iiỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ NGUYỄN NGỌC THANH THÁI Hội đồng chấm luận văn:... Thí nghiệm tiến hành trên 12 con chó có trọng lượng từ 8
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC THANH THÁI
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT
CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 11/2011
Trang 2i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC THANH THÁI
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT
CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ
Trang 3ii
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT
CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ
NGUYỄN NGỌC THANH THÁI
Hội đồng chấm luận văn:
Trang 4Nơi sinh: xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Họ và tên cha: NGUYỄN NGỌC THANH
Họ và tên mẹ: NGUYỄN THỊ KHUYẾN
- Năm 2005 – 2008 nhân viên kinh doanh công ty LD - Bio Pharmachemie
- Năm 2009: học viên cao học khóa Cao học ngành Thú Y tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: vợ Nguyễn Thị Hồng Xuân, kết hôn năm 2009
Địa chỉ liên lạc: 149 đường 10, Phường Phước Bình, Quận 9, Tp.HCM Điện thoại: 0909-833-665
Email: thaivet80@gmail.com
Trang 6v
LỜI CẢM ƠN
Xin tri ân giáo viên hướng dẫn:
TS LÊ QUANG THÔNG và PGS.TS LÊ VĂN THỌ
Đã hết lòng tận tình dìu dắt, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn Bệnh Viện thú y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và
Cô Trịnh Thị Cẩm Vân (Phòng Khám Thú Y Chợ Lớn) đã giúp đỡ trang thiết bị cho tôi Cả quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn nghiên cứu
Cảm ơn cô Vũ Ngọc Yến và các em sinh viên Bùi Duy Phương, Hồ Ngọc Linh trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Cảm ơn cha mẹ, vợ và anh chị em đã động viên và chia sẻ khó khăn với tôi
Trang 7Thí nghiệm tiến hành trên 12 con chó có trọng lượng từ 8 – 10 kg, chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 6 con được tạo gãy thân xương đùi, sau đó cố định bằng phương pháp đinh xuyên tủy và nẹp vít Kết quả đạt được như sau:
Phương pháp đinh xuyên tủy có thời gian phẫu thuật và thời gian lành da nhanh hơn so với phương pháp nẹp vít Tuy nhiên đối với thời gian lành xương khi đánh giá bằng phim X-quang qua các thời điểm 7, 14, 30, 60 và 90 ngày sau khi phẫu thuật, cho thấy tiến trình lành xương của phương pháp đinh xuyên tủy chậm hơn so với phương pháp nẹp vít 7 ngày sau phẫu thuật cố định xương, hai bờ vết gãy mờ dần không còn sắc nét, lúc 14 ngày thì sẹo xương đã bắt đầu được hình thành từ vỏ xương Ở 30 ngày đối với hai phương pháp cố định xương thì vết gãy
đã biến mất hoàn toàn Sẹo xương tạo ra nhiều thành khối quanh vết gãy và kiểm tra vào lúc 90 ngày cho thấy quá trình lành xương được hoàn tất Thời gian thú đi lại được của phương pháp đinh xuyên tủy chậm hơn so với phương pháp nẹp vít Đánh giá tình trạng đau sau phẫu thuật bằng phương pháp Glasgow cho thấy với đinh xuyên tủy thú có biểu hiện đau nhiều hơn so với phương pháp nẹp vít Cả hai phương pháp cố định xương đều không làm ảnh hưởng đến nhịp tim và tần số hô hấp sau khi phẫu thật Chi phí để thực hiện ca phẫu thuật nẹp vít cao hơn so với phương pháp đinh xuyên tủy
Nhìn chung phương pháp nẹp vít mặc dù có chi phí cao hơn, thời gian lành
da và thời gian phẫu thuật lâu hơn, nhưng ưu điểm là phương pháp giúp ổn định xương gãy rất tốt, thời gian lành xương nhanh, thú có thể đi lại sớm và phục hồi nhanh hơn
Trang 8The operation duration and the wound healing duration of IM technique were shorter than those of plate-screw technique However, when we assessed bone healing by radiographic at 7, 14, 30, 60 and 90 days after surgery, we found that the bone healing process of IM method were slower than plate-screw method The edges of the fracture become less defined and sharp at 7 days, the periosteal callus were developed first on day 14th At 30 days fracture line has completely disappeared, bony callus were created more around the fracture site The bone healing process was completed at 90 days after surgery The dogs of IM group needed more time to be able to walk than plate-screw group The Glasgow Composite Measure Pain Scale (CMPS) for dogs after surgery showed that the pain scores of IM were higher than those of plate-screw techniques Both methods did not influence to body temperature, heart rate and respiratory frequency after surgery IM fixation was much less expensive than plate-screw fixation
Generally, although plate - screw techniques were more expensive, longer duration for wound healing and for surgery than IM techniques, but that is the helpful method to have the potential to restore rigid stability to the remodeling, dogs could be return early to full function of their injured limb
Trang 9MỤC LỤC
« Trang
TRANG CHUẨN Y ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM ƠN v
TÓM TẮT vi
SUMMARY vii
MỤC LỤC viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH xii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu 2
3 Yêu cầu 2
1 TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ XƯƠNG CHÓ 3
1.1.1 Chức năng của xương 3
1.1.2 Phân loại xương 4
1.1.3 Cấu tạo của xương 4
1.1.4 Cấu trúc của một xương dài 5
1.1.5 Sự phát triển của xương 6
1.1.6 Máu cung cấp cho xương 7
1.2 NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 8
1.2.1 Nguyên nhân gãy xương 8
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương 9
1.2.2.1 Chế độ dinh dưỡng 9
1.2.2.2 Tuổi của thú và giống 9
1.2.2.3 Chế độ chăm sóc và cách nuôi dưỡng 10
1.3 PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG 10
1.3.1 Vị trí cơ thể học, hình thái gãy xương 10
1.3.1.1 Vị trí cơ thể học 10
1.3.1.2 Hình thái học 12
1.3.2 Phân loại dựa trên tổn thương bên ngoài da 13
1.4 CHẨN ĐOÁN VÀ DẤU HIỆU LÂM SÀNG 14
1.4.1 Chẩn đoán 14
Trang 101.4.2 Dấu hiệu lâm sàng 15
1.4.3 Chẩn đoán phi lâm sàng 15
1.5.1 Điều trị không phẫu thuật 16
1.5.2 Điều trị bằng phẫu thuật 18
1.6 CÁC LOẠI DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU ĐỂ CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY 20
