Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam Ngôn từ nghệ thuật thơ mới
Trang 1LA NGUYỆT ANH
NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 2LA NGUYỆT ANH
NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
2 TS LÊ HỒNG MY
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
La Nguyệt Anh
Trang 44 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Đóng góp mới của luận án
7 Cấu trúc của luận án
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
1.1 Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945
1.2 Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 - 1985
1.3 Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay
CHƯƠNG 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP
Trang 52.1.1 Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
2.1.2 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật thơ
2.2 Giao tiếp nghệ thuật Thơ mới - một hiện tượng văn hóa mới
2.2.1 Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội dẫn đến sự ra đời của Thơ mới
2.2.2 Chủ thể lời nói trong giao tiếp nghệ thuật Thơ mới
2.2.2 Loại hình ngôn từ và tổ chức giao tiếp nghệ thuật Thơ mới
CHƯƠNG 3 : ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
3.1 Ngôn từ Thơ mới mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc,
cảm giác
3.1.1 Sự chủ thể hóa ngôn từ Thơ mới
3.1.2 Sự đa điệu của cảm xúc, cảm giác
3.2 Ngôn từ Thơ mới tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình
truyền thống
3.2.1 Tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình dân gian
3.2.2.Tiếp thu những sáng tạo ngôn ngữ thơ trữ tình trung đại
3.2.3 Dịch chuyển gần hơn với ngôn ngữ đời sống
3.3 Ngôn từ Thơ mới có sự kết hợp giữa thơ Đường và thơ Pháp
3.3.1 Từ xung khắc đến hòa giải
3.3.2 Sự ra đời của một hình thức ngôn từ mới: hiện đại đầy cá tính
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
4.1 Từ ngữ Thơ mới phong phú, đa dạng
4.1.1 Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép
4.1.2 Sáng tạo từ ngữ theo cơ chế chuyển nghĩa
4.2 Cú pháp Thơ mới linh hoạt, sáng tạo
Trang 64.2.1 Xu hướng kế thừa cú pháp câu thơ truyền thống
4.2.2 Xu hướng nới lỏng cú pháp câu thơ Đường luật
4.2.3 Những bứt phá mới
4.3 Tổ chức bài thơ trong Thơ mới tự do, phóng khoáng
4.3.1 Tổ chức bài thơ theo dòng âm thanh ngôn ngữ
4.3.2 Tổ chức bài thơ theo dòng cảm xúc
4.3.3 Tổ chức bài thơ theo dòng tự sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 71.2 Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam, phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một hiện tượng độc đáo, đặc sắc Trên hành trình sáng tạo, các nhà Thơ mới đã đạt được thành công rực rỡ, đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hiện đại hóa thơ Việt Nam Hơn tám thập kỷ đã trôi qua, từ khi có “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đến nay, Thơ mới vẫn luôn thu hút sự quan tâm, yêu mến của độc giả và của giới nghiên cứu - phê bình văn học Đặc biệt, những sáng tạo của Thơ mới về ngôn từ nghệ thuật luôn hấp dẫn người sáng tác, người thưởng thức và những người nghiên cứu thơ
1.3 Các công trình nghiên cứu và bài viết về Thơ mới đã khám phá ngôn
từ thơ ở nhiều phương diện như: vần thơ, nhịp thơ, nhạc điệu, từ ngữ, phương thức biểu đạt, cấu trúc ngôn ngữ… Tuy nhiên, những khám phá, phân tích, lý giải chủ yếu tập trung vào khẳng định sức sáng tạo của từng cây bút hoặc nét độc đáo của từng thi phẩm Trên hành trình nghiên cứu Thơ mới, nhiều vấn đề
đã được bàn đến, những thành tựu và cả phần hạn chế của Thơ mới đã được
khẳng định Tuy nhiên, vấn đề ngôn từ nghệ thuật Thơ mới vẫn thiếu cái nhìn,
Trang 8toàn diện, hệ thống và còn có những điểm cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp
Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, tìm hiểu kết quả nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật những thập niên gần đây, chúng tôi thấy rằng, đã đến lúc cần thiết và có cơ sở để thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên
sâu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; tiếp tục đáp ứng nhu cầu thưởng thức,
khám phá hiện tượng văn học độc đáo, đặc sắc này khi trình độ tiếp nhận văn học và hiểu biết về Thơ mới của độc giả ngày càng được mở rộng, nâng cao
Từ việc tập trung nhận diện, phân tích, đánh giá đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, luận án góp phần khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX 1.4 Thơ mới có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học Thực tiễn giảng dạy và học tập về Thơ mới đòi hỏi sự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc những sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ, giúp người dạy và người học nhận thức vai trò và ý nghĩa của “cuộc cách mạng thơ ca” - đặc biệt
là trên phương diện thể loại và ngôn ngữ - mà các nhà Thơ mới đã đóng góp cho nền văn học nước nhà Việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập Thơ mới nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong nhà trường cũng là một lý do thôi thúc chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài này Hy vọng kết quả nghiên cứu vấn đề Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới không
chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả luận án mà còn có ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn nghiên cứu, dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và nhu cầu thực tiễn trên, chúng
tôi lựa chọn đề tài: Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới
Trang 92 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của các nhà Thơ mới 1932 – 1945
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tập trung vào đối tượng nghiên cứu, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu sáng tác của các tác giả Thơ mới qua các tuyển tập thơ và các tập thơ được xuất bản hoặc tái bản trong nước từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, cụ thể là:
- Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân, Nxb Văn học, Hà Nội,
1998, in lần thứ 14)[172]
- Thơ mới (1932 - 1945): Tác giả và tác phẩm (Nxb Hội Nhà văn, H.,
2006, in lần thứ 6) [187]
Các tập thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới:
- Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính (Impr de Lê Cường, 1941) [11]
- Lửa thiêng của Huy Cận (Nxb Đời nay, 1940) [12]
- Thơ thơ (Nxb Hội Nhà văn, 1992, theo đúng bản in năm 1938) [23], Gửi hương cho gió của Xuân Diệu (Nxb Thời đại, 1945) [24]
- Hoa niên của Tế Hanh(Nxb Đời nay, 1945) [60]
- Mê hồn ca của Đinh Hùng (Nxb Hội Nhà văn, tái bản, 1995) [71]
- Tinh huyết của Bích Khê (Trọng Miên xuất bản, 1940) [82]
- Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Impr de Lê Văn Phúc, 1939) [103]
- Mấy vần thơ của Thế Lữ (Nxb Đời nay, 1941) [104]
- Gái quê của Hàn Mặc Tử (Nxb Hội Nhà văn, tái bản, 1992) [217]
- Điêu tàn của Chế Lan Viên (Nxb Hội Nhà văn, 1992, theo đúng bản in
năm 1938) [218]…
Trang 103 Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện, phân tích, khái quát những đặc trưng cơ bản, cách thức tổ chức
và những đặc sắc trong tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Khẳng
định những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới trong quá trình hiện đại hóa
thơ ca và hành trình cách tân ngôn ngữ văn học Việt Nam
- Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa sáng tạo ngôn từ và tư tưởng nghệ thuật, giữa hình thức và nội dung; sự quy định của ý thức xã hội, trạng thái tri thức và hệ thống quyền lực đối với sáng tạo ngôn từ nghệ thuật
- Luận án cũng hướng tới khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu, tiếp nhận và thưởng thức thơ ca
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Khảo sát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; 2) Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về ngôn
từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; 3) Khái quát quá trình hình thành hình thức giao tiếp nghệ thuật mới từ hiện tượng Thơ mới; 4) Chỉ ra đặc trưng cơ bản và tổ chức văn bản nghệ thuật Thơ mới
