1.4.1. Chẩn đoán
Qua thăm hỏi bệnh và khám lâm sàng sẽ giúp xác định được vết gãy. Tuy nhiên, cần phải sử dụng X–quang để giúp xác định chính xác hơn. Điều đầu tiên là
15
phải cẩn thận chăm sóc để đảm bảo tính mạng của thú, sau đó là điều trị và phục hồi chức năng của các mô. Điều trị chống sốc, xuất huyết và những vết thương mô mềm (nếu có) ngay lập tức.
Theo Piermattei (2006), khi thực hiện khám lâm sàng cho thú bị gãy xương hoặc nghi ngờ gãy xương nên làm theo trình tự như sau:
1/ Đánh giá tổng quát tình trạng sức khoẻ của thú.
2/ Xác định có hay không các mô hoặc các cơ quan gần nơi bị gãy hoặc các bộ phận khác của cơ thể bị tổn thương, nếu có thì mức độ đến đâu.
3/ Kiểm tra xem các phần khác của cơ thể thú có bị gãy xương, hoặc dây chằng không ổn định hoặc bị trật khớp hay không.
4/ Đánh giá chính xác tình trạng một hay nhiều xương bị gãy.
1.4.2. Dấu hiệu lâm sàng
Có rất nhiều dấu hiệu tại vị trí gãy như đau, nhạy cảm đau khi khám thú, biến dạng hoặc thay đổi tạo thành góc. Thú cử động bất thường, sưng cục bộ, mất chức năng của các cơ quan và sờ nắn nghe tiếng kêu răng rắc.
1.4.3. Chẩn đoán phi lâm sàng
Chụp X–quang ở hai mặt trực diện và mặt bên, tâm của phim là ở vị trí gãy.
Ngoài ra, phải thấy rõ cả khớp ở hai đầu xương bị gãy là cần thiết để giúp xác định mặt gãy và tình trạng gãy một cách chính xác. Việc xác định tình trạng gãy chính xác sẽ giúp lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. Trong chẩn đoán ngoài X-quang còn có thể áp dụng siêu âm (echography), chụp cắt lớp (Computed Tomography:
CT) và chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging: MRI) để giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.
Thời gian phẫu thuật hợp lý
Ellsasser (1975), nghiên cứu lâm sàng ở thỏ bị gãy xương dài, khi cố định xương gãy bằng đinh xuyên tủy vào các thời gian 0, 5, 10 và 17 ngày sau khi xương bị gãy. Tác giả kết luận để giảm ảnh hưởng đến quá trình lành xương thì thời gian phẫu thuật tốt nhất là ngay sau khi xương bị gãy, thời gian càng lâu thì quá trình lành xương càng kéo dài.
16
Miclau (2007), nghiên cứu quá trình ức chế lành xương, bằng cách tạo gãy ống quyển. Phương pháp cố định bên ngoài ở thời gian cố định xương gãy ngay lập tức và 24, 48, 72 và 96 giờ sau khi gãy xương, kết quả cho thấy thời gian 24 đến 96 giờ sau khi gãy xương thì việc cố định và lành xương là rất tốt.
1.5. ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG 1.5.1. Điều trị không phẫu thuật
Điều trị gãy xương không phẫu thuật là dùng các phương pháp băng như phương pháp băng Robert Jones, bó bột thạch cao và có thể kết hợp với nẹp. Điều trị gãy xương không phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp xương gãy không hoàn toàn; xương gãy kín hoặc dạng gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển; gãy một xương trên cặp xương đôi và gãy ở phần đầu xương. Điều trị không phẫu thuật không thể thực hiện được ở những trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh hoặc gãy trên xương đùi và xương cánh tay.
a) Phương pháp băng Robert Jones
Hình 1.9. Phương pháp băng Robert Jones (Nguồn: Piermattei, 2006)
17
Phương pháp băng Robert Jones được sử dụng với mục đích cố định vết nứt xương hay gãy xương trước và sau khi phẫu thuật nhờ vào lớp bông gòn dầy sẽ giúp ổn định vết gãy mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp mạch máu, ngoài ra phương pháp Robert Jones còn giúp hạn chế tổn thương các mô mềm do đầu xương gãy và loại trừ các khoảng trống chết sau phẫu thuật (Fossum, 2002).
Đầu tiên thực hiện việc nắn 2 đầu xương bị gãy, sau đó dùng gạc băng một lớp từ ngón chân (vẫn thấy ngón chân số III và IV) cho đến giữa xương cánh tay hoặc xương đùi. Tiếp đến băng nhiều lớp bông gòn trên bề mặt (dầy từ 2-4 cm) theo kiểu gối đầu 50% tiếp theo là dùng băng thun để cố định lớp gòn và ngoài cùng là một lớp băng dính hoặc băng thun dính. Ngoài ra có thể sử dụng nẹp giữa lớp băng thun và băng dính trong trường hợp cần thiết.
b) Sử dụng băng thạch cao
Chó nên được gây mê khi bó bột, chân thú được cố định trong tư thế bình thường.
Hình 1.10. Vị trí bó bột tùy theo điểm gãy xương (Nguồn: Piermattei, 2006) Băng một lớp gạc mỏng từ ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số III và số VI). Tiếp theo băng lớp gòn không thấm nước lót đệm (lưu ý băng dầy ở các khớp xương). Nhúng cuộn băng thạch cao vào nước từ 30-60 giây, sau đó băng các lớp thạch cao nhẹ nhàng khi chân thú ở tư thế bình thường. Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp thạch cao và tạo dáng bình thường cho chân. Nhưng tránh quá siết chặt tay sẽ làm bó chặt chân thú và gây chèn ép hệ
18
thống mạch máu, teo cơ một thời gian sau. Trong thời gian từ 3 đến10 phút thì thạch cao sẽ khô chắc, khi đã khô có thể dùng miếng băng dính băng phía ngoài giúp giữ chắc chắn.
