cụ sử dụng trong lao động Quản lý nhân viên công vụ phục vụ
sửa chữa máy móc dưới xưởng để đảm bảo hoạt động sản xuất
•Phòng Marketting :
Thực hiện hoạt động marketing, thực hiện các hoạt động bán hàng, đưa ra các phương
pháp phát triển, tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối,
quảng cáo Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất
Nhận hợp đồng gia công chuyển bộ phận xưởng sản xuất và giao hàng cho khách
• Xưởng sản xuất:
Tổ chức thực hiện tạo ra thành phẩm đế giày Nhận nguyên vật liệu từ kho nguyên vật
liệu Phân tích kỹ thuật và phân phối quá trình sản xuất đế giày đúng với các hàng mẫu
của khách hàng cung cấp, quản lý các khâu sản xuất để đáp ứng đủ, đúng yêu cầu của
khách hàng
• Kho nguyên vật liệu: Quản lý thu mua nguyên vật liệu đầu vào cho công ty, bảo quản
nguyên vật liệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng ISO, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho
xưởng sản xuất, phát nguyên vật liệu cho các đơn vị bộ sử dụng theo ngày
2.1.4 Tình hình sản xuất của công ty
Mục tiêu và quy mô dự án đã đăng ký: sản xuất đế giày các loại 8.000.000 đôi/năm
2.1.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Công ty chuyên sản xuất và gia công đế eva nên sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ
cho các công ty thuộc ngành giày, trong đó thị trường xuất khẩu chiếm phần lớn
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất của công ty
2.2.1 Máy móc và trang thiết bị
Bảng 2.1 Máy móc và thiết bị của công ty
STT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Ngày
nhập
Tình trạng
Trang 2706 Máy pha phao lớn cái 1 06/2011 90%
(Nguồn: Công ty TNHH Try On Rubber)
Trang 282.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu cần trong sản xuất
a Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu
Hình 2.4 Hạt nhựa EVA
Nguyên liệu:
Nhiều nhất là EVA 7470, EVA 7376, EVA7320… Qúy 2 sử dụng khoảng
177.500kg Ngoài ra, công ty còn sử dụng trấu ép để phục vụ cho hoạt động của lò hơi
trong một ngày là 22.000 kg, các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất: Keo, nước xử lý
Quý 2 sử dụng khoảng 525kg
Thành phần, tính chất của hóa chất mà công ty sử dụng
Thành phần, tính chất vật lý hóa học đặc trưng của một số hóa chất công ty sử dụng
phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy được trình bày chi tiết trong bảng sau:
Trang 29BH-1250
Công thức: SiO2MgO
Màu trắng tinh thể, dạng bột, không mùi, không vị, không pH, không điểm sôi Không xác định được áp
suất hơi và không hòa tan trong nước
không tan trong nước lạnh
tử là 79.866 g/mol Không xác định được áp suất hơi
(Nguồn: Công ty TNHH Try On Rubber)
Trang 30
b Nhu cầu sử dụng điện
Công ty sử dụng nguồn điện cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia thông qua hệ thống
đường dây đấu nối với mạng điện dẫn ngang qua khu vực Nhu cầu điện sử dụng hàng
tháng chủ yếu phục vụ cho mục đích chiếu sáng, sinh hoạt và vận hành các máy móc,
thiết bị sản xuất của Công ty Nhìn chung, hệ thống cấp điện của Công ty đã được đầu tư
khá hoàn chỉnh, cung cấp điện đủ công suất và ổn định
Tổng lượng điện sử dụng năm 2017 trong quý 1 và quý 2 lần lượt là 3.600.000 KW
và 2.250.000 KW
c Nhu cầu sử dụng nước
Hình 2.5 Khu vực lấy nước
Nguồn cung cấp nước: công ty đã có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh nên công ty hợp
đồng sử dụng nước với nhà máy cấp nước Mỹ Phước Nước sử dụng tại công ty chủ yếu
là nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên và một phần nước dùng cho hệ thống phòng
cháy chữa cháy
Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ nhân viên tại công ty với lưu lượng
khoảng 100 m3/ngày
Nước cung cấp giải nhiệt máy móc thiết bị ước tính khoảng 25 m3/ ngày
Nước cung cấp cho hoạt động lò hơi khoảng 20 m3/ngày
Nước cung cấp cho hoạt động phun xịt khu vực sân bãi, PCCC khoảng 5 m3/ngày
Như vậy: tổng nhu cầu cấp nước cho công ty khoảng 150 m3/ ngày, tổng lượng nước
