CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ (Trang 47 - 51)

Hiện nay công trình nguyên cứu trong nước chỉ nghiên cứu trên lĩnh vực nhân y. Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào về lĩnh vực này dành riêng cho thú y tại Việt Nam cho đến nay.

1.9.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước

Braden (1979), nghiên cứu quá trình lành xương bằng 3 phương pháp cố định gãy thân xương đùi trên 36 con chó. Phương pháp thứ nhất sử dụng cố định đinh xuyên tủy, phương pháp thứ hai dùng đinh xuyên tủy kết hợp với loại 1/2 đinh Kirschner, phương pháp thứ ba sử dụng nẹp xương băng cố định phía ngoài. Khảo sát tiến trình lành xương thông qua chụp X-quang vào tuần thứ 4 và thứ 10. Các con chó hồi phục lành xương vào tuần thứ 10. Phương pháp dùng đinh xuyên tủy đạt tỉ lệ thành công là 64,2%, phương pháp thứ hai đạt tỉ lệ 100% và phương pháp thứ 3 đạt 91%. Tác giả kết luận rằng không nên dùng riêng đinh xuyên tủy để cố định gãy xương đùi trên chó.

Phillips (1979), khảo sát 284 con chó và 298 con mèo ở bệnh viện thú cưng trong thời gian 2 năm, nhận thấy tỉ lệ 80% gãy xương xảy ra chó nhỏ hơn 3 năm tuổi do tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây gãy xương. Trong đó gãy xương quay và xương trụ chiếm 17,3 %, gãy xương chậu là 15,8 %, gãy xương đùi là 14,8% và gãy xương ống quyển là 14,8 %.

34

Điều trị gãy xương bằng phương pháp cố định ngoài thành công chiếm tỉ lệ 40 %, nối xương bên trong thành công là 46 %, còn lại không điều trị chiếm 13,1 %. Kết quả qua tất cả các ca bệnh thành công đạt tỉ lệ 96,7% khi thú bị tai nạn gãy xương.

Bos (1989), đã sử dụng nẹp vít sinh học tự hấp thu cho 6 con chó bằng phương pháp nối xương hàm bên trong. Kết quả vết thương lành không có mô sẹo và biến chứng mặc dù các nẹp sinh học kém bền so với các loại thép kim loại, nhưng chúng có hiệu quả cao có thể thay thế các nẹp kim loại sử dụng cho người.

Boone (1986), khảo sát 195 con chó và mèo bị gãy thân xương ống quyển, tìm hiểu nguyên nhân, địa điểm, vị trí gãy và điều trị. Tình trạng gãy ngang và xoắn thường gặp ở thú nhỏ hơn 12 tháng tuổi. Gãy vụn và gãy hở thường gặp ở thú trưởng thành. Ổ gãy hở hay gãy kín dùng phương pháp phổ biến là cố định bên trong, thường sử dụng đinh hay chỉ kim loại và nẹp Kirschner trên thú chưa trưởng thành. Còn đối với thú trưởng thành thì dùng nẹp vít cố định. Thời gian liên kết xương gãy phụ thuộc vào lứa tuổi và phương pháp cố định. Thú trưởng thành thì thời gian lành xương nhanh và biến chứng xảy ra với tỉ lệ là 4,1%.

Coetzee (1993), đánh giá quá trình lành xương sau khi phẫu thuật xương ống quyển khi bị gãy. Khi dùng phương pháp cố định bằng đinh xuyên tủy, xương được hồi phục chức năng vào tuần thứ 7.

Boudrieau (1996), dùng phương pháp cố định xương hàm cho chó bằng nẹp nhỏ (Miniplate fixation) và vít, để cố định xương gãy cho 15 con chó và 3 con mèo. Cho thấy tất cả xương đã được lành và chức năng hồi phục rất tốt. Kết luận nẹp nhỏ có thể được sử dụng một mình hay kết hợp với các phương pháp nối xương khác rất thích hợp.

Bilgili (2003), đã sử dụng nẹp bằng titan nhỏ để điều trị gãy xương chó mèo, trong các trường hợp gãy xương hàm trên và gãy xương hàm dưới. Tác giả kết luận các xương gãy được lành từ 6 - 9 tuần, khi lấy các nẹp khỏi xương ra từ 3-18 tháng, có nẹp đặt không đúng nơi gãy phải làm lại, thời gian cho phép đặt ở xương từ 8-36 tháng. Nên dùng các nẹp titan có hiệu quả an toàn và rất tốt cho quá trình lành xương.

35

Voggenreiter (2003), nghiên cứu phản ứng đáp ứng miễn dịch và viêm khi dùng các nẹp bằng thép cho 21 thú và nẹp titan 22 thú được điều trị gãy xương dài.

Kết quả cho thấy tất cả các thú đều không có biểu hiện biến chứng.

