Xu hướng nới lỏng cú pháp câu thơ Đường luật

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 120 - 123)

TỔ CHỨC VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚ

4.2.2. Xu hướng nới lỏng cú pháp câu thơ Đường luật

Câu thơ Đường luật được ví như bình pha lê cổ kính trong suốt (Nguyễn Đình Thi), mực thước, đoan trang (Nguyễn Đăng Điệp) coi đăng đối như sự bất di bất dịch. Ảnh hưởng đó thẫm đẫm trong hàng ngàn năm của thơ trung đại Việt Nam. Dù muốn hay không, không thể phủ nhận thi pháp trung đại đã đi suốt chiều dài lịch sử thơ Việt và chiếm địa vị độc tôn cho đến đầu thế kỷ XX. Trong phong trào Thơ mới nhiều nhà thơ vẫn có ý thức kế thừa thi luật cổ Trung Hoa. Có những bài Thơ mới thất ngôn chuẩn mà rất ngọt ngào. Chẳng hạn bài Dựng của Vũ Hoàng Chương:

Đàn rưng rưng lệ/ phách dồn mưa Tiếng hát tàn rơi /hận thuở xưa,

Bụi nhuốm Thiên Thai/ nhòa hứng rượu; Đời sau say giúp/ mấy cho vừa!

Cô đơn,/ men đắng sầu trăng bến Đất trích Tầm Dương/ quạnh tiễn đưa Nhịp đổ càng mau/ nghe riu riu

Tê rời tay ngọc lúc buông thưa

Trong sự kế thừa ấy, các nhà thơ luôn bộc lộ ý thức cách tân. Vì vậy các phá cách sẽ xuất hiện ngay trong khuôn khổ Đường thi, đồng thời với nó là sự tạo sinh của những cú pháp mới:

Người say muôn thuở/ ghé qua chơi, Nhựa níu,/ men chào,/ tóc lả lơi, Trau chuốt,/ ân cần.../ thôi uổng quá! Dợ phàm đâu buộc/ cánh chơi vơi

Cuộc đi:/ khói,/ rượu,/ thơ,/ tình,/ mộng, Ăm ắp đầy then,/ chẳng mượn đời,

Hứng sẵn,/ neo thuyền ghi chút cảm, Buông về Cao Rộng/ mấy trùng khơi.

(Ghé bến trần gian – Vũ Hoàng Chương) Bài thơ với tám câu, bảy chữ nhưng biến ảo diệu kỳ, bước nhịp liên tục thay đổi diễn tả những cung bậc tình cảm của chủ thể trữ tình – người say: 4/3 – 2/2/3 – 2/2/3 – 2/2/3 – 2/1/1/1/1/1 – 4/3 – 2/5 – 4/3. Thêm vào đó là sự xuất hiện của các dấu giọng: dấu hai chấm (:), dấu ba chấm (...), dấu chấm than (dấu chấm cảm !) khiến lời thơ mang đậm ngữ điệu nói. Nếu thơ cổ điển quan niệm “ý kị lộ”, “ý tại ngôn ngoại”, thì các nhà thơ mới nói chung, Vũ Hoàng Chương nói riêng lại thường bộc lộ một cách trực tiếp suy nghĩ, tình cảm (Hứng sẵn, neo thuyền ghi chút cảm). Nhịp điệu của câu thơ là nhịp điệu của của cảm xúc (Người say muôn thuở/ ghé qua chơi - Nhựa níu,/ men chào,/ tóc lả lơi).

Bên cạnh ý thức kế thừa, các nhà thơ mới đã sáng tạo ngay trên thể thơ khó tính này. Khảo sát những bài thơ viết theo thể Đường luật (các bài thơ thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt) dễ dàng nhận thấy mô hình câu thơ thay đổi. Cú pháp thơ trung đại thường chặt chẽ, mỗi câu thơ thường trùng với một dòng thơ hoặc một liên với hai dòng thơ. Mỗi câu là một cấu trúc độc lập cho dù yếu tố thành phần có lỏng lẻo. Thơ mới mạnh dạn thể nghiệm lối ngắt câu giữa dòng, phá vỡ tính đơn điệu do sự trùng khít của dòng và câu trong thơ thất ngôn bát cú truyền thống: “Chí to. Phận mỏng. Trời! ai oán/ Bút tủi, hồn mê. Ngán! cảm hoài” (Khóc bạn Lê Thanh - Vân Đài); Câu thơ thất ngôn mới mang dáng dấp của câu văn xuôi với đầy đủ các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ: “Ngày xưa, khi rừng mây u ám - Sông núi còn vang um tiếng thần - Con vua Hùng Vương thứ mười tám - Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần - Tóc xanh viền má hây hây đỏ - Miệng nàng bé thắm như san hô - Tay ngà trắng nõn, hai chưn nhỏ - Mê nàng bao nhiêu người làm thơ” (Sơn Tinh Thủy tinh – Nguyễn Nhược Pháp); 3) Lối dùng dấu câu ngăn cách liên tiếp những thành phần cùng loại tạo

tiết tấu miêu tả, kể chuyện nhanh, khỏe theo ngữ điệu nói, câu thơ ngắt nhịp linh hoạt: “Mộng trắng phau phau, vót cung nga/ Xuân Hương! người ngọc, máu say ngà!/ Nhấn dây tơ loạn, – buồn lơi lả/ Đờn phất hương trăng, nảy điệu ra…” (Mộng - Bích Khê)…

Trong biểu hiện sinh động của câu thơ thất ngôn mới có thể thấy Thơ mới đã thoát khỏi âm điệu thơ thất ngôn điệu ngâm quen thuộc, chuyển sang

thơ bảy chữ điệu nói diễn đạt tình ý mạch lạc đầy chất phóng túng, mới mẻ, hiện đại. Theo khảo sát của chúng tôi, trong tổng số 475 bài thơ bảy chữ của

Thơ mới [194], kết quả như sau:

Bảng 3: Các thể thơ bảy chữ trong Thơ mới Thơ bảy chữ Loại Bốn dòng bảy chữ (Thất ngôn tứ tuyệt) Tám dòng bảy chữ (Thất ngôn bát cú ) Từ tám dòng trở lên (Thơ bảy chữ mới)

Bài 47 66 362

Tỉ lệ 9.89% 13.89% 76.2%

Những con số này tự nó đã nói lên sự cách tân mạnh mẽ của Thơ mới. Không thỏa mãn trong những khuôn hình cũ, trên cơ sở truyền thống, các nhà Thơ mới đã nới lỏng câu thơ Đường luật. Cùng với sự gia tăng của số câu thơ trong bài các thể thức của thơ bảy chữ cũng thay đổi.

Như vậy có thể nói, Thơ mới đã kế thừa thơ cổ điển theo hướng cách tân. Ở một khía cạnh nào đó cũng phải nhận thấy, nếu có lúc nhà thơ mới “bài cổ” cũng là với ý thức đổi mới. Song như bất kỳ một nghệ sĩ tài hoa thông minh nào họ cũng chú trọng học cổ (nhưng không tập cổ).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)