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Nghiên cứu hệ thống bao hàm trong nó cả sự phân tích cấu trúc Ngôn từ nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy tất cả các vấn đề cụ thể được triển khai trong luận án đều được đặt trong sự chi phối và tương tác với những yếu tố khác Bởi vậy phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận một cách hệ thống các yếu tố cấu thành tạo nên chỉnh thể ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, sự tương tác giữa các thành tố ngôn từ
Trang 115.2 Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê, phân loại và mô tả cụ thể đặc
điểm ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ những khảo sát tin cậy với những số liệu
cụ thể làm cơ sở chắc chắn cho quá trình triển khai các luận điểm khoa học của luận án Tuy nhiên, để làm nổi bật nét đặc sắc và sự khác biệt, sự tiếp nối
và phát triển của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, bên cạnh thao tác thống kê chúng tôi thường xuyên sử dụng thao tác so sánh nhằm phát hiện, lý giải những yếu tố ảnh hưởng, tiếp biến, gặp gỡ, giao thoa và những cách tân ngôn
từ trong thời đại Thơ mới và trong thơ ca Việt Nam
5.3 Phương pháp phân tích văn bản
Nếu phương pháp cấu trúc – hệ thống tạo nên diện thì việc phân tích văn bản sẽ là điểm nhấn quan trọng tạo nên điểm của công trình nghiên cứu Việc
đặt văn bản trong mối tổng hòa với hàng loạt tương quan và phân tích tháo gỡ những tương quan hữu cơ đó được xem như sự minh họa sinh động gắn với từng yêu cầu cụ thể của luận án
5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Luận án vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên ngành: ký hiệu học, thi pháp học, ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin nhằm khám phá đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Tác giả luận án cũng ý thức được rằng, vấn đề ngôn từ nghệ thuật còn liên quan đến nhiều
lĩnh vực khoa học như: văn hóa học, dân tộc học Vận dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành, tác giả luận án mong muốn tránh được cái nhìn đơn giản, phiến diện và những kết luận một chiều đối với kết quả nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp trên trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi mong muốn đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đáp ứng tốt yêu cầu của luận án
Trang 126 Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về
Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới
Luận án đã phân tích cụ thể những yếu tố nội sinh, ngoại sinh, những điều kiện văn hóa, lịch sử… như là những tiền đề quan trọng tạo nên sự thay đổi của
ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Luận án khẳng định: Thơ mới là một hình thức diễn
ngôn nghệ thuật mới khác biệt với loại hình diễn ngôn thơ ca trước và sau nó Luận án đã khái quát những đặc trưng cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Thơ
mới với những biểu hiện chủ yếu: mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc,
cảm giác, hiện đại và đầy cá tính Luận án cũng cho rằng, sự đổi mới của ngôn
từ nghệ thuật Thơ mới là kết quả của quá trình tiếp thu và tiếp nhân những tinh
hoa nghệ thuật thơ ca truyền thống, tinh hoa nghệ thuật thơ ca nhân loại Đây là sản phẩm của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
Luận án đã lựa chọn và khai thác một số bình diện tiêu biểu trong tổ chức
văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới như: từ ngữ, cú pháp và tổ chức bài thơ;
trên cơ sở đó, luận án khẳng định những cách tân, những bứt phá mới và quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ thơ của thế hệ thi nhân Thơ mới
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, dạy và học thơ ca Việt Nam hiện đại ngành Ngữ văn trong các trường Cao đẳng, Đại học
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận án gồm bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Chương 2: Thơ mới – Một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới
Chương 3: Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới
Chương 4: Tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới
Trang 13NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
Hơn tám mươi năm qua, kể từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đến nay, Thơ mới đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ Ý kiến đánh giá về Thơ
mới khá đa chiều, đa diện, phản ánh sự phong phú trong cảm nhận nghệ thuật
và nghiên cứu khoa học của giới học thuật nước nhà Những nhận định, đánh giá về Thơ mới cho thấy quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật: có thành công, có thất bại; có khi được đón nhận, có khi bị khước từ, phê phán… Tuy nhiên, đóng góp của Thơ mới ngày càng được khẳng định; các công trình nghiên cứu về Thơ mới không ngừng tăng theo thời gian
Quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã tập hợp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về Thơ mới; từ đó, tập trung vào các ý kiến, luận giải,
đánh giá về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Trong phần Tổng quan nghiên cứu
của luận án, kết quả khảo sát những công trình, chuyên luận, những bài báo liên quan gần và trực tiếp đến ngôn từ nghệ thuật Thơ mới được tổng hợp, sắp xếp theo trình tự thời gian; theo đó, có thể khái quát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới qua các giai đoạn như sau:
1.1 Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945
Ngày 10/3/1932, thời điểm Phan Khôi đưa Một lối thơ trình chánh giữa
làng thơ [184, tr.51-54] được xem là một mốc quan trọng chính thức đánh dấu
sự ra đời của Thơ mới Sự hiện diện của Thơ mới đã làm đảo lộn khuynh
hướng tư tưởng, làm thay đổi nhận thức và tư duy thơ từng tồn tại hàng ngàn năm trong nền thi ca Việt Nam Cùng với sự xuất hiện của Thơ mới, diễn đàn
Trang 14thơ từ Bắc vào Nam trở nên sôi động Nhiều vấn đề về ngôn từ thơ đã được đề cập đến qua các cuộc diễn thuyết và trên báo chí đương thời
Người công kích Thơ mới đầu tiên và mạnh mẽ nhất có lẽ là ông Vân
Bằng Mũi nhọn công kích chĩa thẳng vào Phan Khôi Trên An Nam tạp chí số
39 ngày 30.4.1932, Vân Bằng đã phản ứng lại bằng bài: Tôi thất vọng vì Phan
Khôi [184, tr.55-56] Với thái độ mỉa mai ông viết: “Ông Phan Khôi là một
nhà đại danh nho, đại tư tưởng, đại lý thuyết… Vừa đây, ông lại ra công
“sáng chế” một lối thơ “tân thời, tự do đặc biệt”, không cần niêm luật, tự ý vắn dài …” [184, tr.55]
Trước sự “dị ứng” của Vân Bằng, các “chiến sĩ” Thơ mới đã lên tiếng Trong Phong hóa số 14 ngày 22/9/1932, mục Thơ, Văn Lực tỏ rõ sự phản đối
thơ cũ, bênh vực Thơ mới và kêu gọi: “Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo
ngữ,…, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ Thơ ta phải mới, mới văn thể,
mới ý tưởng” [105] Trong Phụ nữ tân văn số 153 tháng 6 năm 1932, Lưu
Trọng Lư gửi Bức thư ngỏ cùng Phan Khôi tỏ ý hưởng ứng Thơ mới và trách Phan Khôi “đánh trống bỏ dùi” Phong hoá số 31 ngày 31/1/1933 đăng lại bài này với tựa đề Lối Thơ mới [102] nhắc lại lời hô hào của số báo trước:
“Phong hóa đã bàn về những chỗ không hay, không hay vì bị bó buộc vào trong khuôn sáo của của lối thơ Đường luật” và kêu gọi “mở rộng lãnh thổ”,
“đem cái thiên tài phú bẩm ra mà đua bơi, vẫy vùng”
Sang năm 1933, không khí tranh luận trở nên gay gắt Thời gian này,
trên các báo: Văn học tạp chí, Nam phong, Tiếng dân, Văn học tuần san, Tin
văn… xuất hiện nhiều bài viết kịch liệt phê phán Thơ mới, ngợi ca Thơ cũ
Trên Văn học tạp chí, Chất Hằng Dương Tự Quán liên tiếp tấn công Thơ mới bằng các bài: Ấm Hiếu không thể làm Tú Khôi, hay là, Một cái tỉ hiệu giữa
Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu (số 18, ngày 1/6/1933), Thơ mới (số 22,
ngày 1/8/1933), Làm thế nào để đổi mới thơ (số 23 ngày 15/8/1933) Thương
Trang 15Sơn có bài: Thơ mới tức là từ khúc (số 24 ngày 1/9/1933) Trên Tiểu thuyết thứ
bảy, Tàn Đà có các bài: Phong trào Thơ mới muốn cùng ai trong bạn làng thơ
(số 26, ngày 24/11/1934), Cùng các bạn làng thơ (số 28, ngày 8/12/1924), Câu
chuyện nói về thơ (số 32, ngày 5/1/1935) Trên Nam Phong, Nguyễn Hữu Tiến
có bài: Thơ mới với thơ cũ (số 193, Févier – Mars, 1934) [184]…
Nguyễn Hữu Tiến cho rằng:“Thơ mới này chỉ phóng theo được cái
“mốt” đặt vần… mỗi bài thơ là một mớ câu nói lổng chổng, không có kết cấu liên lạc, điệu cách dịu dàng gì cả” [184, tr.141] Trên Văn học tạp chí số 23,
TR.GI chê các nhà thơ mới không biết cân nhắc chữ dùng…
