Dịch chuyển gần hơn với ngôn ngữ đời sống

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 83 - 86)

ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚ

3.2.3. Dịch chuyển gần hơn với ngôn ngữ đời sống

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa, thơ ca Việt Nam vẫn giữ được bản sắc riêng. Mặc dù vậy không thể phủ nhận, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ đã để lại trong lòng thơ ca dân tộc những dấu ấn của thi ca phương Đông. Đó là hình thức diễn đạt của lối từ chương, thơ ngâm vịnh, thơ xướng họa... cùng với lối dùng điển cố mang đậm màu sắc bác học. Thơ luôn có một khoảng cách nhất định với đời thường. Thời trung đại, ngôn từ phi chính thống đã bước vào thi đàn qua sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Tuy nhiên phải đến khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, tư duy của các nhà thơ Việt Nam mới thực sự đổi mới.

Trong tiểu luận về Théophile Gautier, Baudelaire viết: “Trong từ, trong ngôn từ có cái gì thiêng liêng không cho phép chúng ta làm thành một trò chơi của sự ngẫu nhiên. Sử dụng tài tình một ngôn ngữ chính là thực hành một thứ ảo thuật gợi cảm”[207, tr. 26]. Ý kiến của Baudelaire gợi mở một cách ứng xử mới với ngôn ngữ mà sau này các nhà hậu hiện đại gọi đó là trò chơi ngôn ngữ. Trò chơi ngôn từ theo cách diễn đạt của Baudelaire, khác với tính chất trò chơi thuần túy. Đó là sự “thực hành một thứ ảo thuật gợi cảm”, là làm “xiếc” với ngôn từ. Sau Baudelaire, Mallmarmé cũng ý thức về sự sáng tạo ngôn từ nhưng cụ thể hơn. Trong bài Ngôi mộ của Edgar Poe (Tombeau d`Edgar Poe), một câu thơ của Mallmarmé đã trở thành nổi tiếng: “Cho những từ của đám đông một ý nghĩa thuần khiết hơn”. Có thể hiểu về “những từ của đám đông” ấy chính là ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ đời sống. Thơ cũng dùng những từ vựng của đời sống hàng ngày. Nhưng thơ không chấp nhận các từ theo nghĩa thông thường, nghĩa của từ điển mà “thuần khiết hơn” mang “tính thơ” hơn. Tiếp nhận tư tưởng trên các nhà thơ mới đã tiến hành một cuộc dịch chuyển văn chương lớn đưa những yếu tố

từng bị xem là “ngoại vi” văn chương vào “trung tâm”. Xu hướng đời thường hóa ngôn ngữ thơ trở thành một nhu cầu bức thiết nhằm biểu đạt tối ưu những cảm xúc cá nhân, đưa thơ gần với đời sống và thu hẹp khoảng cách giữa thơ với với đời thường, giữa thơ và công chúng. Ngôn ngữ đời thường đi vào thơ một cách tự nhiên. Lời thơ như lời nói thường: “Người ta đi hóng mát chiều hương/ Nhiều quá. Tôi đi gặp giữa đường”(Nơi chiều - Tường Đông), “Tần ngần, mộng cũ triền miên…/ Muốn kêu một tiếng… Có quyền chi đâu!” (Bên cầu tái sinh - Việt Châu) “Lạ quá! Làm sao tôi cứ buồn – Làm sao tôi cứ khổ luôn luôn?”(Vâng – Nguyễn Bính)... Trong nhiều bài thơ các tác giả sử dụng cách nói rất khẩu ngữ: “Đêm nay lại giống đêm nào – Nhấp xong chung rượu buồn vào đến gan”(Say chết đêm nay

- Hàn Mặc Tử),“Quanh quẩn mãi… Trông ra ngày sắp ngả - Lần cuối cùng, nhất định bước ra đường” (Chủ nhật – Tế Hanh), “Đường không dài; người tránh để thêm xa… - Gặp ngay đi! Đời may rủi lắm mà”(Cầu khẩn – Huy Cận)...

