Tuy nhiên các thị trường này đòi hỏi rất cao về sản phẩm nhập khẩu, để giải quyết các vấn đề pháp lý và cạnh tranh thị trường, Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES đã nhận thức
Trang 1Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thê giới (WTO) thì các doanh nghiệp
trong nước ngày càng có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu để đẩy mạnh kinh tế Tuy
nhiên các thị trường này đòi hỏi rất cao về sản phẩm nhập khẩu, để giải quyết các vấn đề
pháp lý và cạnh tranh thị trường, Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA
FISHERRIES đã nhận thức được cần phải tự xây dựng cho mình các hệ thống quản lý đạt
tiêu chuẩn có giá trị quốc tế Tuy nhiên với mục tiêu là nâng cao hình ảnh của công ty trong
hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng niềm tin đối với khách hàng và nâng cao vị thế của
sản phẩm trên thị trường tiêu thụ dẫn đến tăng lợi nhuận đồng thời giúp công ty ngăn ngừa
ô nhiễm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động vì thế công ty đã “Xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công ty TNHH & TM Thủy
Sản TTP VINA FISHERRIES” để duy trì định hướng và phát triển lâu dài
Dựa trên hiện trạng chất lượng môi trường tại công ty cùng vơi tình hình thực tế sản
xuất và các điều kiện của Công ty, Đề tài đã:
- Xác định được những tính mới của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
- Xây dựng chính sách môi trường và thành lập ban ISO
- Đề tài đã xây dựng được tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
nhằm phục vụ việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường phát
sinh tại công ty
Đề tài chỉ nghiên cứu trong thời gian ngắn, vẫn còn những khó khắn gặp phải khi thực
hiện đề tài nên không tránh hỏi những thiếu sót Thêm và đó đề tài chỉ nghiên cứu dựa vào
thực trạng môi trường tại Công ty và cơ sở lý thuyết của tiêu chuẩn ISO 14001:2015, chưa
có điều kiện thực thi nên khó có thể đánh giá được hiệu quả của hệ thống
Trang 2Since Vietnam joined the World Trade Organization (WTO), domestic enterprises have increasingly expanded their export markets to boost the economy However, these markets are very demanding in terms of importing products In order to deal with legal issues and market competition, TTP VINA FISHERRIES Co., Ltd is aware of the need for self-construction Their management systems are of international standard However, with the aim of improving the image of the company in environmental protection, building trust for customers and improving the position of products in the market, resulting in increased profits and help the company prevent pollution and ensure the health and safety of employees so the company has "Building environmental management system in accordance with ISO 14001: 2015 at TTP Vina Fisheries Co., Ltd" To maintain the orientation and long-term development
Based on the current status of the company's environmental quality and the actual production and conditions of the company, the topics were:
- Identify new features of ISO 14001: 2015
- Develop an environmental policy and set up an ISO board
- The subject has developed environmental management documents in accordance
with ISO 14001: 2015 to serve the control, mitigation and prevention of environmental pollution arising in the company
Topics are only research in short time, there are still difficulties encountered when implementing the topic should not avoid the shortcomings More and that the subject is only research based on the status of the environment at the company and the theoretical basis of ISO 14001: 2015, there is no implementation conditions, so it is difficult to assess the effectiveness of the system
Trang 3
TP.HCM, ngày tháng 01 năm 2018
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4
TP.HCM, ngày tháng 01 năm 2018
Giảng viên phản biện
ThS Phạm Thị Diễm Phương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu 2
4.2 Phương pháp khảo sát thực tế 2
4.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 2
4.4 Phương pháp so sánh 2
4.5 Phương pháp liệt kê – mô tả 3
4.6 Phương pháp trọng số 3
5 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN 3
6 PHẠM VI THỰC HIỆN 3
7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 GIỚI THIỆU VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14000 4
1.1.1 Sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 4
1.1.2 Cấu trúc và thành phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 4
1.1.3 Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 5
1.2 SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG QLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 6
Trang 61.2.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
6
1.2.2 Giới thiệu về ISO 14001:2015 6
1.2.3 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 6
1.2.4 Lợi ích khi áp dụng ISO 14001:2015 9
