1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX

133 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 895,68 KB

Nội dung

Trong quá trình thực tập tại Công ty, từ việc quan sát thực tế và tìm hiểu về công tác quản lý môi trường tại Công ty tôi đã nhìn nhận được sự cần thiết phải có một biện pháp quản lý và

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘT GIẶT LIX

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ KHA Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 07/2009

Trang 2

Tác giả

ĐINH THỊ KHA

Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư

Ngành: Kỹ thuật Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

KS Bùi Thị Cẩm Nhi

Tháng 07 năm 2009

Trang 3

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

KHOA : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : ĐINH THỊ KHA

MÃ SỐ SINH VIÊN : 05127051

KHOÁ HỌC : 2005 – 2009

1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty

cổ phần bột giặt LIX

2 Nội dung khoá luận tốt nghiệp:

- Tổng quan về công ty cổ phần bột giặt LIX

- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty cổ phần bột giặt LIX

- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình cụ thể

về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004 đối với công ty cổ phần bột giặt LIX

3 Thời gian thực hiện khoá luận: bắt đầu 03/2009 – 06/2009

4 Giáo viên hướng dẫn: KS Bùi Thị Cẩm Nhi

Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Tp Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN

Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2009

Giáo viên hướng dẫn

KS Bùi Thị Cẩm Nhi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Như chúng ta đã biết học đi đôi với hành, nếu chúng ta chỉ học lý thuyết suông thì chúng ta sẽ không thấy được hết thực tiễn công việc, những khó khăn và cách thức thực hiện một quy trình sản xuất, cách thức xây dựng một hệ thống xử lý như thế nào?

Chính vì thế tôi đã thực hiện khóa luận “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo

tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt LIX”

Để hoàn thành khóa luận này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp

đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè…Vì thế tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

™ Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập

™ Cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận

™ Các Thầy Cô giáo trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi

™ Các bạn sinh viên lớp DH05MT đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi

™ Gia đình đã tạo điều kiện, động viên và là điểm tựa tinh thần cho con trong suốt quá trình học tập

™ Ban lãnh đạo Công ty cổ phần bột giặt Lix đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Công ty

Xin chân thành cám ơn!

Tp HCM ngày 12 tháng 07 năm 2009

Sinh viên Đinh Thị Kha

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Công ty cổ phần bột giặt Lix thuộc Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ Công Nghiệp, hoạt động chính của Công ty là sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp và mỹ phẩm, sản xuất kinh doanh các loại hóa chất (trừ hợp chất có tính độc hại mạnh), kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong quá trình thực tập tại Công ty, từ việc quan sát thực tế và tìm hiểu về công tác quản lý môi trường tại Công ty tôi đã nhìn nhận được sự cần thiết phải có một biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường tại Công ty.Vì vậy tôi

đã quyết định áp dụng một công cụ quản lý đó là tiêu chuẩn ISO 14001: 2004, đây là tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới Lợi ích của tiêu chuẩn này là hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhất, phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác nhằm giúp các Công ty đạt được các mục đích về kinh tế môi trường

Tôi thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn

ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” với mục đích:

o Tìm hiểu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường

o Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình triển khai áp dụng ISO 14001: 2004

o Nhìn nhận các vấn đề môi trường tại Công ty từ đó thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004

o Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN I TÓM TẮT KHÓA LUẬN II MỤC LỤC III DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC IV DANH SÁCH BẢNG VI DANH SÁCH HÌNH VI DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1ĐẶTVẤNĐỀ 1

1.2MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU 1

1.3NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 1

1.4PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 2

1.5PHẠMVINGHIÊNCỨU 2

1.6GIỚIHẠNĐỀTÀI 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ISO 14000 3

2.1BỘTIÊUCHUẨNISO14000 3

2.1.1 Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14000 3

2.1.2 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000 3

2.1.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000 4

2.1.4 Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về quản lý môi trường 4