sử dụng năm 2017 trong qúy 1 và quý 2 lần lượt là 15.300 m3/ngày và 13.500 m3/ngày
d Nhu cầu sử dụng lao động
Nhu cầu sử dụng lao động năm 2017 trong quý 1 và quý 2 đều là 700 người
Trang 312.2.3 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất được trình bày như sau:
Hình 2.6 Quy trình sản xuất của công ty
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Giai đoạn phối trộn nguyên liệu EVA nguyên thủy: nguyên liệu thô ban đầu là hạt
nhựa các chất xúc tác sẽ được phối trộn đều bằng máy Lyna trong máy khuấy trộn kín
Giai đoan tạo hạt theo quy cách: hạt nhựa sau khi được phối trộn sẽ được chuyển qua
máy cán để tạo hạt theo quy cách Sau đó nguyên liệu được chuyển qua dây chuyền pha
phao cân liệu và pha phao lưu hóa Quá trình này được thực hiện tại dây chuyền tự động
Trang 32đốt nóng và ép tạo thành các khối nhựa theo size đế giày cài đặt sẵn (đế thô, chưa có hoa
văn trang trí)
Giai đoạn tạo thành đế và kiểm tra sản phẩm: tại đây các khối nhựa được cắt, tỉa theo
hình chiếc giày Trong quá trình cắt gia công sẽ được kiểm nghiệm toàn bộ, các sản
phẩm hư hỏng sẽ bị loại bỏ hoặc tái sản xuất Sau khi được ép khối, khối nhựa sẽ được
cắt miếng sau đó gia công tạo hình, sản phẩm được cắt tỉa rìa bằng kéo nhỏ tại công đoạn
nhằm tránh hư hại phần biên Sản phẩm sẽ được kiểm tra lần 2, phân loại kích thước,
đóng gói và chờ ngày tiêu thụ
2.3 Hiện trạng môi trường tại công ty và biện pháp khống chế
2.3.1 Môi trường không khí
a.Bụi và khí thải
Hình 2.7 Nguồn phát sinh bụi và khí thải
Nguồn phát sinh
Bụi phát sinh chủ yếu từ quá trình bốc dỡ lên xuống, nhập nguyên liệu vào kho, từ
quá trình dính bám trên bề mặt bao bì trong thời gian vận chuyển nguyên vật liệu ra vào
công ty Bụi phát sinh từ quá trình nhập, phối trộn nguyên liệu trong quy trình sản xuất
và từ công đoạn cắt rìa đế giày
Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông như CO,
SO2,NOx, hydrocarbon…
Trang 33Biện pháp xử lý:
Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, công ty đã áp dụng một số biện pháp
như thiết kế nhà xưởng cao ráo có độ thông thoáng tự nhiên tốt, đảm bảo phát tán bụi
nhỏ; trồng cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng; bê tông hóa đường giao thông nội bộ;
thường xuyên phun nước sân; lắp đặt quạt thông gió trên vách nhà xưởng, trang bị các
quạt gió trong khu vực sản xuất; trang bị khẩu trang chuyên dụng cho công nhân…
Ngoài ra, công ty đã trang bị hệ thống xử lý khí thải lò hơi 3 tấn đốt bằng củi, khí
thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được phát thải qua ống khói cao 10m
Hình 2.8 Quy trình xử lý khí thải lò hơi
Thuyết minh quy trình hoạt động:
Khi phát sinh trong quá trình đốt lò sẽ được đưa qua chụp bể hấp thụ bằng nước
Không khí thoát ra khỏi thiết bị hấp thụ sẽ được phát tán qua ống khí thải có chiều cao
10m Nước trong bể hấp thụ được thải bỏ theo định kỳ
b Phát thải nhiệt
Phát sinh từ các phương tiện vận chuyển và phương tiện đi lại Do hoạt động của lò
hơi, máy phát điện như SOX, NOX, COX, CO…
Công ty xây dựng ống thải cao với độ thông thoáng tự nhiên tốt, phát tán lên cao
Khí thải lò hơi
Hấp thụ màng nước Chụp hút
Thải ra ống khói cao 10m, đường kính 30cm
Trang 34Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất của
công ty Thiết bị, máy móc của công ty đều mới, đang hoạt động bình thường và công
suất không lớn Tiếng ồn từ các loại máy móc thiết bị khoảng 70 - 80 dBA Bên cạnh đó,
tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển
Biện pháp xử lý
Nhằm khắc phục và hạn chế ô nhiễm tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất,
Công ty TNHH Try On Rubber đã có những biện pháp sau:
Trang 35- Kiểm tra độ cân bằng của các thiết bị máy móc trong quá trình lắp đặt và hiệu chỉnh
nếu cần thiết Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi bị hư hao
- Cách ly tiếng ồn, tránh hoạt động các máy móc cùng một lúc gây cộng hưởng tiếng