1.2.5 Trở ngại khi áp dụng ISO 14001:2015 10
1.2.6 Phạm vi áp dụng ISO 14001:2015 10
1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 HIỆN NAY 10
1.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới 10
1.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam 12
1.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 13
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 15
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 15
2.1.1 Thông tin về công ty 15
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.1.3 Diện tích và vị trí địa lý 16
2.1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự 16
2.1.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 17
2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 17
2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 17
2.2.1 Thiết bị máy móc dùng trong sản xuất 17
2.2.2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cần trong sản xuất 18
2.2.3 Quy trình công nghệ 20
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QLMT ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 23
2.3.1 Môi trường không khí 23
Trang 72.3.2 Môi trường nước 26
2.3.3 Chất thải rắn 35
2.3.4 An toàn lao động, an toàn hóa chất và phòng cháy chữa cháy 36
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 TẠI CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 38
3.1 BỐI CẢNH CỦA TỔ CHỨC 38
3.1.1 Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của nó 38
3.1.2 Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm 40
3.1.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường 42
3.1.4 Hệ thống quản lý môi trường 43
3.2 SỰ LÃNH ĐẠO 44
3.2.1 Lãnh đạo và sự cam kết của lãnh đạo 44
3.2.2 Chính sách môi trường 44
3.2.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức 46
3.3 HOẠCH ĐỊNH 48
3.3.1 Các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội 48
3.3.2 Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt được các mục tiêu môi trường
57
3.4 HỖ TRỢ 59
3.4.1 Nguồn lực, năng lực, nhận thức 59
3.4.2 Trao đổi thông tin 62
3.4.3 Thông tin dạng văn bản 65
3.5 VẬN HÀNH 67
3.5.1 Hoạch định và kiểm soát vận hành 67
3.5.2 Chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 69
3.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 71
3.6.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá 71
a Yêu cầu chung 71
Trang 8b Đánh giá sự tuân thủ 73
3.6.2 Đánh giá nội bộ 75
3.6.3 Xem xét của lãnh đạo 77
3.7 CẢI TIẾN 79
3.7.1 Yêu cầu chung 79
3.7.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục 79
3.7.3 Cải tiến liên tục 80
CHƯƠNG 4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 TẠI CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERRIES 81
4.1 THUẬN LỢI 81
4.2 KHÓ KHĂN 81
4.3 KẾT LUẬN 81
4.4 KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
COD Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand)
CSMT Chính sách môi trường
HTQLMT Hệ thống quản lí môi trường
HTXLNT Hệ thống xử lí nước thải
HĐKP & PN Hành động khắc phục và phòng ngừa
ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hóa
KCMTĐK Khía cạnh môi trường đáng kể
TTLL Thông tin liên lạc
TNMT Tài nguyên môi trường
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO 14000 nhiều nhất trên Thế giới 11
Bảng 2.1: Các thiết bị máy móc dùng trong sản xuất 19
Bảng 2.2: Lượng nguyên liệu sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2017 20
Bảng 2.3: Bảng theo dõi nhu cầu sử dụng nước 6 tháng đầu năm 2017 21
Bảng 2.4: Quy trình chế biến fillet cá và các yêu cầu kỹ thuật 23
Bảng 2.5: Kết quả thử nghiệm môi trường không khí 25
Bảng 2.6: Kết quả thử nghiệm môi trường nước mặt 28
Bảng 2.7: Nồng độ các chất ô nhiễm chính chỉ thị trong nước thải sinh hoạt 30
Bảng 2.8: Kết quả thử nghiệm nước thải 35
Bảng 3.1: Mục đích xây dựng HTQLMT cho công ty 41
Bảng 3.2: Nhu cầu mong đợi của các bên quan tâm 42
Bảng 3.3: Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức của công ty 49
Bảng 3.4: Phân tích rủi ro và cơ hội của công ty 53
Bảng 3.5: Các hoạt động/quá trình chính trong công ty TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 56
Bảng 3.6: Danh sách các KCMT đáng kể của công ty TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 57
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cấu trúc và thành phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 5
Hình 1.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 7
Hình 1.3 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 8
Hình 1.4 Số chứng chỉ ISO trên thế giới qua các giai đoạn 12
Hình 1.5 Số lượng chứng chỉ iso 14001 ở Việt Nam 13
Hình 2.1 Công ty TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES 16
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES 17
Hình 2.3 Sản phẩm chủ yếu tại công ty 18
Hình 2.4 Sơ đồ Quy trình chế biến fillet cá 22
Hình 2.5 Hình ảnh bể tự hoại 3 ngăn 29