2.2TIÊUCHUẨNQUỐCTẾISO14001–2004 5

2.2.1 ISO 14001 là gì? 5

2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 5

2.2.3 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001 6

2.2.4 Các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 6

2.2.5 Các lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 14001 : 2004 6

2.3THUẬNLỢIVÀKHÓKHĂNTRONGVIỆCÁPDỤNGISO14001:2004TẠI VIỆTNAM 7

2.3.1 Thuận lợi 7

2.3.2 Khó khăn 9

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX 12

3.1GIỚITHIỆUCHUNGCÔNGTY 12

3.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển 12

3.1.2 Tổ chức nhân sự trong Công ty 12

Trang 7

3.2HIỆNTRẠNGSẢNXUẤTKINHDOANH 14

3.2.1 Dây chuyền sản xuất 14

3.2.2 Thiết bị phục vụ cho sản xuất 16

3.2.3 Nhu cầu về nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất 16

3.3 CÁCBIỆNPHÁPQUẢNLÝMÔITRƯỜNGHIỆNTẠI 17

3.3.1 Hiện trạng quản lý 17

3.3.2 Các biện pháp quản lý đã thực hiện 20

3.3.3 Các biện pháp kĩ thuật công ty đã áp dụng 21

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX 22

4.1CHÍNHSÁCHMÔITRƯỜNG 22

4.1.1 Nội dung 22

4.1.2 Hình thức phổ biến 23

4.1.3 Kiểm tra 23

4.2LẬPKẾHOẠCH 23

4.2.1 Khía cạnh môi trường 23

4.2.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 25

4.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường 27

4.3THỰCHIỆNVÀĐIỀUHÀNH 29

4.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 29

4.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 31

4.3.3 Thông tin liên lạc 33

4.3.4 Hệ thống tài liệu 34

4.3.5 Kiểm soát điều hành 35

4.3.6 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 38

4.4KIỂMTRA 40

4.4.1 Giám sát và đo 40

4.4.2 Đánh giá mức độ tuân thủ 42

4.4.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 42

4.4.4 Kiểm soát hồ sơ 44

4.4.5 Đánh giá nội bộ 44

4.5XEMXÉTCỦALÃNHĐẠO 45

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 47

5.1 KẾTLUẬN 47

5.2KIẾNNGHỊ 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….48

PHỤ LỤC……… 49

Trang 8

PHỤ LỤC 4: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG

PHỤ LỤC 5A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC 5B: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY

PHỤ LỤC 5C: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG ĐÁNG KỂ

PHỤ LỤC 6A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH YC PHÁP LUẬT VÀ YC KHÁC

PHỤ LỤC 6B: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT

PHỤ LỤC 6C: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU KHÁC

PHỤ LỤC 7A: MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC 7B: PHIẾU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔI

PHỤ LỤC 12A: THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ

PHỤ LỤC 12B: BẢNG CÁC LOẠI HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN LƯU GIỮ

PHỤ LỤC 13: THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

PHỤ LỤC 14: THỦ TỤC XEM XÉT LÃNH ĐẠO

PHỤ LỤC 15: ISO 14001- CƠ CẤU TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN PHỤ LỤC 16: TRAO ĐỔI THÔNG TIN CHI TIẾT

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Thiết bị phục vụ sản xuất 16

Bảng 3.2: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất 16

Bảng 4.1: Tình trạng của hoạt động 24

Bảng 4.2 : Các yếu tố đánh giá của từng hoạt động 24

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp khía cạnh môi trường đáng kể tại Công ty CP bột giặt Lix 25 Bảng 4.4: Kế hoạch giám sát và đo 40

Bảng 4.5: Đánh giá mức độ tuân thủ 42

DANH SÁCH HÌNH

Trang Hình 2.1: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001 .6

Hình 3.1: Lưu đồ công nghệ sản xuất chất tẩy rửa lỏng 14

Hình 3.2: Lưu đồ công nghệ sản xuất bột giặt 15

Hình 4.1: Lưu đồ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 26

Hình 4.2: Lưu đồ xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường 28

Hình 4.3: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 30

Hình 4.4: Lưu đồ đào tạo 32

Hình 4.5: Lưu đồ hệ thống tài liệu 34

Hình 4.6: Lưu đồ kiểm soát điều hành 35

Hình 4.7: Lưu đồ kiểm soát chất thải 37

Hình 4.8: Lưu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp 39

Hình 4.9: Lưu đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa 43

Hình 4.10: Lưu đồ việc kiểm soát hồ sơ 44

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATHC: An toàn hóa chất

BMT: Ban môi trường

BVQI (Bureau Veritas Quality International): Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn,

sức khỏe, môi trường

BOD: Nhu cầu oxy sinh học

COD: Nhu cầu oxy hóa học

ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo

ERM: Đại diện lãnh đạo về môi trường/ Người quản lý phụ trách về môi trường

HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường

ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KSTL: Kiểm soát tài liệu

PCCC: Phòng cháy chữa cháy

5S: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng

SS: Chất rắn lơ lửng

TPM (Total Product Maintenance): Bảo trì năng suất toàn bộ

TCVS: Tiêu chuẩn vệ sinh

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TBMT: Trưởng ban môi trường

UKAS (United Kingdom Accreditation Service): Tổ chức chứng nhận hệ thống quản

lý chất lượng của Vương quốc Anh

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu của con người tăng theo và nhu cầu về chất tẩy rửa thì lại càng không thể thiếu với mỗi gia đình và nhiều ngành công nghiệp Chính vì thế các vấn đề liên quan đến chất tẩy rửa hiện cũng đang đặt ra yêu cầu có một hệ thống quản lý phù hợp Điều này sẽ được giải quyết khi chúng ta áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001:2004 Và Công ty cổ phần bột giặt Lix

là một công ty như vậy, hiện đang có nhu cầu xây dựng một hệ thống quản lý môi trường Nằm trên địa phận quận Thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của Công

ty đáp ứng cho hầu hết nhu cầu của người dân tại khu vực thành phố và một số tỉnh lân cận đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài Chính vì thế mà nhu cầu về một hệ thống quản

lý theo tiêu chuẩn ISO 14000 là rất cần thiết Chính vì những lý do trên nên tôi đã xây dựng đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” nhằm góp phần quản lý các vấn đề môi trường của Công ty