1.6.1 Băng và nẹp 20
1.6.2 Các loại vít cố định xương gãy 21
1.6.3 Nẹp xương 21
1.6.4 Đinh xuyên tủy 23
1.6.5 Chỉ kim loại 23
1.7 CÁC TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG, KHỚP Ở CHI TRƯỚC VÀ SAU 24
1.7.1 Gãy xương quay và xương trụ 24
1.7.2 Gãy xương cánh tay 24
1.7.3 Gãy xương đùi 25
1.7.3.1 Gãy thân xương đùi 25
1.7.3.2 Gãy đầu dưới xương đùi 26
1.7.3.3 Gãy đầu xương đùi 27
1.7.4 Gãy xương ống quyển và xương trâm cài 27
1.7.5 Gãy bàn chân và ngón chân 28
1.8 QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG GÃY 29
1.8.1 Giai đoạn viêm 29
1.8.2 Giai đoạn sửa chữa 30
1.8.3 Giai đoạn tái tạo và trưởng thành 31
1.9 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 33
1.9.1 Công trình nghiên cứu trong nước 33
1.9.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước 33
1.9.3 Nhận xét 36
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 37
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng khảo sát 37
2.1.1 Địa điểm và thời gian khảo sát 37
2.1.2 Đối tượng khảo sát 37
2.2 Phương tiện khảo sát 37
2.2.1 Vật liệu 37
2.2.2 Dụng cụ 37
2.2.3 Thuốc thú y và hóa chất 38
2.3 Nội dung nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 38
2.3.1 Nội dung nghiên cứu 38
2.3.2 Bố trí thí nghiệm 39
Trang 11x
2.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 39
2.4.1 Chỉ tiêu theo dõi 39
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.2.1 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật 40
2.4.2.2 Phương pháp phẫu thuật 40
2.4.2.3 Chăm sóc hậu phẫu 46
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 49
3.1 Thời gian phẫu thuật 49
3.2 Thời gian lành da 51
3.3 Thời gian lành xương 53
3.4 Thời gian đi lại được của chó sau phẫu thuật 59
3.5 Biến chứng trong và sau khi phẫu thuật 60
3.5.1 Biến chứng trong phẫu thuật 60
3.5.2 Biến chứng sau phẫu thuật 61
3.6 Đánh giá tình trạng đau của thú sau phẫu thuật 62
3.7 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý 63
3.8 Chi phí ca phẫu thuật 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 73
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Bảng phân loại gãy xương hở 14
Bảng 1.2 Phân phân loại vít và mũi khoan dùng cố định 21
Bảng 1.3 Kích thước nẹp dựa theo trọng lượng của chó 23
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 39
Bảng 3.1 Thời gian phẫu thuật 50
Bảng 3.2 Thời gian lành da của hai phương pháp cố định gãy xương đùi 52
Bảng 3.3 Thời gian đi lại của thú 60
Bảng 3.4 Biến chứng trong khi phẫu thuật 60
Bảng 3.5 Biến chứng sau phẫu thuật 61
Bảng 3.6 Chi phí ca phẫu thuật 66
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cấu tạo cơ thể học bộ xương chó 3
Hình 1.2 Cấu tạo của xương dài 5
Hình 1.3 Mạch máu cung cấp cho xương 8
Hình 1.5 Phân loại gãy trên xương dài 12
Hình 1.6 Các dạng gãy của xương dài 13
Hình 1.7 Dạng gãy kín (a) và dạng gãy hở (b) 13
Hình 1.8 Phân loại gãy xương hở 14
Hình 1.9 Phương pháp băng Robert Jones 16
Hình 1.10 Vị trí bó bột tùy theo điểm gãy xương 17
Hình 1.11 Kỹ thuật cố định đinh xuyên tuỷ 18
Hình 1.12 Kỹ thuật cố định đinh nẹp vít 19
Hình 1.13 Kỹ thuật cố định ngoài 20
Hình 1.14 Nẹp cắt 22
Hình 2.15 Nẹp thiết kế theo yêu cầu 22
Hình 1.16 Hai cách cố định xương gãy bằng nẹp vít 24
Hình 1.17 Cách tiếp cận vết thương 25
Hình 1.18 Gãy ngang thân xương đùi được cố định đinh xuyên tủy và nẹp vít 25
Hình 1.19 Cách cố định bằng vít và đinh đầu xương đùi 26
Hình 1.20 Cách cố định dùng đinh và chỉ kim loại ở đầu xương đùi 27
Hình 1.21 Các giai đoạn hồi phục xương gãy 29
Hình 1.22 Quá trình lành xương 32
Hình 2.1 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật 40
Hình 2.2 Các bước tạo ổ gãy thân xương đùi 41
Hình 2.3 Các bước thực hiện cố định xương gãy bằng kỹ thuật đinh xuyên tủy 43
Hình 2.5 Thú sau khi được băng Robert Jones với nẹp và khung Thomas 46
Hình 3.2 Kết quả X-quang lúc 7 ngày sau khi phẫu thuật 54
Hình 3.3 Kết quả X-quang lúc 14 ngày sau khi phẫu thuật 55
Hình 3.5 Kết quả X-quang lúc 60 ngày sau khi phẫu thuật 57
Hình 3.6 Kết quả X-quang lúc 90 ngày sau khi phẫu thuật 58
Trang 14DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Sự lành xương được đánh giá qua các giai đoạn 54
Biểu đồ 3.2 Đánh giá tình trạng đau của thú theo phương pháp Glasgow 63
Biểu đồ 3.3 Thân nhiệt trung bình hằng ngày của hai nhóm thú thí nghiệm 64
Bểu đồ 3.4 Nhịp tim trung bình hằng ngày của hai nhóm thú thí nghiệm 64
Biểu đồ 3.4 Tần số hô hấp trung bình hằng ngày của hai nhóm thú thí nghiệm 64
.}
Trang 15ca được điều trị ngoại khoa, trong đó có 16 trường hợp bị gãy xương, chiếm tỉ lệ 3,52 %
Ở các nước ngành chấn thương chỉnh hình trên thú đã có từ lâu Bác sỹ phẫu thuật Jean Andre Venel, người được xem như là cha đẻ của ngành chấn thương chỉnh hình, thành lập viện chấn thương chỉnh hình đầu tiên vào năm 1780 Đến năm
1851 bác sĩ phẫu thuật Hà Lan Antonius Mathysen phát minh bó bột thạch cao paris Ngoài ra còn có nhiều phát minh để điều trị gãy xương trong thời gian chiến tranh thứ I nổi bật là đinh xuyên tuỷ của bác sỹ Gerhard Kuntscher
Đầu năm 1920 ngành chấn thương chỉnh hình trên thú y được thành lập Dibbell (1931), lần đầu tiên ứng dụng nẹp nhỏ cố định gãy xương đùi cho chó Đến năm 1933 Schroeder chế tạo nẹp Schroeder-Thomas dùng cho động vật bị gãy xương Năm 1950, Jenny giới thiệu đinh Kuntscher để cố định xương gãy cho chó Năm 1952, Carney giới thiệu một số kỹ thuật cố định xương gãy trên chó Cuối thập niên 1960 dùng nẹp cố định bên trong được sử dụng phổ biến bởi hiệp hội chấn thương chỉnh hình thế giới (Arbeitsgemeinschaft für Osteosynthese: AO) và cho kết quả rất tốt Hiện nay ở các nước ngành chấn thương chỉnh hình thú y rất phát triển Nhiều hiệp hội được thành lập và các hệ thống cung cấp thiết bị chuyên về chấn thương chỉnh hình cho thú Các thiết bị điều trị xương gãy cho thú y ngày càng tinh
Trang 16sự hướng dẫn của TS Lê Quang Thông và PGS TS Lê Văn Thọ chúng tôi thực
hiện đề tài “Ứng dụng kỹ thuật đinh xuyên tuỷ và nẹp vít cố định gãy xương đùi trên chó”.