Dehghani (2004), nghiên cứu trên 10 con chó bị gãy xương ống quyển đã sử dụng phương pháp đinh xuyên tủy. Kết quả cho thấy sau khi phẫu thuật 21 ngày thì máu cung cấp cho tủy xương. Khi dùng đinh xuyên tủy nối xương gãy thì mạch máu tủy xương sẽ ngừng cung cấp khi đưa đinh vào khoảng trống của tủy xương. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho xương sẽ từ tĩnh mạch ở bên ngoài (mô liên kết và mô mềm) cung cấp.

Abass (2009), nghiên cứu 20 con chó trưởng thành bị gãy xương đùi, tiến hành phẫu thuật và cố định bằng phương pháp đinh xuyên tủy. Đã sử dụng điều trị tiludronic acid với liều 2 mg/kg, 2 lần trong 1 tuần cho 8 lần liên tiếp. Kết quả tiludronic acid đóng một vai trò trong việc tăng cường các quá trình chữa gãy xương bằng cách tăng sự hình thành mô sẹo tại vị trí gãy xương, đường gãy giảm vào tuần thứ 3, mất hẳn vào tuần thứ 4 đối với nhóm sử dụng thuốc, trong đó những chó không dùng thuốc thì đường gãy lành vào tuần thứ 5 và thời gian lành xương phụ thuộc vào tuổi của thú và loại gãy xương.

Gadallah (2009), nghiên cứu 631 con chó bị gãy xương dài đã được điều trị phòng khám trường đại học Cairo và Kafrelsheikh từ năm 1998 đến 2009. Trong 631 con chó có 90 ca với 273 loại biến chứng khác nhau, các biến chứng chia ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là chăm sóc không tốt chiếm tỉ lệ 47,6% bao gồm gãy xương là 21%, thất bại về nẹp 26,6%. Nhóm thứ 2 biến chứng về lành xương là 52,4 %, bao gồm ức chế lành xương chiếm 16,1 %, không lành xương là 8,8%, biến chứng 6,2%, sẹo to 15,3% và viêm tủy xương 6%. Kết quả biến chứng cao xảy ra khi gãy xương cánh tay là 29,3% và gãy xương đùi chiếm 35,2%. Tác giả kết luận tuổi thú, trọng lượng, loại xương bị gãy, giai đoạn của xương phát triển, sự tổn thương mô mềm và phương pháp cố định là quan trọng trong quá trình lành xương.

Lojszczyk (2009), báo cáo một ca gãy xương chi trái ở chó cái 8 tháng tuổi, bị rơi từ trên cao xuống. Xương chi trái gãy ngang 1/5 dưới thân xương quay, gãy

36

1/5 thân xương trụ. Dùng phương pháp mổ hở nối xương bằng chỉ kim loại buộc vòng, khảo sát quá trình lành xương trên phim X-quang, thời gian chụp 3, 5, 6 và 18 tháng. Kết quả cho thấy xương quay bị ngắn và hẹp lại 50% so với độ dài ban đầu, nhưng xương trụ phát triển hoàn toàn.

Tercanlioglu (2009), nghiên cứu 56 ca gãy xương đùi trên chó tại trường đại học Adnan Menderes. Kết quả cho thấy tỉ lệ gãy xương đùi ở thân xương là 73,21

%, gãy củ đầu xương là 19,64%, chỏm rời đầu xương là 3,57% còn lại ở vị trí khác.

Sử dụng phương pháp cố định bằng đinh xuyên tủy với 42 trường hợp. Các ca còn lại dùng băng và nẹp PVC (polyvinyl chloride), trong đó biến chứng đinh bị xoay là 1 trường hợp, bị nhiễm trùng 1 trường hợp. Tác giả kết luận kỹ thuật đinh xuyên tủy thích hợp và thành công trong điều trị gãy xương đùi.

1.9.3. Nhận xét

Qua các công trình nghiên cứu từ nước ngoài cho ta thấy rằng các nhà khoa học đã thực hiện các công trình nghiên cứu điều trị gãy xương trên thú từ khá lâu. Các nghiên cứu xoay quanh việc thống kê nguyên nhân gây gãy xương, phân loại gãy xương và ứng dụng các kỹ thuật cố định xương gãy, sau đó đánh giá quá trình lành xương. Nhìn chung đối với các trường hợp gãy xương đùi, các tác giả thường sử dụng các kỹ thuật cố định là nẹp vít hoặc là đinh xuyên tủy kết hợp với chỉ kim loại.

Đối với Việt Nam, các công trình nghiên cứu điều trị gãy xương và sự lành xương được thực hiện trên nhân y là chính. Còn trong ngành thú y thì lĩnh vực này còn khá mới mẻ, chưa được quan tâm nhiều, một phần do còn hạn chế về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán cũng như điều trị.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)