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Tổng quan về các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO

14001 : 2004 trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường đối với Công ty cổ phần bột giặt Lix

- Xây dựng mô hình cụ thể về Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001 : 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung sau:

- Tổng quan về công ty cổ phần bột giặt Lix

- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty cổ phần bột giặt Lix

Trang 12

- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình

cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với công ty cổ phần bột giặt Lix

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qua sách, internet, thư viện…

- Khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu, thông tin từ phía Công ty

- Tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ ISO 14000 2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000

2.1.1 Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14000

Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế Quá trình hoạt động công nghiệp

đã làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là suy thoái chất lượng cuộc sống cộng đồng Do vậy bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược của các quốc gia Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro – Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế

Trước tình hình đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standization) đã soạn thảo và cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000, nhằm đưa ra một hệ thống quản lý môi trường và tài nguyên một cách hiệu quả Có thể nói rằng, ISO 14000 thể hiện phương thức mới để tiến hành một cách hữu hiệu công tác quản lý môi trường Bộ tiêu chuẩn này hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức xã hội

và tổ chức kinh tế một hệ thống quản lý vừa đem lại lợi nhuận cho tổ chức vừa có thể đảm bảo được lợi ích môi trường và đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững cho nhân loại

2.1.2 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000

ISO 14000 có thể áp dụng cho bất kì một tổ chức nào mong muốn:

• Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường

• Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố

• Chứng minh sự phù hợp đó cho các tổ chức khác

• Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình do một tổ chức bên ngoài cấp

Trang 14

• Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

2.1.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000

Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội

Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả" ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức

ISO miêu tả phạm vi của ISO 14000 như sau:

“ Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng kể Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể"

2.1.4 Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về quản lý môi trường

Ban Kỹ thuật 207 (TC 207) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) thành lập

để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000 Tương tự như Tiêu chuẩn chất lượng ISO

9000, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn là các hoạt động kỹ thuật Do đó, tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn ISO 9000 Ban Kỹ thuật 207 và 176 (ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000) đã cùng làm việc và sử dụng các bài học từ quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn này

ISO muốn tìm kiếm tiêu chuẩn mới tương tự về cơ cấu và triết lý để những nơi

áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình song song với tiêu chuẩn ISO 14000 Đây là ý tưởng rất phù hợp trong tương lai, vì có

Trang 15

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với HTQLMT (như tài liệu ISO 14001 và 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ QLMT (các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000) Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các công ty, khu vực hành chính hay tư nhân.

2.2 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001 : 2004

2.2.1 ISO 14001 là gì?

• Là nền tảng để quản lý các yếu tố môi trường quan trọng

• Được nhiều công ty với các quy mô khác nhau, địa điểm khác nhau trên toàn thế giới sử dụng

• Là tiêu chuẩn tự nguyện

• Đại diện cho cách nghĩ và thực hành chủ động

• Có sự tham gia của mọi người, nhân viên các cấp xác định được vai trò của họ, ban lãnh đạo cung cấp nguồn lực, sự ủng hộ và tầm nhìn để hỗ trợ họ

• Là một hệ thống có nền tảng không phụ thuộc vào các chuyên gia riêng lẻ

2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001

Hệ thống ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho

tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các thông tin về các khía cạnh môi trường (KCMT) mà tổ chức xác định là có thể kiểm soát và có thể có tác động Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn mực về kết quả hoạt động môi trường cụ thể Việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn này là nhằm đưa đến cải tiến kết quả hoạt động môi trường

Trang 16

2.2.3 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001

Hình 2.1: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001

- Gia tăng lợi nhuận cạnh tranh

- Tiếp cận con đường tới thị trường quốc tế

- Thỏa mãn đòi hỏi của người cung ứng

- Cải thiện sự thỏa mãn khách hàng

- Cải thiện hình ảnh trước công chúng dư luận

Chính sách môi trường

Lập kế hoạch

Thực hiện và điều hành Kiểm tra

Xem xét của

lãnh đạo

Cải tiến liên tục

Trang 17

2.2.5.2 Lợi ích về tài chính

- Giảm bớt chi phí thuế do việc gây ô nhiễm

- Giảm chi phí sản xuất (giảm nguyên – nhiên liệu)

- Giảm thiểu chất thải

- Sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên

- Giảm chi phí bảo hiểm

- Gia tăng sự tin tưởng từ các cổ đông

- Tăng khả năng huy động vốn

2.2.5.3 Lợi ích về mặt luật pháp

- Cải thiện trình độ hiểu biết về các yêu cầu pháp luật của mọi nhân viên

- Giảm áp lực từ các cơ quan chức năng

- Tăng khả năng quản lý rủi ro

- Tăng sự tuân thủ các quy định

- Tham gia thông tin để xây dựng các chuẩn mực một cách hợp lý

2.2.5.4 Lợi ích về đạo lý

- Giảm và kiểm soát các tác động từ sản phẩm và các quy định sản xuất lên môi trường lao động và cộng đồng