Trong số những tờ báo đương thời bênh vực, cổ vũ cho Thơ mới, tiêu
biểu là Phụ nữ Tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Phong hóa, Ngày
nay… với những bài viết của nhiều nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi, đặc biệt
là sự nhiệt tình ủng hộ của các tác giả Tự lực văn đoàn
Đáp lại lời TR.GI (TR.GI chê các nhà thơ mới không biết dùng chữ),
trong Cuộc điểm báo (Phong hóa số 69, ngày 20-10-1933), Nhị Linh (Nhất
Linh) đã trả lời: “Nhà làm Thơ mới cân nhắc từng chữ để đắn đo xem chữ nào diễn được cái cảm của mình tả được cái ý của mình đúng hơn hết, xem phải cần đến chữ nào, câu Thơ mới có cái điệu khả dĩ diễn được sự rung động của linh hồn một cách rõ rệt hơn”[98, tr.143] Không phủ nhận, cũng không ngợi
ca một chiều, Nhị Linh chỉ rõ “trong Thơ cũ cũng có chỗ dùng đúng chỗ, diễn đúng ý, và trong Thơ mới cũng có nhiều câu chỉ kêu mà không có hồn, song nói về toàn thể, thì khác nhau…”[98, tr.144]
Trong bài luận về Thơ mới (Phong hóa số 97, ngày 11/5/1934)[184],
Nguyễn Tường Bách đã chỉ rõ ưu thế của Thơ mới: “Thơ mới đã có điệu, cũng ngâm được, du dương, êm ái không khác gì thơ cũ Mà âm điệu lại có thể thay đổi theo những cảnh, những tính tính, êm đềm hay dữ dội trong bài thơ” Nguyễn Tường Bách khá khách quan khi phân tích hạn chế của thơ cũ,
Trang 16và cả những nhược điểm của Thơ mới: “Thơ mới bị công kích nhiều nhất là
về hình thức Vì nhiều người làm thơ không biết đặt câu cho có điệu, thành ra bài thơ chỉ là những câu nói thường có vần điệu”
Cùng với sự sôi động của diễn đàn thơ, từ thực tế sáng tác, thi đàn đã xuất hiện nhiều bài Thơ mới Có bài “thật hay” mà cũng có bài “thật dở”
Năm 1936, trên Hà Nội báo, Lê Tràng Kiều liên tiếp có các bài Thơ mới [184, tr.298 – 302], Thơ mới Thái Can [184, tr.303 – 312], Thơ mới Nguyễn Vỹ [184, tr.327 - 338], Một nhà Thơ mới chú trọng về âm điệu: Lưu Trọng Lư
[184, tr.355 - 363]… khẳng định sự lao động tìm tòi của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới và tự hào: “Chúng ta ngày nay đã có những nhà thi sĩ xứng đáng” [184, tr.300]
Từ năm 1936, thi đàn đã có những thay đổi lớn, cuộc tranh luận Thơ mới
– Thơ cũ lắng xuống “Cuộc cách mạng về thi ca ấy, đã yên lặng như mặt
nước hồ mùa thu” “Từ bây giờ lịch sử chỉ còn ghi lại những áng thơ hay mà thôi, không còn chia ra mới, cũ nữa” [184, tr.286 – 287] Từ năm 1937, trên
mục Tin thơ của báo Ngày nay, Thế Lữ liên tục giới thiệu các nhà thơ mới Thấp thoáng trong mục Tin thơ những vấn đề ngôn từ cũng được Thế Lữ khái
quát Nhận xét về Xuân Diệu, Thế Lữ khẳng định: “Thơ của ông không phải
là “văn chương” nữa; đó là lời nói, là tiếng reo vui hay tiếng năn nỉ, là sự
chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong những thanh âm”[184, tr.384] “Tác giả biết dùng những chữ mạnh mẽ và thích đáng để làm nổi bật những hình ảnh mình cảm thấy hay trông thấy” [184, tr.389]; Thơ
cô Thiếu Tâm: “Lời thơ vừa đột ngột, vừa mộc mạc, vừa vụng về nhưng ý tứ
thật mới mẻ” [184, tr 392]; rồi “ông Tử Hạ có bài Đêm đông… Lời thơ mộc mạc như ca dao và cũng như nhiều ca dao hơi câu thả”[184, tr.424]…
Năm 1942, trong “bản tổng kết có ngay” về phong trào Thơ mới, tác giả
Thi nhân Việt Nam đã khái quát lại hành trình Thơ mới từ bước khởi đầu đến
Trang 17lúc cực thịnh rồi những ngả rẽ, những đỉnh cao và khẳng định: “phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuân phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân
đó sẽ thêm bền vững” và đề cập tới “lối dùng chữ”, “dáng câu thơ” [172,
tr.44 - 45] Bằng một cảm quan tinh tế, nhạy bén Hoài Thanh, Hoài Chân đã nhận ra “cuộc cách mạng thi ca” ấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật của một
thời đại mới, mà cao hơn nghệ thuật, Thơ mới chính là tình yêu tha thiết tiếng
nói dân tộc trong tâm thức các nhà thơ mới: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”[172, tr.47]
Cũng năm 1942, cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan được xuất bản (Năm 2008, công trình này được in lại trong Tuyển tập Vũ Ngọc Phan) Trong quyển 3 mục VI Các thi gia của cuốn sách này, như chính tác giả bày
tỏ, có “một chút ý kiến rất sơ lược, chưa hẳn là phê bình” và tác giả “ chỉ lựa một ít thi gia có những cái đặc biệt – cố nhiên cả về hay, lẫn về dở - để xem trong những áng Thơ mới bây giờ, có những cái gì là những cái có thể tồn tại
và những cái gì là những cái gì sẽ phải mai một với thời gian” [136, tr 633]
Mặc dù không trực tiếp bàn về vấn đề ngôn từ Thơ mới song Vũ Ngọc Phan đã
có những nhận xét mang tính gợi mở: “có thể kể những thi sĩ dùng lời thật cũ,
thỉnh thoảng điểm một vài ý thật mới như Đái Đức Tuấn (Tchya), Nguyễn
Bính… Lại có thể kể một số thi sĩ nửa cũ, nửa mới cả về ý lẫn lời: thi sĩ ấy là Nguyễn Nhược Pháp…”
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (xuất bản lần
đầu tiên năm 1943, Trung tâm học liệu Sài Gòn hiệu đính năm 1968) khi bàn
về Thơ mới đã nhận định: “Thơ mới là lối thơ không theo qui củ của lối thơ
cũ nghĩa là không hạn định số câu, số chữ, không theo niêm luật chỉ có vần và điệu”[57, tr 429]
Trang 18Có thể thấy, ở giai đoạn này, sáng tạo ngôn từ thơ của các nhà Thơ mới
đã được quan tâm nhưng chủ yếu là những cảm nhận chủ quan của người sáng tác, người yêu thơ và những cây bút phê bình văn học đương thời; ý kiến nhận xét, thẩm bình, đánh giá về ngôn từ của Thơ mới thường được điểm xuyết, đan xen trong ý kiến bàn bạc, tranh luận về Thơ mới nói chung Ngôn
từ nghệ thuật Thơ mới chưa trở thành một đối tượng nghiên cứu của văn học Trước nhiều vấn đề mang tính thời sự về Thơ mới lúc đó, ngôn từ nghệ thuật
dường như bị bỏ ngỏ Đây cũng chính là vấn đề mà các tác giả Thi nhân Việt
Nam còn “khất lại” với độc giả và các nhà thơ: “Nhưng hôm nay tôi chưa muốn nói nhiều về hình dáng câu thơ Một lần khác buồn rầu hơn chúng ta sẽ thảo luận kỹ càng về luật Thơ mới, về những vần gián cách, vần ôm nhau, vần hỗn tạp, về ngữ pháp, cú pháp và nhiều điều rắc rối nữa ” [172, tr 44]
Điều đó đã gợi mở hướng đi mới và cũng là vấn đề mà những người tiếp bước trên hành trình nghiên cứu Thơ mới cần tiếp tục giải quyết
1.2 Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 -1985
Vấn đề Thơ mới được đặt lại Do nhiều nguyên nhân, cái nhìn đối với Thơ mới ở giai đoạn này có phần khắt khe Ngay những đại biểu ưu tú của Thơ mới cũng nghiêm khắc với chính mình Tuy nhiên, những nhận định về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại có những điểm cụ thể, sáng rõ hơn Nhìn một cách khái quát, tình hình nghiên cứu Thơ mới diễn ra theo hướng phân cực ở hai miền đất nước
Ở miền Bắc, có thể kể đến những nghiên cứu về Thơ mới của tác giả
Phan Cự Đệ [37], Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức [125], Hoài Thanh [171]…
Ở giai đoạn này, đánh giá của các nghiên cứu miền Bắc về Thơ mới khá đa chiều Nhìn chung, các nhà nghiên cứu có phần khắt khe, thiên lệch khi đánh giá về nội dung tư tưởng của Thơ mới có, nhưng những nhận xét về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại cởi mở, xác đáng
Trang 19Hoài Thanh - người đã từng có công lớn khám phá và bình giá Thơ mới, lúc này lại thuộc số người khắt khe với Thơ mới Ông gọi Thơ mới là “những
vần thơ có tội” [171, tr.10] Năm 1964, trong Phê bình và tiểu luận (tập 2), ông viết “Một vài ý kiến về phong trào “thơ mới” và quyển Thi nhân Việt
Nam” Hoài Thanh cho rằng: “Thơ mới cơ hồ không biết đến tiếng nói đau
khổ, tiếng nói căm thù, tiếng nói quật khởi của các chiến sĩ cách mạng, của quần chúng cần lao”[171, tr 222] Dù vậy, tác giả không phủ nhận những đóng góp về nghệ thuật đặc biệt là đóng góp ở phương diện câu thơ của Thơ
mới: “Qua phong trào “Thơ mới” nhịp điệu câu thơ trở nên phong phú hơn,
uyển chuyển hơn, tiếng nói trong câu thơ cũng trở nên trong sáng hơn, bình
dị hơn” [171, tr.226]
Năm 1965, trong chuyên luận Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại
Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã có cái nhìn sâu hơn về hình thức Thơ mới Khái quát hình thức cấu tạo của các thể loại văn vần Việt Nam từ dân gian đến hiện đại trong tiến trình thơ ca Việt Nam, các tác giả khẳng định: “Phong
trào thơ mới đã đem lại cho bộ mặt thơ ca nhiều đổi mới đáng kể Thơ mới
