Khái niệm về đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
Trang 1VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
TSKGLVĐ Tài sản khác gắn liền với đất
Trang 2[iii]
DANH MỤC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Tình hình giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng
Trang 3[iv]
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục các chữ viết tắt, hình vẽ, bảng ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa của nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 5
1.1 Cơ sở lý luận của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 5
1.1.1 Các khái niệm chung 5
1.1.2 Vị trí và vai trò của công tác đăng ký cấp giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai 8
1.1.3 Lược sử công tác đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ từ Luật Đất đai năm 2003 đến nay 9
1.2 Căn cứ pháp lý của đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo Pháp luật đất đai hiện hành 11
1.2.1 Nguyên tắc đăng ký cấp Giấy chứng nhận 11
1.2.2 Điều kiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận 13
1.2.3 Trách nhiệm của cơ quan thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận 14
1.3 Trình tự và thủ tục hành chính trong công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận
Trang 4[v]
15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI 19 2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu, cơ quan thực hiện đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ 19 2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 19 2.1.2 Các cơ quan thực hiện đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ trên địa bàn Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai 20 2.2 Quy trình trình thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ 21 2.2.1 Quy trình thực hiện đăng ký đất đai 21 2.2.2 Quy trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ 23 2.3 Công tác phân loại và xử lý cụ thể hồ sơ giải quyết đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ 29 2.3.1 Phân loại hồ sơ 29 2.3.2 Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 30 2.4 Kết quả giải quyết công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ HỒ SƠ ĐĂNG
KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI 47 3.1 Giải pháp chung 47 3.2 Giải pháp cụ thể 50 3.2.1 Giải pháp cụ thể đối với hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sơ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp
đủ điều kiện cấp giấy 50 3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy 53 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 5Ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của các ngành kinh
tế, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hóa làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước ngày càng cấp thiết Trong khi đó, đất đai là tài nguyên có hạn và không thể tăng lên được
Vì vậy, để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất và khắc phục những tiêu cực trong quan hệ đất đai thì cần tăng cường quản lí Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác đăng kí quyền sử dụng đất cần phải được quan tâm nghiên cứu
và hoàn thiện hơn
Đăng ký quyền sử dụng đất là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm thiết lập mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ giữa chủ sử dụng đất
và nhà nước, làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất( sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) là một chứng thư pháp
lý chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, được cấp cho người sử dụng đất để
họ yên tâm chủ động sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Để thực hiện tốt việc cấp Giấy chứng nhận thì các chủ dụng đất phải tiến hành kê khai, đăng ký ban đầu đối với diện tích của mình đang sử dụng Thông qua đăng ký đất đai sẽ xác lập mối quan hệ pháp
lý chính thức về quyền sử dụng đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất và đăng ký đất đai là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chính và tiến tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận là chứng cứ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất
Trang 6[2]
nhằm mục đích đảm bảo quyền của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất hợp pháp và quản lý chặt chẽ quỹ đất Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp là nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất
Công tác đăng ký đất đai sẽ thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính với đầy
đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của thửa đất Công tác đăng
ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một trong các nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Nó xác lập quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác quản lý đất đai
Để công tác đăng ký xét cấp Giấy chứng nhận được thực hiện đúng thời gian quy định, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, tránh trường hợp khiếu nại, thì công tác phân loại, xử lý hồ sơ giải quyết việc đăng ký xét cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện nghiêm túc
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Xử lý hồ sơ trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 đến tháng 5/2017” là thực sự cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Huỳnh Trung Dũng trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh với đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-11/2008”
Đề tài trên tập trung nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những bất cập trong công tác cấp giấy
từ năm 2005 đến tháng 11 năm 2008 Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy và tìm giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy
- Luận văn thạc sĩ khoa học của Bùi Thị Thúy Hường trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội với đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” năm 2015
Luận văn trên nhằm đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai
- Luận văn thạc sĩ khoa học của Đinh Thị Ngọc Vĩnh trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
Trang 7[3]
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với khu tái định cư trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” năm 2014
Đề tài trên nhằm đánh giá thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các khu tái định cư trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các khu tái định cư trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Kết luận: các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập giải quyết các vấn đề về chính sách, nguyên tắc, quy trình, phương pháp và căn cứ pháp lý nói chung, còn việc xử lý hồ sơ trong công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cụ thể thì chưa được làm rõ để thấy được những khó khăn mà cán bộ thụ lý hồ sơ gặp phải tại địa bàn
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và phân loại hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận; xác định được căn cứ pháp lý, nguyên tắc, đối tượng, điều kiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp Luật Đất đai hiện hành
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận
- Phân tích thực trạng xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận tại địa bàn Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
- Giải pháp xử lý hồ sơ trong công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận tại địa bàn Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Thẩm quyền của đơn vị quản lý nhà nước về đất đai
- Nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận
- Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến tháng 5 năm 2017
Trang 8[4]
Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu về vấn đề xử lý hồ sơ trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể là đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
và đăng ký biến động quyền sử dụng đất (cấp đổi GCN, chuyển nhượng QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ) của hộ gia đình cá nhân tại Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động đăng ký đất đai, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân
- Phương pháp thống kê: Sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết, tiến hành thống kê số liệu, tài liệu đã thu thập được từ đó tiến hành đánh giá một cách khách quan
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sau khi thống kê các số liệu có liên quan, cần tập trung phân tích các số liệu để xác định cụ thể từng vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu thì phải tổng hợp lại những vấn đề quan trọng, những nội dung cần nghiên cứu sâu hơn hoặc chi tiết hơn
- Phương pháp so sánh:
+ So sánh các thông tin thu thập được từ đó đưa ra một số nhận xét
+ So sánh các trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, xét cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật với thực tế để từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra hướng hoàn thiện
6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Làm rõ được các trường hợp vướng mắc trong việc xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận Vận dụng các quy định pháp Luật Đất đai hiện hành đề xuất được các giải pháp xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hiện tại cũng như công tác quản lý đất đai của Nhà nước được chặt chẽ hiệu quả
Trang 91.1.1 Các khái niệm chung
a Khái niệm về đăng ký đất đai:
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ
và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp
lý giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
b Khái niệm về đăng ký lần đầu:
Đăng ký lần đầu là việc đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đối với các thửa đất đang có người sử dụng nhưng chưa đăng ký, chưa được cấp Giấy chứng nhận, được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng
Được tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tất cả các chủ sử dụng đất đủ điều kiện
c Khái niệm về đăng ký biến động:
Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã hoàn thành đăng ký lần đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã được thiết lập như: thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất; thay đổi về tài sản gắn liền với đất; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi thời hạn sử dụng đất; chuyển đổi hình thức sử dụng đất; thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữa vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả của cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý nợ hoặc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất
d Khái niệm về quyền sử dụng đất:
Trang 10[6]
Quyền sử dụng đất là một dạng quyền tài sản, trong đó quy định người sử dụng đất sẽ được hưởng các quyền của người sử dụng đất phù hợp với hình thức
sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật
Quyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào các mục đích theo quy định của pháp luật…
e Khái niệm về quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Do đó quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
Việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất chỉ thực hiện đối với thửa đất thuộc trường hợp được chứng nhận quyền
sử dụng theo quy định của pháp luật
Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là tài sản gắn liền với đất) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu được chứng nhận quyền sở hữu vào Giấy chứng nhận bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, cây lâu năm và rừng sản xuất là rừng trồng
f Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
g Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Theo Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 quy định quyền chung của người
sử dụng đất như sau: người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, được hưởng những thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất, được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp, được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp Bên cạnh đó, còn được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của mình, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này Cuối cùng, được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Bên cạnh những quyền lợi được hưởng thì người sử dụng đất cũng có những nghĩa vụ cần thực hiện đối với Nhà nước Điều này được quy định tại Điều 170 Luật đất đai 2013 như sau: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên
Trang 11[7]
không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện kê khai ĐKĐĐ; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng
h Thẩm quyền của cơ quan chức năng khi thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Theo Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Đối với địa phương
đã thành lập VPĐKĐĐ( Văn phòng đăng ký đất đai) thì Sở tài nguyên môi trường cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau: Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận Trong trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
Mặt khác, đối với địa phương chưa thành lập VPĐKĐĐ thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau: Sở Tài nguyên Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức,
cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở tại Việt Nam
Bộ tài nguyên môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp
Theo Điều 105, Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ như sau:
UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ cho tổ chức, cơ
sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan TN & MT cùng cấp cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ
Trang 12[8]
UBND cấp huyện cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Đối với những trường hợp đã được cấp GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan TN
& MT thực hiện theo quy định của Chính phủ
1.1.2 Vị trí và vai trò của công tác đăng ký cấp giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai
a Vị trí và vai trò của đăng ký đất đai:
Đăng ký đất đai là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Đăng ký đất đai là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn
bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất
Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai
Công tác đăng ký đất đai được tổ chức thực hiện theo phạm vi hành chính cấp xã Cấp xã là đầu mối quan hệ gần gũi trực tiếp với người sử dụng đất, thực hiện quản lý trực tiếp toàn bộ đất đai trong địa giới hành chính xã, là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký đất đai, đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất khi đăng ký, tiết kiệm được thời gian và công sức Việc tổ chức đăng
ký đất đai theo phạm vi từng xã giúp cho người sử dụng đất đăng ký đầy đủ, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước: Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đồng thời phát huy vai trò và sự hiểu biết về lịch sử, thực tại tình hình sử dụng đất ở địa phương, của đội ngũ cán bộ xã, làm chỗ dựa tin cậy để các cấp thẩm quyền xét duyệt đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức pháp luật đất đai cho cán bộ xã, giúp cán bộ địa chính xã nắm vững và khai thác có hiệu quả hệ thống hồ sơ địa chính, phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước
b Vị trí và vai trò của cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp cho người đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật
Đối với nhà nước, Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ có thể xem là sản phẩm cuối cùng của thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ là chính xác nhất, có tính pháp lý cao nhất; giúp nhà nước nắm bắt được các thông tin quan trọng, phục vụ
Trang 13[9]
cho việc quản lý và theo dõi việc sử dụng đất mà Nhà nước đã đề ra nhằm quản
lý việc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ còn là cơ sở để nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai… đồng thời đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ việc thực hiện nghĩa vụ của chủ sử dụng đất
Đối với chủ sử dụng đất, Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ là bằng chứng pháp lý cho việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sử dụng đất được nhà nước bảo hộ nhằm tạo ra sự an tâm cho chủ sử dụng đất đầu tư khai thác trên thửa đất
Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ là chứng thư pháp lý duy nhất để chủ sử dụng đất có thể tham gia vào thị trường bất động sản như: thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê… cũng như là cơ sở để xác định các nghĩa vụ mà chủ
sử dụng đất phải thực hiện đối với nhà nước Đồng thời chủ sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích và diện tích như đã ghi trong Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ
Bên cạnh đó, Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ cũng là căn cứ để các ngân hàng tổ chức tín dụng đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với chủ sử dụng đất thông qua hoạt động thế chấp, cũng như các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất sẽ có thông tin được cung cấp một cách chính xác
Như vậy, Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ giúp cơ quan nhà nước xây dựng được hệ thống sơ đồ đầy đủ về các mặt: tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất đai làm cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng của chủ sử dụng đất Đồng thời cũng giúp chủ sử dụng đất yên tâm khai thác tài nguyên đất theo pháp luật, được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật
1.1.3 Lược sử công tác đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ
từ Luật Đất đai năm 2003 đến nay
a Công tác đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ từ Luật Đất đai năm 2003 đến trước năm 2013:
Luật Đất đai 2003 ra đời ngày 26/11/2003 quy định: Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng
ký biến động về sử dụng đất.Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên Giấy chứng nhận
Luật Đất đai 2003 ra đời, nhiều vấn đề được quan tâm trong đó có công tác đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ Theo đó các thông tư nghị định hướng dẫn cũng được ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai Đầu tiên là Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định
Trang 14[10]
người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất Đến Nghị định
88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 quy định việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất chỉ thực hiện đối với thửa đất thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sử dụng theo quy định của pháp luật Nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là tài sản gắn liền với đất) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được chứng nhận quyền sở hữu vào Giấy chứng nhận bao gồm nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm và rừng sản xuất là rừng trồng
Các quy định trong lĩnh vực này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn
b Công tác đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ từ Luật Đất đai 2013 đến nay:
Luật đất đai sửa đổi năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2013, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014 gồm 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương, 66 điều so với Luật Đất đai năm
tờ thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch; Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng
ký, trường hợp không có giấy tờ thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; thời điểm tạo lập tài sản; sơ đồ nhà ở; Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước tiên UBND cấp xã phải thông báo cho VPĐKĐĐ thực hiện trích
đo địa chính thửa đất; Tiếp đó, niêm yết công khai kết quả tại Trụ sở UBND cấp
xã và khu dân cư nơi có đất trong 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh và gửi hồ sơ đến VPĐKĐĐ
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại VPĐKĐĐ thì VPĐKĐĐ sẽ thực hiện các công việc như sau: Trước tiên, VPĐKĐĐ gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả Bên cạnh đó, VPĐKĐĐ sẽ tiến hành trích lục bản đồ địa chính; Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc đo đạc bản đồ; Kiểm tra hồ sơ đăng
Trang 15[11]
ký, xác minh thực địa; xác nhận đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký; Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó Tiếp đó, VPĐKĐĐ sẽ cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế
để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên môi trường trình ký, cấp Giấy chứng nhận; cập nhật, bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp
Cơ quan tài nguyên môi trường sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, sau đó sẽ chuyển hồ sơ đã giải quyết cho VPĐKĐĐ Trường hợp đã đăng ký mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
* Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
c Các loại Giấy chứng nhận đã cấp từ Luật Đất đai 2003 đến nay:
Trước tháng 11/2014, tồn tại cả ba mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp do ba cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm phát hành và tổ chức thực hiện cấp cho người sử dụng đất, gồm: “Sổ trắng” được cấp theo quy định tại Nghị định 02-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 04/01/1979 và Pháp lệnh nhà