- Đáp ứng lại những quan tâm của cổ đông

- Cải thiện về an toàn và vệ sinh trong sinh hoạt nội bộ

- Gia tăng nhận thức của nhân viên, xã hội về Bảo vệ môi trường và phòng chống ô nhiễm

2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001:

2004 TẠI VIỆT NAM

2.3.1 Thuận lợi

Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn

Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại” Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện

Trang 18

Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường

Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường

Sức ép từ các công ty đa quốc gia

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung

Sự quan tâm của cộng đồng

Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các

Trang 19

được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001” Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng

2.3.2 Khó khăn

Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước

Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Việc áp dụng ISO

14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài,…) thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001 Việc áp dụng ISO

14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi ích ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu quả rõ nét hơn nữa bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO

Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp

Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng HTQLMT là thiết lập, xác định Chính sách môi trường Tuy nhiên hiện nay các doanh

Trang 20

nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc hoạch định đường lối, hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường

Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung

Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu

đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001 Bằng việc đưa ra các mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần hoàn thiện các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và điều này thể hiện sự liên tục cải tiến về công tác môi trường của tổ chức Tuy nhiên việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:

• Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải

• Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến cũng như khó xác định các công việc cần triển khai

• Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi trường đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác Thực tế hoạt động của một tổ chức luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và tổ chức thường đưa ra các mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí… Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục tiêu đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện

• Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì

Trang 21

Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao

Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống QLMT Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng Tuy nhiên việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức Họ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức Điều này cũng một phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát

Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001:2004 về HTQLMT được triển

khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn

đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có những dấu hiệu tích cực Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập

và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả cộng đồng

Các tổ chức được chứng nhận ISO 14000 tại Việt Nam (xem phụ lục 2)

Trang 22

- Năm 1977 đổi tên thành Nhà máy Công ty Hợp doanh Linh xuân

- Ngày 01/02/1980 đổi tên thành Nhà máy quốc doanh bột giặt Linh Xuân

- Ngày 28/08/1992 đổi thành Công ty bột giặt Lix, với tên gọi giao dịch là Lixco

- Tháng 09/1993 Công ty xây dựng thêm một chi nhánh sản xuất tại Hà Nội

- Tháng 09/2003 Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần, trực thuộc tổng Công ty Hóa chất Việt Nam

- Năm 2000 Công ty đã được BVQI chứng nhận và tổ chức UKAS công nhận “ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002”

- Hiện nay Công ty có 2 cơ sở:

Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở TP Hà Nội

3.1.2 Tổ chức nhân sự trong Công ty (xem phụ lục 3)

Bố trí nhân sự

™ Phòng tiêu thụ

- Thực hiện mọi hoạt động về bán hàng, đảm bảo cung ứng sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng

- Tổ chức, lựa chọn nhà phân phối

- Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản phẩm, quản lý kho

- Thành phẩm và tổ bốc xếp

™ Phòng KT – KCS

Trang 23

- Nghiên cứu, đề xuất phương án cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật mới

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào tới sản phẩm

- Bộ phận môi trường có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát, dự đoán các vấn đề môi trường phát sinh, đề xuất các phương pháp xử lý phù hợp và vận hành hệ thống

- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, nghĩa vụ trả nộp, thanh toán nợ

Sử dụng tài sản và nguồn hệ thống tài sản, phát triển và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về hành chính, kế toán

™ Phân xưởng sản xuất

- Thực hiện quá trình sản xuất có kiểm soát đáp ứng yêu cầu quy định về chất lượng và số lượng

- Đề xuất, thực hiện phương án cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất

Trang 24

3.1.4 Thị trường tiêu thụ

Hiện nay, ngoài thị trường tiêu thụ nội địa (thành phố và các tỉnh lân cận) sản phẩm của công ty còn có mặt trên các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Singapo, Hàn Quốc, Úc, Anh, Philippin, Irac…

3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

3.2.1 Dây chuyền sản xuất

Hình 3.1: Lưu đồ công nghệ sản xuất chất tẩy rửa lỏng

(Nguồn: Công ty cổ phần bột giặt Lix)

Trang 25

Hình 3.2: Lưu đồ công nghệ sản xuất bột giặt

(Nguồn: Công ty cổ phần bột giặt Lix)

Kem nhão

Phun sấy

Tuyển hạt (sàng)

Không đạt Không đạt

Trang 26

3.2.2 Thiết bị phục vụ cho sản xuất

Bảng 3.1: Thiết bị phục vụ sản xuất Tên

thiết bị

Đơn

vị cái

Số lượng

Công suất (tấn/h)

