1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 2015 cho công ty tnhh mtv cao su chư prông

207 1,5K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như: Kiểm toán m

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT LUẬN VĂN

ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA GVHD

NHẬN XÉT CỦA GVPB

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1

II ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

III MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: 1

IV NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1

V PHƯƠNG PHÁP ĐỀ TÀI: 2

VI PHẠM VI ĐỀ TÀI: 2

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ ISO 14000 3

1.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000 3

1.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14000 3

1.1.2 Phạm vi, cấu trúc, thành phần của tiêu chuẩn ISO 14000 3

1.1.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000 4

1.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 4

Trang 2

1.2.1 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 14001:2015 4

1.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 5

1.2.3 Các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 6

1.2.4 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 7

1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 15

1.3.1 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trên thế giới 15

1.3.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Việt Nam 16

1.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 TẠI VIỆT NAM 17

1.4.1 Thuận lợi 17

1.4.2 Khó khăn 18

1.5 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 19

CHƯƠNG II 21

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG 21

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG 21

2.1.1 Thông tin chung về công ty 21

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.3 Diện tích, vị trí địa lí 24

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 25

2.1.5 Sản phẩm, thị trường tiêu thụ 26

2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh 28

2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 29

2.2.1 Cơ sở hạ tầng 29

2.2.2 Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất 30

2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất 32

2.2.4 Thiết bị, dây chuyền sản xuất: 40

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHÍNH TẠI NHÀ MÁY 42

Trang 3

2.3.2 Môi trường không khí 43

2.3.3 Môi trường nước 44

2.3.4 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 46

2.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI 47

2.4.1 Các biện pháp quản lý 47

2.4.2 Các biện pháp kỹ thuật 48

2.5 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ở CÔNG TY 49

CHƯƠNG III 51

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 CHO CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG 51

3.1 BỐI CẢNH CỦA TỔ CHỨC 51

3.1.1 Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của nó 51

3.1.2 Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm 57

3.1.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường 59

3.1.4 Hệ thống quản lý môi trường 60

3.2 SỰ LÃNH ĐẠO 61

3.2.1 Sự lãnh đạo và cam kết 61

3.2.2 Chính sách môi trường 63

3.2.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức 67

3.3 HOẠCH ĐỊNH 72

3.3.1 Các hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội 72

3.3.2 Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt mục tiêu 80

3.4 HỖ TRỢ 84

3.4.1 Nguồn lực 84

3.4.2 Năng lực 85

3.4.3 Nhận thức 88

3.4.4 Trao đổi thông tin 90

3.4.5 Thông tin dạng văn bản 93

Trang 4

3.5 VẬN HÀNH 95

3.5.1 Hoạch định và kiểm soát vận hành 96

3.5.2 Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp 97

3.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 99

3.6.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá 99

3.6.2 Đánh giá nội bộ 103

3.6.3 Xem xét của lãnh đạo 107

3.7 CẢI TIẾN 108

3.7.1 Tổng quan 108

3.7.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục 108

3.7.3 Cải tiến liên tục 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000 3

Bảng 1.2: So sánh các điều khoản 6

Bảng 1.3: Tổng quan sự thay đổi điều khoản 11

Bảng 1.4: Những nội dung mới trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015 13

Bảng 1.5: Kết quả khảo sát của Tổ chức ISO về hoạt động chứng nhận các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năm 2012 14

Bảng 1.6: Một Số Cơ Quan Chứng Nhận ISO 14001 Tại Việt Nam 18

Bảng 2.1: Các loại hình sản phẩm chính của công ty 24

Bảng 2.2: Thống kê nguyên vật liệu 6 tháng đầu năm 2017 tại nhà máy trung tâm 27

Bảng 2.3: Thống kê hóa chất sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2017 28

Bảng 2.4: Danh sách máy móc, trang thiết bị tại Nhà máy chế biến mủ cao su Chư Prông 37

Bảng 2.5: Sự biến thiên của các chỉ tiêu nước thải qua các năm tại Nhà máy chế biến mủ cao su Chư Prông 42

Bảng 3.1: Mục đích xây dựng HTQLMT cho công ty 47

Bảng 3.2: Nhu cầu mong đợi của các bên quan tâm 52

Bảng 3.3: Phân công trách nhiệm, quyền hạn quản lý môi trường 61

Bảng 3.4: Các hoạt động/ quá trình chính trong công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông 69

Bảng 3.5: Phân tích các Khía cạnh môi trường có ý nghĩa 70

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Mô hình ISO 14001:2015 5

Hình 1.2: Mô hình ISO 14001:2004 10

Hình 1.3: Mô hình ISO 14001:2015 10

Hình 1.4: Quy trình PCDA và những thay đổi mới 12

Hình 2.1: Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông 19

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông 23

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mủ nước 30

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mủ tạp 34

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình chế biến mủ ly tâm 36

Hình 2.6: Mương đánh đông mủ nước tại nhà máy Chư Prông 38

Hình 2.7: Mương đánh đông mủ skim tại nhà máy Chư Prông 39

Hình 3.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn 14001:2015 55

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNMT: Tài nguyên môi trường

TTLL: Thông tin liên lạc

SXKD: Sản xuất kinh doanh

PCCC: Phòng cháy chữa cháy

PCDA: Kế hoạch - thực hiện – kiểm tra – hành động

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU

CHUẨN ISO 14001:2015 CHO CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ

PRÔNG

Địa điểm thực hiện: CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG

Sinh viên thực hiện:

 Họ và tên: Lê Thị Cẩm Chi

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn giúp cho các quốc gia cũng như các tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý môi trường hệ thống tiêu chuẩn này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn này còn thấp Chính vì vậy có thể nói ISO là một lựa chọn tối ưu cho hệ thống quản lý môi trường nhằm giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay

III MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

 Đánh giá hiện trạng Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông

 Nghiên cứu cách quản lý môi trường có hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đối với công ty

IV NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

 Tìm hiểu về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại công ty

Trang 9

 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trên thế giới và Việt Nam, những khó khăn, thuận lợi khi áp dụng tại Việt Nam

 Nhận dạng các khía cạnh môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy và xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa

 Tìm hiểu các yêu cầu và khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào HTQLMT của nhà máy

 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại nhà máy

 Đưa ra kết luận và kiến nghị

V PHƯƠNG PHÁP ĐỀ TÀI:

 Phương pháp tiếp cận quá trình: Xác định khía cạnh môi trường

 Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tại nhà máy (quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong xưởng nhà máy, phỏng vấn cán bộ công nhân trong xưởng các vấn đề liên quan đến môi trường) trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn

 Phương pháp thu thập thông tin: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến

bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trên sách báo, internet, thư viện; kế thừa có chọn lọc các thông tin từ tài liệu có thẳng của công ty và các chuyên ngành có liên quan

 Phương pháp phân tích so sánh: Các kết quả thu thập được trong quá trình được phân tích so sánh dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015, từ đó đưa ra hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình HTQLMT cho nhà máy

VI PHẠM VI ĐỀ TÀI:

 Địa điểm: Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông

 Đối tượng: các hoạt động sản xuất, quá trình và sản phẩm có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường

 Thời gian: từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017

VII GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

Hiệu lực áp dụng HTQLMT được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại công ty TNHH MTV cao su Chư Prông chỉ là trên lý thuyết, chưa có căn cứ để đánh giá và kiểm tra Do đó, đề tài không tránh khỏi thiếu sót cũng như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng chính xác

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ISO 14000

1.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000 1.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được Nhằm thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện một cách liên tục

Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi

trường nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như: Kiểm toán môi trường, nhãn môi trường, phân tích vòng đời sản phẩm, v.v…, cho các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác, để quản lý tác động của họ đối với môi trường Nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên

Bộ tiêu chuẩn này được ban hành để áp dụng cho các nhà sản xuất, dịch vụ, các tổ chức cơ sở lớn và nhỏ trên phạm vi toàn cầu, có xem xét đến các yếu tố về môi trường của khu vực phát triển và đang phát triển của thế giới một cách thích hợp và chấp nhận được đối với bất kỳ tổ chức cơ sở nào, không cần phân biệt loại, hình thức hoạt động hoặc vị trí Bộ Tiêu chuẩn này cũng xem xét đến các điều kiện địa phương và phát triển kinh tế trong toàn bộ quá trình phát triển Hệ thống luật quốc gia của các nước cũng được xem xét, như nghĩa vụ bắt buộc của luật pháp và của toà án về các vấn đề

có liên quan

1.1.2 Phạm vi, cấu trúc, thành phần của tiêu chuẩn ISO 14000

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm hai nhóm tiêu chuẩn bao gồm:

- Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

- Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình

Bảng 1.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000

TIÊU CHUẨN ISO

TRÌNH

Trang 11

Kiểm định môi trường (EA)

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)

Cấp nhãn môi trường (EL)

Khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm (EPAS)

ISO 19011 ISO 14042 ISO ISO 14015 ISO 14043 ISO

ISO 14047 ISO ISO 14048

ISO 14049

1.1.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000

Mục đích tổng thế là: hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội

Mục đích cơ bản là: hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng

và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp

1.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015

1.2.1 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 14001:2015

ISO 14001:1996 trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành lần đầu vào năm

1996 Sau 8 năm áp dụng, tiêu chuẩn đã bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu và cần được sửa đổi, chỉnh lý cho phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức Do đó phiên bản mới tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được ban hành ngày 15/11/2004 với những cải tiến mới phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp và phù hợp hơn với những thay đổi của môi trường

Tháng 9 năm 2015, lần thay đổi mới nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 14001 được ban

Trang 12

hành dựa trên tiền đề cũ, có nhiều nét tương đồng với phiên bản trước, tuy nhiên có những thay đổi lớn về mặt nội dung nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường

Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2015 là hệ thống mà:

- Có thể áp dụng được cho mọi lĩnh vực, mọi loại hình sản xuất

- Việc thực hiện là tự nguyện không ép buộc

- Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan

- Trợ giúp cho việc bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm

- Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:

 Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT

 Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố

 Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác

 HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài có uy tín cấp

 Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này

1.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Trang 13

Cơ sở cho việc tiếp cận cơ bản một hệ thống quản lý môi trường được dựa trên khái niệm của chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA) Mô hình PDCA cung cấp một quá trình lặp đi lặp lại được tổ chức sử dụng để đạt được cải tiến liên tục Nó có thể được áp dụng cho cả một hệ thống quản lý môi trường và từng phần riêng biệt của hệ thống Chu trình PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như sau:

Hình 1.1: Mô hình ISO 14001:2015

1.2.3 Các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn ISO 14000 là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển và thương mại,

có nhiều nguyên nhân khác nhau làm nên đặc tính quan trọng của Bộ Tiêu chuẩn ISO

14001 này, trong đó có ba nguyên nhân mấu chốt là:

 Bản thân các Tiêu chuẩn quốc tế được ban hành để hổ trợ cho thương mại và gỡ

bỏ các hàng rào thương mại

 Việc xây dựng các tiêu chuẩn này sẽ cải thiện kết quả hoạt động môi trường trên phạm vi toàn cầu

 Các Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở nhất trí toàn cầu về quản lý môi trường bằng một Hệ thống quản lý môi trường chung

Các lợi ích cơ bản của việc áp dụng ISO 14000 như sau :

 Cải tiến quá trình sản xuất, giảm thiểu chất thải và chi phí

 Giảm ô nhiễm môi trường, giảm rủi ro

Trang 14

 Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật

 Giảm các phàn nàn từ các bên hữu quan

 Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

 Đạt lợi thế cạnh tranh

 Nâng cao lợi nhuận

Khi tham gia áp dụng ISO 14001, đối với các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển nếu áp dụng quá chặt chẽ các yêu cầu của Tiêu chuẩn thì có thể gây cản trở trong hàng rào thương mại vì khó khăn và hạn chế về khoa học kỹ thuật của nước họ Đây là một yếu điểm đối với nhiều nhà sản xuất trong việc thích ứng với tiêu chuẩn này

1.2.4 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 như sau:

- Mọi lĩnh vực hoạt động

- Mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức

- Tổ chức ở bất kì quy mô nào, ở mỗi trình độ công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực

- Áp dụng cho từng phần hoặc toàn bộ tổ chức

- Áp dụng cho mọi tổ chức mong muốn:

 Thực hiện, duy trì, cải tiến HTQLMT

 Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố

 Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này:

 Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này

 Được xác nhận sự phù hợp về HTQLMT của mình bởi các bên liên quan

 Được tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQLMT của mình

1.2.5 So sánh tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Trang 15

Các yêu cầu chung 4.1 4.3 Xác định phạm vi của HTQLMT

4.4 Hệ thống quản lý môi trường

5 Lãnh đạo (chỉ có tiêu đề) 5.1 Lãnh đạo và cam kết Chính sách môi trường 4.2 5.2 Chính sách môi trường

Hoạch đinh (chỉ có tiêu đề) 4.3 6 Hoạch định (chỉ có tiêu đề)

6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

(chỉ có tiêu đề)

Khía cạnh môi trường 4.3.1 6.1.2 Khía cạnh môi trường

Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu

khác 4.3.2 6.1.3 Nghĩa vụ phải tuân thủ

Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 4.3.3 6.2

Các mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt được mục tiêu (chỉ có tiêu

đề) 6.2.1 Các mục tiêu môi trường

6.2.2 Hoạch định để đạt được mục tiêu môi

trường

7 Hỗ trợ (chỉ có tiêu đề) Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn của tổ chức 4.4.1 7.1 Nguồn lực

5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của

tổ chức Năng lực, đào tạo và nhận thức 4.4.2 7.2 Năng lực

Trang 16

7.3 Nhận thức Trao đổi thông tin 4.4.3 7.4 Trao đổi thông tin (chỉ có tiêu đề)

7.4.1 Khái quát (chỉ có tiêu đề) 7.4.2 Trao đổi thông tin nội bộ 7.4.3 Trao đổi thông tin bên ngoài

Thông tin dạng văn bản 4.4.4 7.5 Thông tin dạng văn bản (chỉ có tiêu đề)

Kiểm soát thông tin dạng văn bản 4.4.5 7.5.2 Tạo và cập nhật thông tin

7.5.3 Kiểm soát thông tin dạng văn bản Thực hiện và điều hành (chỉ có

tiêu đề) 4.4 8 Điều hành (chỉ có tiêu đề) Kiểm soát điều hành 4.4.6 8.1 Hoạch định và kiểm soát điều hành

Trang 17

Đánh giá nội bộ 4.5.5 9.2 Đánh giá nội bộ

Xem xét của lãnh đạo 4.6 9.3 Xem xét của lãnh đạo

10 Cải tiến (chỉ có tiêu đề)

10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc

phục 10.3 Cải tiến liên tục

Sự giống nhau giữa 2 phiên bản năm 2004 và 2015

ISO phiên bản 2015 phát triển từ ISO 14001:2004, do đó mang tính kế thừa phần nhiểu, chỉ tập trung đi sâu phân tích chi tiết ở từng điều khoản Bối cảnh của tổ chức (3 điều khoản đầu), cả 2 phiên bản đều giống nhau Còn lại những phần sau, nội dung của ISO 14001:2015 không có sự khác biệt nhiều so với phiên bản cũ, chỉ thay đổi tên đề mục và thêm những nội dung cần thiết

Những thay đổi chính của ISO 14001:2015 so với ISO 14001:2004

- Mục đích thay đổi

 Tích hợp với các hệ thống quản lý khác

 Kế thừa ứu điểm của phiên bản trước

 Mong muốn và tiếp cận gần hơn so với việc quản lý của tổ chức

thông qua nội dung các điều khoản chú trọng tới việc hoạch định mục

tiêu, rủi ro, và tầm quan trọng của lãnh đạo trong bộ máy quản lý

 Nâng cao kết quả hoạt động và sự tuân thủ pháp luật

 Quản lý hài hòa với các bên liên quan

 Thêm vào các khái niệm, thuật ngữ mới

- Trong khi phiên bản 2004 chú trọng vào chính sách môi trường thì ISO

14001:2015 đánh vào tầm quan trọng của lãnh đạo Vì vậy, cấu trúc mô hình cũng

khác nhau

Trang 19

 Bối cảnh của tổ chức: được thêm vào 2 điều khoản mới là “Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức”, “Hiểu về nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan

 Đưa vào các khái niệm mới là “Rủi ro” và “Cơ hội”

 Và một số thuật ngữ chung được thay đổi như “Thông tin dạng văn bản

và Thông tin dạng văn bản” được thay bằng “Thông tin dạng văn bản”,

“nghĩa vụ phải tuân thủ” được thay thế bằng “văn bản luật định và

những yêu cầu khác”

- Một số thay đổi khác:

 Không yêu cầu thủ tục bắt buộc

 Thuật ngữ quá trình được thay vào và yêu cầu tiếp cận theo quá trình

 Lãnh đạo cao nhất phải chịu trách nhiệm về hiệu lực của HTQLMT

 Không quy định phải có đại diện lãnh đạo, tuy nhiên trách nhiệm

tương tự được xác định cho lãnh đạo cao nhất

 Tiêu chuẩn mới không đề cập đến hành động phòng ngừa

Bảng 1.3: Tổng quan sự thay đổi điều khoản

Điều khoản 4

Giới thiệu yêu cầu để tìm hiểu về “Bối cảnh của tổ chức”

và tác động của bối cảnh khi thiết lập và huy trì HTQLMT

Điều khoản 5

Lãnh đạo bao gồm phần lớn các yêu cầu về “trách nhiệm của lãnh đạo” hiện có

Điều khoản 6

Giới thiệu về “hoạch định”, tập trung vào xác định các rủi

ro liên quan đến đe dọa và cơ hội khi chúng tác động đến phạm

vi của hệ thống Điều khoản này loại bỏ sự cần thiết của hành động phòng ngừa như trong phiên bản 2004, nhưng bào gồm các yêu cầu nâng cao đối với quản lý sự thay đổi và quản lý rủi ro

Điều khoản 7

“Hỗ trợ” nhằm xác định các nguồn lực cần thiết cũng như tập trung nhiều hơn vào nhận thức và xác định năng lực

Trang 20

Điều khoản 8

“Điều hành” – đề cập đến các yêu cầu về việc thiết lập các tiêu chí và thực hiện kiểm soát các quá trình và tập trung nhiều hơn vào khái niệm về vòng đời có tác động đến HTQLMT

Điều khoản 9

“Đánh giá kết quả hoạt động” thay thế điều khoản 4.5 trong phiên bản cũ và hủy bỏ yêu cầu về hành động phòng ngừa hiện

đã được đưa vào điều khoản 6 “Hoạch định”

Điều khoản 10 Tăng cường tập trung vào “Cải tiến” và bao gồm sự không

phù hợp cũng như hành động khắc phục được đề cập trước đây

trong điều khoản 4.5.3 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đưa ra khuôn khổ chưng cho tất cả các hệ thống quản lý Điều này giúp duy trì sự nhất quán, liên kết các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác nhau, đề xuất các tiểu mục phù hợp với cấu trúc cấp cao và áp dụng ngôn ngữ chung cho tất cả các tiêu chuẩn Với việc áp dụng tiêu chuẩn mới, tổ chức sẽ dễ dàng hơn trong việc kết hợp hệ thống quản lý môi trường vào các quá trình kinh doanh cốt lõi và có được sự tham gia nhiều hơn từ phía lãnh đạo cao nhất

Hình (dưới đây) thể hiện các điều khoản của cấu trúc cấp cao mới có thể được

áp dụng cho quy trình lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA) Quy trìh PDCA có thể được áp dụng đối với toàn bộ quá trình và hệ thống quản lý môi trường

Trang 21

Hình 1.4: Quy trình PCDA và những thay đổi mới

Bảng 1.4: Những nội dung mới trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Bối cảnh của tổ chức

Tổ chức sẽ hiểu biết hơn về các vấn đề quan trọng

có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến cách thức doanh nghiệp quản lý trách nhiệm môi trường của mình

Các vấn đề

Các vấn đề có thể là nội bộ hay bên ngoài, tích cực hay tiêu cực và bao gồm các điều kiện môi trường tác động hoặc bị tác động bởi tổ chức các bên liên

quan

Các bên liên quan

Chi tiết hơn về việc xem xét các nhu cầu và mong đợi của họ, sua đó quyết định liệu có chấp nhận bất kì trong số các yêu cầu đó như là nghĩa vụ tuân thủ

Lãnh đạo

Các yêu cầu cụ thể đối với lãnh đạo cao nhất – các cá nhân hoặc nhóm triển khai và kiểm soát ở cấp

độ cao nhất trong tổ chức

Rủi ro và cơ hội động phòng ngừa Khía cạnh và ảnh hưởng của nó giờ Xác định quá trình hoạch định thay thế hành

đây là một phần của mô hình rủi ro

Các nghĩa vụ tuân thủ Thay thế cụm từ “các yêu cầu pháp luật và các

yêu cầu khác” mà tổ chức phải tuân theo

Trang 22

1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015

1.3.1 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trên thế giới

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế -ISO vừa công bố kết quả khảo sát năm 2012 về hoạt động chứng nhận các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý Đây là một đề tài hằng năm về số lượng chứng chỉ đã ban hành cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong năm qua Dưới

