CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI
3.3.1.1 Nước thải
- Nước thải sản xuất: tất cả nước thải sản xuất phát sinh tại các phân xưởng đều thu gom vào bể chứa nước, xử lý lắng lọc cặn sau đó pha loãng với nước sạch rồi đưa vào phối liệu bột giặt và sử dụng giải nhiệt thiết bị.
- Nước thải sinh hoạt: tất cả các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt của Công ty khoảng 15m3/ngày được thu gom theo đường ống dẫn riêng đưa về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để đạt chất lượng tương đương ở mức B, TCVN 5945:2005 trước khi thải ra cống thải trong khu vực hoặc sẽ đưa vào sử dụng trong quá trình tưới cây và phun nước những nơi qua lại của các phương tiện vận chuyển.
3.3.1.2 Khí thải
Hiện nay công ty đã sử dụng biện pháp tích cực để hạn chế bụi phát sinh như:
xây dựng hệ thống Cyclone thu hồi bụi, phun nước những nơi qua lại của các phương tiện vận chuyển, trang bị khẩu trang cho công nhân trực tiếp sản xuất để giảm thiểu tác động có hại đến con người và môi trường.
Đối với khí thải phát sinh từ quá trình đốt dầu FO/DO của lò đốt phân xưởng sản xuất 1 và phân xưởng sản xuất 2, Công ty đã tiến hành đầu tư:
• Lắp đặt hệ thống trộn nhũ hóa nhiên liệu dầu FO/DO nhằm mục đích sử dụng tối đa năng lượng dầu và hạn chế ô nhiễm khí thải.
• Xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại tháp sấy 1 và 2.
Ngoài ra còn áp dụng một số biện pháp khác:
• Trải nhựa đường lưu thông nội bộ, xe chở nguyên liệu và sản phẩm có che phủ bạt bên trên.
• Nền nhà xưởng được tráng bê tông và lót gạch bông để hạn chế bụi phát tán từ nền nhà xưởng lên làm tăng nồng độ bụi trong nhà xưởng.
• Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng và thu gom các nguyên liệu rắn rơi vãi từ quá trình sản xuất để hạn chế tối đa bụi phát tán vào không khí.
• Thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức cho nhà xưởng, lắp đặt ống khói có chiều cao thích hợp để không làm ô nhiễm môi trường.
3.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Hướng dẫn nhân viên phân loại rác, đặc biệt thu gom chất thải nguy hại vào đúng khu vực tập kết quy định.
Công ty thực hiện thu gom và phân loại tách riêng rác sinh hoạt và rác tái chế, trang bị thùng chứa rác sinh hoạt bằng nhựa có nắp đậy, sau đó rác được công ty Công trình giao thông - đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức thu gom vận chuyển hằng ngày.
Chất thải nguy hại: Công ty thực hiện thu gom chất thải nguy hại và hợp đồng với Công ty liên doanh xi măng Holcim Việt Nam định kì vận chuyển và xử lý.
Hiện nay công ty đã có giải pháp xử lý chất thải nguy hại (chủ yếu là bột nguyên liệu rơi vãi trong nhà xưởng đã bị đóng cặn, cặn từ việc rửa các bao bì chứa nguyên liệu, cặn thải được thu gom từ các hố gom nước thải sản xuất) bằng cách: xây dựng hệ thống hòa trộn chất thải nguy hại với nước (chủ yếu là nước thải sản xuất tại hố tập trung sau khi đã để lắng), sau đó để lắng cặn rồi bơm tuần hoàn về sử dụng trong việc phối trộn nguyên liệu sản xuất bột giặt.
3.3.1.4 Tiếng ồn và độ rung
Các biện pháp nhằm giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:
- Bố trí máy móc dây chuyền hợp lý tránh gây hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn.
- Thường xuyên kiểm tra máy móc, độ mài mòn máy, tra dầu mỡ bôi trơn máy.
- Với các máy móc gây ồn lớn phải được cách li trong phòng kín có tường cách âm.
- Công nhân làm ở những nơi có tiếng ồn cao được trang bị nút tai chống ồn.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng để giảm bớt độ ồn.
3.3.1.5 An toàn hóa chất và phòng cháy chữa cháy An toàn lao động:
• Phổ biến thông tin về an toàn lao động, an toàn hóa chất.
• Hằng năm công ty đều mở các lớp tập huấn về an toàn lao động, an toàn hóa chất để tập huấn cho nhân viên.
• Trang bị bảo hộ lao động: quần áo, ủng, nón, găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, nút tai chống ồn. Các dụng cụ bảo hộ lao động được cấp phát 2 lần /năm.
• Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên (hợp đồng với cơ quan y tế bên
An toàn hóa chất
• Thống kê nguyên liệu và hóa chất sử dụng: Do nhân viên quản lý ở kho nguyên liệu và trưởng của các phân xưởng phụ trách thống kê, kiểm tra hàng ngày.