Trang 173
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ XƯƠNG CHÓ
Hình 1.1 Cấu tạo cơ thể học bộ xương chó (Nguồn: Edwards, 2010)
Bộ xương của thú là khung sườn cấu tạo từ sự kết hợp giữa các xương riêng
lẻ, giúp cho thú có hình dạng, kích thước khác biệt Sự hiện diện của bộ xương là đặc điểm chính thể hiện cho loài động vật xương sống
1.1.1 Chức năng của xương
Theo Phan Quang Bá (2009), các xương trong cơ thể có nhiệm vụ sau đây:
- Tạo thành bộ khung và các xoang che chở cho các cơ quan quan trọng cho
sự sống, cũng như các cơ quan dễ bị tổn thương là não, tủy sống, cơ quan bộ máy tuần hoàn và bộ máy hô hấp
- Nhờ vào vai trò các phần tử rắn chắc của xương, với sự hỗ trợ của các cơ tác động theo nguyên lý đòn bẩy, giúp cho thú có khả năng vận động và gia tăng
Trang 184
kích thước cơ thể Giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ chất khoáng, can-xi, phốt-pho cho cơ thể Tủy xương tham gia vào việc tạo huyết
1.1.2 Phân loại xương
Theo Phan Quang Bá (2009), cấu tạo cơ thể của bộ xương của thú gồm các
loại xương là xương dài (long bones), xương ngắn (short bones), xương hạt vừng (sesamoid bones), xương dẹp (flat bones) và xương đa dạng (irregular bones) Xương dài, xương ngắn và xương hạt vừng thường ở các chi của thú giúp thú chuyển động thuận lợi, còn lại là các xương dẹp giúp tạo hình dạng cho thú và bảo
vệ các cơ quan
1.1.3 Cấu tạo của xương
Theo Phan Quang Bá (2009), nếu cắt dọc hay cắt ngang của một xương nói chung gồm có các thành phần sau đây:
Ngoài cùng là màng bao mỏng gọi là ngoại cốt mạc (periosteum) Kế tiếp là
mô xương, có 2 loại là mô xương đặc (compact bone) và mô xương xốp (spongy bone) Trong cùng là xoang tủy (medullary cavity) chỉ hiện diện trên xương dài
Mô xương đặc: là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp xếp thành
từng lớp mỏng gọi là phiến xương (lamelles osseuses) Các phiến xương này bao quanh các hệ thống ống rất nhỏ, chạy theo chiều dài xương gọi là ống Havers Trong ống chứa các mạch máu và thần kinh rất nhỏ Có các ống ngang nối các ống Havers với nhau gọi là ống Volkmann Mô xương đặc hiện diện ở bên ngoài của tất
cả các loại xương
Mô xương xốp: gồm các ống Havers và ống Volkmann không chạy dọc, chạy
ngang nữa mà chúng kết hợp với nhau và tăng sinh số lượng rất nhiều, làm cho xương có nhiều hốc nhỏ, do đó xương có độ xốp Mô xương xốp hiện diện ở lớp bên dưới của đầu tận cùng xương dài, và toàn bộ bên trong hầu hết các xương khác ngoại trừ xương sọ và đai chậu
Mô xương đặc hay xương xốp thực ra chỉ là có cấu trúc sắp xếp chất xương khác nhau, nhưng về thành phần cấu tạo là một
Trang 195
Tủy xương: là một chất dịch lỏng nằm trong xoang tủy hoặc trong các hốc
của mô xương xốp, chứa nhiều chất béo
1.1.4 Cấu trúc của một xương dài
Hình 1.2 Cấu tạo của xương dài (Nguồn: Behari, 2009)
Cấu tạo của xương dài gồm các phần: đầu xương tăng trưởng (epiphysis), đĩa sụn (epiphyseal cartilage hoặc plate), hành xương (metaphysis) và thân xương (diaphysis)
Sụn tăng trưởng ở đầu xương giúp cho xương tăng trưởng trong giai đoạn phát triển và tăng đường kính của xương dài Vào giai đoạn trưởng thành sụn không phát triển nữa mà chỉ tham gia trong giai đoạn lành xương gãy
Hành xương và xương sụn được ngăn cách bởi mô sụn dày gọi là đĩa sinh trưởng, đây là nơi mà mạch máu thâm nhập vào cung cấp dinh dưỡng theo dạng ma trận Vỏ xương và thớ xương có dạng lá mỏng và được bao bọc bởi các sợi collagen
và khoáng
Thân xương tồn tại gồm 2 thành phần chính là vỏ xương và thớ xương, trong
đó thớ xương nhiều hơn vỏ xương, nhất là ở đoạn cuối của xương Các thớ xương
Trang 20- Kế tiếp là lớp mô xương đặc rất dày ở thân, mỏng dần 2 đầu xương Riêng
ở 2 đầu xương, mô xương đặc biến mất, chỉ còn hiện diện của mô xương xốp Trong cùng là xoang tủy chứa tủy xương
- Sụn khớp bao bọc cuối của xương dài, giữa hai khớp chứa dịch khớp được bao bọc bởi lớp màng gọi bao dịch khớp Chất dịch được tiết ra bởi tế bào trên sụn khớp
Trên xương ngắn, xương dẹp và xương đa dạng: bên ngoài là lớp ngoại cốt mạc ngoại trừ các đầu khớp, kế tiếp là một lớp mô xương đặc rất mỏng Phần lớn
bên trong của xương là mô xương xốp
1.1.5 Sự phát triển của xương
Phần lớn xương được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: đầu tiên hình thành màng rồi chuyển thành sụn, cuối cùng thành xương Bộ xương phát triển từ trung mô
Trong giai đoạn đầu, bộ xương của phôi gồm một dây sống, ở một số động vật có xương cấp thấp, dây sống tồn tại suốt đời, sau đó xung quanh dây sống xuất hiện nhu mô và về sau biến thành cột sống Cũng cùng thời điểm này, chất nhu mô được xuất hiện ở nhiều nơi khác trong phôi để tạo nên bộ xương nguyên thủy gọi là màng xương Kế tiếp là sụn hóa cốt chuyển thành xương
Cốt hóa là quá trình sụn được hủy hoại và mô xương được thay thế, trong xương nguyên thủy, xuất hiện nhiều điểm cốt hóa Các điểm này lan dần ra và thay thế cho sụn