Các mục tiêu môi trường

và lập kế hoạch để đạt

được các mục tiêu đó

Mức độ chi tiết hơn về các yêu cầu môi trường

mà doanh nghiệp phải phản ánh quá trình hoạch định được thay đổi (xem phần rủi ro và cơ hội ở trên) và bao gồm việc xác định các chỉ số đo lường thích hợp

Trao đổi thông tin Có các yêu cầu rõ ràng và chi tiết hơn đối với việc

trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài

Thông tin dạng văn bản Thay thế thông tin dạng văn bản và thông tin dạng

Các yêu cầu chi tiết hơn liên quan đến đầu vào

và đầy ra của xem xét lãnh đạo

Trang 23

Bảng 1.5: Kết quả khảo sát của Tổ chức ISO về hoạt động chứng nhận các tiêu

chuẩn Hệ thống quản lý năm 2012

Tiêu chuẩn Số chứng chỉ

năm 2011

Số chứng chỉ năm 2012

Số lượng chứng chỉ tăng

1.3.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm

1998 và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường

và áp dụng ISO 14001 Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đã xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu

áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam trong những năm đầu tiên

Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài

áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp

Trang 24

dụng ISO 14001 Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng Theo khảo sát năm 2014 của tổ chức ISO, tính đến hết năm 2013, đã có trên 4200 tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14001 Những ngành có nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam là: thiết bị quang học, điện tử (15%), cao su và nhựa (13%), sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại cơ bản (12%), chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (11%) và hóa chất (7%) Đây cũng chính là các ngành có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường hoặc có vốn đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp và ngành nghề tham gia áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp có tiềm năng áp dụng Điều này là do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn hạn chế

và còn mang tính hình thức, đối phó Mặt khác, mục tiêu về quản lý môi trường tại doanh nghiệp chưa gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp do đó thiếu tính bền vững

Để thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng tại Việt Nam; trong đó có hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình dự án năng suất chất lượng Ở cấp quốc gia, chính phủ đã ban hành quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt “chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Trên cơ sở quyết định 712, các

bộ và tỉnh/thành phố liên quan đã ban hành chương trình năng suất chất lượng Theo các chương trình này, mức hỗ trợ chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trung bình từ 20 đến 50 triệu cho 1 doanh nghiệp như tại tỉnh Quảng Ngãi,

Bà Rịa Vũng Tàu… hoặc từ 30% -50% chi phí thực hiện chứng nhận như tỉnh Bến Tre, An Giang, Bình Phước, Ninh Thuận…

1.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 TẠI VIỆT NAM

1.4.1 Thuận lợi

Tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng do đó cải thiện hiệu quả nội bộ doanh

Trang 25

 Giảm thiểu các rủi ro về môi trường, tăng cao hiệu quả hoạt động môi trường, đáp ứng yêu cầu phát luật do đó giảm sức ép về yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất từ phía các tổ chức khác nhau – các tổ chức chính phủ, quản đại công chúng, các tổ chức môi trường và người tiêu dùng

 Nâng cao hình ảnh doanh nghiêp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao lợi nhuận Đối với thương mại quốc tế, tiêu chuẩn đảm bảo cơ sở cho những triển vọng môi trường chung giữa các doanh nghiệp Nó có thể dẫn đến việc hòa nhập các nguyên tắc quốc gia và cho phép ngành công nghiệp và các cơ quan kiểm toán trên toàn thế giới có một ngôn ngữ và phạm

vi chung trong việc đánh giá các hệ thống quản lý môi trường Riêng tập hợp các tiêu chuẩn môi trường có thể giúp tránh được việc đăng ký, thanh tra, cấp chứng chỉ nhiều lần và những yêu cầu mâu thuẫn của các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và do đó giảm được các chi phí tuân thủ theo các tiêu chuẩn Tăng khả năng hòa nhập môi trường kinh doanh quốc tế

1.4.2 Khó khăn

Chi phí tăng

Các chuyên gia đều nhất trí là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO 14000 nói chung sẽ rất tốn kém cho các doanh nghiệp Các chi phí liên quan gồm có 3 loại như sau:

 Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường

 Chi phí tư vấn

 Chi phí đăng kí với bên thứ ba

Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện

Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải đối mặt với các khó khăn trong

việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường như vấn đề tài chính, trình độ chuyên môn của các cán bộ, thiếu thông tin cụ thể về việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường Nhận thức về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở Việt Nam, những thông tin về các yêu cầu của thị trường quốc tế về việc chứng nhận

hệ thống quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rất ít Còn đối với thị trường trong nước, người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được về hệ thống quản lý môi

Trang 26

trường nên chưa có những áp lực lớn, vì vậy nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 còn thấp

Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO

14000 đều là các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Các công ty con này chịu áp lực từ phía công ty mệ yêu cầu phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000

Mạng lưới các cơ quan tư vấn và chứng nhận

Nhu cầu các doanh nghiệp trong việc tiếp cận HTQLMT theo Tiêu Chuẩn ISO

14001 ngày càng cao Ơ Việt Nam, số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận ISO 14001 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn một cơ quan tư vấn hay đánh giá cho HTQLMT của mình Điều đáng quan tâm ở đây là Việt Nam chưa có cơ chế QLCL chuyên môn

và các dịch vụ tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ quan với nhau như phá giá, chạy đua theo số lượng chứ không

có phương hướng, làm cản trở quá trình xây dựng HTQLMT của các doanh nghiệp, điều này dẫn đến tình trạng chất lượng tư vấn sút kém