cũng vận dụng nhiều cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, từ những lối so sánh
bình thường đến các lối ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa Có những so sánh mới lạ ít thấy trong thơ cũ, hoặc từ cụ thể đến trừu tượng” [125, tr 78 - 82]
Năm 1966, trong chuyên luận Phong trào “Thơ mới”(1932 - 1945), trên
quan điểm phê bình mác xít, tác giả Phan Cự Đệ đã có những đánh giá về Thơ
mới Nhận xét của ông thiên về tính tư tưởng, nặng về phê phán Song ông
khá khách quan khi chỉ ra những đóng góp cơ bản trên phương diện ngôn từ
của Thơ mới: “Về phương diện xây dựng ngôn ngữ dân tộc, “thơ mới” cũng
có nhiều đóng góp Khác với lối nói ước lệ, sáo rỗng của những “thơ cũ”…
ngôn ngữ “thơ mới” giàu hình tượng và cảm xúc Rất nhiều hình dung ngữ
mới xuất hiện, làm giàu thêm cho vốn ngôn ngữ dân tộc ”[37, tr 177]
Trang 20Ở miền Nam, có thể kể đến ý kiến của Phạm Văn Diêu [22], Thanh Lãng
[88], Nguyễn Tấn Long, Phan Canh [101], Phạm Thế Ngũ [124]
Năm 1953, trong cuốn Việt Nam văn – học bình giảng (Sách giáo khoa Tân Việt), Phạm Văn Diêu đã giới thiệu khái quát: Thơ mới là gì? Lai – lịch
Thơ mới, Các giai - đoạn trong lịch - sử hình - thành của Thơ mới, Các phái trong Thơ mới Tuy nhiên, trong giới thiệu của Phạm Văn Diêu thì phần dành
cho ngôn từ không nhiều và còn mang tính chủ quan Theo Phạm Văn Diêu, Thơ mới chỉ mới ở nội dung còn hình thức “không mới” Thơ mới “không phải
“mới” ở cách dùng câu, đặt chữ mà là “mới” ở tinh thần của thơ”[22, tr 241]
Năm 1965, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ
đã đề cập đến những ảnh hưởng và sự đổi mới trong ngôn ngữ văn học: “Nói chung câu văn trong giai đoạn này càng về sau càng chịu ảnh hưởng cú pháp
và ngữ điệu văn Pháp” và “Nhất là sang thơ nữa, câu thơ Xuân Diệu, Huy Cận chịu ảnh hưởng rất mạnh câu văn và chữ Pháp”[124, tr 429]
Nhìn bao quát giai đoạn này, Thơ mới vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học Phương diện nội dung tư tưởng của Thơ mới được nhìn nhận đánh giá nghiêm khắc nhưng những cách tân hình thức, đặc biệt những cách tân trên phương diện ngôn từ của Thơ mới vẫn được khẳng định Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát, định hướng, gợi mở
1.3 Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với cái nhìn đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống, văn hóa, văn học, Thơ mới cũng được quan tâm đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn Vấn đề ngôn từ Thơ mới được tiếp tục bàn đến
Năm 1987, tác giả Vương Trí Nhàn đã khái quát “Bốn mươi năm phát
triển ngôn ngữ văn học” (In trong tập tiểu luận Một thời đại văn học mới,
Trang 21Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên) Khi đề cập đến ngôn ngữ thơ, tác giả chỉ ra những thành tựu và cả những hạn chế trong ngôn từ Thơ mới Về thành tựu:
“Các nhà “Thơ mới” đã làm một bước quan trọng cải tạo hình thức ngôn ngữ
thơ, đưa hình thức ngôn ngữ nói vào thơ, đưa vào thơ những ngữ điệu nhiều
vẻ của lời nói ngoài đời, tạo ra thơ trữ tình điệu nói” Về hạn chế: “Tất nhiên,
do chỗ “Thơ mới” chủ yếu là tiếng nói của cái tôi cá nhân cô đơn và bất lực, lánh xa hoặc quay lưng với đời sống chính trị sôi động của đất nước, nên
những giọng điệu do nó tạo ra vẫn còn thiếu phong phú, và đặc biệt, vẫn chưa
mở cửa cho ngôn ngữ quần chúng đi vào ngôn ngữ thơ” [114, tr 135]
Cũng trong năm 1987, qua chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã có những nhận xét khái quát về “khả năng giao
tiếp trực tiếp” của Thơ mới: “Thơ mới sử dụng giọng điệu trực tiếp của lời nói, của tiếng kêu, tiếng than tạo thành thơ trữ tình điệu nói” [156, tr 43]
Năm 1992, vấn đề ngôn từ Thơ mới được tác giả đề cập cụ thể hơn trong
bài viết: Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam Một lần nữa ông khẳng định: “ Thơ mới đã căn bản cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ
câu thơ “điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói” “Thơ mới đã đem lại một nhãn quan mới về ngôn ngữ trong thơ gắn lời nói và dòng ngữ điệu – cảm xúc
con người”[45, tr.584] Điều đó được tác giả đánh giá như là nhiệm vụ lịch sử
mà Thơ mới đã đảm nhiệm: “Do đó, nhiệm vụ lịch sử của phong trào Thơ
mới là thay đổi nhãn quan thơ, thay đổi tiêu chuẩn đánh giá hình thức
thơ”[45, tr 548] Tác giả khẳng định: “thành tựu lớn nhất, trước nhất của
Phong trào Thơ mới là giải phóng câu thơ, tạo dáng lại cho câu thơ tiếng
Việt” [45, tr.587]
Năm 1989, trong Thơ mới, những bước thăng trầm, tác giả Lê Đình Kỵ
nhận xét: “Nghệ thuật lãng mạn nói chung tự khẳng định như là một sự phản
ứng lại nghệ thuật cổ điển trước nó Với Thơ mới, mọi ràng buộc có tính quy
Trang 22phạm cũ đều bị cởi bỏ: luật bằng trắc, đối câu đối chữ, gieo vần, số từ trong một dòng thơ ”[86, tr.74] Ý kiến của Lê Đình Kỵ đã khái quát những thay
đổi cơ bản trong ngôn từ Thơ mới Đây là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu
Năm 1992, tác giả Đỗ Lai Thúy trong công trình Con mắt thơ (Phê bình
phong cách Thơ mới), đã chọn điểm xuất phát cho hành trình đi tìm những
“con mắt thơ” là “ngôn ngữ tác phẩm” Theo tác giả: “Mã số của thơ chỉ có thể cất dấu trong và bằng ngôn ngữ Có khi nó nằm ở những từ - chìa –
khóa… Đó là những ám ảnh, những vết nứt địa chấn, những dòng dung nham núi lửa cho phép người đọc cảm và hiểu được những gì đã xảy ra trong hồn
người, trong lòng đất Cũng có khi mật số đó nằm ngay ở nhan đề tác phẩm
mã số không nằm ở một nơi nhất định nào mà đan cài vào mọi cấp độ của tác phẩm như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, bố cục…”[193, tr.21 - 22] Trong
“chuyến du hành cùng nhà thơ vào thế giới của cái đẹp”, “con mắt thơ” Đỗ Lai Thúy đã có cái nhìn phát hiện về phong cách ngôn từ của các nhà thơ mới Năm 1993, nhân dịp kỉ niệm sáu mươi năm phong trào Thơ mới, những bài viết trong cuộc hội thảo đã được Huy Cận, Hà Minh Đức tập hợp trong
chuyên luận: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm Phong trào Thơ mới) Từ những “hồi ức và cảm nghĩ về Thơ mới” đến việc “nhìn lại”
cuộc “cách mạng trong thi ca” một lần nữa các tác giả khẳng định những thành tựu của phong trào Thơ mới Đóng góp của Thơ mới như trong Lời nói đầu của các tác giả chủ biên: “ vẫn sinh sôi phát triển trong nền thơ hiện đại như một nhân tố tích cực”[13, tr 4] Mặc dù các tác giả không trực tiếp đề cập đến vấn đề ngôn từ Thơ mới, nhưng nhiều bài viết trong hội thảo đã dành sự quan tâm đến vấn này
Trong bài viết Về Thơ mới (in trong Nhìn lại một cuộc cách mạng trong
thi ca) [13, tr.7 – 12], Huy Cận đã khẳng định: “Sự đóng góp của Thơ mới về
Trang 23ngôn ngữ là rất lớn” “Thơ mới tạo ra ngôn từ mới để biểu hiện cảm xúc mới… Thơ mới như “dòng nước nặng” làm ra năng lượng mới cho mỗi từ, mỗi câu”[13, tr.11] Huy Cận đã chỉ ra một trong những yếu tố cốt tủy thúc đẩy nhu
cầu sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ngôn từ thơ là cảm xúc Những sáng tạo ngôn
từ Thơ mới như nhận xét của Huy Cận, nhằm biểu hiện những cảm xúc mới của thế hệ ông Chính khát khao được thể hiện, được bộc lộ, giãi bày đã trở thành động lực thôi thúc thế hệ thi nhân thơ mới tìm đến những ngôn từ mới
Tuy nhiên, ý nghĩa cách mạng của Thơ mới không chỉ biểu hiện trong tư tưởng, trong cảm xúc Sáng tạo ngôn từ Thơ mới,quan trọng hơn, như đánh giá của Huy Cận là làm “tiếng Việt trẻ lại”: “Tiếng Việt đến thời Thơ mới đã đổi thịt
thay da một lần nữa, cũng bởi vì các nhà Thơ mới đã yêu tiếng mẹ đẻ một cách tha thiết, ra sức bảo vệ tiếng nói của cha ông bằng những sáng tạo máu thịt của hồn mình”[13, tr.12] Sự “nhìn lại” của Huy Cận – “người trong cuộc” giúp
chúng tôi nhận thức rõ hơn vai trò của thi nhân Thơ mới trong quá trình cách tân ngôn ngữ thơ ca cũng như ý thức gìn giữ và phát triển tiếng nói dân tộc Vấn đề ngôn từ Thơ mới đã được Đỗ Đức Hiểu dành sự quan tâm đặc
biệt Trong bài Thơ mới - cuộc nổi loạn của ngôn từ [13, tr.126 – 134], tác giả
đã có những nhận xét hết sức quí báu đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này
Tác giả viết: “Thơ mới, theo tôi hiểu, trước hết là “sự nổi loạn của ngôn từ”, sự
phản ứng lại những luật thơ cổ gò bó, là sự phản kháng các hạn chế âm thanh, nhịp điệu, sự đối kháng với những từ ngữ, cấu trúc, ngắt nhịp có tính tĩnh từ
bao đời Thơ mới là một sáng tạo ngôn từ về thơ ở nhiều mặt; nó mở rộng câu