Trong các xương dài, hai đầu xương còn tồn tại một lớp sụn trong một thời gian khá dài gọi là sụn tiếp hợp đầu xương Các tế bào mô sụn này còn giữ khả năng sinh sản trong một thời gian, sau đó sẽ bị thay thế dần bởi mô xương, sụn tiếp
Trang 217
hợp biến mất hoàn toàn khi thú trưởng thành, khi đó xương hoàn toàn ngưng phát triển theo chiều dày nhờ lớp ngoại cốt mạc và cũng chấm dứt khi thú trưởng thành Các xương hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn gọi là sự hình thành xương thứ cấp
1.1.6 Máu cung cấp cho xương
Theo Denny (2000), ở xương dài động vật trưởng thành có 3 hệ thống mạch cung cấp máu cho xương Hệ thống mạch hướng vào, hướng ra và hệ thống mạch trung tâm giữa xương
Hệ thống mạch hướng vào có ba nguồn chính:
Đầu tiên là động mạch cung cấp dưỡng chất chính đi xuyên qua vỏ xương phân chia thành nhánh động mạch tủy xương hướng lên và hướng xuống Sau đó phân chia thành những nhánh nhỏ hơn để cung cấp máu cho bề mặt màng xương ở thân xương
Nguồn thứ hai là những động mạch hành xương được gia tăng số lượng và tạo thành vòng bao quanh ở đoạn cuối mỗi hành xương, chúng đi vào bên trong xương từ mọi hướng nối các mạch máu ở tủy xương Bình thường thì những động mạch hành xương không cung cấp dưỡng chất cho thân xương, nhưng trong trường hợp tủy xương bị tổn thương thì chúng sẽ đóng vai trò thay thế trong việc cung cấp dưỡng chất cho thân xương
Nguồn thứ ba là mạch máu màng xương cung cấp từ 1/3 đến ¼ cho vỏ xương, những nơi không có mô mềm gắn với vỏ xương, màng xương trở nên mỏng Khi tủy xương bị tổn thương, mạch máu màng xương chỉ có thể thay thế chức năng của động mạch hành xương chứ không thể thay thế động mạch chính cung cấp máu cho thân xương
Hệ thống mạch hướng ra là những tĩnh mạch, cho phép dẫn lưu máu trong xương, là nơi mang chất thải của máu từ xương và các nguồn của hệ mạch hành xương và tủy xương
Hệ thống mạch trung tâm sẽ liên kết mạch hướng vào và hướng ra, ở xương xốp thì có có hệ mạch nằm giữa các dãi bao quanh vỏ xương
Trang 228
Đối với động vật chưa trưởng thành hệ máu khác biệt là hệ mạch không đi qua đoạn sinh trưởng của xương, đầu xương, hành xương mà nhận máu cung cấp riêng lẻ, bề mặt của khớp bao bọc các mao mạch
Hình 1.3 Mạch máu cung cấp cho xương (Nguồn: Denny, 2000)
1.2 NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
1.2.1 Nguyên nhân gãy xương
Theo Charles (1985), và Piermattei (2006), các nguyên nhân gây gãy xương bao gồm các nguyên nhân từ bên ngoài và các nguyên nhân từ bên trong
Các nguyên nhân từ bên ngoài là những chấn thương do lực trực tiếp tác động lên thú nhỏ thường rất phổ biến, thường do tai nạn xe tông, rơi từ trên cao, súng bắn Theo thống kê thì 75-80% những trường hợp gãy xương là do tai nạn xe hơi và các phương tiện giao thông khác Số lượng và hướng lực tác động thường khác nhau đối với mỗi trường hợp tai nạn
Các nguyên nhân bên trong bao gồm:
Gãy xương do yếu tố bên trong khi lực căng quá mức của cơ bắp, phổ biến ở những động vật chưa trưởng thành dễ bị gãy ở đầu xương sụn Ngoài ra do yếu tố teo cơ bao bọc quanh xương đối với những thú già, làm sức chịu đựng xương thấp
dễ gãy
Trang 239
Bệnh xương: một số bệnh trên xương như u xương, rối loạn dinh dưỡng gây
ra phá huỷ hoặc làm yếu cấu trúc xương, đến khi có một chấn thương sẽ gây ra gãy xương
Tác động stress lặp lại nhiều lần: những vết rạn, hoặc gãy do mỏi trên thú nhỏ thường gặp ở bàn trân trước và bàn chân sau như khối xương bên tay và bàn chân của chó Greyhound
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương
1.2.2.1 Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng kém làm gia tăng nguy cơ gãy xương ở thú, đặc biệt là mất cân bằng can-xi, phốt-pho, vitamin D và các khoáng vi lượng trong đó khoáng chất chiếm 15 - 20% trọng lượng cơ thể của xương Khi cơ thể thiếu can-xi làm thú
bị loãng xương, thân xương bị mỏng Nhưng đối với những thú có khẩu phần ăn hằng ngày được cân bằng đầy đủ dinh dưỡng giúp cho thú phát triển khỏe mạnh, xương chắc chắn Nhưng khi khẩu phần dư thừa chất đạm và chất béo làm thú mập, béo phì làm tăng trọng lượng lên xương dễ bị gãy (Kronfeld, 1985)
Theo Deniel (1988), can-xi và phốt-pho là hai khoáng chất rất cần thiết cho chó
và mèo Đối với chó nhỏ trọng lượng phát triển toàn diện từ 9 - 12 tháng, nhưng phát triển nhanh vào tháng thứ 6 Khi mất cân đối can-xi và phốt-pho làm cho thân xương mỏng, xương biến dạng dễ gãy, thiếu vitamin D làm giảm hấp thụ can-xi Theo khuyến cáo của Charles (1985), khẩu phần của chó hằng ngày có 1,1% can-xi, 0,9% phốt-pho và
500 IU/kg vitamin D để thú phát triển bình thường
1.2.2.2 Tuổi của thú và giống
Đối với thú non khi thú leo trèo dễ dẫn đến gãy xương do xương thú chưa đủ chắc, sự phát triển chưa hoàn thiện Nhưng đối với thú già yếu, bộ xương đang trong giai đoạn lão hóa không phát triển bằng như giai đoạn trưởng thành, dễ gây loãng xương Sự hấp thu các chất khoáng và phát triển của xương bị giảm làm xương giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu can -