Bảng 1.6: Một Số Cơ Quan Chứng Nhận ISO 14001 Tại Việt Nam

STT Tên tổ chức Tên Quốc gia STT Tên tổ chức Tên Quốc gia

(Nguồn thông tin từ trang Web http://www.vpc.org.vn ngày 24/06/2006)

1.5 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015

Trang 27

Bước 2: Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo HTQLMT

Bước 3: Đào tạo nhận thức về hệ thống quản lý

Bước 4: Đào tạo cách thức xây dựng hệ thống thông tin bằng văn bản Xây dựng hệ thống thông tin văn bản của hệ thống quản lý

Bước 5: Ban hành và áp dụng văn bản của Hệ thống quản lý vào hoạt động thực tế Bước 6: Khắc phục sự không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục (và phòng ngừa) sau đánh giá nội bộ

Bước 7: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ Đánh giá nội bộ các lần

Bước 8: Xem xét của lãnh đạo

Bước 9: Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý

Bước 10: Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý

Trang 28

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG 2.1.1 Thông tin chung về công ty

Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG

Tên tiếng anh: CHUPRONG RUBBER COMPANY LIMITED

ký quyết định số: 344/QĐHĐQTCSVN, Phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao

su Chư Prông thành Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông

Đại diện công ty: Ông Phan Sỹ Bình Chức vụ: Tổng giám đốc

Tổng số lao động: 2.619 CBCNV, trong đó có 1.204 người là dân tộc địa phương chiếm trên 46%

Tổng diện tích (mặt bằng nhà máy trung tâm): 39.100 m2

Trang 29

Hình 2.1: Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông tiền thân là Nông trường Quốc doanh Chư Prông được thành lập theo quyết định số 286/QĐ-UB ngày 22/11/1976 của UBND tỉnh Gia Lai- Kom Tum (nay là tỉnh Gia Lai)

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975, thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết của tỉnh ủy Hà Nam Ninh về việc đưa lao động đi xây dựng các vùng kinh tế trên cả nước Tháng 9/1976, tỉnh ủy và UBND tỉnh

đã cử 29 đồng chí của Nông trường Đồng Giao, thành lập bộ khung lãnh đạo đầu tiên lên đường tiến đến Gia Lai-Kom Tum, cùng với ban kinh tế mới Hà Nam Ninh và ban kinh tế mới Tỉnh Gia Lai-Kom Tum xác định vị trí, địa điểm chuẩn bị cơ sở vật chất ban đầu để đón lao động từ Hà Nam Ninh vào

Tháng 10/1976, gần 60 CBCNV từ nông trường Đồng Giao và gần 3.600 cán bộ, thanh niên và lao động của 5 huyện: Ý Yên, Bình Lục, Yên Khánh, Vụ Bàn, Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, lên đường vào xây dựng vùng kinh tế mới tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Ngày 22/11/1976, quyết định thành lập Nông trường Quốc doanh Chư Prông trực thuộc ban kinh tế mới Hà Nam Ninh

Ngày 13/12/1976, quyết định thành lập Nông trường Cao su Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai-Kom Tum

Trang 30

Ngày 3/2/1977, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Gia Lai, lãnh đạo Huyện Chư Prông, chính quyền xã và toàn thể cán bộ công nhân nông trường, cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn dự lễ ra mắt Nông trường Quốc doanh Chư Prông Đây là ngày có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng để Nông trường thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên vùng biên giới Tây nam của Tổ quốc, huyện Chư Prông thuộc vùng sâu vùng xa có hơn 40km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, là vùng căn cứ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, đồng bào các dân tộc ở địa phương có truyền thống yêu nước, một lòng một dạ theo Đảng, theo cách mạng, góp phần giải phóng đất nước và xây dựng cuộc sống mới

Năm 1984, UBND tỉnh Gia Lai quyết định về việc hợp nhất Nông trường Cao su Chư Prông với Công ty Cao su tỉnh Gia Lai thành Công ty Cao su Chư Prông trực thuộc UBND tỉnh Trụ sở công ty đóng tại Nông trường Cao su Chư Prông Đồng thời, các Nông trường trực thuộc công ty đã được thành lập Ban lãnh đạo Công ty Cao su Chư Prông ngay sau đó đã rà soát lại kế hoạch sản xuất, quy hoạch hệ thống tổ chức từ Công ty đến các Nông trường- Xí nghiệp, đội sản xuất, nhằm nhanh chóng triển khai

kế hoạch hoạt động SXKD theo một tầm mức mới

Cùng thời điểm này, Tổng cục cao su Việt Nam triển khai phát triển nhiều công ty cao

su mới trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên, hình thành vùng chuyên canh Cao su Vì thế công ty có cơ hôi trao đổi hợp tác và học tập các quy trình kỹ thuật một cách bài bản

Trang 31

máy chế biến cao su, 1 nhà máy chế biến gỗ và 1 trung tâm y tế CBCNV tổng cộng hơn 2000 người

Ngày 24/12/2009, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ký quyết định chuyển đổi Công ty Cao su Chư Prông thành Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông

Hệ thống của công ty bao gồm 7 nông trường, 3 xí nghiệp, trung tâm y tế, cơ quan công ty, 34 đội sản xuất trực thuộc các nông trường và 1 công ty con phát triển cao su tại Campuchia Công ty đang quản lý: 8.957,2ha cao su trong nước và 3.500ha cao su tại Vương quốc Campuchia, 122,59ha cà phê kinh doanh Công ty đứng chân trên địa bàn 16 xã –thị trấn, 72 bản làng dân tộc của huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai

2.1.3 Diện tích, vị trí địa lí

Vị trí địa lí

Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đứng trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai Huyện Chư Prông là một huyện miền núi có vị trí chiến lược rất quan trọng về an ninh và quốc phòng, giáp ranh với Campuchia về phía Tây, địa hình công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông tương đối phức tạp:

 Phía Đông giáp với huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

 Phía Tây giáp với huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

 Phía Nam giáp với xã IaPúch, IaPia thuộc huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai

 Phía Bắc giáp với nông trường chè Bàu Cạn thuộc huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông cách thành phố Pleiku 20km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 25km, chiều dài từ Đông sang Tây là 26km

Địa hình công ty nhìn chung không bằng phẳng, nhiều đồi núi và thung lũng, thấp dần

từ Đông Bắc xuống Tây Nam Có độ cao so với mặt nước biển là 450m – 550m Loại đất bằng phẳng chiếm 2,5% chủ yếu ở khu vực đông dân cư

Khí hậu

Khí hậu của công ty chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:

 Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11

 Mùa khô: bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau

Trang 32

Nhìn chung tình hình khí hậu và thời tiết ở công ty rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt điển hình là cao su Tuy nhiên, khí hậu tại đây có lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung 70-80% lượng nước gây thừa nước, xói mòn và rửa trôi đất, thường thì tháng 7-8 công nhân phải nghỉ cạo, có cạo cũng không thu được mủ và mưa còn gây ra nhiều loại bệnh cho cây cao su như: loét miệng cạo, héo đen đầu lá và rụng lá làm cho vườn cây suy kiệt dẫn đến năng suất và sản lượng vườn cây cao su giảm rõ rệt Ngược lại, mùa nắng nóng làm cho cây thiếu nước và khô héo cũng làm giảm năng suất cây cao su trong thời gian này Đây là vấn đề công ty luôn chú trọng khắc phục

Thủy văn

Nước mặt: công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông nằm trong lưu vực sông Mêkông

có lưu lượng dòng chảy trung bình 21-24 l/s/km2 Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến vùng này Mật độ sông suối khá dày và phân bố đồng đều, tạo nên hệ thống nước mặt tương đối đa dạng và phong phú

Nước ngầm: bên cạnh nguồn nước mặt, địa bàn công ty còn có nguồn nước ngầm phong phú, do tính chất tầng lớp đất đá có chưa nhiều lỗ hổng nên lưu lượng nước ngầm khá cao và phân bố rộng khắp

Nhìn chung, hệ thống thủy văn là một yếu tố thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty

Điều kiện thổ nhưỡng

Đất đai tại đây được hình thành từ quá trình phong hóa Feralit trên nền đất Bazan kết hợp sự hội tụ do quá trình rửa trôi, nên rất thuận lợi cho việc trồng trọt sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng rất phù hpự cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty Tầng lớp đất nâu đỏ chiếm diện tích rất lớn 92,78% , tầng lớp đất nâu đỏ phát triển trên đất bazan có thuộc tính hóa lý như sau:

Lý tính: thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35-56%, kết cấu viên, độ tơi xốp khá và mức giữ nước, thoát nước tốt

Hóa tính: độ pH nằm trong khoảng 4,3-5,2 và độ mùn là 2,6-4,4,%

Trang 33

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông

Ngoài ra, công ty còn có quản lý một công ty con tại Vương quốc Campuchia

2.1.5 Sản phẩm, thị trường tiêu thụ

Sản phẩm

Loại hình sản phẩm sản xuất chính là các sản phẩm mủ cao su Các sản phẩm truyền thống của công ty như: SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20 Qua nghiên cứu thị trường, công ty đã mạnh dạng phát triển các sản phẩm mới như: Mủ SVR CV50, mủ SVR CV60, đặc biệt là sản phẩm mủ Latex được nhiều khách hàng ưa chuộng Chính vì vậy công ty quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất mủ Latex công suất 3000tấn/năm, là dây chuyền sản xuất mủ latex đầu tiên tại khu vực Tây nguyên

Bảng 2.1: Các loại hình sản phẩm chính của công ty

Trang 35

Mủ Latex

Đến nay các loại sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới của công ty được khách hàng chấp nhận và ký hợp đồng mua sản phẩm của công ty, đặc biệt là hợp đồng mua sản phẩm mủ cao su latex chiếm tỉ trọng 30%, có nhiều lúc đơn hàng vượt quá lượng hàng sản xuất

Trong 5 năm qua (2010-1015): đã chế biến được 39.700 tấn mủ khô, xuất khẩu ra thị trường thế giới (Mỹ, Canada, Brazin, Tây Ban Nha và một số nước khác) 16.000 tấn, chế biến gỗ phôi cao su đạt 27.500 m3, sản xuất phân vi sinh đạt 25.000 tấn, tổng doanh thu đạt 2.580 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 220 tỷ đồng

Thị trường tiêu thụ:

Là đơn vị đầu tiên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tại Tây Nguyên tiến hành sản xuất dòng sản phẩm chất lượng cao Latex (còn gọi là mủ ly tâm) Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã tạo một bước ngoặt quan trọng trên lộ trình đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời khẳng định thương hiệu của đơn vị trên thị trường trong

và ngoài nước

- Năm 2010 đã sản xuất được những lô hàng Latex cô đặc đầu tiên và đạt 800 tấn

- Năm 2011 đã sản xuất 1.380 tấn Latex cô đặc HA

- Năm 2012 đang sản xuất đến 30/9/2012 được 1097 tấn Latex cô đặc HA

Hiện nay sản phẩm Latex của Công ty đã có nhiều đơn đặt hàng từ các tập đoàn kinh

tế lớn tại Mỹ như Orental, Edgepoint và một số công ty tại các nước SNG (thuộc Liên

Xô cũ), số lượng lên tới 2.000 tấn Chính vì thế Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, luôn phải tìm hiều nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng

2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2016 có những đặc điểm cơ bản sau:

Sản lượng sản phẩm đạt đủ tiêu chí đề ra

Trang 36

Năng suất vườn cây thấp, do ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường làm cây cao su bị nhiễm bệnh dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao

Việc chấp hành quy trình khai thác và thu gom bảo vệ sản phẩm chưa tốt

Sản lượng mủ thu mua còn hạn chế so với tiềm năng thực tế trên địa bàn

Một số hạng mục xây dựng cơ bản như hàng rào chống thú, lán để mủ chưa phát huy đúng hiệu quả đầu tư

Chưa cập nhật hết được diễn biến thất thường của thời tiết làm sản lượng mủ cao su giảm

2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY

2.2.1 Cơ sở hạ tầng

Bố trí mặt bằng: Nhà máy chế biến trung tâm có tổng diện tích là 39.105 m2 (gồm cả

khu xử lý nước thải) Bên trong nhà máy đã xây dựng 3 dây chuyền sản xuất mủ bao gồm: sản xuất mủ cốm từ mủ nước, sản xuất mủ cốm từ mủ tạp và sản xuất mủ ly tâm Ngoài ra, có một số tuyến đường giao thông nội bộ, sân bãi phục vụ cho dây chuyền sản xuất hài hòa, phù hợp

Giao thông vận tải: Công ty có riêng một bộ phận phụ trách giao thông vận tải là xí

nghiệp chế biến vận tải Công ty có các xe container, xe tải dùng để vận chuyển, thu gom rác đã phân loại ra ngoài công ty Đường giao thông nội bộ trong công ty được thiết kế hài hòa với cảnh quan, trồng nhiều cây xanh giảm bụi do xe chạy, mặt đường được cán bê tông nhựa để thuận tiện cho các xe ra vào Đó là tuyến đường xe chở nguyên liệu, xe chở thành phẩm xuất kho và xe PCCC hoạt động khi có sự cố xảy ra

Hệ thống cấp nước:

Nguồn cung cấp nước: Hiện nay nhà máy được cung cấp từ 2 nguồn nước: nguồn cung

cấp nước từ giếng khoan có lưu lượng 15m3/h và nguồn nước mặt được tích trong hồ chứa có dung tích khoảng 150.000 m3

Phương án cấp nước: nhà máy đã đầu tư hệ thống cấp nước hoàn chỉnh gồm 6máy

bơm: bơm giếng khoan conng suất 15m3/h, bơm từ hồ chứa có công suất 70m3/h và 4 máy bơm công suất 40m3/h

Trang 37

Nước sản xuất: nước sản xuất theo hệ thống mương hở tập trung đến cuối nhà xưởng,

tại các hố ga có bố trí lưới chắn để thu hồi vụn mủ sau đó chảy ra hệ thống xử lý nước thải bên ngoài nhà máy

Nước thải sinh hoạt và nước mưa: Nước thải sinh hoạt và nước mưa chung quanh

xưởng chính và các công trình phụ đều được bố trí mương thoát nước có bề rộng trên 500mm trên có phủ đan bê tông cốt thép đục lỗ, nước sẽ được dẫn vào các mương rồi đấu nối với hệ thống mương chính và thoát ra suối Ia Đrăng

2.2.2 Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất

a Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Thống kê nguyên vật liệu 6 tháng đầu năm 2017 được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.2: Thống kê nguyên vật liệu 6 tháng đầu năm 2017 tại nhà máy trung tâm

Trang 38

(Nguồn: Báo cáo về việc thực hiện công tác giám sát môi trường)

Bảng 2.3: Thống kê hóa chất sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2017

Trang 39

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho máy phát điện là dầu DO (489l/máy) Ngoài ra dầu

DO còn được dùng trong các máy móc khác trong quá trình sản xuất

2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất

Quy trình sản xuất công nhệ gồm có 3 quy trình chính:

 Quy trình sản xuất mủ cốm từ mủ nước

 Quy trình sản xuất mủ cốm từ mủ tạp

 Quy trình sản xuất mủ ly tâm (latex)

Quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm từ mủ nước

Trang 40

Mủ nước

Nước, máy quậy mủ

Tiếp nhận mủ

Pha trộn mủ Lọc thô

Mùi, hơi hóa chất Nước thải

Mủ cốm Nước thải Tiếng ồn, độ rung

Nhiệt nóng, mùi

Bao bì, nhãn mác rách

Cao su sống

Bành mủ, mủ vụn Tiếng ồn

Đánh đông

Gia công cơ học

Gia công nhiệt

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại nhà máy chế biến cao su Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông Khác
[3] Báo cáo về việc thực hiện công tác giám sát môi trường Khác
[4] Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục phát triển doanh nghiệp Khác
[5] Chi cục Bảo vệ môi trường Khác
[6] Lê Thị Hồng Trân – Thực thi hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 Khác
[7] Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Khác
[8] Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w