1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ ngôn từ nghệ thuật thơ mới

27 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 489,38 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LA NGUYỆT ANH NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2013 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp Người hướng dẫn khoa học 2: TS Lê Hồng My Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái Nguyên họp tại: Vào hồi…….giờ……ngày……tháng… năm 2013 Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học. Sáng tạo, tiếp nhận và đánh giá văn học nói chung và thơ nói riêng không thể thiếu được yếu tố này. Ngôn từ nghệ thuật (ngôn từ văn học) là một sự “phân tầng khác” của ngôn ngữ tự nhiên, “tương xâm” (Iu.M.Lotman) nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Nếu ngôn ngữ tự nhiên thường mang tính ổn định, thì ngôn từ nghệ thuật - đặc biệt là ngôn từ thơ - với tư cách là một “mã” nghệ thuật lại luôn thay đổi. Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu, khuynh hướng và mỗi tác giả lại có cách sử dụng ngôn ngữ riêng để mang đến một “thực tại” và hình thức mới cho ngôn từ nghệ thuật. 1.2. Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam, phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một hiện tượng độc đáo, đặc sắc. Trên hành trình sáng tạo, các nhà thơ mới đã đạt được thành công rực rỡ, đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hiện đại hóa thơ Việt Nam. Hơn tám thập kỷ đã trôi qua, Thơ mới vẫn luôn thu hút sự quan tâm, yêu mến của độc giả và của giới nghiên cứu - phê bình văn học. Đặc biệt, những sáng tạo của Thơ mới về ngôn từ nghệ thuật luôn hấp dẫn người sáng tác, người thưởng thức và những người nghiên cứu thơ. 1.3. Các công trình nghiên cứu và bài viết về Thơ mới đã khám phá ngôn từ thơ ở nhiều phương diện như: vần thơ, nhịp thơ, nhạc điệu, từ ngữ, phương thức biểu đạt, cấu trúc ngôn ngữ… Tuy nhiên, những đánh giá, phân tích, lý giải chủ yếu tập trung vào khẳng định sức sáng tạo của từng cây bút hoặc nét độc đáo của từng thi phẩm. Vấn đề ngôn từ nghệ thuật Thơ mới vẫn thiếu cái nhìn toàn diện, hệ thống và còn có những điểm cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, tìm hiểu kết quả nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật những thập niên gần đây, chúng tôi thấy rằng, đã đến lúc cần thiết và có cơ sở để thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. 1.4. Thơ mới có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học. Thực tiễn giảng dạy và học tập về Thơ mới đòi hỏi sự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc 2 những sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ mới. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập Thơ mới nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong nhà trường cũng là một lý do thôi thúc chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Hy vọng kết quả nghiên cứu vấn đề Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả luận án mà còn có ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn nghiên cứu, dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của các nhà thơ mới 1932 – 1945. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tập trung vào đối tượng nghiên cứu, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu sáng tác của các tác giả Thơ mới qua các tuyển tập thơ và tập thơ được xuất bản hoặc tái bản trong nước từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, cụ thể là: Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998, in lần thứ 14) [172]; Thơ mới (1932 - 1945): Tác giả và tác phẩm (Nxb Hội Nhà văn, H., 2006, in lần thứ 6) [187]; Các tập thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. 3. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện, phân tích, khái quát những đặc trưng cơ bản, cách thức tổ chức và những đặc sắc trong tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới trong quá trình hiện đại hóa thơ ca và hành trình cách tân ngôn ngữ văn học Việt Nam. - Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa sáng tạo ngôn từ và tư tưởng nghệ thuật, giữa hình thức và nội dung; sự quy định của ý thức xã hội, trạng thái tri thức và hệ thống quyền lực đối với sáng tạo ngôn từ nghệ thuật. - Luận án cũng hướng tới khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu, tiếp nhận và thưởng thức thơ ca. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Khảo sát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; 2) Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; 3) Khái quát quá trình hình thành hình thức giao tiếp nghệ thuật mới từ hiện tượng Thơ mới; 4) Chỉ ra đặc trưng cơ bản và tổ chức văn bản nghệ thuật Thơ mới. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án phối hợp sử dụng các phương pháp sau: phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp phân tích văn bản, phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Luận án đã phân tích cụ thể những yếu tố nội sinh, ngoại sinh, những điều kiện văn hóa, lịch sử… như là những tiền đề quan trọng tạo nên sự thay đổi của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Qua đó khẳng định: Thơ mới là một hình thức diễn ngôn nghệ thuật mới khác với loại hình diễn ngôn thơ ca trước và sau nó. Luận án đã khái quát những đặc trưng cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới với những biểu hiện chủ yếu: mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc, cảm giác, hiện đại và đầy cá tính. Luận án cũng cho rằng, sự đổi mới của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới là kết quả của quá trình tiếp thu và tiếp nhân những tinh hoa nghệ thuật thơ ca truyền thống, tinh hoa nghệ thuật thơ ca nhân loại. Đây là sản phẩm của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Luận án đã lựa chọn và khai thác một số bình diện tiêu biểu trong tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới như: từ ngữ, cú pháp và tổ chức bài thơ; trên cơ sở đó, luận án khẳng định những cách tân, những bứt phá mới và quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ thơ của thế hệ thi nhân Thơ mới. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác 4 nghiên cứu, dạy và học thơ ca Việt Nam hiện đại ngành Ngữ văn trong các trường Cao đẳng, Đại học. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Chương 2: Thơ mới – Một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới Chương 3: Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Chương 4: Tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI Hơn tám mươi năm qua, kể từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đến nay, Thơ mới đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Đóng góp của Thơ mới ngày càng được khẳng định; các công trình nghiên cứu về Thơ mới không ngừng tăng theo thời gian. Quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã tập hợp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về Thơ mới; từ đó, tập trung vào các ý kiến, luận giải, đánh giá về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Trong phần Tổng quan nghiên cứu của luận án này, kết quả khảo sát những công trình, chuyên luận, những bài báo liên quan gần và trực tiếp đến ngôn từ nghệ thuật Thơ mới được tổng hợp, sắp xếp theo trình tự thời gian; theo đó, có thể khái quát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới qua các giai đoạn như sau: 1.1. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 Ngay từ lúc Thơ mới xuất hiện, dư luận khen, chê khá sôi nổi, có ý kiến khẳng định, có ý kiến phủ định. Đáng chú ý là những công trình, những bài viết sau: - Phong trào Thơ mới của Lưu Trọng Lư [184]. - Thơ mới, Thơ mới Nguyễn Vỹ… của Lê Tràng Kiều [184]. 5 - Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh, Hoài Chân [172]. - Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan [136]… Ở giai đoạn này vấn đề ngôn từ thơ của Thơ mới đã được đặt ra nhưng vẫn còn bỏ ngỏ. Đây cũng chính là vấn đề mà các tác giả Thi nhân Việt Nam còn “khất lại”. 1.