xi nên dễ gãy Quá trình tạo xương và hủy xương song song như nhau nhưng thú già thì quá trình hủy xương nhiều so với tạo xương nên cấu trúc xương bị yếu, dễ
Trang 241.2.2.3 Chế độ chăm sóc và cách nuôi dưỡng
Đối với những thú được nuôi nhốt cố định trong chuồng không thường xuyên vận động, khi chúng được di chuyển chạy nhảy nhanh dễ bị trật khớp hay gãy chân Đối với thú được thả rong tự do đi lại thường có nguy cơ bị gãy xương do tai nạn xe Ngoài ra đối với những chó thú nuôi dùng vào mục đích đi săn, chó nghiệp vụ và chó đua có sự vận động thường xuyên với cường độ cao cũng gián tiếp làm thú dễ bị tổn thương xương
1.3 PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG
Theo Piermattei (2006), gãy xương là sự phá vỡ tính liên tục của xương và sụn bằng một đường gãy hoàn toàn hoặc không hoàn toàn Sự gãy xương bao gồm nhiều mức độ khác nhau liên quan đến những mức độ tổn thương ở những mô mềm xung quanh kể cả hệ thống mạch, cũng như mức độ tổn thương đến chức năng của
hệ vận động Người khám lâm sàng phải khám tại vị trí gãy và cũng như đánh giá
toàn thân
Việc phân loại đường gãy xương sẽ giúp cho việc mô tả đường gãy tốt hơn bao gồm nhiều yếu tố như yếu tố nguyên nhân; có hay không vết thương bên ngoài da; vị trí, hình thái, mức độ gãy; và tính ổn định của vết gãy sau khi đã được nắn xương thẳng trục
1.3.1 Vị trí cơ thể học, hình thái gãy xương
1.3.1.1 Vị trí cơ thể học
Việc phân loại gãy xương theo vị trí cơ thể học giúp hiểu rõ đường gãy và thuận lợi hơn trong việc chẩn đoán và điều trị Gãy xương theo vị trí cơ thể học bao gồm: gãy trên thân xương, đầu xương tăng trưởng và cổ xương
Trang 25a) Gãy ở đầu xương tăng trưởng
Từ năm 1960 Salter-Harris đã phân loại gãy xương tăng trưởng ở động vật
trong giai đoạn phát triển theo đường gãy và mảnh vỡ
Hình 1.4 Phân loại gãy xương dạng Salter-Harris (Nguồn: Montavon, 2009)
Loại I: Đầu to của xương sụn bị gãy chia cắt hoàn toàn từ đầu cuối của xương, gọi đây là tổn thương loại một, trong trường hợp gãy loại này phần tế bào tăng trưởng mô xương sụn còn nguyên vẹn, quá trình phát triển của đầu xương khi lành sẽ hồi phục bình thường (hình 1.4.A)
Loại II: Gãy xương loại này hầu hết đầu xương bị gãy thường rời ra, đầu thân xương bị xé lớn Đường cắt gãy xương chạy dài dọc thân xương tạo khoảng cách lớn kết thúc hành xương (hình 1.4.B)
Loại III: Gãy đầu xương chia cắt giữa xương sụn, đường gãy dọc từ điểm bề mặt đến đầu sụn của vùng thân xương (hình 1.4.C)
Loại IV: Gãy xương loại này thường chạy dọc qua đầu xương và ngang qua xương tăng trưởng đến vùng hành xương (hình 1.4.D)
Loại V: Gãy xương loại này thường không phổ biến, đầu xương và thân xương gối lên nhau, gãy xương loại này phá hủy tế bào tăng trưởng đầu xương (hình 1.4E)
Trang 26b) Gãy trên xương dài
Tùy thuộc vào đường gãy vị trí trên xương dài mà phân loại gãy ở vị trí như hành xương, thân xương và đầu sụn (hình 1.5)
Hình 1.5 Phân loại gãy trên xương dài (Nguồn: Denny, 2000)
- Gãy xoắn ốc là đường gãy xoắn quanh thân xương (hình 1.6 c)
- Gãy mảnh vụn là đường gãy có nhiều miếng xương, đường gãy tiếp nối nhau (Hình 1.6 d)
- Gãy đoạn là đường gãy chia làm ba đoạn hay nhiều hơn (hình 1.6 e) và gãy ngang gối lên nhau (hình 1.6 f)
Trang 27Hình 1.6 Các dạng gãy của xương dài (Nguồn: Denny, 2000)
1.3.2 Phân loại dựa trên tổn thương bên ngoài da
Gãy kín là trường hợp gãy mà phần xương gãy còn nằm bên trong, chưa đâm thủng ra bên ngoài da (hình 1.7 a)
Gãy xương hở là trường hợp đoạn xương gãy đâm ra bên ngoài da và gây tổn thương, hư hại mô mềm dưới da (hình 1.7 b) Gãy hở được phân loại theo nơi gãy
và mức độ tổn hại mô mềm, mục đích để giúp cho bác sỹ phẫu thuật nhận định được sự phức tạp và mức độ tổn hại mô mềm để từ đó có hướng điều trị thích hợp
Hình 1.7 Dạng gãy kín (a) và dạng gãy hở (b) (Nguồn: Denny, 2000)
Phân loại
Loại I: là khi xương gãy chọc thủng qua da, đặc trưng bởi những lỗ thủng nhỏ gần vết gãy, tùy theo sự tổn hại mô mềm và có thể nhìn thấy vết thương
Trang 28Bảng 1.1 Bảng phân loại gãy xương hở (Nguồn: Johnson, 2005)
Loại I Gãy hở, đường rách nhỏ hơn 1cm
Loại II Gãy hở, đường rách lớn hơn 1cm, tổn thương mô mềm,
không mất da, mô
Loại III Gãy hở, tổn thương mô rộng lớn, mất da và mô nhiều, mô
mềm bị tổn hại gây khó khăn cho quá trình lành vết thương Loại III (a) Gãy hở, mô mềm tổn thương mất mô trầm trọng, làm lộ
xương gãy ra ngoài Màng xương bị tổn thương
Loại III (b) Gãy hở, mạch máu cung cấp bị tổn hại
Loại I Loại II Loại III
Hình 1.8 Phân loại gãy xương hở (Nguồn: Johnson, 2005)
1.4 CHẨN ĐOÁN VÀ DẤU HIỆU LÂM SÀNG
1.4.1 Chẩn đoán
Qua thăm hỏi bệnh và khám lâm sàng sẽ giúp xác định được vết gãy Tuy nhiên, cần phải sử dụng X–quang để giúp xác định chính xác hơn Điều đầu tiên là
