1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án Tiến sỹ

24 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Tóm tắt luận án Tiến sỹ - một số dạng selen trong hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan

1 I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Mở đầu Vai trò quan trọng của vết các nguyên tố trong khoa học, công nghệ và đời sống đã được biết đến từ lâu. Chính vì vậy, nhiều phương pháp phân tích hàm lượng vết các nguyên tố trong các đối tượng khác nhau đã được nghiên cứu, trong đó nhiều phương pháp tiêu chuẩn hóa đã được xây dựng. Nhưng để nghiên cứu giải thích một cách khoa học và chính xác độ độc độc tính; quá trình sinh hóa, sinh địa hóa; quá trình chuyển hóa và tích lũy sinh học … vế t các nguyên tố, việc xác định hàm lượng tổng vết các nguyên tố là chưa đủ, mà còn phải dạng tồn tại của chúng trong các đối tượng nghiên cứu. Với độ nhạy, độ chính xác và tính chọn lọc cao và nhất là có thể phân tích trực tiếp được dạng tồn tại vết các nguyên tố, phương pháp Von-Ampe hòa tan đã trở thành phương pháp phân tích hiện đại được lựa chọn để nghiên cứu phân tích trực tiếp dạng các nguyên tố trong các mẫ u sinh-y-dược học, lương thực thực phẩm, môi trường. Mặt khác, selen (Se) là nguyên tố hai mặt trong đời sống, vừa có thể đóng vai trò là nguyên tố vi lượng vừa có thể là độc tố môi trường có độ độc cao. Khoảng nồng độ Se được phép có mặt trong cơ thể người mà không gây độc hại là rất hẹp và tùy thuộc vào dạng tồn tại của Se. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài lu ận án “Nghiên cứu xác định một số dạng selen trong hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan”. 2. Mục tiêu của luận án Nghiên cứu một cách hệ thống, xác lập các điều kiện từ lấy, bảo quản, xử lý, chiết tách, làm giàu đến ghi đo xác định chính xác và tin cậy một số dạng selen trong mẫu hải sản. 3. Nhiệm vụ của luận án 1. Nghiên cứu tính chất điện hóa, xác lập các đ iều kiện và thông số máy tối ưu xác định các dạng selenit (Se(IV)), selencystin (Se-Cyst), dimetyl diselenua (DMDSe) bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan trên điện cực giọt treo thủy ngân (HMDE). 2. Nghiên cứu điều kiện và quy trình lấy, bảo quản và xử lý mẫu đảm bảo nguyên trạng và toàn vẹn dạng selen trong mẫu hải sản. 3. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu, chiết tách làm giàu, ghi đo xây dựng quy trình xác định chính xác và tin cậy Se tổng, dạng Se vô cơ và Se hữu cơ trong mẫu hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan sử dụng điện cực HMDE làm điện cực làm việc. 4. Đánh giá phương pháp, quy trình và áp dụng phân tích Se tổng và dạng Se trong mẫu thật. 4. Điểm mới của luận án 1. Đã nghiên cứu thiết lập các điều kiện tối ưu, lần đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng thành công phương pháp xác định riêng rẽ các dạng Se(IV), Se-Cyst, 2 DMDSe cũng như đồng thời chính xác và tin cậy hai dạng Se(IV) và Se-Cyst bằng cùng một phép ghi đo DPCSV. 2. Đã nghiên cứu thành công kỹ thuật chiết tách tối ưu, toàn vẹn và định lượng các dạng selen từ mẫu hải sản. 3. Đã nghiên cứu thiết lập được quy trình hoàn chỉnh từ lấy, bảo quản, xử lý mẫu, chiết tách và xác định ba dạng selen (Se(IV), Se-Cyst, DMDSe) trong mẫu cá Khoai, tôm Sú và Mực bằng phương pháp DPCSV. 5. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 132 trang: Mở đầu (2 trang), nội dung chính 116 trang, được phân bố thành 3 chương: Chương I - Tổng quan (22 trang), chương II - Thực nghiệm (7 trang), chương III - Kết quả và thảo luận (87 trang), kết luận (2 trang), 106 tài liệu tham khảo (12 trang); danh mục các công trình liên quan đến luận án (1 trang). II. NỘI DUNG LUẬN ÁN MỞ ĐẦU Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, những đóng góp mới của luận án và phương pháp nghiên cứu. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Phần tổng quan bao gồm các vấn đề: 1.1. Dạng selen trong tự nhiên và tác động của chúng đối với sức khỏe con người 1.1.1. Dạng selen trong tự nhiên 1.1.2. Tác động của selen đối với sức khỏe con người 1.2. Tính chất điện hóa của selen 1.3. Các phương pháp phân tích selen 1.3.1. Các phương pháp phân tích tổng selen 1.3.2. Các phương pháp phân tích dạng selen 1.4. Phương pháp Von-Ampe hòa tan trong phân tích dạng selen 1.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp Von-Ampe hòa tan 1.4.2. Ứng dụng phương pháp Von-Ampe hòa tan trong phân tích d ạng selen 1.5. Tình hình nghiên cứu về dạng selen trong thủy, hải sản trên thế giới 1.6. Những nghiên cứu về dạng vết các nguyên tố ở Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 2.1.1. Thiết bị, dụng cụ 2.1.2. Hóa chất 2.2. Nội dung thực nghiệm 2.2.1. Pha các dung dịch chuẩn 2.2.2. Chuẩn bị mẫu phân tích 2.2.3. Các bước nghiên cứu để xây dựng quy trình phân tích bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan 2.2.4. Xử lý số liệu thực nghiệm 3 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong chương này chúng tôi trình bày 6 nội dung chính: 3.1. NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA SELEN TRÊN HMDE Trong phần này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của các dạng selen: Se(IV), Se-Cyst và DMDSe Hình 3.1. Đường CV của 200ppb Se(IV) trên nền HCl 0,1M Khoảng thế quét (+0,1 ÷ -1,0)V, tốc độ quét 50mV/s. Hình 3.2. Đường CV của 700ppb Se-Cyst trên nền HCl 0,1M Khoảng thế quét (+0,1 ÷ -0,8)V, tốc độ quét 50mV/s. Hình 3.3. Đường CV của 50ppb DMDSe trên nền HCl 0,06M + LiClO 4 0,2M + CH 2 Cl 2 /C 2 H 5 OH (1/1) Khoảng thế quét (+0,1 ÷ –1,0)V, tốc độ quét 50mV/s Từ những kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, các dạng Se(IV), Se-Cyst, DMDSe đều có hoạt tính điện hóa. Trong chiều quét thứ nhất, trên đường CV của Se(IV) xuất hiện một pic khử ở thế -0,481V, của Se-Cyst xuất hiện ở -0,374V và của DMDSe ở -0,288V. Nhưng trong chiều ngược lại đều không xuất hiện một pic ôxy hóa nào, chứng tỏ tất cả các quá trình đều là quá trình ôxy hóa khử bất thuận ngh ịch. 3.2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN GHI ĐO TỐI ƯU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DẠNG SELEN Trong phần này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các điều kiện ghi đo tối ưu như: nền điện li, nồng độ nền điện li, các thông số máy (thế điện phân làm giàu, thời gian điện phân làm giàu, tốc độ quét thế, biên độ xung, thời gian đặt xung, tốc độ khuấ y trộn dung dịch, kích thước giọt thủy ngân, thời gian sục khí N 2 , thời gian cân bằng). 3.2.1. Se(IV) và Se-Cyst trong pha nước * Nghiên cứu lựa chọn các điều kiện ghi đo tối ưu xác định riêng hai dạng Se(IV) và Se-Cyst Các kết quả nghiên cứu thu được được trình bày trong bảng 3.1. 4 Bảng 3.1: Điều kiện tối ưu phân tích Se(IV) và Se-Cyst Các thông số ghi đo Se(IV) 2ppb Se-Cyst 25ppb Điện cực làm việc HMDE HMDE Chế độ ghi đo DP DP Kích thước giọt thủy ngân 6 6 Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 2000 Thời gian sục khí N 2 300s 300s Nền HCl 0,05M÷1M Sử dụng:0,1M 0,1M÷1M Sử dụng: 0,1M Thế điện phân làm giàu -0,2÷-0,3V Sử dụng: -0,3V -0,1÷-0,2V Sử dụng: -0,2V Thời gian điện phân làm giàu 90s÷150s Sử dụng: 90s 90s÷150s Sử dụng: 90s Thời gian cân bằng 15s 15s Biên độ xung 0,05V 0,05V Thời gian đặt xung 0,02s 0,02s Tốc độ quét thế 0,02V/s 0,02V/s Khoảng thế quét (-0,2 ÷ -0,7)V (-0,2 ÷ -0,7)V * Nghiên cứu khả năng xác định