Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 99 - 105)

TỔ CHỨC VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚ

4.1.1. Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép

Trước hết, về mặt thuật ngữ, trên quan điểm của các nhà ngôn ngữ học chúng tôi cũng đồng nhất với các quan niệm sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” (Nguyễn Thiện Giáp). Tho L.X. Vưgôtxki: “Từ là một thế giới nhỏ của ý thức”. Iu. Lotman cũng chỉ ra rằng “điểm tựa” của văn bản thơ nằm ở từ. Theo Đỗ Hữu Châu, một đặc điểm của từ mà chúng ta không thể bỏ qua: “Tính sẵn có, cố định, bắt buộc”[18, tr.8]. Ngôn ngữ của bất kỳ một dân tộc nào cũng đều có một số lượng vỏ âm thanh nhất định, tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Do đó vốn từ của một ngôn ngữ dù lớn nhưng không phải là vô hạn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, sự phát triển là nhu cầu tự thân của ngôn ngữ, những vận động trong lòng ngôn ngữ (do sự thúc đẩy của xã hội) trở thành tất yếu nhằm sản sinh ra các từ phục vụ những nhu cầu giao tiếp. Ngược lại ngôn ngữ tự nhiên lại chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ văn học. Sự phát triển của văn học, sự phát triển của ngôn ngữ văn học góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ toàn dân là vấn đề đã được thừa nhận.

Sự bùng nổ của phong trào Thơ mới như một “biến thiên vĩ đại” trong lòng thế kỷ XX, “là một thể nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa”. Roland Barthes trong Độ không của lối viết đã chỉ ra rằng: “Ý nhị cổ điển là ý nhị về các mối quan hệ chứ không phải ý nhị về từ, đó là nghệ thuật biểu đạt chứ không phải nghệ thuật phát minh” [147, tr.81- 82]. Trong thơ hiện đại thì ngược lại, bên dưới một từ của thơ hiện đại “có một thứ địa chất hiện sinh”… “Nghệ thuật phát minh” hiện đại là “sự bùng nổ của từ”, “từ

là con tắc kè hoa” (J.Tynianov), nó có nhiều chức năng và biến dạng tùy theo chuỗi từ ngữ và nhịp điệu mà nó sử dụng.

Có thể thấy rõ những chuyển động đổi thay của ngôn từ Thơ mới trước hết là theo xu hướng kết ghép từ ngữ.

Cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã đưa đến việc sử dụng từ ngữ theo hướng sau: a) Lúc ban đầu là sự mô phỏng tiếng Pháp. b) Ở giai đoạn sau là sự tiếp biến linh hoạt tạo nên những kết ghép độc đáo.

Ảnh hưởng tư duy phân tích của Phương tây, các nhà thơ mới đã sử dụng cách nói cụ thể, mang đến một không khí mới trong thơ. Chỉ riêng việc sử đưa số từ vào thơ đã thấy sự khác lạ của Thơ mới. Trong thơ ca dân gian, các số từ cũng thường xuyên được sử dụng như: mười nhớ, mười thương, mười yêu,

mười lo… Chẳng hạn: “Một yêu tóc phượng xanh xanh – Hai yêu ngọc đúc nên cành tốt tươi…” hoặc “Một lo nhớ phượng, nhớ loan – Hai lo con gái đang xoan lỡ thì…” .v.v… Các số từ được liệt kê cụ thể, nhưng thực chất đó là cách nói ước lệ. Hay ở bài ca dao sau: “Chờ em đã tám hôm nay – Hôm qua là chín hôm nay là mười”, nói đến sự đợi chờ của một người đang yêu. Thời gian chờ đợi được đếm cụ thể: tám hôm, chín rồi mười. Con số được nói đến theo trình tự tăng tiến, tưởng như rất chính xác nhưng ngay sau đó có thể nhận ra, hình như có sự nhầm lẫn ở đây: “chờ em đã tám hôm nay”, thêm hôm qua là (thành) chín, cộng hôm nay nữa: “là mười”. Qua cách nói trên hai thông điệp được gửi đi: thứ nhất, chủ thể trữ tình chờ đợi người yêu đã lâu; thứ hai, sự chờ đợi mong mỏi trong nhiều ngày ấy khiến tâm trạng anh ta trở nên rối bời mà hệ quả là đã nhầm lẫn trong bài số đếm đơn giản nhất.

Trong Thơ mới, sự xuất hiện của các số từ tạo cho chính nó một sắc thái lạ. Có cách nói đã tạo thành dấu ấn riêng của nhà thơ. Ví dụ câu thơ của Xuân Diệu: “Hơn một loài hoa đã rụng cành” (Đây mùa thu tới) hay câu thơ của Vũ Hoàng Chương: “Em hãy đốt dùm anh trong mắt lửa – Chút ưu tư còn sót

ở đôi môi” (Quên)… Nguyễn Nhược Pháp lại có cách nói rất hóm hỉnh: “Nhưng có một nàng mà hai rể - Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều” (Sơn Tinh – Thủy Tinh)… Các số từ được sử dụng linh hoạt tạo nên sắc thái đặc biệt và tư duy cụ thể của các nhà thơ mới.