thơ, bài thơ; nó đi vào chiều sâu của thơ bằng cấu trúc mới, cú pháp mới, từ ngữ mới, nhịp điệu mới Ngôn từ Thơ mới là sự kết nhịp nhàng các ngôn từ thơ Đông và Tây, là sự tương hợp âm thanh, màu sắc, hương thơm, con người – vũ trụ, của Đường thi với thơ Pháp trên cơ sở ngôn từ Việt Nam ” [13,
tr.127 - 128] Cuộc “nổi loạn” của ngôn từ Thơ mới, theo ông, một mặt phản
Trang 24ứng, phản kháng lại những hạn chế từ bao lâu nay trong thơ, mặt khác tiếp nhận những thành tựu của thơ ca phương Đông và phương Tây trên “cơ sở ngôn từ Việt Nam” Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra một nhận xét hết sức khách quan
về vấn đề ngôn từ Thơ mới Đúng như nhận xét của ông, Thơ mới nói chung, ngôn từ Thơ mới nói riêng chỉ kháng cự lại những lỗi thời, lạc hậu, không phù
hợp và có ý thức rất rõ trong việc tiếp nhận, kết hợp thành tựu thơ ca của cả phương Đông, phương Tây trên cơ sở ngôn từ dân tộc
Năm 1994, trong công trình nghiên cứu Quá trình hình thành và phát
triển của phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX đến 1945 (Luận án
Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn), khi đề cập tới hoạt động phê bình văn học trước cách mạng tháng Tám, tác giả Trần Thị Việt Trung đã có những nhận xét xác đáng về phong trào Thơ mới: “ riêng trong lĩnh vực thơ ca, chỉ trong khoảng thời gian ngắn gần mười lăm năm văn học, nó đã hoàn thành công cuộc hiện đại hóa và vươn tới những thành tựu rực rỡ của một nền thơ ca hiện đại
Thơ mới đã từ bỏ về cơ bản hệ thống thi pháp cổ điển với những tính qui phạm
chặt chẽ, tính công thức và tính ước lệ để đi tới một thể thơ tự do về mặt câu
chữ, bộc lộ một cách tự nhiên, phóng túng về những xúc cảm, những tâm tư, những suy nghĩ rất cá nhân, rất riêng biệt của mình” [206, tr.20]
Năm 1995, cuốn Thơ mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn
Quốc Túy được xuất bản Chuyên luận gồm mười lăm chương, đề cập đến nhiều vấn đề của Thơ mới Vấn đề ngôn từ Thơ mới đã được tác giả trình bày kết hợp trong nội dung các chương Không những thế, ông còn dành hẳn
chương mười lăm để bàn “Về cấu trúc ngôn ngữ loại thể Thơ mới” Ông nhận
xét: “Cấu trúc ngôn ngữ Thơ mới đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của tư duy thơ Việt Nam” [209, tr 181] “Thơ mới vừa là một đỉnh cao trong trường
kỳ lịch sử phát triển của thơ tiếng Việt vừa là trang mở đầu hết sức rạng rỡ của thơ Việt Nam hiện đại” [209, tr 187]
Trang 25Năm1996, công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt là chuyên luận
mang tính chuyên biệt về ngôn ngữ thơ Mặc dù tác giả tiếp cận ngôn ngữ thơ
từ góc độ ngôn ngữ học, nhưng đó cũng là những gợi mở cho chúng tôi khi tiếp
cận đề tài Đặc biệt trong “Vài nhận xét về sự phát triển của ngôn ngữ thơ ca
Việt Nam hiện đại”, tác giả đã có những đánh giá xác đáng: “Tiếp tục thơ ca
truyền thống, thơ ca hiện đại Việt Nam mấy chục năm trở lại đây có nhiều
bước tiến đáng kể Trong tất cả những thay đổi lớn lao đó phải kể đến sự thay
đổi về ngôn ngữ Thực hiện bước ngoặt đầu tiên chính là đóng góp của phong trào Thơ mới” [36, tr.215] Mặc dù tiếp cận ngôn ngữ thơ từ góc độ ngôn ngữ
học, nhưng công trình này đã giúp chúng tôi xác định rõ hơn đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Năm 2002, trong chuyên luận Giọng điệu trong thơ trữ tình, qua cái nhìn
chung về giọng điệu thơ, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã khẳng định thành tựu của Thơ mới: “Đây là một thời đại thơ ca huy hoàng của dân tộc, có ảnh hưởng to lớn đến thi ca Việt Nam hiện đại”[43, tr.15] Về ngôn ngữ trong Thơ
mới, tác giả nhận xét: “ hiện tượng đổi mới cú pháp thời đại Thơ mới là một
nỗ lực thoát khỏi lối giao tiếp gián tiếp của thơ ca cổ điển ” Tác giả cho
rằng: “ hai khía cạnh thi pháp nổi bật trong lời thơ Thơ mới: cách dùng từ
láy và cách sử dụng ẩn dụ bổ sung ”, “ hệ thống ẩn dụ Thơ mới nghiêng về
diễn tả những cảm giác cay đắng, nghẹn ngào, rạn vỡ, biệt ly lời thơ Thơ mới là sản phẩm của kiểu nhà thơ trữ tình hiện đại” [43, tr 210-218]
Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu nên công trình của Nguyễn Đăng Điệp chưa đi vào khảo sát, phân tích các yếu tố ngôn từ một cách chuyên sâu như lời tác giả giới thuyết: “Để không lạc đề, chúng tôi cố gắng phân tích một cách sơ bộ chính cách dùng từ và cách sử dụng ẩn dụ nghệ thuật khiến cho những “sợi buồn” Thơ mới trở thành những hữu thể có thể nghe-nhìn-sờ-cảm được” và “Trong chuyên luận này, chúng tôi không có điều kiện khảo sát một
Trang 26cách cụ thể hơn cách dùng từ có tính đặc trưng của thời đại Thơ mới” [43, tr
214 - 216] Đó cũng chính là những “khoảng trống” cần được tiếp tục, được làm đầy về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, đòi hỏi cần có những công trình nghiên cứu chuyên biệt
Năm 2004, tổng kết Thơ Việt Nam thế kỷ XX (in trong Văn học Việt Nam
thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lý luận, Phan Cự Đệ chủ biên), Mã Giang
Lân đã khái quát lại “Sự vận động của ngôn ngữ thơ” và khẳng định: “Qua mỗi giai đoạn phát triển của thơ, ngôn ngữ thơ cũng không ngừng biến đổi”
Tác giả nhận xét: “Ý thức khẳng định cá thể, cá tính, tự do tìm tòi, thể hiện
nội tâm buộc các nhà thơ trong phong trào Thơ mới tìm chữ, tìm câu để diễn
tả đúng những rung động tinh tế của tâm hồn một cách sinh động và chân thành ” [38, tr 508 - 515]
Bên cạnh đó vấn đề ngôn từ Thơ mới còn được quan tâm tới trong các chuyên luận, các công trình chuyên biệt về tác giả, tác phẩm [54], [59], [64], [76], [142], [151], [152], [199], , các luận án [5], [29], [52], [75], [126], [145], [146]
Trong Tinh hoa Thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, các tác giả của
chuyên khảo với tư cách là chủ thể “đồng sáng tạo”, bằng “nguồn sáng” của chính mình, đã tiếp tục tịnh tiến trên hành trình khám phá ngôn từ Thơ mới thông qua việc phân tích, thẩm bình những “điểm sáng thẩm mỹ” trong các tinh tuyển thi ca của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên, Đoàn Phú Tứ, Anh Thơ… Khi phân tích Tràng
giang, Chu Văn Sơn đã phát hiện ra “âm hưởng chảy trôi thao thiết của ngôn từ”, “ những từ láy, những từ, cụm từ chỉ sự trùng điệp, nối tiếp
ở cuối câu thơ tất cả những yếu tố ngôn từ ấy như những bè khác nhau,
kết lại với nhau, phụ họa lẫn nhau tạo thành một âm hưởng trôi xuôi vô tận viên miễn cứ ngầm chảy trong lòng bài thơ này ” [59, tr 82]
Trang 27Góp phần vào bước tiến trong hành trình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới còn có các luận án tiến sĩ nghiên cứu về Thơ mới trong
những năm gần đây Trong luận án Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn
hóa – văn học của Hoàng Thị Huế, gắn với mục đích nghiên cứu của đề tài,
ngôn ngữ nghệ thuật Thơ mới được tác giả nhìn từ giác độ văn hóa Trong dòng chảy văn hóa dân tộc, ngôn từ nghệ thuật Thơ mới như đánh giá của tác giả có vai trò: “lưu giữ, sáng tạo và phát triển văn hóa”[74, tr.148] Từ cảm thức văn hóa, luận án đi sâu khai thác các biểu trưng văn hóa Thơ mới
qua một số hình tượng tiêu biểu [74, tr 151-174] Luận án Thơ mới 1932 -
1945 nhìn từ sự vận động thể loại của Hoàng Sĩ Nguyên cũng dành hẳn
một chương (Chương 3) tìm hiểu “Sự vận động của ngôn ngữ Thơ mới” Trong đó tác giả đã có những phát hiện về sự đổi thay của ngôn ngữ thơ từ
trung đại sang hiện đại, những bước đi mới, sự trở về với ngôn ngữ thơ cổ điển [126, tr 135]…
Bên cạnh đó phải kể đến đóng góp từ một số luận văn thạc sỹ về ngôn
phong cách ngôn từ tác giả như [195], [196] Ngoài ra vấn đề ngôn từ Thơ
mới còn được trực tiếp bàn đến trong một số bài báo Trong bài viết: Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ, Nguyễn Hữu
Hiếu đã nhấn mạnh một số biểu hiện tính hiện đại của ngôn từ Thơ mới Đó
là: Ngôn từ gợi kinh nghiệm giác quan; Sự liên tưởng tự do bất định; phi
trật tự tuyến tính [68] Trong bài viết: Bước đi của ngôn ngữ Thơ mới 1932 – 1945, Hoàng Sỹ Nguyên đã khái quát, phân tích và chỉ ra “bước đi liên
tục” của ngôn ngữ Thơ mới: Thứ nhất, từ ngôn ngữ thơ trung đại sang ngôn
ngữ thơ hiện đại; Thứ hai, bước đi nhằm tăng cường giá trị biểu cảm và sự tế
vi của ngôn ngữ thơ; Thứ ba, bước đi - về với ngôn ngữ thơ cổ điển;Thứ tư, bước đi để lạ hoá ngôn ngữ thơ Tác giả khẳng định:“đây một thành tựu có