Khác với thơ trữ tình cổ điển, Thơ mới không bị câu thúc bởi niêm luật, không hướng tới sự giáo huấn. Vì vậy, bài thơ cũng không nhất thiết phải thánh thót, trầm bổng theo kiểu ngâm vịnh, xướng họa… Sự phát triển của Thơ mới chính là bước cải tạo hết sức quan trọng trong việc mở rộng phạm vi cái biểu đạt, làm phong phú thơ bằng ngữ điệu nói. Tiếp nối nguồn mạch từ thơ ca trữ tình truyền thống, hơi thở của đời sống thường nhật đã tràn vào thơ. Ta gặp trong Thơ mới cách nói quen thuộc của người dân quê. Ví dụ trong bài Giối giăng của Nguyễn Bính tính chất khẩu ngữ thể hiện rất rõ:

- Sum họp đôi ta chốc bấy lâu

Tình tôi với mợ tưởng cùng nhau Trăm năm đầu bạc duyên còn thắm

Tôi có ngờ đâu đến thế đâu!

Bên cạnh đó nhiều bài Thơ mới mang bóng dáng của lời đối thoại. Ví dụ

Mỗi khổ như một bài thơ tứ tuyệt, nhưng lại mang đậm sắc thái điệu nói. Biểu hiện hình thức của điệu nói bộc lộ rõ rệt:

Hoa lá cùng bay, bướm lượn qua Người tiên biến mất – Khách trông ra: Mặt hồ nước phẳng nghiêm như giận

-Một ánh hương tan, khói tỏa mờ

Đặc biệt ở dòng thứ hai của đoạn thơ xuất hiện dấu gạch ngang (-) chia câu thơ thành hai vế đối lập giữa người tiên khách, đó cũng là khoảng cách giữa đời và mộng. Câu thơ xô lệch, mất đi vẻ trang trọng vốn có của thơ bảy chữ điệu ngâm, gia tăng chất điệu nói.

Hiện tượng lời trần thuật cũng xuất hiện với mật độ dày đặc trong thơ. Ví dụ: “Có một bận em ngồi xa anh quá/ Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn/ Em xích gần thêm, một chút: anh hờn/ Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa/ Anh sắp giận. Em mỉm cười, vội vã/ Đến kề anh, và mơn trớn: “em đây!”” (Xa cách - Xuân Diệu)... Những câu mệnh lệnh, những câu cảm thán, những câu hỏi tràn ngập trong thơ:

-Hững hờ là thói thuyền quyên Si tình thay! lũ thiếu niên giang hồ!

(Trường tình – Tchya-Đái Đức Tuấn) -Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ

Có giống như mình lưu luyến chăng?

(Tương biệt dạ - Huyền Kiêu) -Chiều nay mở cửa ra trông

Thấy làng đâu?- chỉ thấy lòng mà thôi

(Nhớ làng - Yến Lan)

Thơ mới đã góp phần căn bản cải tạo thơ tiếng Việt, từ thơ “trữ tình của vũ trụ sang thơ con người, chuyển tâm thế sáng tạo từ ý hình sang lời, giọng

điệu” [155, tr. 237]. Ở một khía cạnh khác, ngôn từ Thơ mới chính là phương diện thể hiện đậm nét dấu ấn dân tộc. Điều đáng nói là ngay cả những nhà thơ khi đã khoác bộ “y phục” tân kỳ của phương Tây hiện đại vẫn giữ được “cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam” [172, tr.105].

Hệ quả là câu thơ Thơ mới mang đậm giọng điệu nói, góp phần “tạo dáng” lại cho thơ (mà đặc sắc của nó được thể hiện trong tổ chức văn bản nghệ thuật Thơ mới).Thơ mới đã mở ra một không gian hoàn toàn mới mẻ cho thơ trữ tình Việt Nam. Bài thơ thoát khỏi sự ràng buộc của thơ Trung Hoa để trở thành thơ trữ tình thuần Việt.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)