ồn, đối với các máy gây ồn lớn được cách ly trong phòng có tường cách âm
- Tiếng ồn từ xe vận chuyển được kiểm soát bằng việc không chở quá tải và hạn chế
bóp còi trong khu vực nhà xưởng của Công ty
- Bố trí hợp lý thời gian xe vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào công ty
2.3.2 Môi trường nước
a Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh
Nước thải sinh hoạt từ quá trình vệ sinh, rửa tay chân của công nhân viên và nhà ăn
phục vụ cho quá trình nấu ăn chủ yếu chứa dầu mỡ, các chất cặn bã, các chất lơ lửng
(TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật
Nước thải sinh hoạt với lưu lượng được ước tính khoảng 96 m3/ngày (ước tính 80%
lượng nước cấp vào)
Biện pháp xử lý:
▪ Đối với nước thải từ nhà vệ sinh:
Được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước chung và
dẫn về trạm xử lý nước thải của KCN Mỹ Phước 1 ( trạm xử lý nước thải thuộc giai đoạn
1 của KCN Mỹ Phước 1) để xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước
khi thải ra môi trường
▪ Cấu tạo của bể tự hoại:
Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo của bể tự hoại
Trang 36▪ Thuyết minh quy trình:
Bể tự hoại có hai chức năng chính: lắng và phân hủy cặn lắng Căn lắng được giữ lại
trong bể từ 3 – 6 tháng Trong thời gian này, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí
và được bổ sung một lượng men vi sinh, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành
các chất khí và phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan Phần nước thải được thải ra ngoài
theo ống dẫn, còn lượng bùn dư sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu)
hút theo định kỳ Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí
sinh ra trong quá trình lên men kị khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt
Bể tự hoại phải có ống thông hơi, đường kính không dưới 60 mm, dẫn lên cao trên
mái nhà ít nhất 0,7 m để tránh mùi, khí độc hại
▪ Đối với nước thải từ quá trình nấu ăn, rửa tay chân:
Nước thải phát sinh tại nhà ăn của công ty được thu gom và tiền xử lý trước khi đấu
nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN với quy trình xử lý như sau:
Hình 2.12 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt
▪ Thuyết minh quy trình:
Nước thải nhà ăn phát sinh được thu gom về bể chứa, tại bể chứa có các tấm vật liệu
giữ mỡ để xử lý thành phần dầu mỡ có trong nước thải Quá trình loại bỏ dầu mỡ được
Nước thải nhà ăn
Hố tách dầu
Ngăn lọc Ngăn lắng
Đấu nối về trạm XLNT KCN Mỹ Phước 1
Bể chứa
Trang 37thực hiện trên nguyên lý trọng lượng Do trọng lượng riêng của dầu mỡ thấp hơn nước
nên dầu mỡ sẽ nổi ở trên, trong hố thu sẽ bố trí các đường ống, lớp dầu mỡ sẽ tràn vào
ống thu, phần nước sạch sẽ chảy qua bể lắng qua đường ống ở đáy bể Tại bể lắng, các
chất rắn lơ lửng sẽ được giữ lại sau đó qua ngăn lọc và thoát ra ngoài theo ống dẫn và
đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN
b Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình giải nhiệt máy móc, sử dụng cho lò hơi
thiết bị ước tính lưu lượng thải ra khoảng 4,2 m3/ngày được công ty tái sử dụng hoàn
toàn và không thải ra môi trường
c Nước mưa chảy tràn
So với các nguồn nước thải khác, thì nước mưa vẫn khá sạch tuy nhiên nếu lượng
nước mưa này không quản lý tốt thì sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt,
nước ngầm tại công ty Vì vậy, hệ thống thoát nước mưa được bố trí xung quanh khuôn
viên công ty và từ tầng mái của nhà xưởng được thu bằng hệ thống đường ống bố trí dọc
theo nhà xưởng và được dẫn vào hố ga bên ngoài để loại bỏ rác, đất, cát sau đó chảy về
hố gas thoát nước phía trước công ty và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN
Kết quả phân tích nước thải:
Bảng 2.3 Thông số và phương pháp phân tích nước thải
Trang 38Bảng 2.4 Kết quả phân tích nước thải STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
(Nguồn: Trung Tâm Môi Trường Và Sinh Thái Ứng Dụng, tháng 3/2017)
Ghi chú: - * Chỉ tiêu được VILAS công nhận