bước ngoặt lớn trong tiến trình thơ Việt Nam” [127]
Trang 28Năm 2012, Thơ mới đã đi qua chặng đường gần một thế kỷ Nhân kỉ niệm
tám mươi năm phong trào Thơ mới, nhiều sự kiện đã diễn ra Ngày 9/4/2012,
Viện Văn học tổ chức tọa đàm Tám mươi năm phong trào Thơ mới và dành số chuyên san đặc biệt về Thơ mới (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2012) Tác
giả Đỗ Lai Thúy trong cái nhìn đa chiều về Thơ mới đã nhận xét:1) Nhìn theo
chiều ngang Thơ mới là thơ lãng mạn, Thơ mới nằm trong “thời hiện đại” và
có “tính hiện đại” nhưng chưa phải là “hiện đại chủ nghĩa” Bởi vậy “tư duy Thơ mới” là “tư duy liên tục”, hệ quả của lối tư duy này là: “phải có một ngôn
ngữ trong sáng, rõ nghĩa, có màu sắc và độ âm vang”[202]; 2) Nhìn theo chiều
dọc Thơ mới đã chớm sang tượng trưng rồi siêu thực, “nó dẫn đến sự thay đổi lớn: tức từ hiện đại/ tiền hiện đại chủ nghĩa chuyển sang thơ hiện đại chủ
nghĩa Thơ hiện đại chủ nghĩa thuộc loại thơ gợi cảm Nhà thơ không cố gắng
trút cơn mưa cảm xúc của mình lên đầu độc giả mà tạo ra ma thuật ngôn từ để làm mưa tình cảm và suy tưởng của độc giả” Tác giả kết luận: “Ngôn ngữ, như vậy, là ga đi và ga đến của những chuyến thơ Ngôn ngữ thơ không còn là ngôn ngữ của những so sánh các sự kiện xã hội, bề ngoài, mà trở thành ngôn ngữ ẩn
dụ nhằm khám phá cái bề trong, bề sâu, bề xa của sự vật” [194] Hiển nhiên thơ hiện đại chủ nghĩa có hệ hình tư duy riêng, đó là “tư duy đứt đoạn” và là “một loại văn bản kiến tạo” Vì vậy, “người ta không thấy sự liền mạch cú pháp, logic, ở những câu, những ngữ đoạn, những từ, những hình ảnh” Quan sát của tác giả Đỗ Lai Thúy đã khái quát những bước chuyển trong hệ hình tư duy Thơ mới, chỉ ra mô hình tư duy, cơ chế ràng buộc đối với ngôn từ Thơ mới Đó chính là một trong các yếu tố cơ bản chi phối những sáng tạo và lựa chọn ngôn
từ của các nhà thơ mới
Ngày 20/10/2012, tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn – 80 năm nhìn lại
cũng đã diễn ra trọng thể Sau Hội thảo, tháng1 năm 2013, tập nghiên cứu phê
Trang 29bình Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn đã kịp thời ra mắt bạn đọc Những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới tiếp tục được khẳng định Trong nhiều tham luận, vấn đề ngôn từ Thơ mới được gián tiếp bàn đến Tìm
hiểu cái “tôi” “Thơ mới”, tác giả Nguyễn Huệ Chi cho rằng: “nói đến phạm
trù “Thơ mới” là nói đến một hệ hình thơ đã hoàn thành, đã được mô thức
hóa… Vấn đề là phải xác định cho được các tiêu chí làm nên đường nét của
hệ hình kia như những nguyên tắc vô ngôn quy định tính nhất quán trong sự sáng tạo nghệ thuật ngôn từ muôn vẻ của cả một thời” [166, tr.67]; Trong bài
viết: Hồn dân tộc nhiệm màu từ Thơ mới, tác giả Đoàn Trọng Huy khẳng
định: “Một biểu hiện rất rõ của tinh thần dân tộc trong Thơ mới là tình yêu
tiếng mẹ đẻ… Tiếng Việt trong Thơ mới phong phú, đa dạng hơn về sắc thái
biểu cảm, khúc triết, minh bạch hơn về luận đề ý tứ”[166, tr.90]
Tiểu kết
Qua tìm hiểu quá trình và kết quả nghiên cứu về Thơ mới, chúng tôi nhận
thấy, vấn đề ngôn từ nghệ thuật Thơ mới đã được chú ý ngay từ khi Thơ mới
hiện diện trên thi đàn và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Các ý kiến bàn
về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới hướng tới sự khẳng định ở một số phương diện sau: thứ nhất, ngôn từ nghệ thuật Thơ mới đã có những thay đổi cơ bản, từ ngôn ngữ “điệu ngâm” sang ngôn ngữ “điệu nói”; thứ hai, cấu trúc ngôn từ Thơ mới tự do, phóng khoáng; thứ ba, những thành tựu trên phương diện ngôn từ
nghệ thuật của Thơ mới đã góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ tiếng Việt
Trân trọng và kế thừa thành tựu của người đi trước, tiếp thu những định hướng khoa học đã được đặt ra, chúng tôi tiếp tục triển khai nghiên cứu toàn
diện và hệ thống về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Hy vọng kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần soi sáng hơn một phương diện quan trọng làm nên dấu
ấn của phong trào Thơ mới trong lịch sử thi ca Việt Nam
Trang 30CHƯƠNG 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC
GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚI
2.1 Ngôn từ nghệ thuật – một hình thức giao tiếp đặc biệt
2.1.1 Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
2.1.1.1 Khái niệm ngôn từ
“Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua các lời nói của một cá nhân mang đậm sắc thái cá
nhân để tác động đến một người khác” [205, tr 51]
Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày cũng như trong văn phong khoa
học, văn phong nghệ thuật… hiện tượng ngôn ngữ/ ngôn từ chưa được phân
tách một cách rạch ròi, trong nhiều trường hợp còn thay thế cho nhau Ví dụ,
trong Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ được hiểu là: “1) Hệ thống những âm, những
từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau 2) Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo 3) Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng” [138, tr 666]
Cũng trong Từ điển tiếng Việt, ngôn từ được đồng nhất với ngôn ngữ:
“Ngôn từ: ngôn ngữ được nói hay viết thành văn” [138, tr 666]
Điều này cho thấy tính phức tạp của hiện tượng mà nhiều người gọi là
tính nhị nguyên của ngôn ngữ và lời nói
Trong các nhà ngôn ngữ học lớn của thế kỷ XX, F de Saussure là người
đã mở ra một cái nhìn mới về ngôn ngữ Những tư tưởng của F de Saussure đã được Charles Bally và Albert Sechehaye - hai người học trò, đồng thời là hai nhà
ngôn ngữ học trình bày lại trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương [217]
Trang 31Theo F de Saussure, hoạt động ngôn ngữ bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân
tố không thể tách rời nhau: âm và nghĩa; nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý; nhân
tố cá nhân và xã hội, truyền thống, thói quen… Trong sự phức tạp và kỳ diệu
ấy của đối tượng, F de Saussure đã phân biệt một cách rạch ròi hai hiện tượng
ngôn ngữ (langue) và lời nói/ ngôn từ (parole) Theo F de Saussure: Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ
giấy, không thể tách rời nhau gồm cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái
biểu được biểu đạt (khái niệm) Ngôn ngữ là một phương tiện của giao tiếp xã
hội và là phương tiện để tư duy “Nó vừa là một sản phẩm xã hội, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này” [217, tr 30] Tính chất xã hội, tính
chất võ đoán là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Còn lời nói/ ngôn từ là: “một
hành động cá nhân” Người nói dùng ngôn ngữ theo quy phạm để biểu đạt ý nghĩa riêng của mình Trong đó, cơ chế tâm lý – vật lý cho phép người nói thể
hiện những cách kết hợp ngôn ngữ thành lời nói/ ngôn từ cụ thể
Theo đó, có thể hiểu, khi ta nói ngôn từ tức là nói về lời nói cá nhân, gắn với chủ thể phát ngôn trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và được tổ
chức một cách sinh động
Từ mục đích nghiên cứu và đối tượng của luận án, chúng tôi thấy cần
thiết có sự phân định giữa khái niệm ngôn ngữ và ngôn từ:
1) Khi nói ngôn ngữ (langue) là nói đến kho từ chung với những đặc trưng
tiêu biểu mặc nhiên được toàn xã hội thừa nhận; Ngôn ngữ là tổng thể tất cả các
đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng như ngữ âm, từ vựng
2) Ngôn từ (parole) là lời nói cá nhân mang màu sắc thẩm mỹ riêng được
sử dụng trong giao tiếp Khi nói ngôn từ là nói đến cách sử dụng ngôn ngữ
gắn với phong cách cá nhân Tuy nhiên, thấm nhuần tư tưởng của các nhà ngữ
Trang 32học, chúng tôi hiểu rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi mối liên hệ biện chứng của chính đối tượng
2.1.1.2 Khái niệm ngôn từ nghệ thuật
Ngôn từ nghệ thuật: “Khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt
nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết) Về mặt chất liệu, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng ở nghệ thuật ngôn từ có thể không khác gì các phương tiện từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân cũng như không khác gì các yếu tố phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ…” [70, tr 1090 - 1091]
Trong thi học truyền thống, khái niệm ngôn từ văn học được đồng nhất với khái niệm ngôn từ thi ca (ngôn từ thi ca được hiểu theo nghĩa rộng) Từ