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 -1985 Vấn đề Thơ mới được đặt lại. Do nhiều nguyên nhân, cái nhìn đối với Thơ mới ở giai đoạn này có phần khắt khe. Ngay những đại biểu ưu tú của Thơ mới cũng nghiêm khắc với chính mình. Tuy nhiên, những nhận định về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại có những điểm cụ thể, sáng rõ hơn. Nhìn một cách khái quát, tình hình nghiên cứu Thơ mới diễn ra theo hướng phân cực ở hai miền đất nước. Ở miền Bắc, có thể kể đến những nghiên cứu về Thơ mới của tác giả Phan Cự Đệ [37], Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức [125], Hoài Thanh [171]… Ở miền Nam, có thể kể đến ý kiến của Phạm Văn Diêu [22], Thanh Lãng [88], Nguyễn Tấn Long, Phan Canh [101], Phạm Thế Ngũ [124]. Nhìn bao quát giai đoạn này, Thơ mới vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Phương diện nội dung tư tưởng của Thơ mới được nhìn nhận đánh giá nghiêm khắc nhưng những cách tân hình thức, đặc biệt những cách tân trên phương diện ngôn từ của Thơ mới vẫn được khẳng định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát, định hướng, gợi mở. 1.3. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), trên tinh thần đổi mới ở tất cả các lĩnh, Thơ mới cũng được quan tâm đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn. Vấn đề ngôn từ Thơ mới được tiếp tục bàn đến. Tiêu biểu là các công trình sau: - Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca do Huy Cận, Hà Minh Đức chủ biên [13]; - Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt [36]; - Giọng điệu thơ trữ tình của Nguyễn Đăng Điệp [43]; - Thơ mới, những bước thăng trầm của Lê Đình Kỵ [86]… - Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn do Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang chủ biên [166]. 6 Bên cạnh đó vấn đề ngôn từ Thơ mới còn được quan tâm tới trong các chuyên luận, các công trình chuyên biệt về tác giả, tác phẩm [54], [59], [64], [76], [142], [151], [152], [199], , các luận án [5], [29], [52], [75], [126], [145], [146], , luận văn thạc sỹ [195], [196], , các bài báo [68], [127],… Tiểu kết Qua tìm hiểu quá trình và kết quả nghiên cứu về Thơ mới, chúng tôi nhận thấy, vấn đề ngôn từ nghệ thuật Thơ mới đã được chú ý ngay từ khi Thơ mới hiện diện trên thi đàn và ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Các ý kiến bàn về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới hướng tới sự khẳng định ở một số phương diện sau: Thứ nhất, ngôn từ nghệ thuật Thơ mới đã có những thay đổi cơ bản, từ ngôn ngữ “điệu ngâm” sang ngôn ngữ “điệu nói”; Thứ hai, cấu trúc ngôn từ Thơ mới tự do, phóng khoáng; Thứ ba, những thành tựu trên phương diện ngôn từ nghệ thuật của Thơ mới đã góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ tiếng Việt. Trân trọng và kế thừa thành tựu của người đi trước, tiếp thu những định hướng khoa học đã được đặt ra, chúng tôi tiếp tục triển khai nghiên cứu toàn diện và hệ thống về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần soi sáng hơn một phương diện quan trọng làm nên dấu ấn của phong trào Thơ mới trong lịch sử thi ca Việt Nam. CHƯƠNG 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚI 2.1. Ngôn từ nghệ thuật – một hình thức giao tiếp đặc biệt 2.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 2.1.1.1. Khái niệm ngôn từ “Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua các lời nói của một cá nhân mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người khác” [205, tr. 51]. 7 Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày cũng như trong văn phong khoa học, văn phong nghệ thuật… hiện tượng ngôn ngữ/ ngôn từ chưa được phân tách một cách rạch ròi, trong nhiều trường hợp còn thay thế cho nhau. Từ mục đích nghiên cứu và đối tượng của luận án, chúng tôi thấy cần thiết có sự phân định giữa khái niệm ngôn ngữ và ngôn từ: 1) Khi nói ngôn ngữ (langue) là nói đến kho từ chung với những đặc trưng tiêu biểu mặc nhiên được toàn xã hội thừa nhận; Ngôn ngữ là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng như ngữ âm, từ vựng. 2) Ngôn từ (parole) là lời nói cá nhân mang màu sắc thẩm mỹ riêng được sử dụng trong giao tiếp. Khi nói ngôn từ là nói đến cách sử dụng ngôn ngữ gắn với phong cách cá nhân. Tuy nhiên, thấm nhuần tư tưởng của các nhà ngữ học, chúng tôi hiểu rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi mối liên hệ biện chứng của chính đối tượng. 2.1.1.2. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật Ngôn từ nghệ thuật: “Khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết). Về mặt chất liệu, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng ở nghệ thuật ngôn từ có thể không khác gì các phương tiện từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân cũng như không khác gì các yếu tố phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ…” [70, tr. 1090 - 1091]. Ngôn từ nghệ thuật được phân biệt với các loại hình ngôn từ khác như ngôn từ thực dụng, ngôn từ khoa học Ngôn từ thực dụng còn gọi là ngôn từ tự nhiên, ngôn từ phi nghệ thuật (để phân biệt với ngôn từ nghệ thuật hay còn gọi là ngôn từ văn học) được dùng trong sinh hoạt hàng ngày, là phương tiện giao tiếp trong xã hội. Ngôn từ khoa học được dùng trong lĩnh vực khoa học như sánh báo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, ở dạng chuyên sâu (như những phát minh, luận án) hoặc phong cách khoa học giáo khoa (như sách giáo khoa)… Ngôn từ khoa học được dùng để xây dựng các thuật ngữ, các khái niệm và kết quả khoa học. 8 Mặc dù bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ vốn ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ tự nhiên nhưng ngôn từ nghệ thuật vẫn mang những đặc trưng riêng. 2.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật thơ 2.1.2.1. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật Phương pháp truyền thống xác định đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật theo định tính. Với hướng này người ta đã liệt kê các tính chất, thuộc tính mà ngôn từ nghệ thuật có thể có, đó là: tính hình tượng, tính cụ thể, tính cá thể hóa, tính hàm súc, tính chính xác.v.v… R. Jacobson cho rằng: “Ngôn ngữ cần được nghiên cứu trong toàn bộ sự đa dạng về chức năng của nó” và quan tâm đến những thành phần cơ bản tạo nên một sự kiện ngôn ngữ, một hành động giao tiếp [149]. Lý thuyết giao tiếp của R.Jakobson hướng sự chú ý tổ chức lời thơ tuy nhiên hạn chế của R. Jacobson là chỉ chú ý vào tổ chức vật liệu mà chưa chú ý đến mối quan hệ giữa cách tổ chức vật liệu với những người giao tiếp bằng vật liệu đó. Bàn về ngôn từ, M. Bakhtin cũng đặt ngôn từ trong hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, M. Bakhtin lại đi xa hơn, quan tâm đến bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ và xem đối thoại như thuộc tính nguyên sinh của lời nói. Bakhtin cho rằng: Ngôn từ ra đời trong đối thoại như một lời đối đáp sống động, nó hình thành trong quá khứ tương tác đối thoại với lời của người khác về đối tượng; Tính đối thoại của ngôn từ không phải chỉ bởi sự thâu tiếp đối tượng, bất kỳ lời nói nào cũng nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp dự kiến [110, tr.87-101]. Như vậy, lời đối thoại nào cũng bao gồm: lời người phát (lời người nói), lời người nhận (lời đáp), đối tượng hoặc lời đáp dự kiến. Hoạt động giao tiếp bị chi phối bởi chất đối thoại và mang cấu trúc đối thoại đặc trưng. Lý thuyết của M.Bakhtin đã hướng sự quan tâm đến bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ và có điểm gần với những mệnh đề nổi tiếng trong lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại mà đại diện tiêu biểu là M. Foucault. Có thể nói, đến khi M. Foucault đưa ra khái niệm diễn ngôn (discourse), thì vấn đề bản chất xã hội, thẩm mỹ của ngôn từ văn học đã được “hiện ra rõ thêm một [...]... Đình Sử) từ ngôn ngữ tự nhiên theo nguyên tắc nghệ thuật Sự phát triển của tri thức về ngôn ngữ, về lý luận ngôn từ, thi pháp ngôn từ cho thấy, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật không tách rời yếu tố chất thể và bản chất xã hội của ngôn từ Nói khác đi, ngôn từ nghệ thuật cần được đánh giá với tư cách một diễn ngôn nghệ thuật, một hình thức giao tiếp nghệ thuật đặc biệt Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật còn... Với ý thức đó, các nhà thơ mới đã sáng tạo một hệ thống ngôn từ riêng mang đậm dấu ấn chủ thể, hiện đại đầy cá tính 3 Sự sáng tạo ngôn từ nghệ thuật Thơ mới biểu hiện trên nhiều cấp độ, nhiều bình diện Luận án đã lựa chọn và khai thác một số bình diện tiêu biểu trong tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới như từ ngữ, cú pháp và tổ chức bài thơ Ở cấp độ từ ngữ, ngôn từ Thơ mới sáng tạo theo hai