- SMEWW: Standard Methods for the Examination of Water and Waste
Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
Nhận xét: Kết quả qua phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho
phép theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
2.3.3 Chất thải rắn
a Chất thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh:
Chất thải sinh hoạt của công ty chủ yếu là giấy vụn văn phòng phẩm, thực phẩm, rau
củ quả dư thừa, bọc nylon, lon, chai nhựa
Biện pháp xử lý:
Đối với chất thải sinh hoạt thì công ty bố trí các thùng chứa bằng nhựa hoặc kim loại
có nắp đậy để lưu trữ ở khu vực riêng có dán nhãn cảnh báo và ký hợp đồng với các đơn
vị đến thu gom và xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Trang 39
b Chất thải sản xuất không nguy hại
Nguồn phát sinh:
Chất thải sản xuất không nguy hại phát sinh chủ yếu từ công đoạn cắt chặt đế, chất
thải rắn dạng bao bì, carton, đế thải bỏ
Biện pháp xử lý:
Hiện nay chất thải rắn sản xuất thông thường không tái sử dụng được công ty thu
gom riêng biệt theo từng loại bằng thùng chứa, tập kết tại ô chứa rác và hợp đồng với các
đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
Đối với các thành phần chất thải có giá trị tái chế, tận dụng như giấy, bao bì, carton
được bán phế liệu
c Chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh:
Chất thải nguy hại phát sinh tại công ty chủ yếu là bóng đèn huỳnh quan thải, giẻ lau
dính dầu nhớt, keo thải, sơn thải và hóa chất rò rỉ mà thải bỏ
Biện pháp xử lý:
Công ty đã quản lý, thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại tại khu vực riêng biệt, chất
thải nguy hại được đựng trong các can, thùng đảm bảo không rò rỉ, rồi cất trong nhà kho
cuối hướng gió, có mái che, nền nhà đổ bê tông ngăn sự thấm vào đất, có dán nhãn mác
rõ ràng và cách ly với khu vực sản xuất theo đúng quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu
Đối với chất thải nguy hại công ty thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại, chất thải được tập trung tại đúng nơi quy định và giao cho Xí nghiệp xử lý chất thải
Công ty TNHH MTV cấp thoát nước – môi trường Bình Dương thu gom, vận chuyển và
xử lý
2.3.4 Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố
Thực hiện theo thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày
10/1/2011 của Bộ lao động thương binh và xã hội – Bộ y tế về việc hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động Bằng những công
việc cụ thể Công ty đã triển khai đến các mạng lưới an toàn viên của từng đội sản xuất
nhằm thực hiện bằng được các mục tiêu về công tác ATLĐ sau:
- Công nhân làm việc tại các nơi nguy hiểm sẽ được trang bị 100% bảo hộ lao động
cá nhân và các thiết bị đảm bảo ATLĐ
Trang 40- Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho mọi người lao động thấy được ý nghĩa và tầm
quan trọng của công tác AT-VSLĐ để họ có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy chế về
ATLĐ
- Công ty trang bị biển báo, biển cấm, hàng rào bảo vệ, đèn tín hiệu và nối đất các
thiết bị điện, đặc biệt các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đều được kiểm đạt
chỉ số an toàn mới cho phép vận hành
- Công tác PCCC tại công ty đều được trang bị các tiêu lệnh, bình bọt, bể dự trữ
nước cứu hỏa
- Các khu vực có đầy đủ nhà tắm và nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ, có bể
nước sạch và bếp ăn tập thể được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo sức khỏe cho người lao động
2.4 Hiện trạng môi trường xung quanh
2.4.1 Môi trường không khí xung quanh
Bảng 2.5 Các thông số và phương pháp phân tích
(Nguồn: Trung Tâm Môi Trường và Sinh Thái Ứng Dụng)
Ghi chú: - Thời điểm đo là tháng 3 năm 2017
- KK1: khu vực cổng bảo vệ 1
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
Nhận xét: Kết quả qua giám sát cho thấy tất cả các chỉ tiêu chất lượng không khí
xung quanh đều đạt quy chuẩn cho phép đối với QCVN 05:2013/BTNMT