thời cổ đại, Aristote trong công trình Nghệ thuật thơ ca đã tổng kết kinh
nghiệm nghệ thuật Hy Lạp và dành nhiều chương viết (chương XIX, XX, XXI) bàn về “loại nghệ thuật mà chỉ dùng ngôn từ”, về “cách diễn đạt bằng ngôn từ” [1, tr 82] Có thể hình dung khái niệm thơ ca được Aristote nói tới với nội hàm rộng chỉ ngôn từ văn học với các quy tắc: Ngữ thức, âm cơ bản,
vần, liên từ, danh từ, động từ, quán từ, từ cũ và câu… Vì vậy, Nghệ thuật thơ
ca của Aristote đã được xem là “cẩm nang về các quy tắc sáng tác, các lời
khuyên hữu ích để dạy bảo những người làm nghề sáng tác văn học” [1, tr.] Theo G.N.Pospelop, ngôn từ nghệ thuật, ngôn từ văn học của dân tộc nào cũng nảy sinh trên cơ sở ngôn ngữ các dân tộc có các thổ ngữ địa phương vốn biểu hiện trong thực tiễn của lời nói miệng Dần dần với trình độ phát triển tương đối cao của văn hóa dân tộc, ngôn từ văn học hình thành dưới dạng viết và diễn thuyết; theo đó, nó “đã làm giàu kho từ vựng và ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc” [51, tr 358]
Trang 33Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Ngôn từ văn học… không chỉ khác với lời nói tự nhiên hằng ngày, khác với các hình thức giao tiếp phi nghệ thuật khác mà cũng khác với hình thức của các nghệ thuật ngôn từ khác” [45, tr 208]
Từ các ý kiến trên, có thể thấy mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ
toàn dân và ngôn từ nghệ thuật Theo đó có thể hiểu, ngôn từ nghệ thuật là
một kiểu lời nói (hoặc viết) do nhà văn sáng tạo trên cơ sở kho tàng ngôn ngữ chung Ngôn từ nghệ thuật là ngôn từ của tác phẩm văn học, của thế giới nghệ
thuật, là kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ
Ngôn từ nghệ thuật được phân biệt với các loại hình ngôn từ khác như ngôn từ thực dụng, ngôn từ khoa học
Ngôn từ thực dụng còn gọi là ngôn từ tự nhiên, ngôn từ (ngôn ngữ) phi
nghệ thuật (để phân biệt với ngôn từ nghệ thuật hay còn gọi là ngôn từ văn học) được dùng trong sinh hoạt hàng ngày, là phương tiện giao tiếp trong xã hội Nó tuân theo chuẩn mực chung của ngôn ngữ và phụ thuộc vào ngữ cảnh
cụ thể cùng các nghi thức của đời sống Đặc trưng của nó gắn liền tính cá thể, tính cụ thể, tính biểu cảm Tuy nhiên những tính chất này chỉ xuất hiện nhất thời không mang tính quy luật như trong ngôn từ nghệ thuật và mức độ biểu hiện của các tính chất này tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp
Ngôn từ khoa học được dùng trong lĩnh vực khoa học như sánh báo khoa
học, các công trình nghiên cứu khoa học, ở dạng chuyên sâu (như những phát minh, luận án) hoặc phong cách khoa học giáo khoa (như sách giáo khoa)… Ngôn từ khoa học được dùng để xây dựng các thuật ngữ, các khái niệm và kết quả khoa học, bởi vậy nó phải có tính lôgic Văn bản khoa học thuyết phục người đọc bằng trí tuệ, bằng lý trí vì thế ngôn từ khoa học đòi hỏi tính chính xác cao, giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt thường có sự trùng khít, đảm bảo không tạo ra sự sai lệch Tuy nhiên, tính lôgic của lời nói khoa học khác với tính lôgic của lời nói nghệ thuật Tư duy khoa học không chấp nhận một sự
Trang 34mâu thuẫn hay phi lôgic nào Ngược lại tính lôgic trong nghệ thuật là lôgic hình
tượng, chịu sự chi phối của ý thức chủ quan của tác giả Ngôn từ nghệ thuật là một sinh thể tồn tại trong thế giới nghệ thuật, là biểu hiện đầy đủ và nổi bật
nhất ngôn ngữ dân tộc, là tinh hoa của ngôn ngữ toàn dân
Mặc dù bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ vốn ngôn ngữ toàn dân, ngôn
ngữ tự nhiên nhưng ngôn từ nghệ thuật vẫn mang những đặc trưng riêng
2.1.2 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật thơ 2.1.2.1 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
Phương pháp truyền thống xác định đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật theo định tính Với hướng này người ta đã liệt kê các tính chất, thuộc tính mà ngôn từ nghệ thuật có thể có, đó là: tính hình tượng, tính cụ thể, tính cá thể hóa, tính hàm súc, tính chính xác.v.v… Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng: Các thuộc tính đó đúng là có trong lời văn nghệ thuật, nhưng cách xác định không khoa học bởi nó cũng xuất hiện trong ngôn ngữ tự nhiên đời thường Hiển nhiên lời của một người thuộc về một cá nhân nào đó và mang tính cá thể Một ví dụ rất sinh động: Lời mẹ nói với con, người yêu nói với người yêu lẽ nào không có tính cụ thể, gợi cảm?; Con số các thuộc tính nêu trên là chưa đủ, một số người đã nói thêm về tính ước lệ, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu hiện, tính nhịp điệu… thì ngay cả những tính chất này cũng có trong lời nói thực tế [48, tr.208-234]
R Jacobson - nhà ngôn ngữ học và lý luận thơ xuất sắc của thế kỷ XX cho rằng: “Ngôn ngữ cần được nghiên cứu trong toàn bộ sự đa dạng về chức năng của nó”[149] Theo R.Jacobson, để mô tả chức năng này, cần quan tâm
đến những thành phần cơ bản tạo nên một sự kiện ngôn ngữ, một hành động
giao tiếp Trong đó, các yếu tố cần thiết cho sự giao tiếp này bao gồm một
cấu trúc hạt nhân được hình dung qua sơ đồ sau:
Trang 35R Jacobson xem hoạt động giao tiếp như một quá trình sử dụng các
“mã” (code) với quá trình lập mã và giải mã của người phát và người nhận
Trong đó giao tiếp nghệ thuật đặc biệt chú ý đến chức năng thơ (chức năng
thẩm mỹ) của ngôn ngữ và xem đó như là “sự định hướng của thông báo”(bằng các kí hiệu ngôn ngữ) vào chính bản thân nó” tạo nên đặc trưng của hình thức biểu hiện mang tính thẩm mỹ [149]
R Jacobson cũng lưu ý rằng chức năng thơ không chỉ có ở thơ ca mà ở khắp nơi trong mọi hình thức giao tiếp ngôn ngữ, cả ở lời nói hàng ngày và
“trên xe điện” Theo R Jakobson ứng xử ngôn ngữ được thực hiện từ hai thao
tác cơ bản qua sự lựa chọn và phối hợp Lý thuyết giao tiếp của R.Jakobson
hướng sự chú ý vào bản thân tổ chức lời thơ tuy nhiên hạn chế của R Jakobson
là chỉ chú ý vào tổ chức vật liệu mà không chú ý đến mối quan hệ giữa cách tổ chức vật liệu với những người giao tiếp bằng vật liệu đó
Bàn về ngôn từ, M Bakhtin cũng đặt ngôn từ trong hoạt động giao tiếp Nếu R Jacobson chủ yếu quan tâm đến phương tiện biểu đạt thì M Bakhtin
lại đi xa hơn, quan tâm đến bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ và xem đối
thoại như thuộc tính nguyên sinh của lời nói Theo chủ quan của Bakhtin,
trong huyền thoại và trong lịch sử loài người, chỉ có chàng Adam đơn độc
Mã
Tiếp xúc Ngữ cảnh
Trang 36trong thế giới trinh nguyên với tiếng nói đầu tiên mới né tránh được đến cùng
sự đối thoại Lời nói của con người mang tính lịch sử, cụ thể thì không thể né tránh được điều đó; chỉ là có lúc trong chừng mực nào đó tính đối thoại đã bị
lãng quên đi một cách ước lệ Vì vậy cần thiết phải xem xét ngôn từ trong tính
đối thoại nội tại của nó và đó cũng chính là yếu tố “có một sức mạnh cấu tạo
phong cách vô cùng to lớn” Bakhtin cho rằng: Ngôn từ ra đời trong đối thoại như một lời đối đáp sống động, nó hình thành trong quá khứ tương tác đối thoại với lời của người khác về đối tượng; Tính đối thoại của ngôn từ không phải chỉ bởi sự thâu tiếp đối tượng, bất kỳ lời nói nào cũng nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp dự kiến [110, tr.87-101]
Như vậy lời đối thoại nào cũng bao gồm: lời người phát (lời người nói),
lời người nhận (lời đáp), đối tượng hoặc lời đáp dự kiến Hoạt động giao tiếp
bị chi phối bởi chất đối thoại và mang cấu trúc đối thoại đặc trưng
Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, các yếu tố trên có vị trí khác nhau Trong giao tiếp hàng ngày, lời đối thoại gắn với ngữ cảnh của toàn bộ cuộc đối thoại, chất đối thoại thường được tách biệt thành một hoạt động độc lập đặc thù và mang tính trực tiếp Trong thực tế giao tiếp này, tác giả lời nói, chủ thể lời nói, ý thức lời nói luôn luôn thống nhất làm một Trong giao tiếp nghệ thuật, chất đối thoại chi phối việc lựa chọn và sắc thái biểu cảm của ngôn từ làm biến đổi ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp của nó Lúc này, tác giả lời nói
đứng ngoài tác phẩm, nhường lời cho chủ thể lời nói là một nhân vật văn học,
một người kể chuyện với ý thức lời nói xuất hiện [48, tr.211-212] Chẳng hạn,
bài Nhớ rừng của Thế Lữ, tác giả ẩn đi, chủ thể lời nói là con hổ trong vườn
bách thú, không những thế dưới tựa đề bài thơ, tác giả còn chú thích thêm