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại công ty 32
Hình 2.7 Hệ thống xử lý nước thải tại công ty 33
Hình 3.1 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 45
Hình 3.2 Quy trình thông tin liên lạc của công ty 68
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, thế giới cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, thì nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, kéo theo đó là những vấn đề môi trường mới lại xuất hiện và ngày càng phức tạp
Nước ta hiện nay đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế là điều tất yếu phải làm, hội nhập là nhu cầu không thể bỏ qua, bối cảnh đó vừa tạo cho ta nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức Trong đó, chất lượng môi trường là một thách thức vô cùng to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người mà ta phải đối diện và giải quyết Chính vì thế, bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta Bên cạnh đó khi nước ta gia nhập WTO, được tiếp xúc với các nền kinh tế phát triển trên thế giới nơi mà yếu tố môi trường trong sản xuất được đặt lên hàng đầu Muốn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty trong và ngoài nước thì yếu tố thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu Mà hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã được quốc
tế công nhận là điều kiện tiên quyết để hội nhập
Đứng trước tình hình đó, Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES
đã nhận thức rằng phải xây dựng HTQLMT trong thời gian sớm nhất nhằm nâng cao hình ảnh của công ty trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng niềm tin đối với khách hàng và nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ dẫn đến tăng lợi nhuận Bên cạnh đó còn giúp công ty ngăn ngừa ô nhiễm và đảm bảo an toàn sức khỏe
cho người lao động Vì thế việc “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công
ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES
3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Tìm hiểu tổng quan về hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000
- Tìm hiểu tổng quan về ISO 14001:2015, tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
và Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
- Tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES
Trang 13- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Công
ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES
- Kết luận và kiến nghị
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
Nghiên cứu tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 trên sách báo, mạng internet, các bài giảng,
Tham khảo các tài liệu được cung cấp từ công ty như: báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường, báo cáo xã thải, đăng kí chủ nguồn thải
CTNH, các tài liệu về hệ thống xử lý nước thải, các văn bản pháp luật có liên quan, 4.2 Phương pháp khảo sát thực tế
Xem xét quy trình sản xuất tại các xưởng, các hoạt động của công nhân viên nhằm nhận diện hiện trạng môi trường, nhận diện và xác định các khía cạnh môi trường (KCMT), công tác bảo vệ môi trường và các vần đề môi trường còn tồn đọng ở công ty Quan sát các hoạt động tại các khu vực trong công ty như: khu vực căn tin, kho chứa hóa chất, HTXLNT, nhằm nhìn nhận tổng quan về hiện trạng môi trường của
công ty
4.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phỏng vấn công nhân viên của công ty có thể bao gồm: nhân viên môi trường, nhân viên quản lý kho hóa chất, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải, công nhân tại xưởng sản xuất, nhân viên bộ phận bảo trì, nhân viên bảo vệ, để có thể hiểu cụ thể hơn về tình hình quản lý môi trường, ý kiến của công nhân viên về môi trường làm
việc
4.4 Phương pháp so sánh
So sánh các thông số nguồn thải như nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, khí thải lò hơi, tiếng ồn, độ rung, với các quy chuẩn, quy định về môi trường của Việt Nam: QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 19:2009/BTNMT, quyết định 3733/2002/QĐ-BYT,
So sánh giữa tài liệu, thủ tục mà Nhà máy đã ban hành và thực tế áp dụng
Trang 144.5 Phương pháp liệt kê – mô tả
Thống kê và mô tả các loại máy móc, thiết bị sử dụng; các hoạt động sản xuất; các khía cạnh môi trường; các biện pháp xử lý chất thải; tài liệu của hệ thống quản lý môi trường; của công ty
Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến các KCMT của công ty
Đánh giá theo yếu tố gồm có: yêu cầu pháp luật, mức đọ rủi ro tới con người, mức
độ rủi ro tới môi trường và tần xuất xảy ra
Đánh giá theo trọng số: bình thường, bất bình thường, khẩn cấp
5 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
Các hoạt động sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ tại Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường và công tác
quản lý môi trường đã áp dụng tại công ty
Do việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường chỉ được thực hiện trên lý thuyết
