Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 1 Khái niệm ngôn từ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚ

2.1.1.Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 1 Khái niệm ngôn từ

2.1.1.1. Khái niệm ngôn từ

Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua các lời nói của một cá nhân mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người khác” [205, tr. 51].

Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày cũng như trong văn phong khoa học, văn phong nghệ thuật… hiện tượng ngôn ngữ/ ngôn từ chưa được phân tách một cách rạch ròi, trong nhiều trường hợp còn thay thế cho nhau. Ví dụ, trong Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ được hiểu là: “1) Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. 2) Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. 3) Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng” [138, tr. 666].

Cũng trong Từ điển tiếng Việt, ngôn từ được đồng nhất với ngôn ngữ: “Ngôn từ: ngôn ngữ được nói hay viết thành văn” [138, tr. 666].

Điều này cho thấy tính phức tạp của hiện tượng mà nhiều người gọi là

tính nhị nguyên của ngôn ngữ và lời nói.

Trong các nhà ngôn ngữ học lớn của thế kỷ XX, F. de Saussure là người đã mở ra một cái nhìn mới về ngôn ngữ. Những tư tưởng của F. de Saussure đã được Charles Bally và Albert Sechehaye - hai người học trò, đồng thời là hai nhà ngôn ngữ học trình bày lại trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương [217].

Theo F. de Saussure, hoạt động ngôn ngữ bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tố không thể tách rời nhau: âm và nghĩa; nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý; nhân tố cá nhân và xã hội, truyền thống, thói quen… Trong sự phức tạp và kỳ diệu ấy của đối tượng, F. de Saussure đã phân biệt một cách rạch ròi hai hiện tượng

ngôn ngữ (langue) và lời nói/ ngôn từ (parole). Theo F. de Saussure: Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời nhau gồm cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái biểu được biểu đạt (khái niệm). Ngôn ngữ là một phương tiện của giao tiếp xã hội và là phương tiện để tư duy. “Nó vừa là một sản phẩm xã hội, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này” [217, tr. 30]. Tính chất xã hội, tính chất võ đoán là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ. Còn lời nói/ ngôn từ là: “một hành động cá nhân”. Người nói dùng ngôn ngữ theo quy phạm để biểu đạt ý nghĩa riêng của mình. Trong đó, cơ chế tâm lý – vật lý cho phép người nói thể hiện những cách kết hợp ngôn ngữ thành lời nói/ ngôn từ cụ thể.

Theo đó, có thể hiểu, khi ta nói ngôn từ tức là nói về lời nói cá nhân, gắn với chủ thể phát ngôn trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và được tổ chức một cách sinh động.

Từ mục đích nghiên cứu và đối tượng của luận án, chúng tôi thấy cần thiết có sự phân định giữa khái niệm ngôn ngữ ngôn từ:

1) Khi nói ngôn ngữ (langue) là nói đến kho từ chung với những đặc trưng tiêu biểu mặc nhiên được toàn xã hội thừa nhận; Ngôn ngữ là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng như ngữ âm, từ vựng.

2) Ngôn từ (parole) là lời nói cá nhân mang màu sắc thẩm mỹ riêng được sử dụng trong giao tiếp. Khi nói ngôn từ là nói đến cách sử dụng ngôn ngữ gắn với phong cách cá nhân. Tuy nhiên, thấm nhuần tư tưởng của các nhà ngữ

học, chúng tôi hiểu rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi mối liên hệ biện chứng của chính đối tượng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 30 - 32)