Với trường hợp gãy thân xương quay, xương trụ bị rạn nứt chỉ cần thực hiện cố định bằng nẹp ngoài, băng bột thì thú có khả năng hồi phục (Weinstein, 2004).
Trong trường hợp đường gãy ngang, xéo thì dùng biện pháp đinh xuyên tủy, cố định bên ngoài, nẹp vít cố định lại xương. Nhưng khi gãy nhiều mảnh vụn lớn hay nhỏ tiến hành phẫu thuật để sắp xương lại và dùng nẹp ép các mảnh vỡ vào thân xương dùng vít cố định lại và có thể thêm chắc chắn dùng chỉ kim loại cột cố định gần hai đầu xương gãy (Stiffler, 2004 và Larsen, 1999).
1.7.2. Gãy xương cánh tay
Theo Phillips (1979), tỉ lệ gãy xương cánh tay trên thú biến thiên từ 5,4%
đến 7,7 %.
Đối với gãy kín dùng phương pháp điều trị bằng bắt đinh xuyên tủy và dùng chỉ kim loại buộc vòng chỗ gãy ngang, gãy chéo ở thân xương, hay gãy vỡ các mảnh lớn.
Ngoài ra còn sử dụng nẹp vít kết nối cố định điều trị gãy thân xương cánh tay, đặc biệt áp dụng trong các trường hợp gãy vụn.
Đối với gãy xương cánh tay dạng ngang hoặc chéo trên thân xương thì dùng nẹp kẹp bên thân xương và vít bắt cố định xương. Ngoài ra còn có thể dùng đinh xuyên tủy cố định nối 2 đầu xương lại với nhau.
Hình 1.16. Hai cách cố định xương gãy bằng nẹp vít (Nguồn Johnson, 2005)
25 1.7.3. Gãy xương đùi
Hình 1.17. Cách tiếp cận vết thương (Nguồn: Denny, 2000) 1.7.3.1. Gãy thân xương đùi
Gãy phổ biến nhất ở xương đùi gồm có gãy ngang, xiên ngắn, xiên dài, xoắn khúc, gãy mảnh vụn, hầu hết các ổ gãy thân xương thường gặp ở chó trưởng thành.
Gãy hở không phổ biến do có nhiều cơ bao quanh bề mặt. Nẹp Thomas và vít được sử dụng rất phổ biến để điều trị hay kết hợp với đinh xuyên tủy.
Hình 1.18. Gãy ngang thân xương đùi được cố định đinh xuyên tủy và nẹp vít (Nguồn: Johnson, 2005)
26 a) Gãy ngang và xiên ngắn
Có nhiều phương pháp hiệu quả được dùng rộng rãi để cố định xương bị gãy ngang như nẹp nén DCP thường được sử dụng cho trường hợp xương gãy ngang và xiên ngắn, nhưng nẹp này không thể ép mảnh gãy. Đinh xuyên tủy và kết hợp phương pháp cố định ngoài được xem là liệu pháp điều trị hiệu quả.
b) Gãy xiên dài và xoắn ốc
Phương pháp tốt nhất cho điều trị gãy dạng này là phẫu thuật và cố định nhanh chóng ép các mảnh gãy lại với nhau. Nếu đường gãy có chiều dài bằng 2 lần đường kính của xương, thì nên dùng chỉ kim loại cột vòng và đinh xuyên tủy thích hợp (Slatter, 2003). Ngoài ra cũng có thể sử dụng phương pháp cố định xương bên ngoài.
c) Gãy mảnh vụn thân xương đùi
Phương pháp cổ điển là phẫu thuật đối với trường hợp gãy hoàn toàn, các mảnh vụn được sắp xếp lại với nhau, sử dụng nẹp, đinh, vít và chỉ kim loại cột vòng. Hợp chất sinh học được sử dụng gần đây, truyền vào nơi gãy giúp máu cung cấp đến các mảnh gãy hoàn toàn. Cố định bằng hợp chất sinh học cho kết quả tốt trong việc cố định gãy mảnh vụn xương đùi. Có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp đinh xuyên tủy, cố định bên ngoài (Piermattei, 2006).
