Chi phí ca phẫu thuật

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ (Trang 79 - 87)

3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.8. Chi phí ca phẫu thuật

Chi phí ca phẫu thuật cho thú nặng trung bình 10 kg cho phương pháp nẹp vít là 1.037.580 đồng cao hơn nhiều lần so với phương pháp đinh xuyên tủy (470.580 đồng) cho chó tương đồng về trọng lượng. Giá thành từng loại dụng cụ của phương nẹp vít rất đắt và loại dành riêng cho thú y chưa được phổ biến nhiều ở thị trường Việt Nam, chủ yếu là do các công ty độc quyền cung cấp.

Ngoài ra khi thực hiện phương pháp nẹp vít đòi hỏi cần phải có nhiều loại nẹp vít, đa dạng về chiều dài, đường kính và hình dạng để thuận lợi trong quá trình phẫu thuật cố định xương gãy. Thêm vào đó còn cần phải có nhiều loại dụng cụ hơn, như cây tạo ren, cây hướng dẫn, cây bắt vít, thước đo lỗ khoan… và những dụng cụ này rất mắc tiền và chỉ dùng riêng cho phương pháp nẹp vít. Trong khi đó phương pháp đinh xuyên tủy thì đòi hỏi ít dụng cụ và vật liệu hơn, có thể dễ dàng tìm mua các cây đinh Steinmann ở những cửa hàng dụng cụ y khoa.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt ổn định và an toàn sau phẫu thuật thì phương pháp nẹp vít tỏ ra nổi trội hơn hẳn. Phương pháp đinh xuyên tủy thường được sử dụng ở những vết gãy nhỏ hoặc trên những xương của thú nhỏ vóc, tuy nhiên nếu là thú lớn vóc hoặc vết gãy phức tạp thì phải được kết hợp với những phương pháp khác như cột chỉ kim loại, cố định ngoài, vít hoặc nẹp vít để tăng tính ổn định và an toàn của vết gãy. Các trường hợp biến chứng sau phẫu thuật của phương pháp đinh xuyên tủy cũng nhiều hơn so với phương pháp nẹp vít. Phương pháp nẹp vít được xem là phương pháp an toàn nên thường được sử dụng một mình và ít gặp biến chứng sau phẫu thuật.

Vì thế việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật cố định nào trong những trường hợp gãy xương còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: mức độ gãy xương, tuổi thú, tình trạng sức khỏe của thú, vị trí gãy, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, khả năng kinh tế của chủ nuôi… chứ không chỉ riêng yếu tố chi phí quyết định tất cả.

66 Bảng 3.6. Chi phí ca phẫu thuật

Vật liệu Đơn giá (đồng)

Kỹ thuật đinh xuyên tủy Kỹ thuật nẹp vít Số

lượng

Giá tiền

(đồng) Số lượng Giá tiền (đồng)

Zoletil 50 200.000đ/lọ 1 lọ 200.000 1lọ 200.000

Atropin 100 ml 18000đ/lọ 1 cc 180 180

Nẹp 4 lỗ 405.000đ/cái 1 cái 405.000

Vít 60.000đ/con 4 con 240.000

Đinh 60.000đ/cây 1 cây 60.000 Chỉ kim loại

1 m 180.000đ/cuộn 0,1 m 18.000

Chỉ Vicryl 90.000đ/tép 1 tép 90.000 1 tép 90.000 Chỉ Chromic

catgut 22.000đ/tép 1 tép 22.000 1 tép 22.000

Chỉ Nylon 20.000đ/tép 1 tép 20.000 1 tép 20.000 Povidone-

iodine 8.000đ/lọ 1 lọ 8.000 1lọ 8.000

Chlorhexidine

2% (100 ml) 16.000đ/chai 1 chai 16.000 1 chai 16.000

Gạc 750 đ/cái 50 35.000 50 35.000

Lincomycine 700đ/cc 2cc 1.400 2 cc 1.400

Tổng 470.580 1.037. 580

67

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Qua thời gian thực hiện phẫu thuật thí nghiệm cố định gãy xương đùi bằng phương pháp đinh xuyên tủy và nẹp vít trên 12 con chó đực từ 6 - 12 tháng tuổi, có trọng lượng gần tương đương nhau, chúng tôi có một số kết luận sau:

Thời gian phẫu thuật của phương pháp cố định xương gãy bằng phương pháp đinh xuyên tủy (83,67 phút) ngắn hơn so với phương pháp nẹp vít (105 phút).