Xuất

xứ

Năm sản xuất

Công đoạn

TG hoạt động (h/ngày)

(Nguồn: Công ty Cổ phần bột giặt Lix )

3.2.3 Nhu cầu về nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất Bảng 3.2: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất

STT Tên nhiên liệu, hóa chất sử dụng Công đoạn

Trang 27

3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI

3.3.1 Hiện trạng quản lý

3.3.1.1 Nước thải

- Nước thải sản xuất: tất cả nước thải sản xuất phát sinh tại các phân xưởng đều thu gom vào bể chứa nước, xử lý lắng lọc cặn sau đó pha loãng với nước sạch rồi đưa vào phối liệu bột giặt và sử dụng giải nhiệt thiết bị

- Nước thải sinh hoạt: tất cả các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt của Công ty khoảng 15m3/ngày được thu gom theo đường ống dẫn riêng đưa về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để đạt chất lượng tương đương ở mức B, TCVN 5945:2005 trước khi thải ra cống thải trong khu vực hoặc sẽ đưa vào sử dụng trong quá trình tưới cây và phun nước những nơi qua lại của các phương tiện vận chuyển

3.3.1.2 Khí thải

Hiện nay công ty đã sử dụng biện pháp tích cực để hạn chế bụi phát sinh như: xây dựng hệ thống Cyclone thu hồi bụi, phun nước những nơi qua lại của các phương tiện vận chuyển, trang bị khẩu trang cho công nhân trực tiếp sản xuất để giảm thiểu tác động có hại đến con người và môi trường

Đối với khí thải phát sinh từ quá trình đốt dầu FO/DO của lò đốt phân xưởng sản xuất 1 và phân xưởng sản xuất 2, Công ty đã tiến hành đầu tư:

• Lắp đặt hệ thống trộn nhũ hóa nhiên liệu dầu FO/DO nhằm mục đích sử dụng tối đa năng lượng dầu và hạn chế ô nhiễm khí thải

• Xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại tháp sấy 1 và 2

Trang 28

3.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Hướng dẫn nhân viên phân loại rác, đặc biệt thu gom chất thải nguy hại vào đúng khu vực tập kết quy định

Công ty thực hiện thu gom và phân loại tách riêng rác sinh hoạt và rác tái chế, trang bị thùng chứa rác sinh hoạt bằng nhựa có nắp đậy, sau đó rác được công ty Công trình giao thông - đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức thu gom vận chuyển hằng ngày

Chất thải nguy hại: Công ty thực hiện thu gom chất thải nguy hại và hợp đồng với Công ty liên doanh xi măng Holcim Việt Nam định kì vận chuyển và xử lý

Hiện nay công ty đã có giải pháp xử lý chất thải nguy hại (chủ yếu là bột nguyên liệu rơi vãi trong nhà xưởng đã bị đóng cặn, cặn từ việc rửa các bao bì chứa nguyên liệu, cặn thải được thu gom từ các hố gom nước thải sản xuất) bằng cách: xây dựng hệ thống hòa trộn chất thải nguy hại với nước (chủ yếu là nước thải sản xuất tại

hố tập trung sau khi đã để lắng), sau đó để lắng cặn rồi bơm tuần hoàn về sử dụng trong việc phối trộn nguyên liệu sản xuất bột giặt

3.3.1.4 Tiếng ồn và độ rung

Các biện pháp nhằm giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:

- Bố trí máy móc dây chuyền hợp lý tránh gây hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn

- Thường xuyên kiểm tra máy móc, độ mài mòn máy, tra dầu mỡ bôi trơn máy

- Với các máy móc gây ồn lớn phải được cách li trong phòng kín có tường cách âm

- Công nhân làm ở những nơi có tiếng ồn cao được trang bị nút tai chống ồn

- Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng để giảm bớt độ ồn

3.3.1.5 An toàn hóa chất và phòng cháy chữa cháy

An toàn lao động:

• Phổ biến thông tin về an toàn lao động, an toàn hóa chất

• Hằng năm công ty đều mở các lớp tập huấn về an toàn lao động, an toàn hóa chất

để tập huấn cho nhân viên

• Trang bị bảo hộ lao động: quần áo, ủng, nón, găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, nút tai chống ồn Các dụng cụ bảo hộ lao động được cấp phát 2 lần /năm

• Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên (hợp đồng với cơ quan y tế bên

Trang 29

An toàn hóa chất

• Thống kê nguyên liệu và hóa chất sử dụng: Do nhân viên quản lý ở kho nguyên liệu và trưởng của các phân xưởng phụ trách thống kê, kiểm tra hàng ngày

• Vận chuyển và bảo quản:

- Nguyên liệu lỏng: được đặt ở khu vực bồn chứa nguyên liệu ngoài trời có tường

bao quanh cao 80cm và dưới chân tường bảo vệ lắp các van để xả nước ra ngoài khi trời mưa