Trang 29phải cẩn thận chăm sóc để đảm bảo tính mạng của thú, sau đó là điều trị và phục hồi chức năng của các mô Điều trị chống sốc, xuất huyết và những vết thương mô mềm (nếu có) ngay lập tức
Theo Piermattei (2006), khi thực hiện khám lâm sàng cho thú bị gãy xương hoặc nghi ngờ gãy xương nên làm theo trình tự như sau:
1/ Đánh giá tổng quát tình trạng sức khoẻ của thú
2/ Xác định có hay không các mô hoặc các cơ quan gần nơi bị gãy hoặc các
bộ phận khác của cơ thể bị tổn thương, nếu có thì mức độ đến đâu
3/ Kiểm tra xem các phần khác của cơ thể thú có bị gãy xương, hoặc dây chằng không ổn định hoặc bị trật khớp hay không
4/ Đánh giá chính xác tình trạng một hay nhiều xương bị gãy
1.4.2 Dấu hiệu lâm sàng
Có rất nhiều dấu hiệu tại vị trí gãy như đau, nhạy cảm đau khi khám thú, biến dạng hoặc thay đổi tạo thành góc Thú cử động bất thường, sưng cục bộ, mất chức năng của các cơ quan và sờ nắn nghe tiếng kêu răng rắc
1.4.3 Chẩn đoán phi lâm sàng
Chụp X–quang ở hai mặt trực diện và mặt bên, tâm của phim là ở vị trí gãy Ngoài ra, phải thấy rõ cả khớp ở hai đầu xương bị gãy là cần thiết để giúp xác định mặt gãy và tình trạng gãy một cách chính xác Việc xác định tình trạng gãy chính xác sẽ giúp lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp Trong chẩn đoán ngoài X-quang còn có thể áp dụng siêu âm (echography), chụp cắt lớp (Computed Tomography: CT) và chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging: MRI) để giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn
Thời gian phẫu thuật hợp lý
Ellsasser (1975), nghiên cứu lâm sàng ở thỏ bị gãy xương dài, khi cố định xương gãy bằng đinh xuyên tủy vào các thời gian 0, 5, 10 và 17 ngày sau khi xương
bị gãy Tác giả kết luận để giảm ảnh hưởng đến quá trình lành xương thì thời gian phẫu thuật tốt nhất là ngay sau khi xương bị gãy, thời gian càng lâu thì quá trình lành xương càng kéo dài
Trang 30Miclau (2007), nghiên cứu quá trình ức chế lành xương, bằng cách tạo gãy ống quyển Phương pháp cố định bên ngoài ở thời gian cố định xương gãy ngay lập tức và 24, 48, 72 và 96 giờ sau khi gãy xương, kết quả cho thấy thời gian 24 đến 96 giờ sau khi gãy xương thì việc cố định và lành xương là rất tốt
1.5 ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG
1.5.1 Điều trị không phẫu thuật
Điều trị gãy xương không phẫu thuật là dùng các phương pháp băng như phương pháp băng Robert Jones, bó bột thạch cao và có thể kết hợp với nẹp Điều trị gãy xương không phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp xương gãy không hoàn toàn; xương gãy kín hoặc dạng gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển; gãy một xương trên cặp xương đôi và gãy ở phần đầu xương Điều trị không phẫu thuật không thể thực hiện được ở những trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh hoặc gãy trên xương đùi và xương cánh tay
a) Phương pháp băng Robert Jones
Hình 1.9 Phương pháp băng Robert Jones (Nguồn: Piermattei, 2006)
Trang 31Phương pháp băng Robert Jones được sử dụng với mục đích cố định vết nứt xương hay gãy xương trước và sau khi phẫu thuật nhờ vào lớp bông gòn dầy sẽ giúp
ổn định vết gãy mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp mạch máu, ngoài
ra phương pháp Robert Jones còn giúp hạn chế tổn thương các mô mềm do đầu
xương gãy và loại trừ các khoảng trống chết sau phẫu thuật (Fossum, 2002)
Đầu tiên thực hiện việc nắn 2 đầu xương bị gãy, sau đó dùng gạc băng một lớp từ ngón chân (vẫn thấy ngón chân số III và IV) cho đến giữa xương cánh tay hoặc xương đùi Tiếp đến băng nhiều lớp bông gòn trên bề mặt (dầy từ 2-4 cm) theo kiểu gối đầu 50% tiếp theo là dùng băng thun để cố định lớp gòn và ngoài cùng là một lớp băng dính hoặc băng thun dính Ngoài ra có thể sử dụng nẹp giữa lớp băng
thun và băng dính trong trường hợp cần thiết
b) Sử dụng băng thạch cao
Chó nên được gây mê khi bó bột, chân thú được cố định trong tư thế bình thường
Hình 1.10 Vị trí bó bột tùy theo điểm gãy xương (Nguồn: Piermattei, 2006)
Băng một lớp gạc mỏng từ ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số III và số VI) Tiếp theo băng lớp gòn không thấm nước lót đệm (lưu ý băng dầy ở các khớp xương) Nhúng cuộn băng thạch cao vào nước
từ 30-60 giây, sau đó băng các lớp thạch cao nhẹ nhàng khi chân thú ở tư thế bình thường Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp thạch cao và tạo dáng bình thường cho chân Nhưng tránh quá siết chặt tay sẽ làm bó chặt chân thú và gây chèn ép hệ
Trang 32thống mạch máu, teo cơ một thời gian sau Trong thời gian từ 3 đến10 phút thì thạch cao sẽ khô chắc, khi đã khô có thể dùng miếng băng dính băng phía ngoài
giúp giữ chắc chắn
1.5.2 Điều trị bằng phẫu thuật
a) Kỹ thuật đinh xuyên tủy
Hình 1.11 Kỹ thuật cố định đinh xuyên tuỷ (Nguồn: Johnson, 2005)
Bắt đinh xuyên tủy là dùng những cây đinh bắt vào tủy của thân xương, đinh