đồng thời Se(IV) và Se-Cyst trong mẫu a. Điều kiện tối ưu để xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst Trên cơ sở điều kiện tối ưu xác định riêng Se(IV) và Se-Cyst (bảng 3.1), từ đó cho thấy: có thể xác định đồng thời cả hai dạng Se(IV) và Se-Cyst trong cùng một phép ghi đo ở điều kiện đưa ra trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Các điều kiện t ối ưu xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst Điện cực làm việc HMDE Thời gian điện phân làm giàu 90s÷150s Chế độ ghi đo DP Thời gian cân bằng 15s Kích thước giọt thủy ngân 6 Biên độ xung 0,05V Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Thời gian đặt xung 0,02s Thời gian sục khí N 2 300s Tốc độ quét thế 0,02V/s Nền HCl 0,1M÷1M Khoảng thế quét (-0,2÷-0,7)V Thế điện phân làm giàu -0,2V b. Ghi đo đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst * Chuẩn bị 10ml mẫu tự tạo gồm: Se(IV) 2ppb, Se-Cyst 10ppb, HCl 0,1M * Ghi đo mẫu: Tiến hành ghi đo mẫu với các điều kiện đưa ra trong bảng 3.2, sử dụng phương pháp thêm chuẩn để xác định hàm lượng các dạng (thêm 2 lần, mỗi lần thêm 2ppb Se(IV) và 10ppb Se-Cyst). Kết quả được thể hiện trên hình 3.4 và bảng 3.3. 5 Hình 3.4: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn của mẫu tự tạo Bảng 3.3: Kết quả xác định hàm lượng hai dạng Se(IV) và Se-Cyst trong mẫu tự tạo Các dạng Se(IV) Se-Cyst Hàm lượng đưa vào (ppb) 2 10 Hàm lượng trung bình xác định được (ppb) (n=3) 2,067 10,700 Độ lệch tương đối 3,35% 7,00% Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: các đường thêm chuẩn của Se(IV) và Se-Cyst đều có pic đẹp, cân đối, I p thể hiện được mối quan hệ tuyến tính với nồng độ, hai pic tách xa nhau. Do đó, có thể xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst trong cùng một phép ghi đo. 3.2.2. DMDSe trong pha hữu cơ DMDSe là chất dễ bay hơi, nên trước khi ghi đo, các dung dịch nghiên cứu được làm lạnh về nhiệt độ 6 0 C. Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra điều kiện tối ưu cho phép phân tích DMDSe được trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4: Điều kiện tối ưu phân tích DMDSe Điện cực làm việc HMDE Thế điện phân làm giàu -0,08V Chế độ ghi đo DP Thời gian điện phân làm giàu 60s÷120s Kích thước giọt thủy ngân 4 Thời gian cân bằng 15s Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Biên độ xung 0,05V Thời gian sục khí N 2 200s Thời gian đặt xung 0,02s Nền HCl 0,06M Tốc độ quét thế 0,01V/s LiClO 4 0,2M Khoảng thế quét (-0,17÷-0,40)V CH 2 Cl 2 +C 2 H 5 OH 1/1 (v/v) 3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT CẢN TRỞ ĐẾN PHÉP GHI ĐO CÁC DẠNG SELEN 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo Se(IV) 3.3.1.1. Ảnh hưởng của một số ion đến phép ghi đo Se(IV) Tiến hành ghi đo các đường DPCSV của Se(IV) 2ppb khi không thêm và khi thêm các ion Cu(II), Pb(II), Zn(II), Cd(II), As(V) và Fe(III) với các nồng độ khác nhau theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2, thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên cứ u được trình bày trong các hình 3.5, 3.6. 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 20 40 60 80 100 120 ppb I (nA) Ah c ủa Cu(II) Ah c ủa Pb(II) Ah c ủa Cd(II) Ah c ủa Fe(III) Hình 3.5: Sự phụ thuộc của I p vào nồng độ các ion Cu(II), Pb(II), Cd(II) và Fe(III) 0 5 10 15 20 25 30 0 100 200 300 ppb I (nA) Ah của Zn( II) Ah của As (V) Hình 3.6: Sự phụ thuộc của I p vào nồng độ các ion Zn(II), As(V) Khi tỉ lệ nồng độ Cu(II)/Se(IV) tăng dần thì I p tăng dần, tới 3,75 lần thì I p tăng 18,1%; khi tỉ lệ nồng độ Pb(II)/Se(IV) tăng dần thì I p giảm dần, tới 5 lần thì I p giảm xuống 11,97%; khi tỉ lệ nồng độ Cd(II)/Se(IV) tăng dần thì I p giảm dần, tới 5 lần thì I p giảm 19,6%; khi tỉ lệ nồng độ Fe(III)/Se(IV) tăng dần thì I p giảm dần, tới 2,5 lần thì I p giảm 13,38% và tới 50 lần thì I p giảm 25,98%; khi tỉ lệ nồng độ As(V)/Se(IV) tăng dần thì I p giảm dần, tới 15 lần thì I p giảm xuống 14,4%; khi tỉ lệ nồng độ Zn(II)/Se(IV) tăng dần thì I p giảm dần nhưng không đáng kể. Tóm lại: Các ion ảnh hưởng nhiều đến cường độ dòng pic hòa tan của Se(IV) như: Pb(II), Cd(II) và Fe(III), những ion này có thể loại bỏ bằng cách dùng nhựa chelex 100 dạng amoni. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của chất béo tới phép ghi đo Se(IV) Chất béo là một họ chất gồm rất nhiều chất, ở đây chúng tôi chỉ sử dụng một axít béo (axít stearic C 17 H 35 COOH) đại diện cho loại chất này để nghiên cứu. Tiến hành ghi đo các đường DPCSV của Se(IV) 2ppb khi không thêm và khi thêm dung dịch axít stearic/etanol với các nồng độ khác nhau theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2, thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình 3.7. Ah của axít stearic đến Ip của Se(IV) 0 5 10 15 20 25 30 0 200 400 600 800 1000 1200 ppb I (n A) Hình 3.7: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic đến I p của Se(IV) Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, sự có mặt của axít stearic đã làm biến dạng pic hòa tan của Se(IV) (pic không nhẵn, không cân đối) ngay ở nồng độ thấp 40ppb (gấp 20 lần nồng độ Se(IV)), đồng thời làm giảm cường độ dòng 0ppb 40ppb ax béo 7 pic xuống 10,55%. Khi nồng độ axít stearic gấp 250 lần thì cường độ dòng pic giảm 18,36% và khi gấp 500 lần thì giảm đi 32,42%. Như vậy, sự có mặt của chất béo trong hải sản sẽ ảnh hưởng đến phép ghi đo xác định dạng Se(IV), cần phải loại bỏ. Để loại chất béo ra khỏi dịch chiết trước khi ghi đo DPCSV, có thể dùng dung môi n-hexan. 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo Se-Cyst 3.3.2.1. Ảnh hưởng của một số ion tới phép ghi đo Se-Cyst Tiến hành ghi đo các đường DPCSV của Se-Cyst 25ppb khi không thêm và khi thêm các ion Cu(II), Pb(II), Zn(II), Cd(II), As(V) và Fe(III) với các nồng độ khác nhau theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2, thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các hình 3.8, 3.9. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 200 400 600 ppb I (nA) Ah của Cd ( II) Ah của Fe ( III) Ah của Z n ( II) Ah của As(V ) Hình 3.8: Sự phụ thuộc của I p vào nồng độ các ion Cd(II), Fe(III), Zn(II), As(V) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 200 400 600 800 1000 ppb I (nA) Ah của Cu(II) Ah của Pb(II) Hình 3.9. Sự phụ thuộc của I p vào nồng độ các ion Cu(II), Pb(II) Khi tỉ lệ nồng độ Cd(II)/Se-Cyst tăng tới 12 lần thì I p giảm 10,2%, tới 20 lần thì I p cũng chỉ giảm 12,3%; khi tỉ lệ nồng độ Fe(III)/Se-Cyst tăng tới 8 lần thì I p giảm 16,3%, đến 16 lần thì I p giảm 28,3%; khi tỉ lệ nồng độ Zn(II)/Se-Cyst tăng dần thì I p thay đổi không đáng kể; khi tỉ lệ nồng độ As(V)/Se-Cyst tăng tới 16 lần thì I p giảm 10,53%; khi tỉ lệ nồng độ Cu(II)/Se-Cyst tăng tới 12 lần thì I p tăng 15,1%, tới 16 lần thì I p tăng 19,65%; khi tỉ lệ nồng độ Pb(II)/Se-Cyst tăng tới 28 lần thì I p tăng lên 10,95%, nhưng tới 36 lần thì I p cũng chỉ tăng lên 16,95%. Tóm lại: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các ion không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến phép ghi đo Se-Cyst. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của chất béo tới phép ghi đo Se-Cyst Tiến hành ghi đo các đường DPCSV của Se-Cyst 25ppb khi không thêm và khi thêm dung dịch axít stearic/etanol với các nồng độ khác nhau theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2, thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình 3.10. Ah của axít stearic đến Ip của Se-Cyst 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 ppb I (nA) Hình 3.10: Sự phụ thuộc của I p vào nồng độ axít stearic Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng nồng độ axít stearic thì I p của Se- Cyst giảm dần nhưng không đáng kể. Khi nồng độ axít stearic gấp 400 lần nồng 8 độ Se-Cyst thì chiều cao pic cũng chỉ giảm đi 8,52%. Tuy nhiên, axít stearic làm biến dạng pic hòa tan của Se-Cyst (pic không cân đối) khi ở nồng độ cao 2000ppb (gấp 80 lần nồng độ Se-Cyst) và làm giảm độ lặp lại giữa các phép ghi đo. Như vậy, sự có mặt của chất béo trong hải sản ảnh hưởng đến phép ghi đo xác định dạng Se-Cyst, cần phải loại bỏ. 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở t ới phép ghi đo DMDSe Tiến hành ghi đo các đường DPCSV của DMDSe 5ppb khi không thêm và khi thêm những lượng axít stearic/etanol khác nhau theo những điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.4 với thời gian điện phân 60s. Kết quả được thể hiện trong hình 3.11. -200m -250m -300m -350m U (V) 0 -25.0n -50.0n -75.0n -100n -125n -150n I (A) Ah của axít stearic đến Ip của DMDSe 0 20 40 60 80 100 120 140 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 ppb I (nA) Hình 3.11: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic đến I p của DMDSe Từ kết quả thu được cho thấy, khi tăng nồng độ của axít stearic thì cường độ dòng I p của DMDSe giảm dần nhưng không đáng kể. Khi nồng độ axít stearic gấp 2000 lần nồng độ DMDSe thì I p cũng chỉ giảm 8,46%. Mặt khác, sự có mặt của axít stearic cũng không làm biến dạng pic của DMDSe ngay cả khi ở nồng độ lớn. Có thể nói, chất béo ảnh hưởng không đáng kể đến phép ghi đo DMDSe. 3.4. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN 3.4.1. Xây dựng đường chuẩn của Se(IV) Tiến hành xây dựng đường chuẩn của Se(IV) tại hai vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb và (0,8 ÷ 10) ppb ở các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2 v ới thời gian điện phân cho hai vùng lần lượt là 150s và 90s. Kết quả ghi đo được trình bày trong các bảng 3.5, 3.6 và các hình 3.12, 3.13. Bảng 3.5: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb Stt 1 2 3 4 5 6 Se(IV) (ppb) 0,08 0,15 0,30 0,60 0,80 1,00 I p (nA) 1,64 2,44 4,47 9,64 12,20 14,90 y = 14.774x + 0.3338 R 2 = 0.9976 0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 [Se(IV)] (ppb) I (nA) Hình 3.12 : Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb 0 ppb Ax béo 9 Bảng 3.6: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb Stt 1 2 3 4 5 Se(IV) (ppb) 0,8 1,5 3,0 6,0 10,0 I p (nA) 8,3 19,3 44,7 97,7 182,0 y = 18.833x - 9.8305 R 2 = 0.9972 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 024681012 [Se(IV)] (ppb) I (nA) Hình 3.13: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb Nhận xét: ở vùng nồng độ thấp của Se(IV) cho pic cân đối và đẹp hơn, nhưng chân pic dốc hơn so với vùng nồng độ cao. Kết quả cũng cho thấy, ở vùng nồng độ cao pic nhọn hơn và thế đỉnh pic của Se(IV) có sự dịch chuyển một ít về phía âm hơn. 3.4.2. Xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst Tiến hành xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst tại hai vùng nồng độ (0,5 ÷ 8) ppb và (5 ÷ 45) ppb ở các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2 với thời gian điện phân cho hai vùng lần lượt là 150s và 90s. Kết quả được trình bày ở các bảng 3.7, 3.8 và các hình 3.14, 3.15. Bảng 3.7: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (0,5 ÷ 8) ppb Stt 1 2 3 4 5 Se-Cyst (ppb) 0,5 1,0 2,0 5,0 8,0 I p (nA) 1,60 2,51 4,45 13,80 25,10 y = 3.1506x - 0.9048 