- Nguyên liệu rắn: Soda, sulphate, zeolite, STTP đều được mua về dưới dạng bao

đã đóng gói theo trọng lượng từ 40 - 50kg và được bảo quản trong kho có trang bị

hệ thống PCCC, sau đó được mang đến phân xưởng sản xuất và để ở khu vực được quy định

• Dán nhãn và phân loại hóa chất:

- Nguyên liệu rắn: chứa trong bao đã có tên sản phẩm, công thức hóa học và trọng

lượng của bao Do đó công ty không dán nhãn lại đối với các sản phẩm này

- Nguyên liệu lỏng: chứa trong các bồn chứa có hệ thống đường ống dẫn đưa các

chất lỏng này trực tiếp đến khu vực bồn khuấy

- Một số nguyên liệu được nhập về từ nước ngoài, công ty sẽ dán nhãn ghi tên hóa chất đó bằng tiếng Việt dán cạnh nhãn tiếng nước ngoài

• Đối với các nguyên liệu được sử dụng với một lượng nhỏ và cho vào các công đoạn khác nhau như:

- Chất tăng trắng quang học, Tynopal, SCMC (Sodium Caboxy Methyl Cellulo) được cân tùy theo nhu cầu sử dụng sau đó cho vào bao chứa bột giặt rồi mang đến khu vực khuấy liệu

- Các hạt màu xanh, màu đỏ sử dụng ở khu vực cân bột nền được chứa trong các

xô bên ngoài có dán hạt đỏ, hạt xanh

• Bảng dữ liệu ATHC của Công ty gồm các nội dung sau:

- Tên hóa chất (danh pháp quốc tế, tên thường gọi, công thức hóa học)

- Đặc tính vật lý

- Độc tính đối với người tiếp xúc

- An toàn lao động khi sử dụng, các biện pháp sơ cấp cứu khi xảy ra sự cố

- Điều kiện lưu trữ

Trang 30

- Xử lý bao bì và hạn sử dụng hóa chất

Công tác phòng cháy chữa cháy

• Tập huấn các nguyên tắc cơ bản khi xảy ra hỏa hoạn, cách sơ tán và chữa cháy Bên cạnh việc học lý thuyết Công ty còn cho nhân viên thực tập phòng cháy chữa cháy tần suất 2 lần/năm

• Thông báo sơ đồ thoát hiểm và kế hoạch xử lý trong tình trạng khẩn cấp khi xảy

ra hỏa hoạn ở bảng tin mỗi phân xưởng, khu vực cổng ra vào

• Biện pháp kỹ thuật và hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm:

- Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Lắp đặt các thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và các thiết bị tiêu thụ điện theo các tiêu chuẩn quy định

- Hệ thống báo cháy tự động

- Bình CO2 và bình bột

- Bồn chứa nước dự trữ phòng chống khi có hỏa hoạn xảy ra

3.3.2 Các biện pháp quản lý đã thực hiện

- Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, nhận diện các sự cố tiềm tàng trong quá trình hoạt động sản xuất để từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp

- Thực hiện đo đạc, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường nước thải và khí thải

do Trung tâm phát triển Sắc ký - khí thực hiện với tần suất 2 lần/ năm

- Ngoài ra Công ty còn theo dõi, giám sát nội bộ, đo đạc các chỉ tiêu xả thải (pH, COD, BOD5, SS, chất hoạt động bề mặt, vi sinh ) đối với nước thải sinh hoạt với tần xuất 1 lần/ngày

- Chất thải nguy hại với tần suất 2 - 3 lần/ năm, hợp đồng với công ty Holcim thu gom, xử lý

- Vi khí hậu với tần suất 1 lần/ năm (hợp đồng với công ty bên ngoài thực hiện)

- Hàng năm đặt ra mục tiêu về an toàn sức khỏe và môi trường trong nội bộ Công

ty Khám sức khỏe định kì cho công nhân viên tần xuất 2 lần/năm

- Dán thông báo về việc hướng dẫn điều chỉnh lưu lượng quạt hút bột để tránh

Trang 31

- Đào tạo chương trình TPM, 5S, sản xuất sạch hơn hàng tháng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu việc hư hỏng máy móc, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường

- Thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý và bảo vệ môi trường, thông tin về các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật công ty đã áp dụng (xem phụ lục 4)

- Đối với nước thải: Công ty đã cho xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử

lý nước thải sinh hoạt với công suất 80m3/ngày đêm, nước thải sản xuất (chủ yếu là nước rửa máy móc) thì thu gom theo đường dẫn riêng tới hồ thu, chờ lắng cặn rồi đưa vào tái sử dụng

- Đối với khí thải: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý khí thải cho Phân xưởng sản xuất 1 và Phân xưởng sản xuất 2

Trang 32

Chương 4

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘT GIẶT LIX 4.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

4.1.1 Nội dung

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần bột giặt Lix cam kết bảo vệ môi trường tại tất cả các khu vực diễn ra các hoạt động của Công ty nhằm giảm thiếu ô nhiễm môi trường

và xử lý chất thải đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:

