CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
4.3.5 Kiểm soát điều hành
Công ty cần lập kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến các khía cạnh môi trường đáng kể, nhằm nhận diện được các quy trình quan trọng cần thiết để kiểm soát.
4.3.5.1 Lưu đồ
Hình 4.6: Lưu đồ kiểm soát điều hành 4.3.5.2 Mô tả chi tiết
- Xem xét các khía cạnh môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra, lựa chọn các khía cạnh môi trường đáng kể để kiểm soát.
- Lập chương trình hướng dẫn công việc kiểm soát điều hành.
- Vận hành kiểm soát các công việc thực hiện.
- Đánh giá hiệu quả cải tiến.
- Lưu hồ sơ.
Các khía cạnh môi trường đáng kể Chương trình kiểm
soát điều hành Vận hành kiểm
soát Đánh giá kết quả
cải tiến
Lưu hồ sơ Tốt
Không tốt
4.3.5.3 Kiểm soát nguyên, nhiên liệu
• Mục đích:
Mục đích xác định biện pháp kiểm soát để sử dụng hợp lý có hiệu quả các loại nguyên, nhiện liệu theo khuynh hướng bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất tại công ty.
• Phạm vi:
Toàn bộ các vật tư, nguyên nhiên liệu được sử dụng trong hoạt động sản xuất của phân xưởng.
• Người chịu trách nhiệm:
Phòng vật tư
• Phương pháp thực hiện:
- Xác định các loại nguyên, nhiên liệu chính được sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Lưu trữ đảm bảo chất lượng, an toàn và thích hợp cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu.
- Dán nhãn và ghi kí hiệu đánh dấu từng loại nguyên, nhiên liệu khác nhau.
- Nguyên, nhiên liệu để ngoài trời cần thiết phải có mái che.
- Tận dụng nguyên liệu trước khi thải bỏ (nguyên liệu rơi vãi).
4.3.5.4 Kiểm soát chất thải:
• Mục đích:
Các chất thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo các yêu cầu pháp luật về môi trường.
• Phạm vi:
Toàn bộ rác thải sinh ra do hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại phân xưởng.
• Người chịu trách nhiệm:
Ban môi trường
• Phương pháp thực hiện:
Phân loại chất thải: gồm có 3 loại chất thải rắn, lỏng, khí trong đó:
- Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại được phân loại
- Nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thu gom với hai đường dẫn tới 2 khu vực xử lý riêng.
- Khí thải được xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải.
Lưu đồ
Hình 4.7: Lưu đồ kiểm soát chất thải Mô tả chi tiết:
(1): Chất thải phát sinh
Chất thải phát sinh từ tất cả các hoạt động trong Công ty.
(2): Phân loại
Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đều có ý thức thu gom, phân loại các chất thải phát sinh tại khu vực làm việc của mình và đổ đúng nơi quy định.
Công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định.
Công nhân trong các tổ sản xuất có phát sinh khí thải thì phải thực hiện quản lý khí thải theo quy định.
(3): Thu gom hoặc theo đường dẫn, (4): Khu tập kết chất thải / Nhà rác:
Chất thải phát sinh
Phân loại
Thu gom hoặc theo đường dẫn Khu tập kết chất
thải / Nhà rác
Khắc phục, phòng ngừa
Xem xét
Lưu hồ sơ (1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Nhân viên phụ trách sẽ thu gom các thùng chứa chất thải tại các phòng ban, phân xưởng vận chuyển tới nơi tập kết hay nhà rác.
Trưởng ban môi trường và các nhân viên phụ trách khu tập kết có trách nhiệm liên hệ và giám sát các nhà thầu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải theo yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác của công ty.
(5): Xem xét
Ban môi trường lập bảng danh mục các chất thải nguy hại và không nguy hại, định kỳ xem xét, kiểm tra và đánh giá công việc kiểm soát chất thải, đề ra các biện pháp khắc phục, báo cáo lên ĐDLĐ phê duyệt, xử lý khắc phục phòng ngừa.
(6): Lưu hồ sơ
Hồ sơ cần lưu bao gồm:
- Thủ tục quản lý rác thải (xem phụ lục 9)
- Đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải (BM 09-04) - Danh mục các chất thải nguy hại/ không nguy hại (BM 09-01) - Bảng theo dõi chất lượng và việc tập kết chất thải rắn (BM 09-03)
- Chứng từ chất thải nguy hại cho chủ vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tiêu hủy chất thải.