1.5.2. Điều trị bằng phẫu thuật a) Kỹ thuật đinh xuyên tủy
Hình 1.11. Kỹ thuật cố định đinh xuyên tuỷ (Nguồn: Johnson, 2005)
Bắt đinh xuyên tủy là dùng những cây đinh bắt vào tủy của thân xương, đinh có thể bắt vào những mô xương xốp hay vỏ xương ở thú non. Các kiểu đinh bao gồm đinh Steinmann, Kunstcher, Rush và Kirschner. Những đinh này được làm bằng vật liệu inox hoặc titan. Được chỉ định trong những trường hợp gãy ngang, gãy xéo, vỡ những mảnh lớn. Các đường gãy ở xương đùi, xương ống quyển, xương cánh tay và xương trụ.
Khi tiến hành thú phải được cố định sát trùng kỹ lưỡng gây mê toàn thân.
Tiến hành mổ qua da vị trí gãy từ 10 đến 15 cm, tách các mô liên kết giữa các bó cơ, làm lộ xương tại vị trí gãy. Dùng khoan gắn đinh xuyên tủy vào đưa từ phía đầu trên của xương xoay 1/2 vòng từ trái sang phải và ngược lại, đưa đinh từ đầu xương đến đầu gãy khoảng 1 cm, sau đó dùng kềm kẹp xương chỉnh đầu xương cho thẳng, đưa đinh qua đầu gãy thứ 2 đến gần cuối đầu xương, chỉ kim loại sẽ cột
19
vòng buộc gần 2 đầu xương gãy cách 1 - 2 cm giúp 2 đầu xương không xoay. Dùng kềm cắt đinh cắt sát mép đinh còn lồi ra ngoài.
Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp đưa đinh xuyên qua một đầu xương gãy đến hết chiều dài đinh, sau đó dùng dụng cụ gắn vào đầu đinh ở phía đầu xương và khoan ngược lại vào đoạn xương gãy còn lại.
b) Kỹ thuật cố định bằng nẹp vít
Hình 1.12. Kỹ thuật cố định đinh nẹp vít (Nguồn Johnson, 2005)
Đây là phương pháp phẫu thuật cố định bằng nẹp vít trong những trường hợp xương bị gãy. Các vít được bắt gần 2 đầu của xương gãy với nẹp. Là phương pháp được dùng chủ yếu hiện nay trong những trường hợp bị gãy xương ở chó. Đầu tiên khi xác định được vị trí gãy qua phim X-quang như gãy ngang, gãy nhiều mảnh vỡ lớn hoặc gãy xéo dài, ta tiến hành phẫu thuật tại vị trí gãy. Mổ qua da tới mô liên kết, tách lớp mô liên kết giữa các bó cơ làm lộ xương ra, dùng kềm kẹp thân xương cố định và thực hiện nắn cho thẳng trục.
Dùng dụng cụ khoan để khoan một lỗ qua thân xương cách đầu gãy từ 1 đến 2 cm, tiếp theo dùng tạo ren cho vít bắt qua xương. Sau đó dùng thước đo đưa qua lỗ vừa khoan và tạo ren để đo độ sâu. Đối với thân xương phải chọn vít có chiều dài dài hơn 2 mm so với độ sâu của lỗ khoan. Đặt nẹp áp vào xương, dùng vít xiết đều tay và có độ chặt vừa phải. Kế tiếp ta tiến hành khoan lỗ thứ 2 nằm bờ bên kia của đường gãy xương, phương pháp thực hiện tương tự như vít đầu tiên. Khi các vít được xiết chặt thì nẹp sẽ nén 2 đầu xương khít lại với nhau. Sau khi thực hiện bắt 2
20
vít ở 2 đầu của xương gãy, các vít còn lại được thực hiên luân phiên giữa 2 đầu vết gãy giúp cố định chắc chắn và thẳng trục 2 bờ gãy.
c) Kỹ thuật cố định ngoài
Cố định ngoài cần vết thương kín để giữ các cục huyết khối tại vùng xương gãy và các mô mềm. Khi cần thiết có thể thực hiện phẫu thuật nhỏ để sắp lại xương gãy.
Đầu tiên dùng dụng cụ khoan một lỗ làm đường dẫn vuông góc với thân xương, đưa đinh cố định xuyên qua ở phần trên của chân thú. Phía dưới hành xương cũng được thực hiện tương tự. Hai đinh cố định nên được đặt song song nhau. Lỗ khoan nhỏ hơn đường kính của đinh 0,1 mm.
Hình 1.13. Kỹ thuật cố định ngoài (Nguồn: Johnson, 2005)
Thực hiện nắn xương cho thẳng trục, sau đó gắn đinh vào các thanh nối (bar). Bắt vít nối thanh và đinh lại với nhau cho chắc chắn, các đinh phải vuông góc với thanh nối. Phía bên kia, thực hiện tương tự. Đưa đinh kế tiếp xuyên qua thân xương vào gần 2 đầu ổ gãy rồi bắt vít lại, kiểm tra các vít bắt cho chắc chắn. Ngoài ra còn thực hiện bắt vít và một thanh nối, thao tác thực hiện giống như mô tả ở trên.