ở của Hội đồng Nhà nước ngày 26/03/1991 “Sổ đỏ”: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định tại Nghị định 64-CP của Chính phủ ngày 27/09/1993 và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC của Tổng Cục địa chính ngày 16/03/1998 “Sổ hồng”: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, quy định tại Nghị định 60-CP của Chính phủ ngày 05/07/1994
Theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mẫu Giấy chứng nhận này cũng
có màu đỏ
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
do Bộ Xây dựng phát hành theo Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15/07/2005 của Chính phủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ra đời theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng
10 năm 2009 và Thông tư 17/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 21/10/2009
1.2 Căn cứ pháp lý của đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo Pháp luật đất đai hiện hành
1.2.1 Nguyên tắc đăng ký cấp Giấy chứng nhận
a Nguyên tắc đăng ký đất đai:
Trang 16[12]
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý Nguyên tắc đăng ký đất đai gồm có 4 nguyên tắc:
Đầu tiên là nguyên tắc đăng nhập hồ sơ cho rằng một biến động về quyền đối với đất đai, đặc biệt là khi mua bán chuyển nhượng, sẽ chưa có hiệu lực pháp lý nếu chưa được đăng nhập vào sổ đăng ký đất đai
Thứ hai là nguyên tắc công khai với ý nghĩa hồ sơ đăng ký đất đai được công khai cho mọi người có thể tra cứu, kiểm tra Các thông tin đăng ký phải chính xác và tính pháp lý của thông tin phải được pháp luật bảo vệ
Tiếp đó là nguyên tắc đồng thuận, người được đăng ký với tư cách là chủ thể đối với quyền phải đổng ý với việc đăng nhập các thông tin đăng ký hoặc thay đổi các thông tin đã đăng ký trước đây trong hồ sơ đăng ký
Sau cùng là nguyên tắc chuyên biệt hóa cho rằng trong đăng ký đất đai, chủ thể (người có quyền cần đăng ký) và đối tượng (đất đai, bất động sản) phải được xác định một cách rõ ràng, đơn nghĩa, bất biến về pháp lý
b Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận( Điều 98 Luật Đất đai 2013)
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận được quy định tại điều 98 của Luật Đất đai 2013 gồm các nội dung như sau: Đầu tiên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó
Tiếp đó là thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người
sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện
Sau đó thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp
Trang 17[13]
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu
Cuối cùng trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực
tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này
1.2.2 Điều kiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận
a Điều kiện đăng ký đất đai:
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện đăng ký đất đai (lần đầu) trước ngày 01/7/2015; kể từ ngày 01/7/2015 mà chưa đăng ký đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 không phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu; việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu
UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND cấp xã tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định
b Điều kiện cấp Giấy chứng nhận: Điều 100 Luật Đất đai 2013:
Trang 18và không phải nộp tiền sử dụng đất
Thứ hai, trường hợp người sử dụng đất có một trong các giấy tờ được cấp qua các thời kỳ lịch sử tại Khoản 1 Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng
“không thuộc chính chủ”, đất không có tranh chấp nhưng có hợp đồng mua bán hoặc để thừa kế, tặng cho thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền
sử dụng đất
Thứ ba, hộ gia đình cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật
Thứ tư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành
mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật
Thứ năm, người sử dụng đất không có bất cứ một loại giấy tờ nào về QSDĐ mà đất sử dụng ổn định có xác nhận của UBND cấp xã (sử dụng với cùng mục đích và ổn định từ thời điểm sử dụng), lâu dài (căn cứ dựa trên các mốc thời gian: ngày 18/12/1980, ngày 15/10/1993, ngày 01/7/2004, ngày 01/7/2014), đất không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận
Ngoài ra, một số trường hợp được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận như người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất , khu công nghệ cao, khu kinh tế, người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách , hợp nhất QSDĐ hiện có
và người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất
1.2.3 Trách nhiệm của cơ quan thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận
Đối với UBND cấp xã thì: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, niêm yết công khai kết quả kiểm tra
hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15
Trang 19[15]
ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh VPĐKĐĐ
Còn đối với Chi nhánhVPĐKĐĐ cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ
sơ, nếu không đủ điều kiện giải quyết thì trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết Nếu là hồ sơ đăng ký lần đầu thì chuyển về UBND cấp xã Nếu hồ sơ đăng ký biến động đủ điều kiện thì lập phiếu chuyển thông tin cho cơ quan thuế, in Giấy chứng nhận Tuỳ từng loại hồ sơ mà hồ sơ sẽ được chuyển đến VPĐKĐĐ cấp tỉnh hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra lại
hồ sơ Nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì lập thủ tục trình UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận; Còn nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì ghi ý kiến nêu rõ lý do và chuyển hồ sơ trả cho Chi nhánh VPĐKĐĐ
UBND cấp huyện có trách nhiệm: xem xét ký Giấy chứng nhận Sau khi giấy chứng nhận được ký thì chuyển hồ sơ cho Chi nhánh VPĐKĐĐ để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp
1.3 Trình tự và thủ tục hành chính trong công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận
a Quy định hồ sơ, thời gian thực hiện và trình tự, thủ tục hành chính về đất đai:
Điều 62 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về mẫu hồ sơ, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai quy định tại Nghị định này UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cơ quan tiếp nhận, giải quyết thủ tục; thời gian các bước thực hiện của từng cơ quan, đơn vị có liên quan và việc giải quyết liên thông giữa các cơ quan có liên quan theo cơ chế một cửa cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương nhưng không quá tổng thời gian quy định cho từng loại thủ tục quy định tại nghị định này
b Nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai:
Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các nội dung sau: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp,cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là VPĐKĐĐ Còn nơi chưa thành lập VPĐKĐĐ thì Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người
Trang 20[16]
Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp
hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đếnVPĐKĐĐ Còn đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa theo quy định của Chính phủ thì các cơ quan thực hiện thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của UBND cấp tỉnh