• Về nồng độ bụi và điều kiện vi khí hậu trong xưởng sản xuất đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVS lao động ban hành kèm theo quyết định số: 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 BYT

• Chất lượng khí thải ra môi trường đảm bảo đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: TCVN 5939-2005; TCVN 5937- 2005

• Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu môi trường: TCVN 5945-2005

• Công ty triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường, cử cán bộ đào tạo quản lý vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định

Công ty cam kết trong quá trình sản xuất nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường thì cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Trang 33

4.1.2 Hình thức phổ biến

Chính sách môi trường phải được lập thành văn bản, được áp dụng và duy trì, thông báo rộng rãi cho cán bộ công nhân viên và các bên liên quan bằng nhiều hình thức:

Đối với công nhân viên trong công ty:

• Phổ biến chính sách môi trường cho toàn thể công nhân viên trong xưởng

• Tổ chức các buổi học nội dung chính sách chất lượng trong phân xưởng

• Dán nội dung chính sách chất lượng, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi mà tất cả nhân viên đều có thể nhìn thấy

• Cung cấp những thông tin mới về môi trường tại bản tin của xưởng

• Trong hợp đồng làm việc cần phải có cam kết “thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường”

Đối với các bên liên quan:

• Công bố chính sách môi trường rộng rãi toàn Công ty

• Công bố chính sách môi trường ra cộng đồng thông qua các tài liệu quảng bá của Công ty trên báo, website

• Phải cam kết thực hiện chính sách chất lượng trước khi ký hợp đồng

4.1.3 Kiểm tra

Nhân viên môi trường của Công ty phải thường xuyên xem xét việc áp dụng chính sách môi trường của công nhân viên trong phân xưởng

Ban Giám đốc – Đại diện lãnh đạo xem xét lại chính sách môi trường của công

ty 1 lần/năm vào các kỳ họp xem xét lãnh đạo, sau khi xem xét cần phải có những biện pháp điều chỉnh cần thiết

4.2 LẬP KẾ HOẠCH

4.2.1 Khía cạnh môi trường

4.2.1.1 Xác định khía cạnh môi trường

Thủ tục xác định khía cạnh môi trường ( xem phụ lục 5A)

Bảng khía cạnh môi trường của Công ty cổ phần bột giặt Lix ( xem phụ lục 5B)

4.2.1.2 Xác định khía cạnh môi trường đáng kể

Cách xác định KCMT đáng kể dựa vào phương pháp trọng số và hoạt động của yếu tố

Trang 34

Đánh giá tác động của từng hoạt động theo các yếu tố sau:

Bảng 4.2 : Các yếu tố đánh giá của từng hoạt động

Đánh giá theo yếu tố Yếu tố

Có (1 điểm) Không (0 điểm)

Yêu cầu pháp luật Có yêu cầu kiểm soát Không yêu cầu phải kiểm soát

Yêu cầu bên hữu quan Có yêu cầu kiểm soát Không yêu cầu kiểm soát

Bản chất Độc hại/nguy hiểm Không độc hại/không nguy hiểm

Tần suất Xảy ra thường xuyên Thỉnh thoảng xảy ra

Hoạt động nào “có” thì ta cho 1 điểm vào ô tương ứng trong phần “Đánh giá theo yếu

tố”, hoạt động nào “không” thì ta để trống

Sau khi đã xác định được phần “ Đánh giá theo yếu tố” và “Trọng số” thì khía cạnh môi trường được tính như sau:

Tổng điểm = tổng cộng * trọng số Khía cạnh môi trường nào có tổng điểm đánh giá ≥ 2 là khía cạnh môi trường đáng kể

Bảng khía cạnh môi trường đáng kể của Công ty CP bột giặt Lix (xem phụ lục 5C)

Trang 35

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp khía cạnh môi trường đáng kể tại Công ty CP bột giặt Lix STT trường đáng kể Khía cạnh môi Tổng điểm Bộ phận liên quan Hoạt động liên quan

1 Sử dụng nguyên liệu/ hóa chất 2

6 Rò rỉ, tràn đổ hóa chất 3

- PXSX bột giặt

- PXSX chất tẩy rửa lỏng

- Kho hóa chất

- Khu vực xử lý nước thải

- Phối trộn kem nhão

- Phối liệu

- Nhập, xuất hóa chất

- Khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận

8 Nguy cơ cháy nổ 6

9 Bùn cặn 3 - Khu vực xử lý nước thải - Khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận

4.2.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

4.2.2.1 Bảng danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến môi trường phải áp dụng

Thủ tục xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (xem phụ lục 6A)

Bảng danh mục các yêu cầu pháp luật (xem phụ lục 6B)

Bảng danh mục các yêu cầu khác (xem phụ lục 6C)