Thời gian lành da của phương pháp đinh xuyên tủy (9,17 ngày) cũng nhanh hơn so với phương pháp cố định nẹp vít (11,83 ngày) trong điều kiện được chăm sóc và điều trị như nhau.

Tuy nhiên phương pháp đinh xuyên tủy lại có thời gian lành xương lâu hơn so với phương pháp nẹp vít. Xương đùi bị gãy khi được cố định bằng nẹp vít sẽ ổn định hơn, không bị tác động của lực gây xoay, kéo ra như đối với phương pháp đinh xuyên tủy.

Thời gian đi lại của thú được cố định xương gãy của phương pháp đinh xuyên tủy (12,16 ngày) chậm hơn so với phương pháp nẹp vít (9,33 ngày).

Tai biến trong phẫu thuật gặp ở phương pháp nẹp vít nhiều hơn so với phương đinh xuyên tủy do phải thao tác nhiều hơn, tuy nhiên những biến chứng sau phẫu thuật thì ở phương pháp đinh xuyên tủy lại gặp nhiều hơn do tính ổn định của vết gãy kém hơn.

Tình trạng đau của thú sau phẫu thuật khi được đánh giá bằng phương pháp Glasgow cho thấy phương pháp đinh xuyên tủy gây đau cho thú hơn so với phương pháp nẹp vít (2,63 so với 2,34 điểm).

Cả hai phương pháp đinh xuyên tủy và nẹp vít đều không gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý thân nhiệt, nhịp tim và tần số hô hấp của tất cả các thú thí nghiệm.

68

Phương pháp đinh xuyên tủy có chi phí phẫu thuật thấp hơn nhiều so với phương pháp nẹp vít (470.580 đồng so với 1.037. 580 đồng).

Cả hai phương pháp cố định xương gãy bằng phương pháp đinh xuyên tủy và bằng nẹp vít đều có thể sử dụng để cố định gãy thân xương đùi trên chó. Phương pháp nẹp vít tỏ ra an toàn hơn, vết gãy được giữ cố định tốt hơn, thời gian lành xương ngắn hơn dù giá thành cao hơn và thời gian lành da dài hơn so với phương pháp đinh xuyên tủy.

Đề nghị

Đối với phương pháp đinh xuyên tủy sau khi cố định cần được theo dõi, chăm sóc chu đáo hơn để hạn chế những biến chứng xảy ra.

Nếu có đủ điều kiện nên áp dụng phương pháp cố định nẹp vít cho các trường hợp điều trị gãy thân xương dài trên chó.

Thực hiện các nghiên cứu tiếp theo bằng phương pháp nẹp vít, đinh xuyên tủy và cố định ngoài số lượng thú nhiều hơn và các vị trí gãy xương khác nhau như gãy ở đầu xương, gãy trên xương đôi… cũng như các dạng gãy khác như gãy xéo, gãy xoắn và gãy vỡ nhiều mảnh trên chó.

69

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Abass T., 2009. Effects of tiludronate on healing of femoral fracture in dogs.

Iraqi Journal of Veterinary Sciences 23 (2): 129-134.

2. Basumallick N., 2002. Effect of dynamization in open interlocking nailing of femoral fractures, a prospective randomized comparative study of 50 caseswith a 2-year follow-up. Acta Orthopaedica Belgica, 68(1):42-48 3. Beale B., 2004. Orthopedic clinical techniques femur fracture repair. Clin Tech

Small Anim Pract, 19(3):134-150

4. Bilgili H., 2003. Treatment of fractures of the mandible and maxilla by mini titanium plate fixation systems in dogs and cats. Journal of the Australian Veterinary Association 81(11):671-673.