có thể bắt vào những mô xương xốp hay vỏ xương ở thú non Các kiểu đinh bao gồm đinh Steinmann, Kunstcher, Rush và Kirschner Những đinh này được làm bằng vật liệu inox hoặc titan Được chỉ định trong những trường hợp gãy ngang, gãy xéo, vỡ những mảnh lớn Các đường gãy ở xương đùi, xương ống quyển, xương cánh tay và xương trụ
Khi tiến hành thú phải được cố định sát trùng kỹ lưỡng gây mê toàn thân Tiến hành mổ qua da vị trí gãy từ 10 đến 15 cm, tách các mô liên kết giữa các bó cơ, làm lộ xương tại vị trí gãy Dùng khoan gắn đinh xuyên tủy vào đưa từ phía đầu trên của xương xoay 1/2 vòng từ trái sang phải và ngược lại, đưa đinh từ đầu xương đến đầu gãy khoảng 1 cm, sau đó dùng kềm kẹp xương chỉnh đầu xương cho thẳng, đưa đinh qua đầu gãy thứ 2 đến gần cuối đầu xương, chỉ kim loại sẽ cột
Trang 33Hình 1.12 Kỹ thuật cố định đinh nẹp vít (Nguồn Johnson, 2005)
Đây là phương pháp phẫu thuật cố định bằng nẹp vít trong những trường hợp xương bị gãy Các vít được bắt gần 2 đầu của xương gãy với nẹp Là phương pháp được dùng chủ yếu hiện nay trong những trường hợp bị gãy xương ở chó Đầu tiên khi xác định được vị trí gãy qua phim X-quang như gãy ngang, gãy nhiều mảnh vỡ lớn hoặc gãy xéo dài, ta tiến hành phẫu thuật tại vị trí gãy Mổ qua da tới mô liên kết, tách lớp mô liên kết giữa các bó cơ làm lộ xương ra, dùng kềm kẹp thân xương
cố định và thực hiện nắn cho thẳng trục
Dùng dụng cụ khoan để khoan một lỗ qua thân xương cách đầu gãy từ 1 đến 2
cm, tiếp theo dùng tạo ren cho vít bắt qua xương Sau đó dùng thước đo đưa qua lỗ vừa khoan và tạo ren để đo độ sâu Đối với thân xương phải chọn vít có chiều dài dài hơn 2 mm so với độ sâu của lỗ khoan Đặt nẹp áp vào xương, dùng vít xiết đều tay và có độ chặt vừa phải Kế tiếp ta tiến hành khoan lỗ thứ 2 nằm bờ bên kia của đường gãy xương, phương pháp thực hiện tương tự như vít đầu tiên Khi các vít được xiết chặt thì nẹp sẽ nén 2 đầu xương khít lại với nhau Sau khi thực hiện bắt 2
Trang 34Đầu tiên dùng dụng cụ khoan một lỗ làm đường dẫn vuông góc với thân xương, đưa đinh cố định xuyên qua ở phần trên của chân thú Phía dưới hành xương cũng được thực hiện tương tự Hai đinh cố định nên được đặt song song nhau Lỗ khoan nhỏ hơn đường kính của đinh 0,1 mm
Hình 1.13 Kỹ thuật cố định ngoài (Nguồn: Johnson, 2005)
Thực hiện nắn xương cho thẳng trục, sau đó gắn đinh vào các thanh nối (bar) Bắt vít nối thanh và đinh lại với nhau cho chắc chắn, các đinh phải vuông góc với thanh nối Phía bên kia, thực hiện tương tự Đưa đinh kế tiếp xuyên qua thân xương vào gần 2 đầu ổ gãy rồi bắt vít lại, kiểm tra các vít bắt cho chắc chắn Ngoài
ra còn thực hiện bắt vít và một thanh nối, thao tác thực hiện giống như mô tả ở trên
1.6 CÁC LOẠI DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU ĐỂ CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY
1.6.1 Băng và nẹp
Các loại băng và nẹp là dụng cụ hỗ trợ để bảo vệ xương trong trường hợp tổn thương xương, tổn thương mô mềm, giảm sưng
Trang 35Băng thông thường được làm bằng vải thun và sợi cotton Băng dạng bột được làm bằng thạch cao khi thấm nước thì mềm ra và sẽ trở nên cứng chắc lúc khô nước Nẹp thường có nhiều dạng như bằng nhựa, kim loại và gỗ
1.6.2 Các loại vít cố định xương gãy
a) Vít bắt vỏ xương (Cortex screw)
Khi xương bị gãy sức chịu lực của xương giảm, trong khi đó vít và đinh bắt vào xương tăng lên lực căng, giảm khả năng chịu lực nên theo AO khuyến cáo rằng các vít và đinh bắt vào xương không vượt quá 40% đường kính của thân xương Vì vậy vít có rất nhiều cở với kích thước khác nhau
Đường kính của vít là 5,5; 4,5; 3,5; 2,7; 2,0 và 1,5 mm, chúng khác nhau về chiều dài phụ thuộc vào đường kính Vít có đường ren nhỏ mịn từ đầu vít cho đến cuối Vít vỏ xương thường sử dụng là 3,5 mm có đầu là 6 mm hình lục giác, được làm bằng titan hay thép 316 L không rỉ
Bảng 1.2 Phân phân loại vít và mũi khoan dùng cố định (Nguồn Piermattei, 2006)
bán xốp Vỏ xương
Xương xốp
Đường kính vít (mm) 1,5 2 2,7 3,5 4 4,5 5,5 6,5
b) Vít xương xốp (Cancellous bone screw)
Được dùng để bắt đầu xương xốp có đường kính 2,7; 3,0; 4,5 và 6,5 mm
c) Mũi khoan xương
Mũi khoan vỏ xương có đường kính 1,1; 1,5; 2,0; 2,5; 3,2 và 4,0 mm
Mũi khoan xương xốp có đường kính 3,2 và 4,5 mm
1.6.3 Nẹp xương
a) Nẹp cắt VCP (Veterinary cuttable plate)
Nẹp cắt VCP được thiết kế cho thú nhỏ, dễ sử dụng và được cắt cho phù hợp với các trường hợp xương gãy Nẹp có 2 loại đường kính, dạng nhỏ có đường kính
Trang 36là 1,5 và 2 mm Nẹp lớn có đường kính là 2 và 2,7 mm Mỗi nẹp có chiều dài 300
mm và 50 lỗ Nẹp này không phải là nẹp nén lực 2 đầu xương bị gãy Vì nẹp có nhiều lỗ nên rất yếu, chỉ được sử dụng trong những trường hợp xương bị gãy mảnh vụn hay kết hợp với đinh xuyên tủy
Hình 1.14 Nẹp cắt (Nguồn: Johnson, 2005) b) Nẹp thiết kế theo yêu cầu (Reconstruction plate)
Hình 2.15 Nẹp thiết kế theo yêu cầu (N0guồn: Johnson, 2005)