mà chưa đi vào áp dụng thực tế trong quá trình hoạt động của công ty Vì vậy, kết quả của đề tài chưa thể đánh giá được hiệu lực áp dụng các kế hoạch, chương trình, quy trình đề ra
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 GIỚI THIỆU VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14000
1.1.1 Sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio
De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh
tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực
và quốc tế
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả về môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế Năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO
14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, khu vực và quốc tế
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về HTQLMT ((Environmental Management System) do
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng phát sinh từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức đến môi trường, đưa ra phương pháp quản lý và cải tiến
HTQLMT cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó
1.1.2 Cấu trúc và thành phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm
Trang 16Hình 1.1 Cấu trúc và thành phần của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 1.1.3 Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích tổng thế là: hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội
Mục đích cơ bản là: hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng
và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp
Trang 171.2 SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG QLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được ban hành lần đầu vào năm 1996, lần thứ 2 vào năm 2004 và lần thứ 3 mới đây nhất là vào tháng 9 năm 2015
Ngày 15/11/2004, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ 2 mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho ISO 14001:1996
Ngày 15/7/2009, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ 3
mang số hiệu ISO 14001:2015 thay thế cho ISO 14001:2004
1.2.2 Giới thiệu về ISO 14001:2015
ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về quản lý môi trường phổ biến nhất trên thế giới Trên cơ sở soát xét lại nhằm đảo bảo tính phù hợp với yêu cầu trong tương lai, phiên bản ISO 14001:2015 đã đạt sự đồng thuận quốc tế trong việc đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường Nó giúp cải thiện tổ chức của họ gắn với đảm bảo hiệu suất môi trường thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng, sự tín nhiệm của các bên liên quan
20 năm qua, với việc đưa ra các yêu cầu đối với quản lý môi trường, ISO 14001 đã
là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới và là một công cụ kinh doanh quan trọng đối với nhiều tổ chức Với con số hơn 300.000 chứng chỉ được cấp mỗi năm, ISO 14001 đứng ở vị trí khá cao trong chương trình nghị sự của nhiều tổ chức, những đơn vị quan tâm đến tác động môi trường
Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, mới đây, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng Phiên bản mới đáp ứng những xu hướng mới nhất, ví như thừa nhận của các công ty về sự cần thiết phải tính đến cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có ảnh hưởng
đến tác động của chúng, bao gồm cả biến đổi khí hậu
1.2.3 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Ngày 15/11/2004, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ 2 mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho ISO 14001:1996 Mô hình của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được xây dựng như hình:
Trang 18Hình 1.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, mới đây, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng Mô hình như sau:
Cải tiến liên tục
Bắt đầu
XEM XÉT CỦA LÃNH
LẬP KẾ HOẠCH
KCMT , YCPL và YCK
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình QLMT
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu Kiểm soát tài liệu
Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
Trang 19Hình 1.3 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015
So với tiêu chuẩn ISO 14001:2004, tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được xây dựng với một số cải tiến mới trong cấu trúc như sau:
- Cấu trúc mới có 10 điều khoản:
Hỗ trợ và hoạt động (7,8)
Lãnh đạo (5)
Đánh giá kết quả hoạt động (9)
Cải tiến (10)
Hoạch định (6)
Trang 20- So với ISO 2004 cấu trúc mới được nâng cao, bố cục hợp lý chặt chẽ hơn, điều chỉnh điều khoản và thêm vào những nội dung cần thiết và chi tiết hơn, trình tự và mối liên hệ giữa các nội dung/điều khoản cũng khoa học hơn
- Ngoài cấu trúc thay đổi so với ISO 14001:2004, Mô hình HTQLMT ISO 14001:2015 cũng có thêm những điều khoản mới: 4.1 (các vấn đề bên trong và bên ngoài, 4.2 (Nhu cầu mong đợi của các bên quan tâm) và 4.3 (kết quả đầu ra mong
muốn)