5. Boone E.G., 1986. Fractures of the tibial diaphysis in dogs and cats. Journal of the American Veterinary Medical Association. 188 (1):41-45.

6. Bos M., 1989. Bio-absorbable plates and screws for internal fixation of mandibular fractures: A study in six dogs. International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 18(6): 365-369.

7. Boudrieau R.J., 1996. Miniplate fixation for repair of mandibular and axillary fractures in 15 dogs and 3 cats. Journal of veterinary surgery, 25(4): 277- 291.

8. Braden T.D., 1979. Radiologic and gross anatomic evaluation of bone healing in the dog. Journal of the American Veterinary Medical Association, 169 (12): 1318-1323.

9. Charles M., 1985. Etiology, classification and diagnosis of fractures. In Textbook of Small Animal Orthopaedics. 1st edition. Lippincott Williams

& Wilkins, USA.

10. Coetzee G.L., 1993. Bone healing following two methods of non-rigid tibial osteotomy repair in the dog. Journal of the South African Veterinary Association, 64 (1):20-27.

11. Daniel C., 1988 Calcium and Phosphorus for Cats and Dogs.The Canadian Veterinary Journal.29(9): 751–752.

12. Dehghani S., 2004. Angiographic study the canine tibial fracture fixed by bovine bone pins as compared with the conventional metal pins. Iranian jounal of verterinay research, 5 (2): 99-101.

70

13. Déjardin L.M., 2005. The treatment of femoral shaft fractures in children. AO Dialogue, 18(2): 39-43

14. Denny H.R., 2000. A Guide To Canine and Feline Orthopaedic Surgey. 4th edition. Wiley-Blackwell, USA.

15. Drygas KA., 2011, Effect of cold compression therapy on postoperative pain, swelling, range of motion, and lameness after tibial plateau leveling osteotomy in dogs. Journal of the American Veterinary Medical Association, 238(10): 1284-1291

16. Ellsasser J., 1975. Improved healing of experimental long bone fractures in rabbits by delayed internal fixation. Journal of Trauma, 15(10): 869-876.

17. Fossum W., 2002. Small animal surgery. 2rd edition. Mosby, USA.

18. Gadallah S., 2009. Studies on some complication of long bone fracture repaire in dog. Kafrelshelkh Vet Med J, 3: 314-336.

19. Hunt M., 1980. The complications of diaphyseal fractures in dogs: a review of 100 cases. Journal of Small Animal Practice, 21(2):103-119

20. Ivan D., 2010. Treatment of Subtrochanteric Femoral Fractures Using Selfdynamisable Internal Fixator. Clinics in Orthopedic Surgery, 2(4): 227- 231.

21. Jitendra B., 2009. Biophysical bone behavior: principles and applications. John Wiley & Sons: 4-5.

22. Johnson L., 2005. AO Principles of Fracture Management in the Dog and Cat.

AO Publishing, Switzerland.

23. Jung G., 2007. Treatment of the Femoral Shaft Nonunion Occurred after Intramedullary Nailing. J Korean Orthop Assoc, 42:653 – 658.

24. Kronfeld D.S., 1985. Nutrition In Orthopaedics. In Textbook of Small Animal Orthopaedics, 1st edition. Lippincott Williams & Wilkins, USA.

25. Larsen J., 1999. Bone plate fixation of distal radius and ulna fractures in small- and miniature-breed dogs. Journal of the American Animal Hospital Association, 35(3): 243-250.

26. Lê Văn Thọ, 2009. Bài giảng ngoại khoa thú y. Tủ Sách Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

71

27. Lojszczyk, 2009. Atrophic nonunion – a radiological case study. Bull Vet Inst Pulawy 53, 553-556.

28. Miclau T., 2007. The Effects of Delayed Stabilization on Fracture Healing.

Journal of Orthopaedic Research, 25 (12): 1552 - 1558.