Trang 36

4.2.2.2 Lưu đồ

Hình 4.1: Lưu đồ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

4.2.2.3 Mô tả chi tiết

(1): Hàng quý Ban môi trường liên lạc thường xuyên với Sở Tài nguyên và Môi

trường và các nguồn khác như Công ty, Cục Môi trường, Bộ TN và MT… để thu thập các yêu cầu của luật pháp Việt Nam và các yêu cầu khác của cơ quan liên quan đến môi trường

- Phòng Hành chính khi nhận các công văn gửi đến có liên quan đến Môi trường chuyển cho Ban môi trường

- Các tài liệu hội thảo

- Các cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu về Môi trường

Thu thập các Y/c Pháp luật và các Y/c khác

Không đạt Cần thiết

Trang 37

(2): ĐDLĐ xem xét các yêu cầu trên có cần thiết thực hiện hay không, nếu có thì

chuyển cho nhân viên kiểm soát tài liệu để cập nhật và phổ biến, nếu không thì loại

bỏ

(3): Các yêu cầu không cần thiết đối với Công ty được ĐDLĐ loại bỏ

(4): Các yêu cầu phải áp dụng được nhân viên KSTL cập nhật và phổ biến đến các

bộ phận phòng ban

(5): Các bộ phận liên quan có trách nhiệm triển khai và áp dụng các yêu cầu pháp

luật và các yêu cầu khác đã được phổ biến

(6),(7): Ban môi trường có trách nhiệm đánh giá mức độ tuân thủ của các yêu cầu

trên Trưởng ban môi trường có trách nhiệm xem xét lại toàn bộ kết quả việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa khi quá trình triển khai áp dụng không đạt

(8): Lưu hồ sơ:

- Danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến môi trường phải áp dụng

- Thủ tục xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

4.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường Trong quá trình thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu cần lưu ý một số vấn đề:

- Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà công ty phải áp dụng

- Các khía cạnh môi trường đáng kể của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của công ty

- Các ý kiến về mặt kỹ thuật

- Các yêu cầu thương mại, hoạt động và tài chính của công ty

- Quan điểm của bên hữu quan

4.2.3.1 Lưu đồ

Trang 38

Hình 4.2: Lưu đồ xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

4.2.3.2 Mô tả chi tiết

- Từ các KCMTĐK đã được xác định thì BMT tổ chức họp, xem xét, thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho công ty

- Giám đốc tiến hành xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu: Nếu Giám đốc đồng ý phê duyệt thì BMT thông báo kết quả đánh giá đến các phòng ban, phân xưởng, và nếu

Khía cạnh môi trường đáng kể

Lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

Xác định chương trình môi trường

Lưu hồ sơ

Không đồng

ý

Đồng ý

Đồng ý

Không đồng

ý

Trang 39

- Từ mục tiêu, chỉ tiêu môi trường đã được phê duyệt BMT tiến hành xây dựng Chương trình môi trường

- Giám đốc phê duyệt CTMT thì BMT liên hệ với các phòng ban triển khai thực hiện, nếu không được phê duyệt thì xác định lại CTMT

- BMT và phụ trách các phòng ban, phân xưởng phổ biến cho CBCNV tại các bộ phận về mục tiêu, chỉ tiêu và các KCMT

- BMT và các bộ phận liên quan thực hiện các CTMT BMT phải thường xuyên xem xét các CTMT mỗi tháng ở các bộ phận được giao để nhận được sự không phù hợp kịp thời và có các hành động KPPN

- Lưu hồ sơ

Bảng các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của công ty (xem phụ lục 7A)

Hướng dẫn công việc xây dựng CTMT (xem phụ lục 7B)

Phiếu theo dõi thực hiện CTMT (xem phụ lục 7C)

4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH

4.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

Ban lãnh đạo phải đảm bảo luôn cung cấp được các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT Các nguồn lực bao gồm nhân lực và các kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của tổ chức, công nghệ và nguồn tài chính

Cung cấp thông tin về sơ đồ cơ cấu trách nhiệm, quyền hạn của HTQLMT trên

hệ thống thông tin của Công ty tại các bản tin thông báo

Trang 40

4.3.1.1 Lưu đồ

Hình 4.3: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

4.3.1.2 Mô tả chi tiết:

(1): Giám đốc Công ty

- Trực tiếp chỉ đạo chung kế hoạch thực hiện chương trình quản lý môi trường của Công ty

- Quyết định chính sách môi trường, các mục tiêu và chỉ tiêu của Công ty

- Phê duyệt các tài liệu, hồ sơ HTQLMT

(2): Đại diện lãnh đạo

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động của HTQLMT

- Chỉ đạo thực hiện công tác QLMT, đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO

14001

- Theo dõi việc phổ biến rộng rãi chính sách môi trường trong Công ty

(3): Trưởng ban môi trường

- Báo cáo và nhận chỉ thị trực tiếp từ ĐDLĐ

- Điều hành hoạt động từ Ban môi trường ( tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát,

Ngày đăng: 13/09/2018, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w