Nẹp thiết kế theo yêu cầu hình dạng của xương có đặc điểm lỗ sâu, hình ô van giúp cho việc nén 2 đầu xương lại với nhau khi bắt vít Nẹp rất hữu dụng cho những trường hợp gãy xương hàm và đầu dưới xương đùi Nẹp có đường kính 2,7; 3,5 và 4,5 mm
c) Nẹp cho các đầu xương
AO thiết kế nhiều loại nẹp đặc biệt cho thú y, nẹp các ổ cối ở đầu xương thường có đường kính 2,0 và 2,7 mm Nẹp còn có dạng hình chữ T hay L có kích thước từ 2,0 đến 3,5 mm
Trang 37d)Nẹp nén DCP (Dynamic Compression Plate)
Nẹp nén có chức năng giữ cố định 2 đầu trục xương thẳng hàng, có lỗ hình ô van, mép cạn trượt vào nhau, giúp khi cố định xương làm cho 2 bờ gãy nén khít lại với nhau khi xương bị gãy ngang hay xéo Nẹp có đường kính 2,0; 3,5 và 4,5 mm thuận lợi cho việc bắt ở ngoài vỏ xương
1.6.4 Đinh xuyên tủy
Đinh Steinmann: là đinh trơn ở đầu và phần cuối giống như trocart thuận lợi
cho việc đưa đinh vào xương Đinh xuyên tủy được sản xuất bằng thép 316 L không
rỉ, đường kính từ 1,6 đến 5,6 mm Đinh thường dùng với chỉ kim loại để cột khóa đinh, sử dụng tốt để cố định nơi gãy nhưng rất dễ bị nhiễm trùng ở các xương dài
Đinh Rush: được thiết kế một đầu nhọn dễ trượt và một đầu có mốc giúp cố
định chắc chắn, đường kính đinh từ 5/32 đến ¼, chiều dài từ 1 đến 7 mm
Đinh khoá (interlocking nail): là đinh xuyên tuỷ có vít khóa phía ngoài
Đường kính đinh gồm các loại 4,0; 4,7; 6,0 và 8,0 mm, có 2 lỗ ở trên và ở dưới Đinh 4,0 và 4,7 mm dùng với vít 2 mm, đinh 6,0 mm dùng vít 2,7 mm, đinh 8,0 mm dùng với vít 3,5 mm
1.6.5 Chỉ kim loại (Cerclage wire)
Chỉ kim loại có đường kính rất nhỏ, được sản xuất bằng thép không rỉ, có đường kính 0,64 ; 0,81 ; 1,0 và 1,25 mm Chỉ rất dài dùng cột qua các đường gãy hay nẹp, đinh xuyên tủy rất ít khi dùng một mình
Trang 381.7 CÁC TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG, KHỚP Ở CHI TRƯỚC VÀ SAU 1.7.1 Gãy xương quay và xương trụ
Với trường hợp gãy thân xương quay, xương trụ bị rạn nứt chỉ cần thực hiện
cố định bằng nẹp ngoài, băng bột thì thú có khả năng hồi phục (Weinstein, 2004) Trong trường hợp đường gãy ngang, xéo thì dùng biện pháp đinh xuyên tủy,
cố định bên ngoài, nẹp vít cố định lại xương Nhưng khi gãy nhiều mảnh vụn lớn hay nhỏ tiến hành phẫu thuật để sắp xương lại và dùng nẹp ép các mảnh vỡ vào thân xương dùng vít cố định lại và có thể thêm chắc chắn dùng chỉ kim loại cột cố định gần hai đầu xương gãy (Stiffler, 2004 và Larsen, 1999)
1.7.2 Gãy xương cánh tay
Theo Phillips (1979), tỉ lệ gãy xương cánh tay trên thú biến thiên từ 5,4% đến 7,7 %
Đối với gãy kín dùng phương pháp điều trị bằng bắt đinh xuyên tủy và dùng chỉ kim loại buộc vòng chỗ gãy ngang, gãy chéo ở thân xương, hay gãy vỡ các mảnh lớn
Ngoài ra còn sử dụng nẹp vít kết nối cố định điều trị gãy thân xương cánh tay, đặc biệt áp dụng trong các trường hợp gãy vụn
Đối với gãy xương cánh tay dạng ngang hoặc chéo trên thân xương thì dùng nẹp kẹp bên thân xương và vít bắt cố định xương Ngoài ra còn có thể dùng đinh xuyên tủy cố định nối 2 đầu xương lại với nhau
Hình 1.16 Hai cách cố định xương gãy bằng nẹp vít (Nguồn Johnson, 2005)
Trang 391.7.3 Gãy xương đùi
Hình 1.17 Cách tiếp cận vết thương (Nguồn: Denny, 2000)
1.7.3.1 Gãy thân xương đùi
Gãy phổ biến nhất ở xương đùi gồm có gãy ngang, xiên ngắn, xiên dài, xoắn khúc, gãy mảnh vụn, hầu hết các ổ gãy thân xương thường gặp ở chó trưởng thành Gãy hở không phổ biến do có nhiều cơ bao quanh bề mặt Nẹp Thomas và vít được
sử dụng rất phổ biến để điều trị hay kết hợp với đinh xuyên tủy
Hình 1.18 Gãy ngang thân xương đùi được cố định đinh xuyên tủy và nẹp vít
(Nguồn: Johnson, 2005)
Trang 40a) Gãy ngang và xiên ngắn
Có nhiều phương pháp hiệu quả được dùng rộng rãi để cố định xương bị gãy ngang như nẹp nén DCP thường được sử dụng cho trường hợp xương gãy ngang và xiên ngắn, nhưng nẹp này không thể ép mảnh gãy Đinh xuyên tủy và kết hợp phương pháp cố định ngoài được xem là liệu pháp điều trị hiệu quả
b) Gãy xiên dài và xoắn ốc
Phương pháp tốt nhất cho điều trị gãy dạng này là phẫu thuật và cố định nhanh chóng ép các mảnh gãy lại với nhau Nếu đường gãy có chiều dài bằng 2 lần đường kính của xương, thì nên dùng chỉ kim loại cột vòng và đinh xuyên tủy thích hợp (Slatter, 2003) Ngoài ra cũng có thể sử dụng phương pháp cố định xương bên ngoài
c) Gãy mảnh vụn thân xương đùi
Phương pháp cổ điển là phẫu thuật đối với trường hợp gãy hoàn toàn, các mảnh vụn được sắp xếp lại với nhau, sử dụng nẹp, đinh, vít và chỉ kim loại cột vòng Hợp chất sinh học được sử dụng gần đây, truyền vào nơi gãy giúp máu cung cấp đến các mảnh gãy hoàn toàn Cố định bằng hợp chất sinh học cho kết quả tốt trong việc cố định gãy mảnh vụn xương đùi Có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp đinh xuyên tủy, cố định bên ngoài (Piermattei, 2006)
1.7.3.2 Gãy đầu dưới xương đùi
Hình 1.19 Cách cố định bằng vít và đinh đầu xương đùi
(Nguồn: Johnson, 2005)