R 2 = 0.991 0 5 10 15 20 25 30 0246810 [Se-Cyst] (ppb) I (nA) Hình 3.14: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (0,5 ÷ 8) ppb Bảng 3.8: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (5 ÷ 45) ppb Stt 1 2 3 4 5 Se-Cyst (ppb) 5 10 16 25 45 I p (nA) 11,2 34,7 50,5 76,9 144,0 10 y = 3.2338x - 1.8626 R 2 = 0.9969 0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 1020304050 [Se-Cyst] (ppb) I (nA) Hình 3.15: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (5 ÷ 45) ppb 3.4.3. Xây dựng đường chuẩn của DMDSe Tiến hành xây dựng đường chuẩn của DMDSe ở vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb trong điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.4, thời gian điện phân là 60s. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.16. Bảng 3.9: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của DMDSe vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb Stt 1 2 3 4 5 DMDSe (ppb) 2 7 12 17 22 I p (nA) 68,7 155 237 306 368 y = 14.992x + 47.036 R 2 = 0.9951 0 50 100 150 200 250 300 350 400 0 5 10 15 20 25 [DMDSe] (ppb) I (nA) Hình 3.16: Đường DPCSV và đường chuẩn của DMDSe vùng nồng độ: (2 ÷ 22) ppb Từ những kết quả thu được cho thấy, ở hai vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb và (0,8 ÷ 10) ppb của Se(IV); (0,5 ÷ 8) ppb và (5 ÷ 45) ppb của Se-Cyst cũng như vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb của DMDSe đều có sự phụ thuộc tuyến tính giữa I p và nồng độ dạng chất nghiên cứu với hệ số tương quan R 2 > 0,99. 3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LẶP LẠI, GIỚI HẠN PHÁT HIỆN VÀ GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP 3.5.1. Độ lặp lại Để đánh giá độ lặp lại của phép ghi đo, chúng tôi tiến hành ghi đo lặp lại 10 đường Von - Ampe hòa tan của Se(IV) 2ppb, Se-Cyst 25ppb và DMDSe 5ppb trong khoảng thời gian ngắn. Điều kiện ghi đo được tiến hành như điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.2 (đối với Se(IV), Se-Cyst) và b ảng 3.4 (đối với DMDSe), thời gian điện phân cho cả ba dạng selen là 90s. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các hình 3.17, 3.18 và bảng 3.9. . thảo luận (87 trang), kết luận (2 trang), 106 tài liệu tham khảo (12 trang); danh mục các công trình liên quan đến luận án (1 trang). II. NỘI DUNG LUẬN ÁN. trong mẫu cá Khoai, tôm Sú và Mực bằng phương pháp DPCSV. 5. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 132 trang: Mở đầu (2 trang), nội dung chính 116 trang, được phân

Ngày đăng: 28/08/2013, 13:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Đường CV của 200ppb Se(IV) trên nền HCl 0,1M  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.1. Đường CV của 200ppb Se(IV) trên nền HCl 0,1M (Trang 3)
Bảng 3.1: Điều kiện tối ưu phân tích Se(IV) và Se-Cyst Các thông số ghi đo Se(IV)  2ppb  Se-Cyst 25ppb  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Bảng 3.1 Điều kiện tối ưu phân tích Se(IV) và Se-Cyst Các thông số ghi đo Se(IV) 2ppb Se-Cyst 25ppb (Trang 4)
Hình 3.4: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn của mẫu tự tạo - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.4 Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn của mẫu tự tạo (Trang 5)
Hình 3.6: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Zn(II), As(V) - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.6 Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Zn(II), As(V) (Trang 6)
Hình 3.5: Sự phụ thuộc của Ip - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.5 Sự phụ thuộc của Ip (Trang 6)
Hình 3.11: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.11 Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic (Trang 8)