1.2.4 Lợi ích khi áp dụng ISO 14001:2015
a Đối với lĩnh vực môi trường:
- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục
- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục
- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra
- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường vào hệ sinh thái
- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp BVMT
- Nâng cao ý thức BVMT trong tổ chức
- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường
- Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:
- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch
- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế
- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần
- Cải tiến việc kiểm soát các chi phí
- Tiết kiệm được vật tư và năng lượng
b Đối với lĩnh vực pháp lý:
- Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường
- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý
- Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền
Trang 21- Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp
1.2.5 Trở ngại khi áp dụng ISO 14001:2015
a Về nhận thức:
Khái niệm này còn đổi mới đối với các doanh nghiệp, nhận thức hay ý thức về BVMT của CBCNV trong doanh nghiệp còn hạn chế
Chưa tiếp cận được thông tin về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình độ
Chưa có kinh nghiệm áp dụng hoặc doanh nghiệp không muốn áp dụng
b Về tài chính:
Chi phí tốn kém: thuê tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu
tư xử lý chất thải, cải tiến quy trình sản xuất sạch hơn…
Thiếu kỹ năng quản lý hệ thống
Phát sinh những hàng rào thương mại phí thuế quan
1.2.6 Phạm vi áp dụng ISO 14001:2015
- Mọi lĩnh vực hoạt động
- Mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức
- Tổ chức ở bất kì quy mô nào, ở mỗi trình độ công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực
- Áp dụng cho từng phần hoặc toàn bộ tổ chức
- Áp dụng cho mọi tổ chức mong muốn:
+Thực hiện, duy trì, cải tiến HTQLMT
+Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố
1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 HIỆN NAY
1.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Theo kết quả điều tra thường niên được Tổ chức Tiểu chuẩn hóa quốc tế ISO bắt đầu tiến hành từ tháng giêng năm 1993 đã đưa ra chỉ số về tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về việc chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới như sau:
- Tỷ lệ tăng của số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trong năm 2003 được coi lớn nhất trong vòng 9 cuộc điều tra mà ISO tiến hành đối với tiêu chuẩn quản lý hệ thống môi trường này
Trang 22- Đến cuối tháng 12 năm 2003, có ít nhất 66.070 chứng chỉ ISO 14001 đã được
113 quốc gia và nền kinh tế áp dụng
- Tổng số năm 2003 cao hơn 16.621 chứng chỉ (+34%) so với năm 2002 (với 49
449 chứng chỉ ở 117 quốc gia và nền kinh tế)
Bảng 1.1 Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO 14001 nhiều nhất trên Thế giới
Trang 231.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS) nó đưa
ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho của tổ chức Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình
Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 171 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 300.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 và từ đó đến nay, số lượng tổ chức
áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đã xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam trong những năm đầu tiên
Theo khảo sát năm 2014 của tổ chức ISO, tính đến hết năm 2013, đã có trên 4200 tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14001 Những ngành có nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam là: thiết bị quang học, điện tử (15%), cao su và nhựa (13%), sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại cơ bản (12%), chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (11%) và hóa chất (7%) Đây cũng chính là các ngành có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường hoặc có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp và ngành nghề tham gia áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp có tiềm năng áp dụng Điều này là do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn hạn chế và còn mang tính hình thức, đối phó Mặt khác, mục tiêu về quản lý môi trường tại doanh nghiệp chưa gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp do đó thiếu tính bền vững Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ từ nhà nước vẫn chưa đến được với doanh nghiệp cũng là một vấn đề đáng lưu ý của hoạt động áp dụng thực hiện ISO
14001 tại Việt Nam
Trang 24(Nguồn: http://dasvietnam.com/News/Item/1001/109/vi-VN/Default.aspx)
Hình 1.5 Số lượng chứng chỉ iso 14001 ở Việt Nam
1.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
a Thuận lợi
- Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Hệ thống pháp luật quy định về BVMT ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển
cả nội dung lẫn hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đã tăng nhanh chóng Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đã quy định từ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và BVMT Các quy định pháp luật đã
chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường
- Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào xu thế toàn cầu hóa
Trang 25Những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ
ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó
- Sự quan tâm của cộng đồng
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể
hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng
quốc gia chứ không áp dụng cho các cơ sở dịch vụ, công ty vừa và nhỏ
- Vấn đề chi phí
Để xây dựng HTQLMT, doanh nghiệp/tổ chức phải tốn một khoảng chi phí khá lớn
Do đó nó sẽ là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp/tổ chức muốn xây dựng tiêu
chuẩn ISO 14001:2015
- Vấn đề nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ở các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp/tổ chức vừa và nhỏ Phương pháp đánh giá để xác định KCMT đáng kể thường không thống nhất và thiếu
sự nhất quán
Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có nhiều thiếu sót, khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp dụng thực tiễn
Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý chất thải, điện, nước, còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường
Trang 26CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA
FISHERIES2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES
2.1.1 Thông tin về công ty
Hình 2.1 Công ty TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES
Tên công ty : CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES Tên giao dịch quốc tế : TTP VINA FISHERIES
Địa chỉ : Quốc Lộ 80 - Bình Phú Quới, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Sau 2 năm hoạt động, Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES
tự hào trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là
Trang 27Phòng kỹ thuật Phòng kinh
doanh_kế hoạch
doanh nghiêp duy nhất ở Việt Nam có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn
chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu
2.1.3 Diện tích và vị trí địa lý
Diện tích đất khoảng 30.000m2 với vị trí địa lí như sau:
Phía Bắc giáp Quốc lộ 80 và kênh xáng lấp vò
Tây Nam giáp ruộng lúa
Phía đông và tây giáp khu dân cư
2.1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA
FISHERRIES
Phòng quản lý chất lượng
Phòng hành chính_ nhân sư
Xưởng sản xuất
Phòng vật tư
Chất lượng sản phẩm
Môi trường
Trang 28- Nước ngoài: xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Philippin, Singapore
2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES chế biến thủy sản xuất khẩu, hiện nay công suất hoạt động của Công ty khoảng 20-30 tấn /ngày tương đương 7-10 tấn thành phẩm/ngày, mỗi năm sản xuất 300 ngày thì công suất lên đến 2100 –
3000 tấn sản phẩm/năm
2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES
2.2.1 Thiết bị máy móc dùng trong sản xuất
Thiết bị máy móc chủ yếu phục vụ sản xuất được nêu trong bảng sau:
Trang 29Bảng 2.1: Các thiết bị máy móc dùng trong sản xuất
STT Tên thiết bị Công dụng Số
lượng
Nước sản xuất
Năm sản xuất
1 Băng chuyền IQF Cấp đông sản
3 Máy đá vẩy Sản xuất đá vẩy 2 Việt nam 2010
6 Máy bơm nước
7 Bơm nước thải Bơm nước thải 8 Đài loan 2007
Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES giai đoạn 6 tháng đầu năm 2017
2.2.2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cần trong sản xuất
a Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Công ty chế biến chủ yếu là các tra- basa Với công suất 1.500 – 1.800 tấn sản phẩm/năm và tỉ lệ thành phẩm 1/3 thì nhu cầu nguyên liệu khoảng 4.500 – 5.400 tấn cá /năm
Nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang được chở về nhà máy bằng đường thủy và cả đường bộ trong trường hợp thu mua gần
nhà máy
Trang 30Bảng 2.2: Lượng nguyên liệu sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2017
Tháng Khối lượng nguyên liệu (tấn)
b Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
- Dầu DO: khoảng 80 lít/ngàyđêm, sử dụng chủ yếu để sử dụng chạy máy phát điện
dự phòng và máy bơm nước
- Dầu nhờn các loại (dầu thủy lực, dầu tuabin, ): khoảng 30 lít/ngàyđêm
- Mỡ bò: khoảng 20 kg/ngàyđêm, dùng để bôi trơn các thiết bị máy móc của Công
ty
c Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cung cấp cho sản xuất từ nguồn điện lưới quốc gia, trung bình mỗi ngày
sử dụng 15.000 kw/ngày hay khoảng 4.500.000 kw/năm Tuy nhiên để đảm bảo nguồn điện cho nhà máy hoạt động liên tục đạt yêu cầu chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu, Công ty có trang bị một máy phát điện dự phòng có công suất 1.875 kVA
d Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy bao gồm nước chế biến, nước làm vệ sinh nhà xưởng, nước làm sạch, nước làm lạnh Ước tính tiêu hao khoảng 15
m3 nước/tấn thành phẩm hay khoảng 250 – 300 m3 ngày
Nước dùng trong vệ sinh phân xưởng và mục đích khác khoảng 50 m3/ngày
Tổng nhu cầu hoạt động của nhà máy khoảng 300-350 m3/ngày Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước ngầm, Công ty xử lý nước ngàm đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho
nhà máy
Trang 31Bảng 2.3: Bảng theo dõi nhu cầu sử dụng nước 6 tháng đầu năm 2017
e Nhu cầu sử dụng lao động
Căn cứ vào mục tiêu và quy mô sản xuất, nhu cầu lao động của nhà máy hoạt động
ổn định khoảng 350 người, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất khoảng 300 người
2.2.3 Quy trình công nghệ
Nhà máy chế biến cá với sản phẩm chủ yếu là cá fillet
Trang 32 Quy trình chế biến fillet cá được thể hiện như sơ đồ sau:
Hình 2.4 Sơ đồ Quy trình chế biến fillet cá
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất như sau:
Cá được chở về nhà máy còn tươi sống Sau đó được phân loại, kiểm tra dịch bệnh rồi đem rửa sạch và làm chết cá
Tiếp nhận nguyên liệu
Chờ đông Cấp đông Cân, mạ băng Đóng gói Bảo quản
Trang 33Sau đó cá được fillet, lạng da rồi lóc mỡ, thịt đỏ và chỉnh hình miếng fillet Các phụ phẩm sẽ được thải ra và mang ngay đến cơ sở chế biến bột cá để tiếp tục chể biến làm thức ăn cho chăn nuôi thủy sản
Miếng cá fillet sẽ được cân và kiểm tra rồi được rửa sạch bằng nước nhiệt độ nước
<100C, sau đó xếp khuôn loại 2-5 kg hoặc IQF làm đông lạnh ở nhiệt độ -350C đến
-400C trong khoảng thời gian <4 giờ
Mạ băng sản phẩm, đóng gói PE hàn kín rồi xếp vào thùng carton loại 5-10 kg/thùng và đem bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ -180C đến -250C Thời gian bảo quản có thể được 3 năm
Quy trình chế biến fillet cá phải theo các yêu cầu kĩ thuật tóm tắt như sau:
Bảng 2.4 Quy trình chế biến fillet cá và các yêu cầu kỹ thuật
STT Tên công đoạn Yêu cầu kỹ thuật
1 Nhận nguyên liệu
Trọng lượng cá >600g/con Phải tươi sống, không bị bệnh, không dùng kháng sinh trong phạm vi trước 3 tuần
2 Giết và rửa cá trong 2-3
phút
- Nhiệt đô 17-200C
- Nồng độ Clorin 50 ppm
3 Fillet Thớt nhựa và dao inox, bỏ xương
4 Rửa sạch máu và tạp chất - Nhiệt độ 5-10
Trang 34- Rửa lần 2: nồng độ H2O2 ppm
- Rửa lần 3 bằng nước sạch rồi để ráo 5 phút
12 Xếp khuôn Xếp trong mâm cấp đông, các lớp cách nhau
bằng lớp PE
13 Chờ đông - Nhiệt độ chờ đông <5
0C
- Thời gian < 4 giờ
14 Cấp đông - Nhiệt độ cấp đông -12
- Loại IQF: 1000g cùng cỡ trong túi PE
- Loại Block (4,6 hoặc 5 kg/block) trong túi
PE
- Đóng thùng carton: 10 túi IQF hoặc 2 block thùng
17 Bảo quản Kho lạnh -250C
Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Công ty TNHH & TM Thủy Sản TTP VINA FISHERRIES giai đoạn 6 tháng đầu năm 2017
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QLMT ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH & TM THỦY SẢN TTP VINA FISHERIES
2.3.1 Môi trường không khí
a Bụi và khí thải
- Bụi, khí thải phát sinh ở hầu hết tại các công đoạn của quá trình sản xuất khi vận hành các máy móc, thiết bị đặt biệt là khí thải phát sinh từ máy phát điện của nhà máy
- Bụi, khí thải còn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ra vào Công ty
Biện pháp quản lý
- Công ty đã xây dựng nhà xưởng cao thoáng, tận dụng thông gió tự nhiên để giảm
để giảm thiểu mùi và khí thải
Trang 35- Đối với phòng đặt máy phát điện sẽ thiết kế cao, rộng, thoáng và được đặt ở địa điểm có khoảng cách hợp lý đồng thời trang bị các bộ phạn giảm ồn, rung nên hạn chế tối đa lượng khói thải gây ô nhiễm
Ngoài ra Công ty còn bố trí trồng cây xanh đều khắp các vị trí trống quanh khu vực nhà máy và cả dọc đường giao thông nội bộ Ngoài việc tạo cảnh quan, bóng mát còn giúp giảm ồn và hạn chế bụi từ nhà máy cũng như từ bên ngoài góp phần đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Bảng 2.5 Kết quả thử nghiệm môi trường không khí
TT Chỉ tiêu Phương pháp
thử Đơn vị Kết
quả
So sánh với QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1 giờ)
Nhận xét
1 Bụi lơ
lửng
TCVN 5067:1995 mg/m
- HD-PTK-01: Quy trình nội bộ hướng dẫn phân tích CO trong phòng thí nghiệm
- MASA: Method ò Air Sampling and Analysis
Trang 36- NOx tính theo NO2
Nhận xét: kết quả thử nghiệm môi trường không khí tại công ty so với QCVN
05:2013/BTNMT đều đạt
b Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn phát sinh từ thiết bị, máy móc có công suất lớn như máy phát điện, máy làm lạnh, quạt gió Tiếng ồn của các nguồn này thường phát ra rất cao Tuy nhiên tiếng ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách đến nguồn ồn và sau khi ra khỏi phân xưởng Ngoài ra khi máy phát điện dự phòng hoạt động sẽ làm phát sinh độ rung Tuy nhiên máy phát điện chỉ hoạt động khi có sự cố cúp điện và phòng máy được xây dựng độc lập, có che chắn và hoạt động trong khoảng thời gian ngắn, nên tác động này không đáng kể