Cùng với việc sử dụng số từ là sự gia tăng của giới từ trong thơ. Các giới từ với, bởi, rằng, tới… xuất hiện với mật độ dày đặc mang đến cho thơ những giá trị biểu đạt mới, lời thơ trở nên gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày: “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu – Đem chi xuân đến gợi thêm sầu? – Với tôi tất

cả như vô nghĩa – Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!” (Xuân – Chế Lan Viên), “Tôi yêu bởi là tôi yêu - Cầm tay cô hỏi hỏi nhiều làm chi?” (Đến chiều - Nguyễn Đình Thư), “Anh khóc mắt anh trong mắt ấy – Để rằng: - Em

khóc với anh đây!” (Ảnh ấy - Bích Khê)… Khoảng cách thơ và đời thường dần thu hẹp. Các tiểu từ tình thái kiểu như a, ư, ô, ôi, ơi, hỡi, nhé, nhỉ…: “Vuốt ve rằng: “Nín đi con nhé! – Cha con gần về tới, - Con ôi – Nín đi

nào!” (Con nhà thất nghiệp – Hồ Văn Hảo), “Hỡi khách lạ sắp rời quê hương

cũ – Cười lên môi và buồn vẫy nơi tay” (Bến tàu – Hồ Văn Hảo), “Ơi Lệ

Thanh! Ơi Lệ Thanh! – Một giấc trưa nay lại gặp mình” (Mộng thấy Hàn Mặc Tử - Quách Tấn), “Biết không? Cô hỡi, Biết không? – Chèo cô còn quấy, sóng

lòng còn xao!” (Đẹp và thơ – Nam Trân)… Sự xuất hiện của các giới từ, số từ, tiểu từ tình thái đã phát huy tính biểu cảm trong Thơ mới, “tư duy trữ tình điệu nói mở cửa cho giọng điệu người, ngữ điệu người hiện ra một cách trực tiếp”[ 43, tr. 84].

Trong những tìm tòi sáng tạo của ngôn từ Thơ mới đáng kể nhất là việc kết ghép tạo nên những từ ngữ mới lạ, độc đáo. Những tổ hợp mới đã khoác lên sự vật, hiện tượng màu sắc mới: “Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong

mây - Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào động - Ô nàng tiên nương! – hớp

sống động: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu – Đợi gió đông về để lả lơi” (Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử)…

Kết hợp các danh từ, tính từ, động từ trong một tổ hợp, một dòng thơ, các nhà Thơ mới đã tạo nên cách diễn đạt mới: “Cậy em đan hộ tấm tình yêu” (Đan áo - Lưu Trọng Lư),Mộng nở trong lòng sắc đỏ hoe” (Mây trắng - Lưu Trọng Lư), “Này lắng nghe em khúc nhạc thơm”(Huyền diệu - Xuân Diệu)…

Hệ thống từ vựng tiếng Việt được lạ hóa. Nhiều từ ngữ vốn quen thuộc bỗng trở nên mới lạ và mang một sức biểu hiện ngoài tưởng tượng. Có những cách kết hợp từ mang đậm dấu ấn tác giả: “Tháng giêng ngon như một cặp

môi gần” (Vội vàng - Xuân Diệu), Chiều góa không em lạnh lẽo sao” (Hết ngày hết tháng – Xuân Diệu); Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách -

...- Ông lái buồn để gió lén mơn râu” (Bến My Lăng - Yến Lan)...

Tuy nhiên như nhận xét của Nguyễn Đăng Điệp: “Điều quan trọng không chỉ ở chỗ ngôn từ thơ nói được điều gì mà còn ở chỗ nó được tổ chức như thế nào”[43, tr.84], nó khiến từ ngữ không “im lặng” mà ngân vang những âm hưởng kì diệu để ta nghe được tiếng lòng nhà thơ. Trong tiếng Việt, từ láy là một trong những loại từ được nhà thơ ưa dùng để tăng màu sắc cảm xúc và âm điệu.

Từ láy: “là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (Với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”[16, tr. 41]. Căn cứ vào số lượng âm tiết có thể chia thành láy đôi, láy ba, láy tư, với các dạng phổ biến là láy hoàn toàn (xanh –> xanh xanh, đỏ -> đỏ đỏ ) và láy bộ phận còn gọi là láy âm (a –> vội vã, ua –> giãy giụa), láy vần (b -> nh:

Các nhà thơ Việt đều có ý thức sử dụng từ láy như một phương thức tiêu biểu để làm tăng giá trị biểu cảm, giá trị tạo hình và hiệu quả hòa âm của ngôn ngữ thi ca. Những nghệ sĩ lớn của dân tộc như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến… là những bậc chỉ huy tài tình điều khiển đội binh ngôn từ.