hình... VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI 4.1 Từ ngữ Thơ mới phong phú, đa dạng 4.1.1 Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép Nếu thơ hiện đại là “sự bùng nổ của từ , từ là con tắc kè hoa” (J.Tynianov), thì hiện tượng này đã rất phổ biến ở Thơ mới Có thể thấy rõ những chuyển động đổi thay của ngôn từ Thơ mới theo nhiều hướng mà tiêu biểu là theo xu hướng kết ghép từ ngữ Theo xu hướng này những tổ hợp từ mới xuất... diện ngôn từ, Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình đổi mới ngôn ngữ văn học dân tộc Điều đó vừa chứng tỏ một nội lực mạnh mẽ đã tiềm ẩn ở các thế hệ thơ Việt mà các nhà thơ mới là người kế nhiệm xứng đáng Nghệ thuật không phải là tiếng nói giữa trời, nghệ thuật trước hết là vì nghệ thuật và cao hơn là vì con người Với ý nghĩa đó, Thơ mới đã thực hiện một cuộc giao tiếp nghệ thuật mới, ... ngôn từ nghệ thuật Thơ mới đã có những cách tân mạnh mẽ Sự đổi mới ngôn từ Thơ mới, trước hết, nhằm biểu đạt những nhận thức mới về đời sống, về xã hội, nhằm diễn đạt những cảm xúc, những khát vọng Từ thực tế biểu hiện ấy, các nhà thơ mới đã tạo cho ngôn từ một quyền lực mới Đồng thời với nỗ lực biểu đạt những cảm nhận mới, tư duy ngôn ngữ của các nhà thơ mới đã thay đổi Họ đã tạo ra những dấu ấn ngôn. .. trưng của ngôn từ nghệ thuật thơ Từ góc độ loại hình, thơ là thể loại thuộc loại hình trữ tình, hiện thực trong thơ là hiện thực tâm trạng Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của tình cảm Theo M Bakhtin: Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của anh ta”[110, tr.115] Ý kiến của M Bakhtin nhấn mạnh yếu tố chủ quan của ngôn từ thơ Kate Hamburger qua khảo sát lý thuyết thơ cũng cho rằng diễn ngôn thơ khác các diễn ngôn hàng... khoáng Quá trình giải mã nó là quá trình đi tìm cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong tính toàn vẹn, tính chỉnh thể Tiểu kết Nghiên cứu tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, mặc dù mới tìm hiểu ở các thành tố bộ phận (từ ngữ, cú pháp câu thơ) và ở cấp độ toàn văn bản (tổ chức bài thơ) chúng tôi nhận thấy những cách tân của táo bạo và cả những thể nghiệm của Thơ mới Về cơ bản sự đổi mới của Thơ mới. .. điệu của lời nói, của tiếng nói tình cảm Thơ mới đã tạo nên những bứt phá mới, làm hiện đại hóa câu thơ tiếng Việt Ở cấp độ văn bản, tổ chức bài thơ trong Thơ mới tự do phóng khoáng Bài thơ nương theo dòng âm thanh ngôn ngữ, theo dòng cảm xúc tạo ra một sức diễn đạt mới Những cách tân táo bạo trên phương diện ngôn từ nghệ thuật đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới trong nền thơ ca Việt Nam Cũng... ngôn từ Thơ mới cũng chuyển động liên tục Trong quá trình vận động, một mặt diễn ngôn Thơ mới chống lại diễn ngôn thơ ca trung đại như một phủ định lịch sử, nhưng mặt khác nó vẫn chịu khúc xạ của văn học trung đại và văn học truyền thống Đó là sự khúc xạ của những trầm tích văn hóa 2.2.3 Loại hình ngôn từ và tổ chức giao tiếp nghệ thuật Thơ mới Sự ra đời của Thơ mới đã làm thay đổi hệ hình tư duy từng... câu thơ Thơ mới mang đậm chất điệu nói, ngôn từ Thơ mới tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ điệu nói Bằng nhiều nỗ lực, các nhà thơ mới đã tạo ra bước ngoặt trong việc mở rộng khả năng giao tiếp trực tiếp của thơ, góp phần tạo nên chuyển biến quan trọng trong ngôn ngữ thơ Tiểu kết Thơ mới ra đời như một tất yếu lịch sử, đủ sức đứng ở vị trí mới của thơ ca Việt Nam, tiên phong cho quá trình hiện đại hóa thơ . 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚI 2.1. Ngôn từ nghệ thuật – một hình thức giao tiếp đặc biệt 2.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 2.1.1.1. Khái niệm ngôn từ Ngôn. - 1091]. Ngôn từ nghệ thuật được phân biệt với các loại hình ngôn từ khác như ngôn từ thực dụng, ngôn từ khoa học Ngôn từ thực dụng còn gọi là ngôn từ tự nhiên, ngôn từ phi nghệ thuật (để. thuật Thơ mới Chương 2: Thơ mới – Một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới Chương 3: Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Chương 4: Tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới NỘI DUNG CHƯƠNG

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w