Biện pháp quản lý
- Phân lập các khu vực gây ồn cao Công nhân được trang bị BHLĐ
- Máy móc luôn bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo điều kiện kỹ thuật làm việc của máy móc thiết bị Thường xuyên kiểm tra độ mòn chi tiết của máy móc thiết bị và cho dầu bôi trơn
c Mùi
Do bản chất là công ty thủy sản đông lạnh nên mùi tanh của cá là rất đặc trưng, mùi
từ nước thải trong quá trình sản xuất
Biện pháp quản lý
- Công ty đã giảm mùi bằng cách lắp đặt nhiều quạt hút, hạn chế tối đa mùi phát sinh từ nhà xưởng sản xuất, hệ thống cống luôn được dọn sạch và lắp các hệ thống xiphong chống mùi từ cống vào xưởng sản xuất
- Đối với mùi hôi, thối ở khu vực xử lý nước thải, Công ty bố trí xa, biệt lập, thoáng
và chỉ có công nhân vận hành trực kiểm tra Hạn chế công nhân đến khu này
d Nhiệt
Do là nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh nên nhiệt độ khu sản xuất thường thấp hơn môi trường tự nhiên bên ngoài Nhiệt độ trong khu vực sản xuất phổ biến nhất là khoảng 250C Đặc biệt ở khu vực kho lạnh và kho trữ đông nhiệt độ không khí khu vực lân cận thấp hơn 150C khi mở cửa xuất nhập hàng Ngoài ra khi xuất sản phẩm công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt độ rất thấp -250C cho nên nếu không
có biện pháp bảo vệ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
Trang 37Đặc biệt là môi trường làm việc luôn ẩm ướt do nước rửa, độ ẩm cao dễ phát sinh các bệnh ngoài da, các bệnh về đường hô hấp, thấp khớp
2.3.2 Môi trường nước
a Nước mưa chảy tràn
Do nhà xưởng trong Công ty thường xuyên dọn dẹp nên không chứa nhiều chất thải vương vãi và dầu nhớt thải, vì vậy nước mưa chảy tràn trong khuôn viên của nhà xưởng sản xuất chủ yếu chỉ lôi cuốn đất, cát, lá cây xuống hệ thống cống thoát nước chung của Công ty
Biện pháp quản lý
Công ty thường xuyên cử người quét dọn sạch sẽ, thu gom nguyên liệu rơi vãi trên
bề mặt kho bãi nhằm tránh trường hợp nước mưa cuốn theo nguyên vật liệu xuống hệ thống cống của Công ty;
- Công ty đã nhựa hóa các đường nội bộ trong khuôn viên và khu vực sản xuất của Công ty
Trang 38Bảng 2.6 Kết quả thử nghiệm môi trường nước mặt
TT Chỉ tiêu Phương
pháp thử Đơn vị Kết
quả
So sánh với QCVN 08- MT:2015/BTNMT (Cột A2)
Nhận xét
3 COD (*) Method
Không đạt
- (*): chỉ tiêu được VILAS công nhận
- (**): chỉ tiêu được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Trang 39Nhận xét: Kết quả thử nghiệm môi trường nước mặt tại công ty cho thấy chỉ có
chỉ số BOD5, COD, và TSS là không đạt còn lại là đạt yêu cầu so với QCVN MT:2015/BTNMT (Cột A2)
08-b Nước thải sinh hoạt
Số lượng công nhân viên hiện nay khoảng 350 người do đó lượng nước thải do sinh hoạt như nhà vệ sinh, tắm rửa và lượng nước thải này cũng được thu gom vào hệ thống
xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường
Biện pháp quản lý
Nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng phương pháp sinh học Phương pháp được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả hiện nay ở nước ta để xử lý nước thải các hộ gia đình, các cơ quan, cụm dân cư là bể tự hoại
Với lượng công nhân viên khoảng 350 người mỗi người khoảng 0.3m3 nước để đáp ứng khả năng xử lý, bể tự hoại 3 ngăn với thể tích 150 m3 có thể đảm bảo xử lý hết Nước thải do tắm giặt và hoạt động ăn uống sẽ chảy vào hệ thống xử lý chung dẫn đến hệ thống xử lý nước thải sản xuất để xử lý
Hình 2.5 Hình ảnh bể tự hoại 3 ngăn
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn:
Nước thải vào bể tự hoại đầu tiên sẽ qua ngăn lắng 1 và phân hủy cặn Tại ngăn này, các cặn rắn được giữ lại và phân hủy một phần với hiệu suất khoảng 20% dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí Sau đó, nước qua ngăn lắng 2 Tại đây, các thành phần hữu cơ có trong nước thải tiếp tục bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí Sau ngăn lắng cặn, nước được đưa qua ngăn lọc với vật liệu lọc bao gồm sỏi, than, cát được bố trí từ dưới lên trên nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước thải Bể tự
Trang 40hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy Sau bể tự hoại, hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) và dinh dưỡng (nitơ, photpho) giảm khoảng
60%, dầu mỡ động thực vật giảm khoảng 80%, chất rắn lơ lửng giảm khoảng 90% Bảng 2.7 Nồng độ các chất ô nhiễm chính chỉ thị trong nước thải sinh hoạt
Nhận xét: So sánh kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt với QCVN
14:2008/BTNMT (cột B) nhận thấy trong 5 chỉ tiêu giám sát, chỉ có chỉ tiêu BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là chưa đạt tiêu chuẩn, các chỉ tiêu còn lại đều đạt tiêu chuẩn quy định
c Nước thải sản xuất
Lượng nước thải sản xuất khoảng 180 m3/ngày do đặc trưng của loại hình sản xuất chế biến cá tra, thành phần chủ yếu của nước thải là mỡ, máu cá, thịt và các sản phẩm vụn của cá