Trong thơ của các nhà thơ cổ điển, từ láy có thường mang tính gợi hình, gợi thanh mà Hồ Xuân Hương là một đại diện tiêu biểu. “Bà chúa thơ Nôm” sử dụng từ láy như một phương thức đặc thù để vẽ nên một không gian sống động với nhiều gam màu độc đáo: phau phau, hồng hồng, om om, leo lẻo…

Sự vật được hiện lên với hình dáng, kích thước, trạng thái hết sức sinh động và rất Xuân Hương: đường đi thiên thẹo, quán cheo leo, lá thu phất phơ, rêu

lún phún… Các nhà lý luận, nhà thi pháp hay bàn đến ý thức sáng tạo từ ngữ

của các nhà văn, nhà thơ, với trường hợp Hồ Xuân Hương ý thức đó bộc lộ khá rõ. Từ láy trong thơ bà mang dấu ấn riêng không dễ lẫn: hỏm hòm hom, đỏ lòm lom, phập phòm… Từ láy hỏm hòm hom được sử dụng trong bài Hang cắc cớ (“Trời đất sinh ra đá một chòm – Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom”) và bài Động Hương tích (Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm - Nứt ra một lỗ hỏm

hòm hom”) vừa diễn tả được cái vòm tròn, sâu hun hút, vừa cho thấy cả chiều

rộng lẫn chiều cao của hang động… Tuy nhiên, hệ từ láy ở thơ trung đại phần nhiều bị áp chế bởi những ước lệ cổ điển.

Ở Thơ mới, từ láy được sử dụng khá phổ biến. Kiểu từ láy hoàn toàn như: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả, gấp gấp, lớp lớp, song song, điệp điệp, thanh thanh, êm êm, chốc chốc, nặng nặng, buồn buồn… thường được sử dụng để miêu tả thiên nhiên, cảnh vật, miêu tả những sắc thái tình cảm phong phú đa dạng của con người: “Gieo thoi, gieo thoi, lại gieo thoi – Nhớ nhớ, mong

mong, mãi mãi rồi” (Nhớ - Nguyễn Bính), “Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu

láy bộ phận cũng tham gia tích cực trong sự biểu đạt của Thơ mới: “Tiếng

đưa hiu hắt bên lòng – Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn” (Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ), “Áo ta rách rưới trời không vá – Mà bốn mùa trăng

mặc vải trăng” (Lang thang – Hàn Mặc Tử)…

Thời đại Thơ mới, ảnh hưởng của kỹ thuật láy phương Tây và tư duy tương hợp các từ láy thường gắn với cảm giác cụ thể và mang màu sắc “cảm tính”. Xuân Diệu có cách sử dụng từ láy đầy gợi cảm:

Sắc hạ rung rinh bốn phía hè Hồn ai hiu hắt lá xanh tre?

Dịu dàng như có, như không có

Biển ở xa xăm gửi gió về

(Nhớ mông lung)

Nhờ cách sử dụng những từ láy trên, nỗi nhớ được mở ra bằng cả không gian (rung rinh), bằng cảm nhận của chiều sâu tâm trạng (hồn ai hiu hắt) và quả thật rất mông lung (Dịu dàng như có, như không có). Không gian không chỉ rộng mà còn vời vợi (Biển ở xa xăm gửi gió về). Ở một bài thơ khác, tâm trạng nhà thơ lại được cực tả trong nỗi buồn tương tư: “Không gì buồn bằng

những buổi chiều êm - Mà ánh sáng điều hòa cùng bóng tối - Gió lướt thướt

kéo mình qua cỏ rối – Vài miếng đêm, u uất, lẩn trong cành;” (Tương tư, chiều). Cách sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu khá độc đáo, là sự thể hiện của một tâm hồn say mê, rạo rực, sôi nổi và táo bạo luôn khát khao vô biên và tuyệt đích: lộng lẫy (“Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh”), chói lói (“Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói”)... Khác với Xuân Diệu, thế giới thơ Huy Cận trầm lắng suy tư, cách sử dụng từ láy trong thơ Huy Cận cũng mang sắc thái riêng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, dịu êm với các từ láy khá phổ biến như: rơi rơi, lơi lơi, run run, nghiêng nghiêng, dìu dịu, lững lờ, chơi vơi, man mác… Nhiều cặp từ đã trở nên rất quen thuộc nhưng qua cách kết hợp của

Huy Cận lại mang sắc thái mới: “Rơi rơi… dìu dịu rơi rơi…- Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ…” (Buồn đêm mưa), “Trơ vơ buồn lọt quán chiều – Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người” (Đẹp xưa)…

Trong giải phổ đa điệu của Thơ mới, từ láy đã góp phần hữu hình hóa tâm trạng đồng thời tạo nên âm vang đặc biệt của Thơ mới và trở thành một trong các yếu tố tích cực tham gia vào quá trình nhạc hóa Thơ mới.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)