29. Montavon M., 2009. Feline Orthopedic Surgery and Musculoskeletal Disease, 1st edition Saunders, USA: 129 - 148.

30. Nakamura T., 1998. Recombinant human basic fibroblast growth factor accelerates fracture healing by enhancing callus remodeling in experimental dog tibial fracture. Journal of Bone and Mineral Research, 13(6): 942–949.

31. Nona T., 2009. A role for gamma delta t-cells in a mouse model of Fracture healing. Arthritis Rheum, 60(6): 1694 - 1703.

32. Nunamaker D., 1985. Textbook of Small Animal Orthopaedics. Lippincott Company, USA.

33. Ojszczyk A., 2009. Atrophic nonunion - a radiological case study. Bull Vet Inst Pulawy, 53(3): 553 - 556.

34. Ozsoy S, 2003. Treatment of extremity fractures in dogs using external fixators with closed reduction and limited open approach. Vet Med, 48(5): 133- 140 35. Phan Quang Bá, 2009. Giáo trình cơ thể học gia súc. Tủ sách Trường Đại Học

Nông Lâm TP.HCM.

36. Phillips I.R., 1979. A survey of bone fractures in the dog and cat. The Journal of small animal practice, 20 (11): 661 - 674.

37. Piermattei D, Flo G., DeCamp C., 2006. Handbook Of Small Animal Orthopedics And Fracture Repaire. 4th edition. Saunders Company, USA.

38. Probst C.W., 1993. Wound healing and specific tissue regeneration. In Textbook of Smal Animal Surgery. 2nd edition, Saunders, USA, p. 53-63.

39. Shapiro F., 2008. Bone development and its relation to fracture repair: The role of mesenchymal osteoblasts and surface osteoblasts. European Cells and Materials, 15: 53-76.

40. Slatter D., 2003. Textbook of Small Animal Surgery. 3rd edition. Saunders, USA.

41. Stead C., 1984. Osteomyelitis in the dog and cat. Journal of Small Animal Practice, 25( 1):1-13.

72

42. Stiffler S., 2004. Internal fracture fixation. Clinical Techniques in Small Animal 19(3). 105-113.

43. Tembhurne, 2010. Management of femoral fracture with the use of horn peg in canine, Veterinary World, 3(1): 37 - 41.

44. Tercanlioglu H., 2009 Femur fractures and treatment options in dogs which brought our clinics. Lucrări Stiinłifice Medicină Veterinară, 42(2): 98-100.

45. Toben D., 1986. Fracture healing is accelerated in the absence of the adaptive immune system. Journal of bone and mineral research the official journal of the American Society for Bone and Mineral Research, 24(2):196-208.

46. Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007. Sinh lý vật nuôi. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

47. Võ Thị Trà An, 2010. Dược lý thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

48. Voggenreiter G., 2003. Immuno-inflammatory tissue reaction to stainless-steel and titanium plates used for internal fixation of long bones. Biomaterials, 24(2): 247-254.

49. Watanabe Y., 2001. Prediction of mechanical properties of healing fractures using acoustic emission. Journal of Orthopaedic Research, 19(4): 548-553.

50. Weinstein J., 2004 External coaptation. Clinical Techniques in Small Animal Practice 19(3): 98-104.

51. Yardimci C., 2011. Management of Femoral Fractures in Dogs with Unilateral Semicircular External Skeletal Fixators. Veterinary Surgery, 40(3): 379 - 387.

Tài liệu internet

52. Edwards, 2010 Anatomy dog. http://www.kingdomofpets.com/dog_health/.

15/10/2011.

53. Glasgow UO, 2005. Glasgow composite measure (short form) pain score.

<http://www.gla.ac.uk/ departments/painandwelfareresearchgroup/>.

73

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐINH XUYÊN TỦY VÀ NẸP VÍT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG ĐÙI TRÊN CHÓ (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)