1.7.3.2. Gãy đầu dưới xương đùi
Hình 1.19. Cách cố định bằng vít và đinh đầu xương đùi (Nguồn: Johnson, 2005)
27
Gãy ở đầu dưới của xương đùi được điều trị bằng cách phẫu thuật vết thương, ép các mảnh gãy lại với nhau, dùng vít, đinh Kirschner và chỉ kim loại để cố định lại. Ngoài ra còn có thể dùng chỉ sắt K, đinh Steinmann và vít cũng như nẹp vít để cố định.
1.7.3.3. Gãy đầu xương đùi
Cấu trúc xương động vật chưa trưởng thành, máu cung cấp chính cho đầu xương đùi là mạch máu đầu xương từ các điểm bao đầu xương chạy dọc qua dây chằng. Cho đến khi động vật được 8 - 11 tháng đầu xương sẽ được nhận cung cấp máu từ hành xương.
Đối với đường gãy đầu xương và cổ xương tăng trưởng của xương đùi phương pháp phẫu thuật để điều trị phổ biến nhất là dùng 2 - 3 đinh Kirschner để cố định sự chia cắt 2 đầu xương tăng trưởng lại với nhau.
Hình 1.20. Cách cố định dùng đinh và chỉ kim loại ở đầu xương đùi (Nguồn: Denny, 2000)
1.7.4. Gãy xương ống quyển và xương trâm cài
Gãy không hoàn toàn của hành xương và thân xương của xương ống quyển rất phổ biến ở chó đang phát triển.
Nếu không lựa chọn thích hợp phương pháp điều trị sẽ gây ra dị dạng, dùng phương pháp cố định bên ngoài như bó bột kết hợp với nẹp.
a) Gãy đầu xương tăng trưởng
Gãy xương ở gần phần trên hoặc phần dưới của xương ống quyển thường xảy ra ở chó đang trưởng thành. Gãy đầu tăng trưởng thường phổ biến dạng loại I
28
và loại II, có thể sử dụng phương pháp cố định xương bên ngoài, nhưng khi gặp vết thương hở cần phẫu thuật nhỏ và hạn chế vận động, dùng chỉ kim K loại nhỏ cột đầu xương và hành tủy lại với nhau. Ngoài ra còn dùng phương pháp cố định bên ngoài như bó bột, nẹp. Gãy đầu xương tăng trưởng dùng nẹp Shroeder-Thomas, nẹp bên vết thương gãy xương. Gãy loại II có thể dùng phương pháp cố định bên trong hay bên ngoài.
b) Gãy thân ống quyển
Gãy thân xương ống quyển rất phổ biến do tai nạn xe. Các dạng gãy của xương như gãy ngang, xiên chéo ngắn, dạng mảnh vụn và gãy vụn rất phổ biến.
Gãy xương dạng đơn giản có thể sử dụng băng bột phía dưới khớp gối, băng bột nửa chân. Những năm gần đây phương pháp bó bột ít được sử dụng, thường sử dụng phương pháp cố định nẹp, vít và đinh xuyên tủy bên trong hoặc cố định bên ngoài cho gãy xương ống quyển. Gãy xương xiên ngắn hay ngang có thể sử dụng đinh xuyên tủy để cố định xương. Loại đinh thường dùng là đinh Steinmann, các đinh nên được tiệt trùng. Đinh được đưa từ đầu xương đến cuối xương, phải theo dõi suốt thời gian sau khi đưa đinh vào trong xương. Dùng cố định bằng nẹp vít thường phổ biến cho xương ống quyển, nẹp thường dùng cho gãy mảnh vụn hành xương, thân xương ống quyển hay nhiều dạng khác ở thân xương.
Dùng phương pháp khung xương cố định bên ngoài với đinh dài hay đinh ngắn cho dạng gãy xương hở hay kín ở xương ống quyển. Kết hợp phương pháp đinh xuyên tủy và vít nẹp cố định các xương gãy lại với nhau.
1.7.5. Gãy bàn chân và ngón chân
Hầu hết trật cổ chân và gãy xương xảy ra do rơi từ trên cao, leo trèo hoặc do tai nạn xe.
Chụp X-quang xác định được tình trạng gãy có thể điều trị không phẫu thuật là băng chân cố định các chi thú. Ngoài ra còn có thể phẫu thuật điều trị dùng nẹp vít cố định hay đinh K để bắt cố định xương.