hàng chữ: Lời con hổ ở vườn bách thú như một sự khẳng định tính khách quan của lời nói Trong bài Bầm ơi, tác giả Tố Hữu ẩn đi Lúc này chủ thể lời
nói là anh bộ đội bày tỏ tình cảm tha thiết với người mẹ ở chốn quê nhà…
Trang 37Như vậy, trong giao tiếp nghệ thuật, chủ thể lời nói thực chất là một yếu
tố nghệ thuật tồn tại khách quan, không đồng nhất với tác giả nhưng thuộc ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ Khi chủ thể lời nói trong văn học tách ra
khỏi tác giả thì nó trở thành hình tượng nghệ thuật
Theo đó, trong giao tiếp nghệ thuật, trước hết và cần thiết phải quan tâm
tới hình tượng tác giả tức chủ thể lời nói Hình tượng tác giả là hình tượng nghệ
thuật do nhà văn hư cấu Với ý nghĩa đó, chủ thể lời nói – nhân vật văn học có
thể là ai, là kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan,
là anh bộ đội, chị dân công trong thơ Tố Hữu , có khi là con dế mèn, cái cây,
ngọn núi, dòng sông mang điểm nhìn, giọng điệu khác nhau
Tính hình tượng của chủ thể lời nói đồng thời chi phối tính hình tượng
của ngôn từ nghệ thuật Cấu trúc hình tượng hay nghĩa của ngôn từ phụ thuộc vào ngữ cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại nhưng đồng thời cũng phụ thuộc vào đặc điểm ngữ cảnh – cá nhân Vì vậy, “trong sự tìm hiểu, giao lưu trữ tình điều quan trọng là tìm được những qui ước giao tiếp, kênh giao tiếp”[134, tr.59] Ngôn từ nghệ thuật vẫn sử dụng chuỗi kí hiệu với “nghĩa từ điển trung tính”, nhưng trong giao tiếp lời nói sống động bao giờ nó cũng mang “tính điển hình” và “ít nhiều bộc lộ rõ ràng (tùy thuộc vào thể loại) bình diện cá nhân do ngữ cảnh phát ngôn mang tính cá thể - độc đáo quy định”[129, tr.41] Theo M Bakhtin, với người nói, “từ nào cũng tồn tại ở ba bình diện: như một từ trung tính ngôn ngữ, chẳng thuộc về ai; như một từ lạ của những người khác, một từ đầy ắp âm vang của những phát ngôn lạ, và, cuối cùng, như một
từ của tôi bởi vì do tôi sử dụng nó trong một tình huống cụ thể, với một ý đồ nói cụ thể nên nó thấm đẫm nội dung biểu cảm của tôi”[129, tr.42]
Như vậy, ngôn từ nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra theo nguyên tắc nghệ thuật Ngôn từ nghệ thuật không đơn giản chỉ là tách tác giả lời nói ra ngoài, đưa chủ thể lời nói lên vị trí phát ngôn mà
Trang 38còn thể hiện ở cấu trúc lời nói Ngôn từ nghệ thuật “phá vỡ” cấu trúc ngôn
ngữ thông thường để cấu tạo lại theo nguyên tắc nghệ thuật [45, tr.215] Những “cấu trúc ngôn ngữ”, những “tổ chức ký hiệu” ấy hoàn toàn độc lập với hiện thực và người nói Trong những hoạt động giao tiếp khác nhau, ngôn
từ được tổ chức theo những nguyên tắc nghệ thuật và theo mục đích giao tiếp
cụ thể
Từ góc độ bản chất, nghiên cứu về ngôn từ của M Bakhtin không tách rời khỏi yếu tố vật liệu Tuy nhiên, điều khiến ông quan tâm nhiều hơn và chính là yếu tố xã hội – thẩm mỹ của ngôn từ Theo ông, ngôn từ trong văn học được sáng tạo đặc biệt, thể hiện nhãn quan của những nhóm xã hội khác nhau với tư cách là những chủ thể giao tiếp thẩm mỹ Văn bản nghệ thuật, vì vậy, trở thành một sản phẩm của hoạt động giao tiếp đặc thù Tác phẩm văn học được xem như là sản phẩm và sự kiện của sự tương tác giữa ý thức của người nói và ý thức của người nghe, giữa người sáng tác và người thưởng thức M Bakhtin khẳng định: “Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ”[109, tr 191] Với cách hiểu đó của M
Bakhtin, đối thoại ngôn từ, thực chất là đối thoại về ý thức xã hội Ngôn từ
văn học là sự thống nhất không tách rời giữa ngôn từ và ý thức Bởi thế, ngôn
từ văn học cần được nghiên cứu trong đời sống thực tiễn đích thực của nó Như cách đánh giá của M.Bakhtin: “ngôn ngữ văn học là một hệ thống năng động đầy phức tạp… được tổ chức theo những nguyên lý riêng… có những sợi dây nối buộc từ lịch sử xã hội tới lịch sử ngôn ngữ” [111] Điều đó dẫn tới một thực tế hiển nhiên là khi thời đại thay đổi, thì ngôn từ cũng thay đổi theo Qua ngôn ngữ văn học, không chỉ thấy sự vận động của ngôn ngữ trong lịch
sử mà có thể thấy sự thay đổi của đời sống xã hội qua những thời đại khác nhau “Ở mỗi thời đại, trong mỗi nhóm xã hội đến từng phạm vi nhỏ bé trong gia đình, thân hữu nơi con người sinh sống bao giờ cũng có những truyền
Trang 39thống nào đó được thể hiện gìn giữ trong “bộ lễ phục ngôn từ” “Bao giờ cũng
có những tư tưởng chủ đạo của các bậc “chúa tể trí tuệ” ở một thời đại nào đó, những khẩu hiệu, những nhiệm vụ cơ bản nào đó được thể hiện bằng ngôn
từ”[111] Theo đó có thể hình dung, mỗi thời đại văn học có một “mã” ngôn
ngữ với những đặc trưng riêng bị chế ước bởi yếu tố thời đại, yếu tố văn hóa với những cơ chế tạo lập riêng
Lý thuyết của M Bakhtin đã hướng sự quan tâm đến bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ và có điểm gần với những mệnh đề nổi tiếng trong lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại mà đại diện tiêu biểu là M Foucault
Có thể nói, đến khi M Foucault đưa ra khái niệm diễn ngôn (discourse), thì vấn đề bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ văn học đã được “hiện ra rõ
thêm một bước”(Trần Đình Sử) M Foucault đã xem xét ngôn ngữ từ nhiều góc
độ và đặc biệt quan tâm tới hệ thống cơ chế biểu đạt, sự chi phối của mô hình tư duy, những quy tắc ràng buộc nhất định đối với ngôn từ Trong cách hiểu của M
Foucault, diễn ngôn là hình thức biểu hiện ngôn ngữ của một quần thể người
trong một điều kiện xã hội, lịch sử nhất định Trong đó, cơ chế thầm kín chi phối ngôn từ đó là ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội Sự quan tâm của M Foucault tới hệ thống các hạn chế, các giới hạn đối với hành vi ngôn ngữ là một bước tiến mới trong nhận thức luận Theo M Foucault, hướng nghiên cứu cấu trúc vô tình đã tước bỏ các điều kiện hình thành
và tạo tác văn bản, khiến văn bản bị cô lập và như một thực thể tĩnh tại, còn các nhân tố tạo nên ý nghĩa của văn bản thì lại bị bỏ quên [164]
Theo đó, mỗi thời đại sẽ sản sinh ra những diễn ngôn tương ứng Các
loại hình diễn ngôn ấy tất nhiên chịu sự quy định của “khung tri thức” và tầm văn hóa của thời đại Ngôn ngữ văn học, từ góc nhìn diễn ngôn, không phải là ngôn ngữ đã “ngủ quên” trong từ điển mà thứ ngôn ngữ mang chứa, khúc xạ trong đó nhiều tầng vỉa khác nhau của lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo, các
Trang 40quan hệ đời sống… Điều này đã được Trần Đình Sử nhấn mạnh: “Sự phân tích diễn ngôn trong từng xã hội cho thấy cái logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối ngôn từ đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội…” [158] Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã diễn ra cuộc đảo lộn diễn ngôn một cách dữ dội Cuộc xung đột Thơ cũ và Thơ mới thực chất là cuộc xung đột diễn ngôn, là sự xung đột giữa diễn ngôn cổ điển và diễn ngôn hiện đại Ở góc độ hẹp hơn,
diễn ngôn Thơ mới chủ yếu là diễn ngôn của văn học lãng mạn - loại hình
nghệ thuật thể hiện những niềm hy vọng lớn và thất vọng lớn của con người trước thực tại
Có thể thấy, từ nhiều góc độ và mức độ, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà thi học đều khẳng định: mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn từ nghệ thuật Trong đó ngôn từ nghệ thuật là sự “tái cấu trúc”(Trần Đình Sử) từ ngôn ngữ tự nhiên theo nguyên tắc nghệ thuật
Sự phát triển của tri thức về ngôn ngữ, về lý luận ngôn từ, thi pháp ngôn
từ cho thấy, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật không tách rời yếu tố chất thể và bản chất xã hội của ngôn từ Nói khác đi, ngôn từ nghệ thuật cần được đánh giá với tư cách một diễn ngôn nghệ thuật, một hình thức giao tiếp nghệ thuật đặc biệt
Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật còn bị chi phối bởi đặc trưng thể loại Mỗi
thể loại thể hiện một kiểu quan hệ đối với thực tiễn đời sống và đối với người đọc, tức là một kiểu giao tiếp
2.1.2.2 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật thơ
Từ góc độ loại hình, thơ là thể loại thuộc loại hình trữ tình, hiện thực trong thơ là hiện thực tâm trạng Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của tình cảm Theo M Bakhtin: “Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của anh ta, anh ta làm chủ nó triệt để và không chia sẻ, sử dụng từng hình thái, từng từ ngữ, từng thành ngữ