Bảng 3.6: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV)  vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Bảng 3.6 Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb (Trang 9)
Hình 3.13: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb   - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.13 Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb (Trang 9)
Hình 3.15: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst  vùng nồng độ (5 ÷ 45) ppb   - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.15 Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (5 ÷ 45) ppb (Trang 10)
Hình 3.18: Đường DPCSVcủa DMDSe nghiên cứu độ lặp lại của phép ghi đo - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.18 Đường DPCSVcủa DMDSe nghiên cứu độ lặp lại của phép ghi đo (Trang 11)
Hình 3.17: Đường DPCSVcủa Se(IV), Se-Cyst nghiên cứu độ lặp lại  của phép ghi đo  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.17 Đường DPCSVcủa Se(IV), Se-Cyst nghiên cứu độ lặp lại của phép ghi đo (Trang 11)
Bảng 3.11. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV)  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Bảng 3.11. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV) (Trang 13)
Hình 3.19: Quy trình xác định Se tổng trong mẫu hải sản - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.19 Quy trình xác định Se tổng trong mẫu hải sản (Trang 13)
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hàm lượng Se tổng trong mẫu chuẩn DORM-2 - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Bảng 3.12 Kết quả phân tích hàm lượng Se tổng trong mẫu chuẩn DORM-2 (Trang 14)
Hình 3.24: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu Mực - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.24 Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu Mực (Trang 15)
Bảng 3.18: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi chiết n-hexan đến độ thu hồi hai dạng Se-Cyst và Se(IV)  Số lần  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Bảng 3.18 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi chiết n-hexan đến độ thu hồi hai dạng Se-Cyst và Se(IV) Số lần (Trang 17)
Bảng 3.21: Kết quả xác định hàm lượng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai theo thời gian ngâm chiết mẫu  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Bảng 3.21 Kết quả xác định hàm lượng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai theo thời gian ngâm chiết mẫu (Trang 19)
Các kết quả phân tích mẫu thể hiện trên các hình 3.27 đến 3.35. - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
c kết quả phân tích mẫu thể hiện trên các hình 3.27 đến 3.35 (Trang 20)
Hình 3.29: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai   - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.29 Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai (Trang 21)
chất béo. Kết quả thể hiện trên hình 3.29. - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
ch ất béo. Kết quả thể hiện trên hình 3.29 (Trang 21)
Hình 3.32: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú   - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.32 Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú (Trang 22)
Hình 3.33: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV) trong mẫu tôm Sú  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.33 Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV) trong mẫu tôm Sú (Trang 22)
Hình 3.35: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu Mực  - Tóm tắt luận án Tiến sỹ
Hình 3.35 Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu Mực (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w