• Vận chuyển và bảo quản:
- Nguyên liệu lỏng: được đặt ở khu vực bồn chứa nguyên liệu ngoài trời có tường bao quanh cao 80cm và dưới chân tường bảo vệ lắp các van để xả nước ra ngoài khi trời mưa.
- Nguyên liệu rắn: Soda, sulphate, zeolite, STTP đều được mua về dưới dạng bao đã đóng gói theo trọng lượng từ 40 - 50kg và được bảo quản trong kho có trang bị hệ thống PCCC, sau đó được mang đến phân xưởng sản xuất và để ở khu vực được quy định.
• Dán nhãn và phân loại hóa chất:
- Nguyên liệu rắn: chứa trong bao đã có tên sản phẩm, công thức hóa học và trọng lượng của bao. Do đó công ty không dán nhãn lại đối với các sản phẩm này.
- Nguyên liệu lỏng: chứa trong các bồn chứa có hệ thống đường ống dẫn đưa các chất lỏng này trực tiếp đến khu vực bồn khuấy.
- Một số nguyên liệu được nhập về từ nước ngoài, công ty sẽ dán nhãn ghi tên hóa chất đó bằng tiếng Việt dán cạnh nhãn tiếng nước ngoài.
• Đối với các nguyên liệu được sử dụng với một lượng nhỏ và cho vào các công đoạn khác nhau như:
- Chất tăng trắng quang học, Tynopal, SCMC (Sodium Caboxy Methyl Cellulo) được cân tùy theo nhu cầu sử dụng sau đó cho vào bao chứa bột giặt rồi mang đến khu vực khuấy liệu.
- Các hạt màu xanh, màu đỏ sử dụng ở khu vực cân bột nền được chứa trong các xô bên ngoài có dán hạt đỏ, hạt xanh.
• Bảng dữ liệu ATHC của Công ty gồm các nội dung sau:
- Tên hóa chất (danh pháp quốc tế, tên thường gọi, công thức hóa học) - Đặc tính vật lý
- Độc tính đối với người tiếp xúc
- An toàn lao động khi sử dụng, các biện pháp sơ cấp cứu khi xảy ra sự cố - Điều kiện lưu trữ
- Xử lý bao bì và hạn sử dụng hóa chất Công tác phòng cháy chữa cháy
• Tập huấn các nguyên tắc cơ bản khi xảy ra hỏa hoạn, cách sơ tán và chữa cháy.
Bên cạnh việc học lý thuyết Công ty còn cho nhân viên thực tập phòng cháy chữa cháy tần suất 2 lần/năm .
• Thông báo sơ đồ thoát hiểm và kế hoạch xử lý trong tình trạng khẩn cấp khi xảy ra hỏa hoạn ở bảng tin mỗi phân xưởng, khu vực cổng ra vào.
• Biện pháp kỹ thuật và hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm:
- Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Lắp đặt các thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và các thiết bị tiêu thụ điện theo các tiêu chuẩn quy định.
- Hệ thống báo cháy tự động.
- Bình CO2 và bình bột.
- Bồn chứa nước dự trữ phòng chống khi có hỏa hoạn xảy ra.
3.3.2 Các biện pháp quản lý đã thực hiện
- Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, nhận diện các sự cố tiềm tàng trong quá trình hoạt động sản xuất để từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
- Thực hiện đo đạc, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường nước thải và khí thải do Trung tâm phát triển Sắc ký - khí thực hiện với tần suất 2 lần/ năm.
- Ngoài ra Công ty còn theo dõi, giám sát nội bộ, đo đạc các chỉ tiêu xả thải (pH, COD, BOD5, SS, chất hoạt động bề mặt, vi sinh ) đối với nước thải sinh hoạt với tần xuất 1 lần/ngày.
- Chất thải nguy hại với tần suất 2 - 3 lần/ năm, hợp đồng với công ty Holcim thu gom, xử lý.
- Vi khí hậu với tần suất 1 lần/ năm (hợp đồng với công ty bên ngoài thực hiện) - Hàng năm đặt ra mục tiêu về an toàn sức khỏe và môi trường trong nội bộ Công ty. Khám sức khỏe định kì cho công nhân viên tần xuất 2 lần/năm.
- Dán thông báo về việc hướng dẫn điều chỉnh lưu lượng quạt hút bột để tránh
- Đào tạo chương trình TPM, 5S, sản xuất sạch hơn hàng tháng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu việc hư hỏng máy móc, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý và bảo vệ môi trường, thông tin về các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật công ty đã áp dụng (xem phụ lục 4)
- Đối với nước thải: Công ty đã cho xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 80m3/ngày đêm, nước thải sản xuất (chủ yếu là nước rửa máy móc) thì thu gom theo đường dẫn riêng tới hồ thu, chờ lắng cặn rồi đưa vào tái sử dụng.
- Đối với khí thải: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý khí thải cho Phân xưởng sản xuất 1 và Phân xưởng sản xuất 2.