Kết quả giải quyết được trả trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể
từ ngày có kết quả giải quyết Trừ các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện sau khi người sử dụng đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính;Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; Đối với trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ
có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết
c Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai:
Theo điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận: không quá 30 ngày; Còn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng của tổ chức đầu tư xây dựng: không quá 30 ngày; Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất: không quá 20 ngày; Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thoả thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ
và chồng, của nhóm người sử dụng đất: không quá 15 ngày; Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý: không quá 20 ngày; Còn nếu gia hạn sử dụng đất thì không quá 15 ngày;
Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất: không quá 10 ngày; Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề: không quá 10 ngày;
Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký: không quá 15 ngày;
Trang 21[17]
Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất: không quá 30 ngày;
Chuyển đổi, chuyển nhượng, thửa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: không quá 10 ngày; Xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: không quá 05 ngày; Đăng ký, xoá đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất: không quá 03 ngày;
Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng: không quá 10 ngày;
Cấp đổi Giấy chứng nhận: không quá 10 ngày; trừ trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ: không quá 50 ngày; Cấp lại Giấy chứng nhận bị mất: không quá 30 ngày;
Thời gian quy định trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người
sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định
d Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất:
Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Đầu tiên Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ và thực hiện: Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; không có giấy tờ thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch;
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản
so với nội dung kê khai đăng ký, trường hợp không có giấy tờ thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; thời điểm tạo lập tài sản; sơ đồ nhà ở
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước tiên UBND cấp xã phải thông báo cho VPĐKĐĐ thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
Sau cùng, niêm yết công khai kết quả tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân
cư nơi có đất trong 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh và gửi hồ sơ đến VPĐKĐĐ
VPĐKĐĐ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại VPĐKĐĐ thì VPĐKĐĐ sẽ phải gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả; Tiếp
đó VPĐKĐĐ sẽ trích lục bản đồ địa chính; Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá
Trang 22[18]
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư
mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc đo đạc bản đồ; Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác minh thực địa; xác nhận đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;
Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó;
Sau đó VPĐKĐĐ phải cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì gửi
số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên môi trường trình ký, cấp Giấy; cập nhật, bổ sung việc cấp Giấy vào hồ sơ địa chính; trao Giấy cho người được cấp
Cơ quan tài nguyên môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Sau đó chuyển hồ sơ đã giải quyết cho VPĐKĐĐ
Trong trường hợp đã đăng ký mà nay có nhu cầu cấp Giấy thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy
Tiểu kết chương 1
Công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận được xem là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai Đăng ký đất đai bao gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động Đăng ký đất đai lần đầu được thực hiện đối với thửa đất chưa được đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần nào Khi thực hiện đăng ký lần đầu, nếu đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký biến động được thực hiện đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi về nội dung đã ghi trên Giấy chứng nhận Sau khi đăng ký, nếu đủ điều kiện, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận hoặc chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã được cấp Khi đã được cấp Giấy chứng nhận, người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký bổ sung về tài sản gắn liền với đất sẽ được đăng ký bổ sung theo quy định của Luật Đất đai
Hiện nay, trình tự và thủ tục hành chính xử lý hồ sơ trong công tác đăng
ký cấp Giấy chứng nhận được Luật Đất đai, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định
rõ ràng, chi tiết, rút ngắn thời gian so với trước đây, nội dung được thêm bớt phù hợp với tình hình KT- XH như hiện nay, tạo nhiều thuận lợi cho cán bộ giải quyết hồ sơ và người sử dụng đất khi đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận
Việc nghiên cứu chương 1 giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn quyền và nghĩa
vụ của nhà nước và người dân; trình tự thủ tục tránh các trường hợp làm trái với quy định của pháp luật Và hơn thế nữa việc nghiên cứu chương 1 là tiền đề cho việc nghiên cứu công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận ở chương 2
Trang 23[19]
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH
ĐỒNG NAI 2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu, cơ quan thực hiện đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ
2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên
Thị xã Long Khánh được thành lập vào ngày 21 tháng 8 năm 2003 theo Nghị định số 97/2003/NĐCP của Chính phủ; trên cơ sở tách thị trấn Xuân Lộc
và 8 xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Xuân Thanh thuộc huyện Long Khánh cũ với 15 đơn vị hành chính cấp xã, phường trực thuộc, trong đó có 6 phường: Phú Bình, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Thanh, Xuân Trung và 9 xã: Bảo Quang, Bảo Vinh, Bàu Sen, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn, Suối Tre, Xuân Lập, Xuân Tân
Thị xã Long Khánh nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai, dọc trên Quốc
lộ 1A cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Định Quán, phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất
Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Thị xã Long Khánh được công nhận là đô thị loại III
Hình 1: Bản đồ Thị xã Long Khánh
Trang 24[20]
- Kinh tế xã hội
Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam Bộ, cao nguyên và miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị- kinh tế- xã hội và an ninh- quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực
Là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh miền trung tạo điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ
Có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu như: Cao
su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng
Đã quy hoạch 2 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Long Khánh diện tích khoảng 264 ha và khu công nghiệp Suối Tre diện tích khoảng 150 ha nằm trên địa bàn thị xã và thu hút được 4 dự án đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp nhà nước, trên 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Cơ cấu kinh tế năm 2015: Dịch vụ chiếm 56,8%; Công nghiệp- Xây dựng chiếm 31,4%; Nông-Lâm nghiệp- Thủy sản chiếm 11,8%
Thu nhập bình quân đầu người( GDP/người) năm 2015 đạt 77 500 000 vnđ
2.1.2 Các cơ quan thực hiện đăng ký cấp Giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ trên địa bàn Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai:
UBND cấp xã (xem xét điều kiện đăng ký của hồ sơ đăng ký lần đầu): Lấy ý kiến khu dân cư nơi có đất, niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ảnh về nội dung công khai Nếu không có ý kiến phản ảnh thì xác nhận đủ điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và Đơn đăng ký
Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh: Sau khi nhận hồ sơ từ Bộ phận Tiếp nhận và trả về kết quả của UBND Thị xã Long Khánh, có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đủ điều kiện thì xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập phiếu chuyển thông tin cho cơ quan thuế, in Giấy chứng nhận Tùy từng loại hồ sơ mà lập tờ trình trình phòng TNMT hoặc lập Biên bản thẩm tra hồ
sơ trình VPĐKĐĐ tỉnh Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì trả lại hồ sơ cho Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết Nếu là hồ sơ đăng ký biến động, xác nhận vào trang 3, 4 Giấy chứng nhận thì lãnh đạo Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh trực tiếp ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp
Phòng TNMT Thị xã Long Khánh: Có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ hoặc
ký công văn trả lời giải quyết Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì ký vào tờ trình, lập thủ tục trình UBND Thị xã ký Giấy chứng nhận; Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì ghi ý kiến nêu rõ lý do
Trang 25[21]
và chuyển hồ sơ cho Chi nhánh VPĐKĐĐ, Chi nhánh VPĐKĐĐ chuyển hồ sơ qua Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho UBND Thị xã để trả cho người cấp Giấy chứng nhận
UBND Thị xã Long Khánh: Có trách nhiệm xem xét ký Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, ký Giấy chứng nhận Sau khi Giấy chứng nhận được
ký, chuyển hồ sơ cho Chi nhánh VPĐKĐĐ, Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện việc cập nhật thông tin và ký sao y rồi chuyển hồ sơ qua Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND Thị xã để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp
2.2 Quy trình thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ
2.2.1 Quy trình thực hiện đăng ký đất đai
sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai Nếu đủ điều kiện đăng
ký thì xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và trả hồ sơ cho người
sử dụng đất
Bước 2: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả “ một cửa”, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển đến Chi nhánh VPĐKĐĐ Chi nhánhVPĐKĐĐ thực hiện các công việc sau:
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử
Trang 26tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và
34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
- Sơ đồ quy trình thực hiện đăng ký đất đai:
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ
sơ theo quy định
UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ
sơ
Chi nhánh VPĐKĐĐ kiểm tra
hồ sơ, xác nhận hồ sơ đủ điều
kiện hay không đủ điều kiện,
Cập nhật thông tin thửa đất, tài
sản gắn liền với đất, đăng ký
vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ
liệu đất đai
UBND thị xã bộ phận tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả “ một cửa”
Trang 27Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị
xã
Bước 2: Bộ phận “ một cửa” tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ, đủ điều kiện của các giấy tờ trong hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ: ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả, trao giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, viết phiếu luân chuyển hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ và chuẩn bị lại hồ sơ theo bước 1
Bước 3: Bộ phận “ một cửa” chuyển hồ sơ đến Chi nhánh VPĐKĐĐ trong 05 ngày Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện các công việc sau:
Thẩm tra hồ sơ 03 ngày Nếu không đủ điều kiện thì trả hồ sơ về Bộ phận “ một cửa” kèm theo văn bản lý do trả hồ sơ
Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì thực hiện tiếp các công việc sau:
Ban hành thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính 04 ngày
Cập nhật hồ sơ địa chính, lưu trữ hồ sơ 03 ngày
Trả hồ sơ 0.5 ngày
Bước 4: Theo ngày hẹn trong Biên nhận hồ sơ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã, nhận thông báo nộp thuế; người nộp hồ sơ đến Kho bạc Nhà nước thị xã để thực hiện nghĩa
vụ tài chính
Nộp Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã để nhận Giấy chứng nhận
Trang 2805785, do UBND thị xã Long Khánh cấp ngày 19/12/2016
Hộ ông: Phạm Trọng Phượng đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với thửa đất số 588; tờ bản đồ số 09; xã Bảo Vinh, thị xã Long
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ
sơ theo quy định
UBND thị xã bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả “ một cửa” kiểm tra hồ sơ
Chi nhánh VPĐKĐĐ thẩm định hồ sơ, lập phiếu chuyển thông tin địa chính
Hồ sơ đủ điều kiện
UBND thị xã ký GCN Chú thích Hồ sơ đi
Hồ sơ về
Trang 29Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
Bước 3:
Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã; trả Giấy chứng nhận đã xác nhận cho người nộp hồ sơ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thêm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
Trang 30Chi nhánh VPĐKĐĐ kiểm tra
hồ sơ, trích đo địa chính, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Chi cục thuế xác định nghĩa vụ tài chính; Thông báo cho người
SDĐ
Gửi thông tin địa chính
VPĐKĐĐ tỉnh ( * )
Kiểm tra hồ sơ; Tình cơ quan
có thẩm quyền ký GCN
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “ một cửa” thuộc UBND
sử dụng đất có nhu cầu cấp GCN
Hồ sơ đi
Hồ sơ về
Trang 31[27]
* Một số hồ sơ đã đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xong:
1 Ông Khổng Tường Dy và bà Lê Thị Bảy đã chuyển nhượng cho ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng toàn bộ quyền sử dụng đất của thửa đất 130, tờ bản đồ 26, địa chỉ: Ấp Bảo Vinh A, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai theo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 882, quyển số 01/2017/TP/CC-SCC/HĐGD được Văn phòng Công chứng số Xuân An- tỉnh Đồng Nai, số 46 Nguyễn Thị Minh Khai,phường Xuân An, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, công chứng ngày 17/03/2017
Chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của ông Khổng Tường Dy và bà Lê Thị Bảy theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AN
623403, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận : H 01171 do UBND thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cấp ngày 03/12/2008, cụ thể như sau:
- Mục đích sử dụng: Đất ở tại nông thôn
- Thời hạn sử dụng: Lâu dài
Được chỉnh lý ngày 29/03/2017 trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp
2 Ông: Nguyễn Quang Khoát xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với :
Thửa đất được UBND thị xã Long Khánh cấp Giấy chứng nhận số: CE
177637, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CS 03809, cấp ngày 06/09/2016
Trang 33Thửa đất đƣợc UBND thị xã Long Khánh cấp Giấy chứng nhận số: CB
763657, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CS 03414, cấp ngày 01/02/2016
Đƣợc phép bổ sung tài sản gắn liền với đất: nhà ở riêng lẻ, diện tích xây dựng 248,9 m2
Đƣợc cấp mới Giấy chứng nhận mới số: CH 644321, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CS 04498 do UBND thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cấp ngày 12/04/2017,cụ thể nhƣ sau:
Ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang
+ Hình thức sở hữu: sở hữu riêng
+ Cấp( hạng): Cấp 4
2.3 Công tác phân loại và xử lý cụ thể hồ sơ giải quyết đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ
2.3.1 Phân loại hồ sơ
Hồ sơ đƣợc chia thành những dạng sau:
Trang 34Từ năm 2015 đến tháng 5 năm 2017:
- Tất cả có: 1636 hồ sơ đăng kí đất đai lần đầu
+ Trong đó : có 1421 hồ sơ đủ điều kiện đăng ký và 215 hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký.Trong 1421 hồ sơ đủ điều kiện đăng ký có: 1022 hồ sơ đủ điều kiện đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận,còn lại 399 hồ sơ đủ điều kiện đăng ký nhưng không được cấp Giấy chứng nhận
Và có: 3394 hồ sơ đăng kí biến động,trong đó có:
+ 932 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ 878 hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất
+ 495 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
+ 726 hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận
+ 363 hồ sơ thuộc các trường hợp khác
2.3.2 Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ
về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
+ Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm
2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Trang 35[31]
+ Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
+ Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân
về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện
vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế
- Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu gồm có:( khoản 2 điều 12 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 04a/ĐK;
+ Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất (kèm theo Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận): Mẫu số 04b/ĐK;
+ Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được quản lý (kèm theo Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận): Mẫu số 04c/ĐK;
+ Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất (kèm theo Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận): Mẫu số 04d/ĐK;
+ Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất: Mẫu số 05/ĐK;
+ Danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 06/ĐK;
+ Phiếu lấy ý kiến về việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Mẫu số 07/ĐK;
+ Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo và bản thống kê các thửa đất: Mẫu số 08/ĐK
- Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định kèm theo Thông tư này gồm có:( Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất: Mẫu số 09/ĐK; + Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 10/ĐK;
Trang 36[32]
+ Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất: Mẫu số 11/ĐK;
+ Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính: Mẫu số 12/ĐK; + Quyết định về việc gia hạn sử dụng đất của Ủy ban nhân dân: Mẫu số 13/ĐK
* Các bước xử lý hồ sơ đăng ký và cấp GCN lần đầu:
Các bước cụ thể xử lý hồ sơ đăng ký cấp GCN lần đầu của hộ gia đình ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng
Hồ sơ hộ gia đình ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng là hồ
sơ đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu đối với thửa đất số 304 tờ bản
đồ số 35, diện tích 316.4 m2
, loại đất: đất ở tại nông thôn và đất trồng cây lâu năm, địa chỉ thửa đất tại ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Nguồn gốc sử dụng đất: Đất do bà Lê Thị Mào sử dụng làm đất ở và đất nông nghiệp năm 1990 Đến năm 2003 cho ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng sử dụng làm đất ở và đất nông nghiệp Đến năm 2004 được bàn giao đất theo quyết định 747/QĐ- UBND ngày 16/03/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai Đất chưa được cấp GCN QSDĐ (không có giấy tờ liên quan về đất)
Hồ sơ đăng ký cấp GCN của vợ chồng ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng đủ điều kiện cấp giấy theo quy định tại khoản 1 và khoản 5, điều
20, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
Quy trình xử ký hồ sơ:
Bước 1: Hộ gia đình ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh bao gồm các giấy
tờ sau:
+ Hồ sơ kĩ thuật thửa đất;
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
+ Phiếu lấy ý kiến khu dân cư;
+ Danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận;
+ Biên bản kết thúc danh sách công khai cấp Giấy chứng nhận;
Bước 2: Bộ phận “ một cửa” tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ, đủ điều kiện của các giấy tờ trong hồ sơ:
Hồ sơ chưa đầy đủ do thiếu giấy tờ cho đất Chuyên viên hướng dẫn để người nộp bổ sung giấy tờ cho đất
Hộ gia đình ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng đã nộp đơn cam kết đã được bà Lê Thị Mào cho đất nhưng giấy tờ cho đất đã bị mất
Trang 37[33]
Bộ phận “một cửa” tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bổ sung: hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ
Bộ phận “ một cửa”: ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, viết phiếu luân chuyển hồ sơ
Bước 3: Bộ phận “ một cửa” chuyển hồ sơ đến Chi nhánh VPĐKĐĐ thị
xã Long Khánh Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện các công việc sau:
+ Thẩm tra hồ sơ Hồ sơ đã đủ điều kiện thì thực hiện tiếp các công việc sau:
+ Ban hành thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính;
+ Cập nhật hồ sơ địa chính, lưu trữ hồ sơ;
+ Trả hồ sơ;
Bước 4: Theo ngày hẹn trong Biên nhận hồ sơ, hộ gia đình ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh, nhận Thông báo nộp thuế;
Ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng đến Kho bạc Nhà nước thị xã Long Khánh để thực hiện nghĩa vụ tài chính
Nộp Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh để nhận Giấy chứng nhận
Nhận xét quy trình xử lý:
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 61 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu của hộ gia đình ông Võ Minh Mẫn và bà Dương Thị Thúy Hằng thực hiện không đúng với thời gian quy định cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Nguyên nhân là do gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc của thửa đất dẫn đến thời gian xử
lý hồ sơ không đúng theo quy định của pháp luật
Trang 38ấp Trung Tâm, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Quá trình sử dụng nhà đất: Thửa đất số 458, tờ bản đồ số 16, xã Xuân Lập theo hệ thống BĐĐC cũ Nay theo hệ thống bản đồ mới là thửa đất số 35, tờ bản
đồ số 07, BĐĐC xã Xuân Lập do ông Đoàn Văn Mẫn sử dụng được UBND Thị
xã Long khánh cấp GCNQSDĐ , QSHNƠ & TSKGLVĐ số BĐ 183208 ngày 18/06/2012 Tuy nhiên năm 2005 ông Đoàn Văn Mẫn đã xây dựng nhà ở với diện tích xây dựng là 248,9 m2( thuộc khu vực không xin phép xây dựng, nhà ở xây dựng trước ngày 01/07/2006 Đến ngày 09/06/2015 ông Đoàn Văn Mẫn tặng cho ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang theo hợp đồng tặng cho QSDĐ số 5059, quyển số 06- TVP/CC-SCC/HĐGD 01/02/2016 được Văn phòng công chứng Hố Nai- tỉnh Đồng Nai công chứng Ngày 01/02/2016 ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang được Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai cấp GCNQSDĐ , QSHNƠ & TSKGLVĐ số CB 763657 theo xác nhận của UBND xã Xuân Lập ngày 08/11/2016 và biên bản kiểm tra xác minh nguồn gốc hiện trạng sử dụng nhà, đất được UBND xã Xuân Lập xác nhận ngày 07/12/2016 Nay ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang đề nghị chứng nhận tài sản gắn liền với đất
Lý do cấp đổi GCN: Cấp bổ sung tài sản gắn liền với đất
Tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất: Hiện sử dụng ổn định không tranh chấp
Phù hợp với QHSDĐ theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thị xã Long Khánh( biên tập cho địa bàn xã Xuân Lập) được duyệt theo Quyết định số 174/QĐ.UBND ngày 15/01/2013 và Quyết định số: 4269/QĐ.UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai Và quy hoạch điểm dân cư nông thôn được UBND Thị xã Long Khánh phê duyệt tại Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 12/07/2013
Hồ sơ cấp đổi GCN của hộ gia đình ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang đủ điều kiện cấp bổ sung tài sản gắn liền với đất theo quy định tại điểm h, khoản 1, điều 31, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014
Quy trình xử lý hồ sơ:
Bước 1: Hộ gia đình ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang nộp
01 bộ hồ sơ cấp đổi tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh Bộ hồ sơ gồm:
+ Đơn xin đăng ký cấp GCNQSDĐ , QSHNƠ & TSKGLVĐ
+ Bản gốc GCN quyền sử dụng đất của hộ gia đình ông Phạm Tấn Thanh
và bà Đoàn Thị Thu Trang
Trang 39[35]
Bước 2: Bộ phận “ một cửa” tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Hồ sơ đầy đủ hợp lệ, viết giấy biên nhận, phiếu luân chuyển hồ sơ đến chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh
Bước 3: Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận “ một cửa”:
Kiểm tra hồ sơ: đã đủ điều kiện giải quyết thì tiến hành thẩm tra hồ sơ, in giấy chứng nhận mới trình lãnh đạo chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh
ký
Tiếp nhận kết quả từ lãnh đạo chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh, vào sổ theo dõi đánh giá kết quả thực hiện chuyển hồ sơ cho VPĐKĐĐ tỉnh Đồng Nai
Bước 4: VPĐKĐĐ tỉnh Đồng Nai thẩm định hồ sơ
Hồ sơ đủ điều kiện: lập tờ trình, quyết định hủy giấy chứng nhận cũ trình lãnh đạo văn phòng đánh giá kết quả thực hiện, chuyển hồ sơ cho Sở TNMT tỉnh Đồng Nai
Bước 5: Sở TNMT tỉnh Đồng Nai kiểm tra và ký hồ sơ:
Sở TNMT ký quyết định hủy giấy chứng nhận cũ, ký giấy chứng nhận mới
Chuyển hồ sơ cho VPĐKĐĐ tỉnh Đồng Nai, VPĐKĐĐ tỉnh Đồng Nai thông báo cho chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh công bố quyết định hủy giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ, GCN mới cho chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh
Bước 6: Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh vào số sổ cấp giấy, photo hồ sơ lưu trữ và chuyển hồ sơ cho bộ phận “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh
Bước 7: Bộ phận “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả cho ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang
Nhận xét quy trình xử lý:
Căn cứ theo điểm l khoản 2 Điều 61 của của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai Hồ sơ cấp đổi giấychứng nhận của hộ gia đình ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang thực hiện không đúng với thời gian quy định cấp đổi GCNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ là trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Nguyên nhân là do ông Phạm Tấn Thanh và bà Đoàn Thị Thu Trang thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do cán bộ địa chính chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; do cách xa VPĐKĐĐ Tỉnh Đồng Nai, số lượng nhân viên còn hạn chế Nên thời gian luân chuyển hồ sơ lên VPĐKĐĐ Tỉnh Đồng Nai bị kéo dài, làm cho số lượng ngày xử lí hồ sơ vượt với thời gian mà
nhà nước quy định
Trang 40[36]
* Các bước xử lý hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Các bước cụ thể xử lý hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Khổng Tường Dy và bà Lê Thị Bảy cho ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Khổng Tường Dy và bà
Lê Thị Bảy cho ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng đối với toàn
bộ thửa đất số 130 tờ bản đồ số 26 có diện tích là 126,3m2
với mục đích đất ở tại nông thôn; địa chỉ thửa đất: ấp Bảo Vinh A, Xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Khổng Tường Dy và bà
Lê Thị Bảy cho ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng đủ điều kiện nhận chuyển nhượng QSDĐ theo quy định tại điều 79, nghị định 43/2014/NĐ-
CP ngày 15/05/2014 của chính phủ
Quy trình xử lý hồ sơ:
Bước 1: Ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng nộp 01 bộ
hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại UBND xã Bảo Vinh Bộ hồ sơ gồm:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ Bản gốc GCN quyền sử dụng đất
+ Bản sao giấy CMND, sổ hộ khẩu
UBND xã Bảo Vinh thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm tra hồ sơ
+ Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trích sơ đồ thửa đất
+ Viết giấy biên nhận hồ sơ đủ điều kiện cho ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng
Bước 2: Ông Bùi Quang Dũng và bà Phạm Thị Bích Phượng nộp bộ hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được UBND xã Bảo Vinh ký xác nhận kèm theo đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả “ một cửa” của UBND thị xã Long Khánh
Bộ phận “ một cửa” kiểm tra hồ sơ và chuyển đến Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh
Bước 3: Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã Long Khánh tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc sau:
+ Thẩm tra hồ sơ
+ Lập phiếu chuyển, chuyển thông tin địa chính đến chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai và tài sản gắn liền với đất;
+ Ban hành thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính;
+ Chỉnh lý, xác nhận thay đổi vào GCN đã cấp
+ Cập nhật hồ sơ địa chính, lưu trữ hồ sơ;